intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lược khảo các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công cụ kiểm toán hỗ trợ bằng máy tính tại Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Lược khảo các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công cụ kiểm toán hỗ trợ bằng máy tính tại Việt Nam" tiến hành tổng hợp, phân tích các nghiên cứu trước từ các tạp chí chuyên ngành trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán nhằm xác định các nhân tố tác động đến quyết định áp dụng CAATs của các DN kiểm toán tại Việt Nam. Từ đó, cung cấp góc nhìn tổng quan về kết quả của các nghiên cứu đi trước và đề xuất những giải pháp cho các bên liên quan nhằm tăng cường hiệu quả công việc cũng như chất lượng nguồn nhân lực kế toán – kiểm toán để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lược khảo các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công cụ kiểm toán hỗ trợ bằng máy tính tại Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN HỖ TRỢ BẰNG MÁY TÍNH TẠI VIỆT NAM DETERMINANTS AFFECTING COMPUTER-ASSISTED AUDIT TECHNIQUES ADOPTION IN VIETNAM Hồ Xuân Thủy, Lê Hữu Tuấn Anh, Phạm Nhật Quyên Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia – TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sự xuất hiện của những hệ thống phần mềm tích hợp các quy trình kinh doanh của doanh nghiệp (DN), trong đó phần mềm kế toán là bộ phận không thể thiếu. Để thích ứng với những sự phát triển này, các công cụ kiểm toán hỗ trợ bằng máy tính (CAATs) cũng ra đời để hỗ trợ các kiểm toán viên (KTV) hoàn thành công việc của mình một cách hiệu quả nhất. Bài viết đã tiến hành tổng hợp, phân tích các nghiên cứu trước từ các tạp chí chuyên ngành trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán nhằm xác định các nhân tố tác động đến quyết định áp dụng CAATs của các DN kiểm toán tại Việt Nam. Từ đó, cung cấp góc nhìn tổng quan về kết quả của các nghiên cứu đi trước và đề xuất những giải pháp cho các bên liên quan nhằm tăng cường hiệu quả công việc cũng như chất lượng nguồn nhân lực kế toán – kiểm toán để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0; Kỹ thuật kiểm toán hỗ trợ bằng máy tính; Việt Nam. ABSTRACT Along with the 4.0 industrial revolution is the emergence of software systems that integrate enterprises' business processes, accounting software is an indispensable part. To accommodate these developments, computer-assisted audit techniques (CAATs) were developed to assist auditors in completing their work most efficiently. This article has synthesized and analyzed information from specialized journals and articles in accounting - auditing, and finance in order to determine the determinants affecting CAATs adoption of auditing firms in the context of Vietnam. Based on the findings, this paper offers insights into the prior research's results. In addition, it makes suggestions for various stakeholders to enhance work efficiency as well as the quality of accounting and auditing human resources to meet the development needs of society. Keyword: Computer-assisted audit techniques; Industrial revolution 4.0; Vietnam. 1. Giới thiệu Sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã làm thay đổi mọi mặt của thế giới một cách đáng kể và sâu sắc. Sự thành công của cuộc cách mạng này đã cho thấy được sự tất yếu của chuyển đổi số, đây là vấn đề sống còn của các quốc gia, tổ chức, các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Vậy nên, ngành kế toán - kiểm toán cũng sẽ không tránh khỏi sự tác động của chuyển đổi số (Vũ, 2020). Mức độ, phương thức và chất lượng của việc áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hầu hết các DN ngày càng trở nên phức tạp hơn, do đó tạo ra những 1155
