intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giải pháp hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam" trình bày thực trạng và một số kết quả đạt được của “Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030” sau gần 10 năm thực hiện đối với hoạt động phát triển nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán. Từ những kết quả được tác giả đề xuất một số các giải pháp nhằm hỗ trợ hoạt động phát triển nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán trong giai đoạn sắp tới, đáp ứng được cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong xu hướng hội nhập của Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM SOLUTION TO SUPPORT THE DEVELOPMENT OF VIET NAM ACCOUNTING- AUDITING HUMAN RESOURCE ThS. Hoàng Thị Hạnh Trường Đại học Lao động – Xã hội CS2-TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Bài viết trình bày thực trạng và một số kết quả đạt được của “Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030” sau gần 10 năm thực hiện đối với hoạt động phát triển nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán. Từ những kết quả được tác giả đề xuất một số các giải pháp nhằm hỗ trợ hoạt động phát triển nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán trong giai đoạn sắp tới, đáp ứng được cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong xu hướng hội nhập của Việt Nam. Từ khóa: Nguồn nhân lực, kế toán, kiểm toán ABSTRACT This article displays the actual situation and achievements of “Accounting-Auditing strategy towards 2020, vision for 2030” after nearly ten years of carrying out accounting and auditing human resource development activities. Based on such achievements, the author proposes some solutions to support accounting and auditing human resource development activities in the coming time, contributing to meet the socio-economic development demand during the international integration process of Viet Nam. Keywords: Human resources, Accounting, Auditing 1. Đặt vấn đề Kể từ ngày 14/6/2016 Thỏa thuận công nhận lẫn nhau cho 8 lĩnh vực cụ thể gồm nha khoa, điều dường, kỹ thuật, xây dựng, kế toán, kiến trúc và khảo sát & du lịch chính thức có hiệu lực đối với các nước thuộc khối ASEAN (Bộ Ngoại Giao, 2018). Bên cạnh đó, trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thì việc phát triển nguồn nhân lực nói chung và đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán nói riêng được xác định là một trong các khâu đột phá quan trọng. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê đến năm 2020 thì tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo có văn bằng chứng chỉ chiếm 24,05% trong tổng lực lượng lao động, bao gồm từ trình độ sơ cấp đến đại học (Số liệu theo Tổng cục thống kê). Kết quả thống kê này cho thấy rằng đang có sự thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn nhân lực có chất lượng cao đối với các lĩnh vực ngành nghề nói chung và đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán nói riêng đối với sự phát triển của đất nước. Chúng ta biết rằng khi nền kinh Việt Nam càng hội nhập với nền kinh tế quốc tế thì yêu cầu đối với nguồn nhân lực về kế toán, kiếm toán có chất lượng cao ngày càng được chú trọng hơn. Các quyết định kinh tế - tài chính của các nhà quản lý, các nhà đầu tư, của các cơ quan liên quan như Nhà nước, Ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp, … được thực hiện chủ yếu dựa vào số liệu tài chính do bộ phận kế toán cung cấp và sự xác nhận của hoạt động kiểm toán đối với mức độ trung thực và hợp lý 1230
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 trình bày trên báo cáo tài chính. Do vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ quản lý kinh tế để các quyết định kinh tế - tài chính cũng được đưa ra một cách hợp lý hơn, tránh gây thiệt hại cho mọi đối tượng và gây thiệt hại cho nền kinh tế. Chính vì vậy, bài viết này được thực hiện nhằm phản ánh định hướng phát triển nguồn nhân lực đề ra trước đó và kết quả thực tế sau gần mười năm triển khai để từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về kế toán, kiểm toán cho Việt Nam góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kế toán, kiểm toán đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế trong khu vực và thế giới. 2. Thực trạng hoạt động phát triển nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam Ngày 18/3/2013, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành quyết định số 480/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030” trong