Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 3: Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) và các hình thức đầu tư quốc tế khác
lượt xem 5
download
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 3: Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) và các hình thức đầu tư quốc tế khác. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức bao gồm: tổng quan về Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI); vai trò của FPI với tăng trưởng và phát triển; các hình thức đầu tư quốc tế khác;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 3: Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) và các hình thức đầu tư quốc tế khác
- Chương 3: Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) và các hình thức đầu tư quốc tế khác 86
- 87 Nội dung chương 3 3.1 Tổng quan về Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) 3.2 Vai trò của FPI với tăng trưởng và phát triển 3.3 Các hình thức đầu tư quốc tế khác
- 88 3.1 Tổng quan về Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) 3.1.1 Khái niệm FPI 3.1.2 Phân loại FPI
- 89 3.1.1 Khái niệm FPI ´ Khái niệm FPI (Foreign Porfolio Investment) Đầu tư gián tiếp nước ngoài (hoặc đầu tư chứng khoán nước ngoài) là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia trong đó chủ đầu tư của một nước mua chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác) của nước ngoài với 1 mức không chế nhất định để thu lợi nhuận nhưng không nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với tổ chức phát hành chứng khoán. Khoản 3 Điều 3 Luật đầu tư 2014, “Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư"
- 90 3.1.1 Khái niệm FPI (tiếp) ´ Đặc điểm FPI: • Chủ đầu tư nước ngoài chỉ nắm giữ chứng khoán, không nắm quyền kiểm soát hoạt động của tổ chức phát hành chứng khoán; bên tiếp nhận đầu tư có quyền chủ động hoàn toàn trong sử dụng vốn. • Chủ đầu tư nước ngoài bị khống chế tỷ lệ nắm giữ chứng khoán tối đa. • Thu nhập của chủ đầu tư: cố định hoặc không cố định, tuỳ thuộc vào loại chứng khoán mà nhà đầu tư mua. • Nước tiếp nhận đầu tư không có khả năng, cơ hội tiếp thu công nghệ, kỹ thuật máy móc thiết bị hiện đại và kinh nghiệm quản lý... mà chỉ tiếp nhận vốn bằng tiền.
- 91 3.1.2 Phân loại FPI ´ Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào cổ phiếu (stocks) ´ Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào trái phiếu (bonds) ´ Các giấy tờ có giá khác
- 92 3.1.2 Phân loại FPI (tiếp) (1) Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào cổ phiếu (stocks) • Khái niệm: là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn tiền tệ ra mua cổ phiếu của các công ty phát hành để thu lợi nhuận mà không nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với tổ chức phát hành cổ phiếu. • Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. • Chủ thể phát hành cổ phiếu là Công ty cổ phần. Người nắm giữ cổ phiếu gọi là cổ đông (đồng chủ sở hữu) của công ty. • Người sở hữu cổ phiếu được hưởng cổ tức được chia không cố định phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
- 93 3.1.2 Phân loại FPI (tiếp) (1) Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào cổ phiếu (stocks) (tiếp) Đặc điểm FPI cổ phiếu: • Tuỳ theo từng nước, số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài được mua bị khống chế ở mức độ nhất định, thường < 10%. • Lợi nhuận: từ cổ tức và/hoặc bán chênh lệch giá. • Tính bầy đàn; vào/ra nhanh
- 94 3.1.2 Phân loại FPI (tiếp) (2) Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào trái phiếu (bonds) • Khái niệm: là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn tiền tệ ra mua trái phiếu để kiếm lời. • Trái phiếu là loại chứng khoán vay nợ, khẳng định nghĩa vụ của bên phát hành (bên vay tiền) cần trả cho bên nắm giữ trái phiếu (bên cho vay). Khoản tiền gốc và lãi, thời gian trả lãi trái phiếu thường được ấn định cụ thể ngay từ đầu; không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. • Chủ thể phát hành trái phiếu: doanh nghiệp (trái phiếu doanh nghiệp), nhà nước (trái phiếu chính phủ, công trái)
- 95 3.1.2 Phân loại FPI (tiếp) (2) Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào trái phiếu (bonds) (tiếp) • Đầu tư trái phiếu an toàn hơn đầu tư qua cổ phiếu vì: • dù làm ăn thua lỗ công ty vẫn phải trả đủ tiền lãi, không cắt giảm như cổ phiếu. • giả sử một công ty bị phá sản: phải trả tiền cho trái chủ trước rồi mới đến cổ đông (nhưng nếu công ty có lợi nhuận cao, công ty có thể chia thêm cổ tức cho người có cổ phần, thì trái chủ vẫn chỉ được hưởng mức đã định) • Trái phiếu có loại được miễn thuế thu nhập (trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương).
- 96 3.2 Vai trò của FPI với tăng trưởng và phát triển 3.2.1. Vai trò của FPI với nước đầu tư • Mức độ rủi ro thấp hơn so với FDI • Tính thanh khoản cao, linh hoạt trong sử dụng vốn • FPI mang lại cho các nhà đầu tư cơ hội tham gia vào việc đa dạng hóa tài sản danh mục đầu tư quốc tế, để thu lợi tức cao hơn và phân tán rủi ro.