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thách thức và rủi ro mới cho các kế toán - KTV chuyên nghiệp (Scapens & Jazayeri, 2003). Sự xuất hiện của những phần mềm tích hợp các quy trình kinh doanh của DN và phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là một ví dụ điển hình, nó không chỉ làm thay đổi cả hệ thống kế toán truyền thống của DN (Caglio, 2003; Scapens & Jazayeri, 2003) mà còn đặt ra thách thức đối với các KTV nhằm đối mặt với những sự thay đổi này. Việc này đòi hỏi KTV phải đánh giá được độ tin cậy của những dữ liệu hỗ trợ để lập báo cáo tài chính (BCTC) do máy tính xuất ra đồng thời phân tích được tính hiệu quả của những chương trình máy tính này (Abu-Musa, 2004). Những thông tin này cực kì quan trọng vì nó sẽ là bằng chứng để KTV hình thành ý kiến của mình thông qua xét đoán nghề nghiệp của họ. Do đó, để kiểm toán hiệu quả các hệ thống ERP, KTV cần kết hợp phần mềm kiểm toán làm công cụ kiểm toán chính của họ và thu thập bằng chứng điện tử (Bierstaker, Burnaby, & Thibodeau, 2001). Những CAATs được xem là một công cụ đắc lực cho KTV để hoàn thành công việc của mình. Giữa truyền thống và hiện đại, KTV phải đưa ra một số lựa chọn nhất định, với những ưu điểm và nhược điểm của chúng, với những rủi ro cụ thể đối với việc sử dụng các ứng dụng phần mềm chung hoặc chuyên dụng trong lĩnh vực kiểm toán tài chính (Đỗ, 2020). "CAATs" đã được chấp thuận bởi Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) trong ấn bản năm 2001 (Ciprian-Costel, 2014). CAATs là một bước quan trọng trước khi phân tích báo cáo tài chính và quy trình xác nhận khách hàng, vì kỹ thuật cổ điển dựa trên một phần nhỏ của giao dịch và có thể không phải lúc nào cũng phản ánh tình hình thực tế của đơn vị trong giai đoạn được kiểm toán, mặc dù các KTV cũng đã nỗ lực và chuyên nghiệp. Sử dụng các ứng dụng trên máy vi tính, KTV phát triển một bức tranh rõ ràng hơn về "công ty" của khách hàng, do đó KTV có thể xác minh khối lượng dữ liệu lớn, phân loại chúng theo các tiêu chí nhất định đồng thời đưa ra số liệu thống kê và thậm chí dự báo. Các mô hình kinh doanh mới, cùng với sự thay đổi của việc áp dụng CNTT cũng làm thay đổi cách doanh nghiệp quản lý rủi ro và thiết kế, triển khai và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ. Nhận thấy CAATs là lĩnh vực được quan tâm trong các nghiên cứu về kế toán và kiểm toán tại Việt Nam nhưng việc đưa ra một khung phân tích nhằm đánh giả khả năng áp dụng CAATs phù hợp với bối cảnh Việt Nam vẫn còn là một câu hỏi lớn. Vậy nên, nghiên cứu này sẽ tập trung tổng hợp, lược khảo các nghiên cứu đi trước nhằm xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng CAATs trên thế giới và đánh giá sự phù hợp của những yếu tố đó trong bối cảnh tại Việt Nam thông qua việc xem xét sự tương đồng hay khác biệt về đặc điểm giữa Việt Nam và những quốc gia làm bối cảnh chính cho các nghiên cứu đưa ra những yếu tố đó. Sau đó, phân loại các yếu tố trên theo 3 nhóm yếu tố chính liên quan đến công nghệ, tổ chức và môi trường bên ngoài, tạo cơ sở tiền đề cho các bên liên quan xem xét, đánh giá và áp dụng vào thực tiễn nhằm đáp ứng với nhu cầu CNTT của xã hội cũng như nâng cao năng suất làm việc của tổ chức. 2. Cơ sở lý thuyết Khái niệm CAATs “Kỹ thuật kiểm toán hỗ trợ bằng máy tính” đã được chấp thuận bởi Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) trong ấn bản năm 2001 (Ciprian-Costel, 2014). Các công ty kiểm toán và chuyên gia kiểm toán đã thực sự giới thiệu nhiều CAATs. Các kỹ thuật này đã được cải thiện để hỗ trợ cho các KTV thực hiện các công việc kiểm toán của họ, tùy thuộc vào thông tin kế toán trên máy vi tính. Khái niệm về hệ thống thông tin kế toán trên máy vi tính đã tìm được đường vào thế giới kế toán. Nó đã được đề cập rằng, một trong những CAATs quan trọng nhất và được sử dụng rộng rãi trong kiểm toán điện tử là phần mềm kiểm toán cơ bản được viết tắt là GAS (Singleton, 2006). 1156
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 GAS được các KTV sử dụng để phân tích và kiểm tra dữ liệu trực tiếp hoặc trích xuất từ một loạt các ứng dụng (Debreceny, Lee, Neo, & Shuling Toh, 2005). CAATs là phần mềm kiểm toán được sử dụng để kiểm tra hệ thống kế toán của khách hàng. Còn Braun & Davis (2003) đã định nghĩa CAATs là “Bất kỳ việc sử dụng công nghệ nào để hỗ trợ hoàn thành một cuộc kiểm toán”. Việc sử dụng CAATs bao gồm xử lý các văn bản, bảng tính điện tử và hệ thống chuyên gia (là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo, là một hệ thống ra quyết định dựa trên máy tính, được coi là mức độ cao nhất của trí tuệ và chuyên môn của con người) (Braun & Davis, 2003; Debreceny et al., 2005). Nhiều các nhà nghiên cứu đã ghi lại CAATs (Braun & Davis, 2003; Lin & Wang, 2011) bao gồm GAS, là một lớp của CAATs cho phép đánh giá viên trích xuất dữ liệu, truy vấn, thao tác, tóm tắt và phân tích nhiệm vụ (Ahmi & Kent, 2012; Debreceny et al., 2005). Ưu điểm của CAATs Khi các kỹ thuật kiểm toán có sự trợ giúp của CAATs, KTV nhận thấy rằng công việc của mình được cải thiện và thậm chí hiệu quả hơn so với hệ thống đánh giá truyền thống. Những lợi ích chính mà CAATs mang lại có thể kể đến như sau: thứ nhất, CAATs giúp KTV kiểm tra tính hiệu quả và chính xác của các phần mềm kế toán của DN nhằm xác định xem những phần mềm kế toán này có đưa ra dữ liệu chính xác hay không; thứ hai, CAATs cho phép KTV kiểm tra khối lượng lớn dữ liệu trong thời gian ngắn với độ chính xác cao làm tăng độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán được tạo ra; ngoài ra, KTV có thể xác minh được nguồn dữ liệu, vì KTV có thể kiểm tra chương trình kế toán và hồ sơ trực tiếp tại nguồn gốc của chúng, thay vì kiểm tra các tài liệu giấy được cho là bản sao nguyên bản chính. Cuối cùng là tính hiệu quả về mặt chi phí do CAATs mang lại, một khi được triển khai áp dụng, CAATs có thể được sử dụng qua các năm miễn là khách hàng không thay đổi phần mềm kế toán của họ thường xuyên (Ciprian-Costel, 2014). Nhược điểm của CAATs Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của việc áp dụng CAATs, vẫn tồn tại những nhược điểm cố hữu. Đầu tiên, việc thay đổi sử dụng phần mềm CAATs sẽ rất tốn kém do không tương thích phần mềm bởi lẽ không phải tất cả hệ thống máy móc khách hàng đều tương thích với CAATs. Thứ hai, việc áp dụng CAATs có thể ảnh hưởng tới cơ sở dữ liệu của khách hàng vì vậy khách hàng có thể không đồng ý việc KTV chạy phần mềm kiểm toán trực tiếp trên các tệp vì họ sợ rằng KTV sẽ làm hỏng cơ sở dữ liệu của họ. Ngoài ra, khả năng tương thích ngôn ngữ và áp dụng công nghệ của kiểm toán viên với các phần mềm hỗ trợ kiểm toán cũng là một trở ngại đối với các công ty quy mô nhỏ và yếu tố có ảnh hưởng nhất định đối với công ty có quy mô trung bình vì không phải tất cả các nhân viên đều có khả năng tiếng Anh tốt và đó sẽ là một thách thức đối với đội ngũ KTV. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp tham khảo từ các tạp chí chuyên ngành kế toán – kiểm toán cũng như các kỷ yếu hội thảo trong và ngoài nước. Dựa vào các tài liệu thu thập, bài viết tiến hành sắp xếp và phân loại các nghiên cứu đã thực hiện theo các nhóm yếu tố phù hợp với việc áp dụng CAATs tại bối cảnh Việt Nam như: nhóm điều kiện liên quan đến công nghệ (của công ty và khách hàng), điều kiện liên quan đến tổ chức (nguồn lực về cơ sở vật chất, con người,…) và nhóm điều kiện về môi trường bên ngoài (external environtment). Ngoài ra sau khi phân loại các nhân tố theo 3 nhóm yếu tố kể trên, nhóm tác giả dựa vào những đặc điểm về mặt bối cảnh như thể chế, kinh tế, chính trị hay nguồn nhân lực lao động của các quốc gia trên thế giới mà CAATs đã được áp dụng phổ biến. Từ đó, tìm ra những đặc điểm tương đồng với bối cảnh tại Việt Nam là một quốc gia nơi mà CAATs vẫn chưa thực sự phổ biến 1157
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 và phân tích những cơ sở để tìm ra các nhân tố tác động đến việc áp dụng CAATs tại Việt Nam. Cuối cùng, trên cơ cở phân tích theo 3 nhóm yếu tố các điều kiện liên quan đến công nghệ, tổ chức và môi trường bên ngoài, nhóm tác giả đã tổng hợp và lựa chọn ra được các nhân tố phù hợp nhằm đề xuất khung phân tích cho việc áp dụng CAATs tại Việt Nam. Bên cạnh đó, dựa trên cơ sở về mặt thể chế, chính trị và kinh tế của các quốc gia trên thế giới, bài viết cũng đưa ra những kiến nghị giúp cho các công ty kiểm toán, đặc biệt là các doanh nghiệp không thuộc nhóm Big 4 chuẩn bị cho quá trình áp dụng CAATs vào quy trình kiểm toán trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Thêm vào đó, nghiên cứu còn đi đầu trong việc cung cấp khung lý thuyết cũng như cơ sở lý luận cho các nghiên cứu sau này về việc áp dụng CAATs tại Việt Nam. Các lý thuyết nền được sử dụng Thuyết hành vi hoạch định (Theory of planned behavior model - TPB) Ajzen (1991) được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA: Ajzen, 1975). Theo Ajzen sự ra đời của thuyết hành vi hoạch định TPB xuất phát từ giới hạn của hành vi mà con người có ít sự kiểm soát dù động cơ của đối tượng là rất cao từ thái độ và tiêu chuẩn chủ quan nhưng trong một số trường hợp họ vẫn không thực hiện hành vi vì có các tác động của điều kiện bên ngoài lên ý định hành vi. Lý thuyết này đã được Ajzen bổ sung từ năm 1991 bằng việc đề ra thêm yếu tố kiểm soát hành vi nhận thức (Perceived Behavioral Control). Lý thuyết hành vi dự định được tác giả Hoa (2017) sử dụng để giải thích ảnh hưởng của các nhân tố yêu cầu của người sử dụng, tính năng của phần mềm, điều kiện hỗ trợ, ảnh hưởng của xã hội đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các DNVVN tại TP.HCM. Còn tác giả Hương (2015) sử dụng để giải thích cho nhân tố: yêu cầu của người sử dụng, tính năng của phần mềm, trình độ của nhân viên công ty phần mềm, sự chuyên nghiệp, dịch vụ sau bán hàng của công ty phần mềm. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model-TAM) được đề xuất bởi Davis (1989). Davis đã chỉ ra sự ảnh hưởng của các yếu tố: sự dễ sử dụng nhận thức được và sự hữu dụng nhận thức được của công nghệ lên thái độ khi hướng đến sử dụng công nghệ và theo đó là sử dụng công nghệ thật sự. Legris, Ingham, & Collerette (2003) miêu tả mục đích chính của TAM là cung cấp nền tảng cho việc xác định các yếu tố tác động của sự thay đổi bên ngoài lên sự tin tưởng, thái độ và ý định nội tại. Mô hình TAM được hình thành dựa trên thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được mô tả bởi (Ajzen & Fishbein, 1975) và thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behavior) được nêu ra bởi (Ajzen, 1991). Lý thuyết chấp nhận công nghệ đã được sử dụng trong nghiên cứu của Venkatesh, Morris, Davis, & Davis (2003) để giải thích về (1) điều kiện hỗ trợ, đó là mức độ mà một cá nhân tin rằng một tổ chức và cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có hỗ trợ cho việc sử dụng hệ thống và (2) ảnh hưởng của xã hội, đó là mức độ mà một cá nhân nhận thấy rằng những người quan trọng khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới. Thêm vào đó, nghiên cứu của Hoa (2017) đã áp dụng lý thuyết này để giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các DNVVN tại TP.HCM như chi phí sử dụng, điều kiện hỗ trợ và ảnh hưởng xã hội. Ngoài ra, lý thuyết này còn được Hương (2015) sử dụng để giải thích cho nhân tố giá phần mềm. Tổng quan nghiên cứu Trong 15 năm qua, nhiều nghiên cứu về sự chấp nhận sử dụng CAATs của các KTV đã được tiến hành ở nhiều quốc gia khác nhau (Pedrosa, Costa, & Aparicio, 2020). Những nghiên cứu đi đầu trong lĩnh vực trên được thực hiện vào những năm đầu của thế kỉ XXI, điển hình là nghiên cứu của Braun và David (2003) đã phân tích sự chấp nhận của KTV đối với phần mềm kiểm toán tổng quát (GAS) hay nghiên cứu của Singleton (2006) đã chỉ ra những lợi ích và những hạn chế 1158
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 trong việc áp dụng GAS, tầm quan trọng của việc phát triển và sử dụng CAATs cũng được bàn luận trong bài viết của Chang, Wu, & Chang (2008). Trong giai đoạn từ năm 2015 trở đi, sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm cho CAATs trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình kiểm toán của các DN kiểm toán trên toàn thế giới. Vì vậy, những nghiên cứu về lĩnh vực này ngày càng nhiều và càng được mở rộng, phát triển mạnh mẽ hơn cho đến hiện nay cũng như trong tương lai (Katamba et al., 2017; Ramen et al., 2015; Zainol et al., 2017, Pham, Nguyen, Tran, & Nguyen, 2018; Pedrosa et al., 2020; Janvrin, Mascha, & Lamboy-Ruiz, 2020). Nghiên cứu của Singleton (2006) chỉ ra rằng phần mềm hỗ trợ kiểm toán toàn diện (GAS: Generalized Audit Software) chính là CAATs được sử dụng phổ biến nhất trong giai đoạn từ năm 2000 - 2006, trong giai đoạn đó, có nhiều lý do để thúc đẩy KTV sử dụng CAATs. Thứ nhất, việc gian lận trong kinh doanh cũng trở nên phổ biến và hơn 60% các cuộc gian lận không được các KTV phát hiện một cách kịp thời vậy nên một trong những cách tốt nhất để chủ động là sử dụng GAS để phát triển một loạt các thủ tục kiểm toán chống gian lận máy tính được chạy thường xuyên dựa trên cơ sở dữ liệu của tổ chức. Thứ hai, nhu cầu về CNTT và các thủ tục kiểm soát nội bộ ngày càng được quan tâm. Ngoài ra, lợi ích của việc sử dụng GAS cũng đã được tác giả giải thích như: KTV không cần phải lấy mẫu kiểm toán mà có thể xem xét hết 100% dữ liệu giao dịch, việc dữ liệu bị thay đổi bởi KTV cũng được hạn chế bởi GAS khóa dữ liệu dưới dạng chỉ đọc và sử dụng các KTV không thể thay chỉnh sửa dữ liệu nếu không được cấp quyền truy cập… Cuối cùng, tác giả chỉ ra rằng vấn đề lớn nhất để các DN cũng như các KTV tiếp cận CAATs chính là chi phí rất lớn trong việc thiết kế, lắp đặt cũng như đào tạo. Vì vậy, các DN nên dự trù kinh phí, thiết lập một kế hoạch phù hợp trong việc đào tạo nhân viên của mình sử dụng CAATs. Tóm lại, việc có thể sử dụng CAATs ứng dụng trong công việc của KTV đã và đang là xu thế mới trong kỷ nguyên 4.0, đây chính là cơ hội và thách thức của các KTV để có bước chuyển mình quan trọng trong việc thay đổi cách làm việc của mình. Nghiên cứu của Chang et al. (2008) bàn luận về tầm quan trọng của việc phát triển và sử dụng CAATs trở nên quan trọng hơn đối với ngành kiểm toán sau sự ra đời của phần 404 Đạo luật Sarbanes-Oxley (SOX 404). Nghiên cứu được tiến hành với 3 mục tiêu: (1) khám phá các hạng mục kiểm soát quan trọng của chu trình mua và chi tiêu để đáp ứng các điều kiện của SOX 404, (2) sự quan trọng của CAATs để đáp ứng được các yêu cầu của SOX 404, (3) xác nhận khả năng áp dụng của hệ thống bằng cách sử dụng mô hình ISO / IEC 9126 để đáp ứng các nhu cầu của tổ chức. Kết quả của tác giả cho thấy, sự phát triển của CAATs được sử dụng dựa trên chiến lược nghiên cứu của Gowin’s Vee, nhằm đề xuất kiến thức kết hợp về kế toán và CNTT để mang lại kết quả tích cực hơn và tạo ra hiệu suất tốt hơn. Ngoài ra, CAATs còn giúp cải thiện hiệu quả công việc của các nhà quản lý cũng như các KTV độc lập bằng cách hỗ trợ phát hiện các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính và ngăn chặn các hoạt động gian lận. Điều này đã chứng tỏ, CAATs hoàn toàn tuân thủ các yêu cầu do SOX 404 đưa ra. Tóm lại, nghiên cứu này thể đóng góp vào sự phát triển của CAATs qua việc đưa ra những bằng chứng củng cố về lợi ích của CAATs và tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu cũng như doanh nghiệp đầu tư tập trung phát triển hơn về cơ sở hạ tầng và khai thác tốt hơn ứng dụng của CAATs trong tương lai. Trong nghiên cứu “Công cụ và kỹ thuật kiểm toán hỗ trợ bằng máy tính trong thực tế: những cách tiếp cận và ứng dụng trong bối cảnh học thuật” của Pedrosa & Costa (2010) tập trung nghiên cứu về trong bối cảnh học thuật vì họ nhận ra rằng mặc dù CAATs được sử dụng rất phổ biến trong các công ty kiểm toán, rất khó để có thể tìm thấy được những ví dụ trong trường học giảng dạy về những công cụ này và nếu có thì chỉ là sử dụng những bộ dữ liệu và phương pháp tiếp cận 1159
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chưa thực tế. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng giải pháp cho vấn đề này phụ thuộc vào cách sinh viên tiếp cận với dữ liệu: trước hết cần tập trung vào dữ liệu chứ không phải công cụ: sinh viên phải hiểu dữ liệu và xác định các câu hỏi cơ hội để phân tích dữ liệu và quá trình đó phải hoàn toàn độc lập với công cụ. Một tập dữ liệu đơn giản đã được sử dụng để thực hiện cách tiếp cận đầu tiên đối với phương pháp này. Đây có thể là một gợi ý thiết thực cho các trường có ý định đưa CAATs vào chương trình học của sinh viên.Nhận thấy được sự quan trọng của CAATs trong ngành kế toán và kiểm toán hiện nay cũng như sự tác động tích cực của chúng đến chất lượng kiểm toán từ kết quả các nghiên cứu trước ở các nước phát triển, tuy nhiên lại có rất ít bài nghiên cứu tập trung vào vấn đề này ở các nước đang phát triển, Omonuk & Oni (2015) đã quyết định tiến hành cuộc nghiên cứu thực nghiệm tại Nigeria với câu hỏi được đặt ra là: “KTV có kiểm toán hiệu quả các hệ thống phần mềm kế toán không? và Có mối quan hệ tích cực giữa việc sử dụng CAATs và chất lượng kiểm toán không?”