đó đề xuất 8 nhóm giải pháp cụ thể bao gồm Hoàn thiện các văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán; Xây dựng, ban hành chuẩn mực kế toán và kiểm toán của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam; Phát triển thị trường dịch vụ kiểm toán, kế toán; Tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật, chuẩn mực, chế độ kế toán và kiểm toán; Củng cố tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán; Đẩy mạnh sự phát triển các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong nước trở thành tổ chức tự quản; Tăng cường mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế của kế toán, kiểm toán Việt Nam và Phát triển nguồn nhân lực (Nguyễn Tấn Dũng, 2013). Đối với giải pháp về phát triển nguồn nhân lực cũng đã đề xuất 5 giải pháp cụ thể bao gồm: (1) Nâng cao chất lượng nhân viên, chất lượng dịch vụ thông qua việc đẩy mạnh tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức theo các hình thức phù hợp trên cơ sở tiếp thu thông lệ quốc tế, điều kiện cụ thể của Việt Nam. (2) Đổi mới mô hình đào tạo thi, cấp chứng chỉ kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề theo hướng đào tạo, thi theo tín chỉ để cấp chứng chỉ kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề; đồng thời mở rộng và tăng cường số lượng các kỳ thi kế toán viên hành nghề, kế toán viên công chứng, kiểm toán viên. (3) Tăng cường áp dụng các phương pháp và công nghệ thông tin hiện đại, tiêu chuẩn hóa chuyên môn và chuyên nghiệp hóa. (4) Có cơ chế thích hợp để tuyển dụng các chuyên gia, người có kinh nghiệm về kế toán, kiểm toán vào các cơ quan quản lý, giám sát hành nghề kế toán, kiểm toán; cơ quan ban hành Chuẩn mực kế toán, kiểm toán và cơ quan nghiên cứu. (5) Xây dựng hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý trên cơ sở công nghệ hiện đại thông qua việc xây dựng hệ thống kết nối thông tin trực tuyến đủ mạnh tại các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; Xây dựng ngân hàng dữ liệu để quản lý và giám sát việc hành nghề kế toán, kiểm toán; kết nối thông tin giữa các đơn vị cấp trên, cấp dưới đảm bảo cho việc hợp nhất báo cáo tài chính của toàn hệ thống. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều sự cố gắng các kết quả đạt được trên thực tế sau 8 năm thực hiện Chiến lược đối với phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm lực của Việt Nam. Một số kết quả đạt được từ khi triển khai thực hiện đến nay gồm: 1231
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Thứ nhất là về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực kế toán. Dữ liệu thống kê số lượng kế toán viên hành nghề và kiểm toán viên hành nghề đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề được công bố trên Website của Bộ Tài Chính thì số lượng Kế toán viên hành nghề tính đến ngày 09/7/2021 là 424 người, số lượng Kiểm toán viên hành nghề tính đến ngày 25/8/2021 là 2.345 người (Số liệu do Bộ Tài Chính công bố). Như vậy, nếu xét chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán dựa trên số lượng kế toán viên, kiểm toán viên có đăng ký hành nghề, thường xuyên được cập nhật kiến thức theo quy định của Bộ tài chính thì chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động này còn yếu. Trên thực tế, hầu hết nguồn nhân lực cho hoạt động kế toán, kiểm toán tại các doanh nghiệp chủ yếu thực hiện công việc sau khi đạt được bằng cấp nhất định về kế toán, kiểm toán (Trung cấp, Cao đẳng, Đại học,…), việc cập nhật kiến thức chuyên môn phụ thuộc vào cá nhân người làm nghề và chính sách phát triển nguồn lực của công ty. Chính vì vậy, chỉ có cá nhân hoạt động tại các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán phải thực hiện đăng kí thi tuyển kế toán viên, kiểm toán viên, đăng ký hành nghề và thực hiện việc cập nhật kiến thức thường xuyên theo quy định, điều này đã phản ánh qua số liệu rất ít kế toán viên, kiểm toán viên có đăng ký hành nghề đã được trình bày ở trên. Bên cạnh đó, nếu so sánh số lượng kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề với số lượng doanh nghiệp theo công bố trên Website của Tổng cục thống kê đến năm 2020 là 811.538 doanh nghiệp thì con số này quả là rất khiêm tốn. Theo số liệu đăng tải trên Tạp chí tài chính ngày 21/09/2018 thì số lượng doanh nghiệp năm 2017 chỉ có 10.100 doanh nghiệp lớn, chiếm tỷ lệ khiêm tốn 1,9%, số còn lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) chiếm tới 98,1%. Nếu chỉ tính cho số liệu năm 2017 và giả sử rằng số lượng DNVVN chủ yếu sử dụng dịch