- 97 3.2 Vai trò của FPI với tăng trưởng và phát triển (tiếp) 3.2.2. Vai trò của FPI với nước nhận đầu tư: ´ Góp phần làm tăng nguồn vốn cho nền kinh tế (nguồn không gây nợ) à tăng đầu tư, tăng sản lượng nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế ´ Giúp làm giảm chi phí vốn (cost of capital) so với việc đi vay ngân hàng ´ Hỗ trợ cán cân thanh toán, bổ sung nguồn ngoại tệ thiếu hụt ´ Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa, như thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ... • NĐTNN góp phần tăng cầu và tính thanh khoản cho thị trường • Định hướng thị trường tài chính hoạt động chuyên nghiệp à giảm thiểu những dao động “phi thị trường”, tăng tính ổn định cho thị trường. ´ Thúc đẩy cải cách thể chế và nâng cao kỷ luật đối với các chính sách của chính phủ.
- 98 3.2 Vai trò của FPI với tăng trưởng và phát triển (tiếp) 3.2.3. Những quan điểm chỉ trích với FPI Với nhà đầu tư: ´ Bị khống chế mức độ góp vốn và không điều hành doanh nghiệp ´ Các rủi ro phải đối mặt: • Giá trị tài sản tài chính biến động: thị trường mới nổi thường biến động mạnh hơn các thị trường phát triển • Luật pháp thay đổi có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận của khoản đầu tư
- 99 3.2 Vai trò của FPI với tăng trưởng và phát triển (tiếp) Với nước tiếp nhận vốn: ´ Nếu dòng FPI vào tăng mạnh, thì nền kinh tế tiếp nhận dễ rơi vào tình trạng phát triển quá nóng (bong bóng), nhất là các thị trường tài sản tài chính của quốc gia đó. ´ Vốn FPI có đặc điểm là di chuyển rất nhanh, nên nó sẽ khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng tài chính một khi gặp phải các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế. ´ FPI làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái.
- 100 3.3 Các hình thức đầu tư quốc tế khác 3.3.1 Tín dụng thương mại 3.3.2 Quỹ đầu tư mạo hiểm 3.3.3 Quỹ bảo hộ 3.3.4 Quỹ quản lý đầu tư hợp đồng tương lai hàng hoá
- 101 ´ Khái niệm Tín dụng quốc tế (International Credit), Vay thương mại (Commercial Credit) • Tín dụng quốc tế là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư ở một nước cho đối tượng tiếp nhận đầu tư ở một nước khác vay vốn trong một khoảng thời gian nhất định. • Tín dụng quốc tế là việc chủ nợ cung cấp tạm thời các nguồn tài chính và/hoặc hàng hóa cho người đi vay với điều kiện phải hoàn trả vào một thời điểm nhất định và kèm theo lãi suất. • Nhà cung cấp tín dụng: ngân hàng, các tổ chức tín dụng quốc tế, nhà cung cấp tín dụng thương mại, doanh nghiệp, chính phủ.
- 102 ´ Phân loại tín dụng thương mại • Theo thời hạn vay: ngắn hạn (tối đa 1 năm), trung hạn (từ 1 đến 5-7 năm) và dài hạn (trên 5-7 năm) • Theo nhà cung cấp tín dụng: tín dụng doanh nghiệp, tín dụng ngân hàng, tín dụng liên chính phủ, tín dụng của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. • Theo hình thức thể hiện: hàng hoá hoặc tiền tệ.
- 103 ´ Vai trò của tín dụng quốc tế đối với bên nhận • Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển tại các nước nhận • Thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá tại các nước nhận • Giảm thâm hụt cán cân thanh toán và sự bất ổn tiền tệ • ...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng: Đầu tư quốc tế
12 p | 612 | 224
-
Bài giảng: Đầu tư quốc tế - GS.TS Võ Thanh Thu
16 p | 585 | 168
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 1 - Huỳnh Thị Thúy Giang
27 p | 338 | 37
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
12 p | 303 | 34
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 6 - Huỳnh Thị Thúy Giang
17 p | 169 | 23
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 5 - Huỳnh Thị Thúy Giang
30 p | 125 | 20
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 1 - ThS. Phạm Thành Hiền Thục
34 p | 154 | 18
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 2 - ThS. Phạm Thành Hiền Thục
69 p | 137 | 17
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 3 - ThS. Phạm Thành Hiền Thục
11 p | 141 | 16
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 2 - Huỳnh Thị Thúy Giang
30 p | 130 | 15
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 6 - ThS. Phạm Thành Hiền Thục
13 p | 98 | 12
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Nguyễn Duy Đạt
0 p | 145 | 11
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
53 p | 27 | 8
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 4: Mua lại và sáp nhập (M&A) trong hoạt động đầu tư quốc tế
18 p | 33 | 7
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 1: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
26 p | 13 | 5
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 5: Xúc tiến đầu tư nước ngoài
23 p | 31 | 5
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 0: Giới thiệu học phần
6 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn