intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 5: Xúc tiến đầu tư nước ngoài

Chia sẻ: Lý Hàn Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 5: Xúc tiến đầu tư nước ngoài. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức bao gồm: tổng quan xúc tiến đầu tư nước ngoài; các tổ chức xúc tiến đầu tư nước ngoài; nội dung cơ bản của xúc tiến đầu tư nước ngoài;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 5: Xúc tiến đầu tư nước ngoài

  1. Chương 5 Xúc tiến đầu tư nước ngoài 122
  2. 123 Nội dung chương 5 5.1 Tổng quan xúc tiến đầu tư nước ngoài 5.2 Các tổ chức xúc tiến đầu tư nước ngoài 5.3 Nội dung cơ bản của xúc tiến đầu tư nước ngoài
  3. 124 5.1 Tổng quan xúc tiến đầu tư nước ngoài 5.1.1 Khái niệm xúc tiến đầu tư nước ngoài 5.1.2 Vai trò của xúc tiến đầu tư nước ngoài 5.1.3 Các hình thức cơ bản của xúc tiến đầu tư nước ngoài
  4. 125 5.1.1 Khái niệm xúc tiến đầu tư nước ngoài ´ Investment promotion and facilitation ´ Theo Tổ chức SRI International, Xúc tiến đầu tư (nước ngoài) là tập hợp những hoạt động nhằm khuyến khích các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh tại nước sở tại, qua đó nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là sự gia tăng về số lượng việc làm, thu ngân sách, giá trị xuất khẩu hoặc các lợi ích kinh tế có liên quan khác. ´ Theo Wells and Wint (2000) “Xúc tiến đầu tư bao gồm những hoạt động marketing nhất định được thực hiện bởi các Chính phủ, tổ chức nhằm thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài”.
  5. 126 5.1.1 Khái niệm xúc tiến đầu tư nước ngoài (tiếp) ´ Điều 74. Hoạt động xúc tiến đầu tư, Luật Đầu tư 2020 Chính phủ chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, định hướng xúc tiến đầu tư nhằm thúc đẩy, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư theo ngành, vùng và đối tác phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; bảo đảm thực hiện các chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư có tính liên vùng, liên ngành, gắn kết với xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch. ´ Điều 1, Nghị định số 03/2014/QĐ-TTg Ban hành quy chế Quản lý Nhà nước đối với hoạt động Xúc tiến đầu tư Hoạt động xúc tiến đầu tư ở trong nước và ở nước ngoài bao gồm: xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và xúc tiến đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài.
  6. 127 5.1.1 Khái niệm xúc tiến đầu tư nước ngoài (tiếp) ´ Đặc điểm: • Thường nhắm tới thu hút FDI • Thường được định hướng và thực hiện bởi cơ quan/bộ phận xúc tiến đầu tư (IPA), trung ương và địa phương • Thông qua các hình thức hoạt động khác nhau: quảng cáo, gửi thư marketing trực tiếp, tổ chức hội thảo đầu tư, tổ chức các phái đoàn XTĐT, tham gia hội chợ, triển lãm, phát hành các ấn phẩm..
  7. 128 5.1.2 Vai trò xúc tiến đầu tư nước ngoài ´ Thu hút đầu tư nước ngoài à Tác động tới nền kinh tế (đầu tư, việc làm, thu nhập...) ´ Cung cấp thông tin cho NĐT vì nhà đầu tư đối mặt vấn đề bất cân xứng thông tin ´ Lợi ích của một địa phương/thành phố thực hiện XTĐT • Mỗi địa phương có lợi thế cạnh tranh và các mục tiêu phát triển kinh tế riêng. • Hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của địa phương • Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tại địa phương • Thu hút đầu tư trong nước
  8. 129 5.1.3 Các hình thức cơ bản về xúc tiến đầu tư nước ngoài (i) Xây dựng hình ảnh ´ Nhằm thay đổi hay cải thiện hình ảnh của địa phương/quốc gia như là một điểm đến hấp dẫn đối với các NĐT. ´ Một số hoạt động xây dựng hình ảnh: • Quảng cáo trên các phương tiện thông tin kinh tế, trong ngành/lĩnh vực mục tiêu • Tham gia vào các triển lãm đầu tư • Thực hiện các buổi hội thảo thông tin chung về cơ hội đầu tư • ...
  9. 130 5.1.3 Các hình thức cơ bản về xúc tiến đầu tư nước ngoài (tiếp) (iii) Hỗ trợ, cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư ´ Mục tiêu hỗ trợ các nhà đầu tư hiện tại và các nhà đầu tư tiềm năng ´ Có thể bao gồm: • Dịch vụ hỗ trợ trước khi có quyết định đầu tư (pre-investment decision services) • Dịch vụ hỗ trợ sau khi có quyết định đầu tư (post-investment decision services)
  10. 131 5.2. Các tổ chức xúc tiến đầu tư nước ngoài 5.2.1 Tổ chức trực thuộc chính phủ 5.2.2 Tổ chức không trực thuộc chính phủ
  11. 132 ´ Cơ quan xúc tiến đầu tư (Investment Promotion Agency, IPA) thường là một cơ quan của chính phủ có nhiệm vụ thu hút đầu tư vào một quốc gia, khu vực hay một thành phố. ´ IPA là tổ chức chuyên môn, nơi tập trung các nỗ lực của một quốc gia/địa phương trong xúc tiến hay thu hút đầu tư nước ngoài. ´ Thông thường, IPA là đầu mối đại diện của một quốc gia/địa phương, làm nhiệm vụ hỗ trợ nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư và hỗ trợ triển khai các dự án FDI trong nước và nước ngoài. ´ Một quốc gia có thể có một hoặc nhiều đầu mối cơ quan XTĐT đại diện cho các vùng miền.
  12. 133 ´ Theo phạm vi hoạt động trong nước: • Cơ quan xúc tiến đầu tư cấp quốc gia • Cơ quan xúc tiến đầu tư của địa phương/thành phố/tỉnh • Cơ quan xúc tiến đầu tư của vùng ´ Cơ quan XTĐT trong nước và nước ngoài.
  13. 134 Vai trò của cơ quan xúc tiến đầu tư Chiến lược Chăm sóc và vận động Marketing chính sách Vai trò IPA Tạo điều NĐT mục kiện đầu tiêu tư
  14. 135 5.3 Nội dung cơ bản của xúc tiến đầu tư nước ngoài 5.3.1 Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư 5.3.2 Xây dựng hình ảnh thương hiệu 5.3.3 Xây dựng quan hệ 5.3.4 Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư 5.3.5 Đánh giá, giám sát đầu tư
  15. 136 5.3.1 Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư • Xác định mục tiêu XTĐT Ví dụ các ngành, lĩnh vực mục tiêu (ưu tiên thu hút); vùng, khu vực mục tiêu; các NĐT mục tiêu, hình thức đầu tư mục tiêu Cơ sở: phân tích SWOT, 4 cách tiếp cận ngành mục tiêu • Xác định các thước đo để theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư.
  16. 137 5.3.1 Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư (tiếp) Xác định các mục tiêu hoạt động rõ ràng cho IPA ´ Mục tiêu thu hút đầu tư (đầu ra) • Số lượng các dự án FDI đầu tư mới thu hút được • Số lượng việc làm trực tiếp được tạo ra từ các dự án FDI • Giá trị vốn đầu tư của dự án FDI ´ Mục tiêu hoạt động (đầu vào) • Số lượng các nhà đầu tư mới tiềm năng cần được nhắm mục tiêu để đầu tư mới thành hiện thực. • Số lượng các nhà đầu tư hiện có cần được đáp ứng để đầu tư mở rộng diễn ra. • Quy tắc 20%
  17. 138 5.3.2 Xây dựng hình ảnh thương hiệu (image buiding & branding) ´ Xây dựng hình ảnh thương hiệu? • Xây dựng hình ảnh để quảng bá đất nước như một điểm đến đầu tư hấp dẫn. • Thường chỉ được tiến hành ở cấp quốc gia hoặc ở các địa phương lớn • Không phải là đặc trưng riêng của thu hút đầu tư
  18. 139 5.3.2 Xây dựng hình ảnh thương hiệu (tiếp) ´ Vai trò • Xây dựng hình ảnh có thể bao gồm việc củng cố nhận thức tích cực của nhà đầu tư hoặc loại bỏ / sửa chữa những thành kiến tiêu cực của nhà đầu tư do nhận thức không chính xác về một địa điểm. • Hình ảnh mong muốn là hình ảnh lý tưởng về các điểm mạnh và các cơ hội đầu tư ở địa phương/quốc gia được thiết kế để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
  19. 140 5.3.2 Xây dựng hình ảnh thương hiệu (tiếp) ´ Các nội dung hoạt động trong xây dựng hình ảnh thương hiệu i. Chủ đề tiếp thị (marketing theme) ii. Thông điệp tiếp thị (marketing messages) iii. Các tài liệu tiếp thị (marketing materials) iv. Online marketing v. Sự kiện, hội nghị, hội thảo... vi. Quan hệ công chúng PR
  20. 141 5.3.3 Xây dựng quan hệ ´ Việc tăng cường tiếp xúc và duy trì mối liên hệ với nhà đầu tư là một nhiệm vụ quan trọng để bảo đảm chuyển tải kịp thời, chuẩn xác các thông tin vĩ mô, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và quyết sách của Chính phủ đến với cộng đồng nhà đầu tư. ´ Thiếu thông tin hoặc thông tin không chuẩn xác có thể làm nhà đầu tư, các bên cho vay hiểu biết sai lệch, dẫn tới đánh giá tiêu cực về mức rủi ro khi cho vay, đầu tư, thậm chí có thể dẫn tới việc rút vốn hàng loạt khỏi quốc gia đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2