vụ của các công ty kế toán (hiện có 155 công ty đủ điều kiện theo công bố của Bộ Tài Chính) thì có thể thấy rắng số lượng kế toán viên và công ty kế toán có đủ năng lực theo yêu cầu của Bộ Tài Chính rất mỏng và chất lượng còn yếu. Bảng 1: Số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam tính đến 31/12 2017 2018 2019 2020 654.633 714.755 758.610 811.538 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Thứ hai là về cách thức tổ chức và số lượng các kỳ thi cấp các chứng chỉ kế toán viên hành nghề, kế toán viên công chứng và kiểm toán viên. Theo tìm hiểu của tác giả thì tính đến thời điểm năm 2021, Bộ Tài Chính cũng mới chỉ ủy quyền duy nhất cho Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam tổ chức kỳ thi cấp chứng chỉ Kế toán viên hành nghề và Kiểm toán viên hành nghề. Bên cạnh đó, số lượng kỳ thi cũng chỉ giới hạn một lần trong năm và chỉ tổ chức tại hai địa điểm là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hơn thế nữa, nếu một cá nhân muốn trở thành một kiểm toán viên chính thức ngoài phải có được bằng cấp chuyên môn nhất định, thời gian công tác tối thiểu 36 tháng và phải có được chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề thì đối với lĩnh vực kế toán, cá nhân chỉ cần đạt được một chứng chỉ nhất định về kế toán như chứng chứng kế toán ngắn hạn, trung cấp, cử nhân, …là có thể làm kế toán bất kỳ tại công ty nào mà không cần phải có chứng chỉ Kế toán viên hành nghề. Chính vì sự hạn chế của việc mở rộng các kỳ thi về kế toán, kiểm toán và không yêu cầu pháp lý cao đối với lĩnh vực kế toán nên các kỳ thi để cấp chứng chỉ hành nghề kế toán thường không được đề cập đến trong quá trình đào tạo tại các cơ sơ giáo dục đạo tạo và do đó cũng không nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của nhiều người làm kế toán. Kết quả này đã chứng minh qua số liệu về kế toán viên đăng ký hành nghề là rất nhỏ so với lực lượng nhân sự 1232
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 kế toán hiện nay. Chính vì vậy, việc điều chỉnh cách thức trong tổ chức và sát hạch các kỳ thi cấp các chứng chỉ về kế toán, kiểm toán, các lớp về bồi dưỡng, cập nhật kiến thức định kỳ cần được mở rộng theo hướng cho nhiều đối tượng và tạo thuận lợi hơn cần được chú trọng hơn. Cuối cùng, về xây dựng hệ thống thông tin. Cho đến thời điểm hiện nay Bộ Tài Chílnh vẫn chưa xây dựng được hệ thống kết nối thông tin trực tuyến đủ mạnh tại các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, xây dựng ngân hàng dữ liệu để quản lý và giám sát việc hành nghề kế toán, kiểm toán đặc biệt là đối với lĩnh vực kế toán. Hiện nay, trên Website của Bộ Tài Chính mới chỉ công khai thông tin về danh sách kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, danh sách kế toán viên hành nghề và doanh nghiệp kế toán. Theo dữ liệu công bố này thì tính đến tháng 8/2021 số lượng công ty kiểm toán là 208 công ty (trong đó 156 công ty có quy mô dưới 10 kiểm toán viên hành nghề chiếm tỷ trọng 75%) và số lượng doanh nghiệp kế toán là 155 công ty. Nếu so sánh số liệu về số lượng công ty kế toán, kiểm toán, số lượng kế toán viên và kiểm toán viên hành nghề thì có thể nhận thấy rằng nó không phản ánh hết thực tế về hoạt động kế toán, kiểm toán hiện nay. Điều này cho thấy việc thu thập số liệu về những dữ liệu hiện có cũng như những số liệu khác để có thể quản lý, giám sát được hoạt động này còn rất nhiều hạn chế và chưa phản ánh được thực tế hoạt động kế toán, kiểm toán hiện nay của Việt Nam. 3. Giải pháp hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán Trong xu thế toàn cầu hóa và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này với rất nhiều hiệp định song phương đã được ký kết với các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, … và đặc biệt là Hiệp định về di chuyển thể nhân ASEAN (MNP) trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực từ 14/6/2016 và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ 14/1/2019 đã chính thức mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với mọi lĩnh vực, ngành nghề nói chung và đối với hoạt động kế toán, kiểm toán nói riêng. Cụ thể, các cơ hội có thể nhận được đó là kế toán viên, kiểm toán viên Việt Nam có thể hoạt động xuyên biên giới, có cơ hội được lựa chọn những môi trường làm việc tốt với những chính sách đãi ngộ cạnh tranh đồng thời các công ty thì lại có cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh, tuyển dụng được nguồn nhân lực có chất lượng cao từ nhiều ứng viên đến từ nhiều nước trong khu vực. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì cũng sẽ có nhiều thách thức như sự cạnh tranh khốc liệt đối với cả những người làm công tác kế toán, kiểm toán và đối với các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán cần thực hiện góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kế toán, kiểm toán Việt Nam trong thời gian tiếp theo như sau: Thứ nhất, Bộ Tài Chính cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chuẩn mực lập báo cáo tài chính Việt Nam theo hướng tiệm cận với hệ thống chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế để từ đó ban hành những văn bản hướng dẫn việc hạch toán, kế toán đối với các đơn vị kế toán tại Việt Nam nói riêng và cũng là cơ sở để người làm công tác kế toán tiếp cận gần hơn với các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế nói chung. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có định hướng hoặc bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục đào tạo về kế toán, kiểm toán cần phải điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng tiệm cận với xu hướng hội nhập kế toán các nước trong khu vực và trên thế giới. Thứ hai, các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán cần nâng cao nhận thức hơn nữa về sự ảnh hưởng của sự hội nhập kế toán để từ đó có kế hoạch điều chỉnh chương trình đào tạo một cách phù hợp hơn theo hướng xác định chuẩn đầu ra phù hợp với tiêu chuẩn khu vực, quốc tế, tránh việc đào tạo kế toán chỉ thiên về lý thuyết và tập trung vào định 1233
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 khoản Nợ/Có như hiện nay. Quyết định 345/QĐ-BCT có hiệu lực ngày 16/3/2020 đã chính thức phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính tại Việt Nam trong đó thời gian áp dụng tự nguyện chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) giai đoạn từ 2022 đến 2025 và giai đoạn bắt buộc chính thức từ sau năm 2025 cho một số các doanh nghiệp như Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước quy mô lớn hoặc có các khoản vay được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc tế; Công ty mẹ là công ty niêm yết; Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết và Các công ty mẹ khác (Bộ Tài Chính, 2020). Ngoài ra, nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán các cơ sở đào tạo cũng cần cải cách chương trình theo hướng gia tăng năng lực ngoại ngữ chuyên môn và tăng cường các kỹ năng mềm cho sinh viên để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán, tăng cường năng lực cạnh tranh đối với các nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán khác trong khu vực. Mới đây, ngày 09/08/2021, Bộ Tài Chính đã ban hành Quyết định số 1529/QĐ-BTC quy định quy chế đánh giá đối với kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN theo đó một ứng viên nếu đáp ứng được bốn tiêu chuẩn sau có thể đăng ký công nhận là ASEAN CPA (Bộ Tài Chính, 2021). (1) Có chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam hoặc chứng chỉ kế toán viên Việt Nam; (2) Có thời gian công tác thực tế về kế toán, kiểm toán, tài chính ít nhất ba (3) năm trong giai đoạn năm (5) năm liên tục kể từ khi được cấp bằng tốt nghiệp đại học tới thời điểm nộp đơn đăng ký công nhận là ASEAN CPA; (3) Tuân thủ và đảm bảo chương trình cập nhật kiến thức (CPD); (4) Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về chuyên môn và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán của Việt Nam và quốc tế. Như vậy, trong thời gian sắp tới nếu việc đào tạo nguồn nhân lực kế toán không có sự chuẩn bị tốt về kiến thức chuyên môn, khả năng ngoại ngữ và các kỹ năng mềm như kỹ năng tư duy phân tích và sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng phân tích hệ thống và đánh giá, tư duy phản biện và phân tích, … thì không những bỏ lỡ cơ hội mà còn có thể đánh mất những vị trí công việc tốt vào những đồng nghiệp của chính chúng ta đến từ các nước bạn trong khu vực vốn có nhiều lợi thê hơn như Thái Lan, Philippines, Malaysia. Thứ ba, Nhà nước cần ban hành một lộ trình cụ thể hơn về thực hiện đổi mới trong công tác tổ chức các kỳ thi đối với các chứng chỉ kế toán, kiểm toán. Bộ Tài Chính cần xem xét chuyển giao thêm cho các tổ chức nghề nghiệp khác thực hiện việc tổ chức các kỳ thi về kế toán, kiểm toán và cũng gia tăng số lượng các kỳ thi, mở rộng các đối tượng phải thường xuyên cập nhật kiến thức theo định kỳ, mở rộng nơi tổ chức thi nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này. Rõ ràng việc chỉ tổ chức một năm một lần tại hai địa điểm là Hà Nội và Hồ Chí Minh trong tổng số 63 tỉnh thành của cả nước làm hạn chế cơ hội của rất nhiều người cũng như gây lãng phí, tốn kém tiền của đối với cá nhân và đối với xã hội. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần xem xét lại quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề đối với tất cả cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kế toán nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và giám sát đối với hoạt động này. Cuối cùng, tiếp tục cải hiện nội dung các chỉ tiêu của ngân hàng dữ liệu về kế toán theo hướng cung cấp thông tin đa dạng, phong phú hơn nữa. Hiện nay, hệ thống cơ sở dữ liệu đối với hoạt động kế toán, kiểm toán hiện nay khá nghèo nàn và chưa phản ánh hết các khía cạnh của hoạt động kế toán, kiểm toán tại Việt Nam ví dụ như không có dữ liệu tổng hợp về số lượng kế toán, kiểm toán tốt nghiệp mỗi năm (có thể chia theo từng bậc đào tạo, hệ đào tạo), số lượng kế toán 1234
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 viên và số lượng kiểm toán viên đạt chứng chỉ tương ứng, số lượng kế toán viên đang công tác trong lĩnh vực kế toán, số lượng cá nhân đang hoạt động với vai trò là trợ lý kiểm toán,… . Dữ liệu về hoạt động kế toán, kiểm toán không chỉ giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước mà còn đảm bảo sự công khai, minh bạch cho tất cả những bên quan tâm đến các hoạt động này, đặc biệt là đối với những người làm công tác nghiên cứu. Ngoài ra, cần bổ sung dữ liệu của các nước trong khu vực mang tính đối sánh nhằm giúp cơ quan quản lý cũng như những người quan tâm có thể nhìn thấy được một bức tranh tổng quát và đề ra một chiến lược phát triển phù hợp để thấy được sự tiến bộ của Việt Nam so với tiến trình phát triển chung của các nước trong khu vực và thế giới. 4. Kết luận Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu, rộng với các nền kinht tế trong khu vực và thế giới, các thỏa thuận song phương và đa phương đã, đang và sẽ có hiệu lực vì vậy các cơ hội cũng đã được mở ra đồng thời những thách thức cũng phát sinh, đặc biệt là đối với sự hội nhập của hoạt động nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Trong một nền kinh tế thị trường thì vai trò cung cấp thông tin tài chính của kế toán cũng như vai trò xác nhận thông tin báo cáo tài chính đủ tin cậy là không thể thiếu. Chính vì vậy, việc đánh giá lại những kết quả đạt được để từ đó nhìn nhận những hạn chế cần hoàn thiện, đặc biệt là trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán là một công việc cần thiết góp phần nâng cao tính chủ động để tận dụng những lợi thế của xu hướng hội nhập trong tương lai. Bài viết đã trình bày một số kết quả đạt được về phát triển nguồn nhân lực sau gần 10 năm thực hiện Chiến lược kế toán – kiểm toán đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm hỗ trợ tốt hơn nữa trong quá trình thực hiện phát triển nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán theo Chiến lược này cho giai đoạn 2021-2030. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ASEAN (2014). Văn bản Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kế toán, kiểm toán trong ASEAN được ký kết vào ngày 13/11/2014 [2] Bộ Ngoại Giao. (2018). Thông báo Số 23/2018/TB-LPQT về việc điều ước quốc tế có hiệu lực. [3] Bộ Tài Chính. (2020). Quyết định số 345/QĐ-BTC phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính tại Việt Nam. [4] Bộ Tài Chính. (2021). Quyết định 1529/QĐ-BTC về Quy chế đánh giá đối với kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN. [5] Bộ Tài Chính (2021). Công khai danh sách kế toán viên hành nghề và doanh nghiệp kế toán truy xuất từ https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/chuyen-muc-1/ktkt [6] Bộ Tài Chính (2021). Công khai danh sách kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán truy xuất từ https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/chuyen-muc-1/ktkt [7] Nguyễn Tấn Dũng (2013). Quyết định số 480/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030.” [8] Tổng cục thống kê (2021). Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật truy cập tại https://www.gso.gov.vn/px-web- 2/?pxid=V0246&theme=D%C3%A2n%20s%E1%BB%91%20v%C3%A0%20lao%20%C4 %91%E1%BB%99ng ngày 24/11/2021 [9] Tạp chí tài chính (2018). Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 98,1% truy xuất từ https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/doanh-nghiep-nho- va-vua-chiem-981-144150.html 1235
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2