. Kết quả hồi quy logistics của nhóm tác giả cung cấp bằng chứng rằng: (1) CAATs được sử dụng hiệu quả, (2) có mối quan hệ tích cực giữa việc sử dụng CAATs và chất lượng đánh giá, và (3) trong một mẫu loại trừ Big4, các công ty địa phương của Nigeria không áp dụng CAATs một cách hiệu quả và do đó, không tạo ra các báo cáo kiểm toán chất lượng. Kết quả này cho thấy các công ty kiểm toán không phải là Big4 không sử dụng hiệu quả CAATs để nâng cao chất lượng kiểm toán. Xét tới bối cảnh ở Việt Nam hiện nay, hầu như chỉ các công ty kiểm toán Big 4 và một số công ty kiểm toán là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế đã sử dụng phần mềm kiểm toán chuyên nghiệp, trong lập hồ sơ và thực hiện các thủ tục kiểm toán. Nhiều công ty kiểm toán chưa sử dụng các phần mềm chuyên dụng, để lập hồ sơ kiểm toán và thực hiện thủ tục kiểm toán. Pham et al. (2018) đã tiến hành nghiên cứu để đánh giá nhận thức của KTV đối với tầm quan trọng của kiểm toán CNTT cũng như sự hỗ trợ của CAATs trong ngành kiểm toán. Với 4 mục tiêu chính: (i) đánh giá việc sử dụng kiến thức và tầm quan trọng của kiểm toán CNTT của KTV, KTV độc lập tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam; (ii) tìm hiểu về các loại công cụ công nghệ kiểm toán được sử dụng trong quá trình kiểm toán; (iii) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công nghệ kiểm toán trong quá trình kiểm toán; và (iv) xem xét việc sử dụng công nghệ kiểm toán trong các thủ tục kiểm toán có phù hợp với đặc điểm của công ty kiểm toán hay không. Nghiên cứu sử dụng mô hình gồm 4 nhân tố: Loại hình DN, Số năm làm việc của KTV, chức vụ của KTV và năng lực sử dụng CNTT nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng tới việc sử CAATs ở các DN, mẫu nghiên cứu là ý kiến của 126 KTV độc lập lâu năm thuộc các DN kiểm toán tại Việt Nam với số năm kinh nghiệm làm việc từ 5-10 năm hoặc dài hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng CAATs được sử dụng rộng rãi trong cả kiểm toán kỹ thuật và kiểm toán hành chính đối với việc chuẩn bị tài liệu làm việc và lấy mẫu. Hơn thế nữa, lý do hàng đầu của việc sử dụng công nghệ kiểm toán là điều quan trọng là phải nâng cao chất lượng kiểm toán thông qua các công việc như: đánh giá rủi ro và lấy mẫu. Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng CAATs” của Pedrosa et al. (2020) đã tiến hành khảo sát những KTV hành nghề tại Bồ Đào Nha và kết quả chỉ ra rằng những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc chấp nhận và sử dụng CAATs là sự nhận thức về tính hữu ích của CAATs, kỳ vọng nỗ lực, những điều kiện hỗ trợ và số lượng KTV hành nghề trong Công ty. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đã chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển CAATs và xây dựng mô hình áp dụng CAATs. Janvrin et al. (2020) đã tiến hành khảo sát 181 KTV đại diện cho các công ty Big4 và các công ty địa phương cũng như DN nhà nước về việc sử dụng CNTT trong kiểm toán và nhận thức 1160
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 về tầm quan trọng của chúng. Kết quả cho thấy rằng KTV sử dụng nhiều ứng dụng kiểm toán khác nhau với cường độ cao trong khi các ứng dụng khác ít được sử dụng thường xuyên hơn. Kết quả cho thấy những ứng dụng mà KTV cho là quan trọng lại không được họ sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, việc áp dụng CNTT và sự nhận thức về tầm quan trọng của chúng khác nhau theo quy mô của công ty. Cụ thể, KTV trong các công ty lớn hơn có xu hướng sử dụng các ứng dụng kiểm toán nhiều hơn và đánh giá mức độ quan trọng của chúng cao hơn so với KTV từ các công ty nhỏ hơn đối với phần lớn các ứng dụng, bao gồm lập kế hoạch kiểm toán, báo cáo công việc điện tử, đánh giá kiểm soát nội bộ và lấy mẫu. Bảng 1: Tổng hợp tổng quan nghiên cứu Bối Tên bài nghiên cứu Tác giả Kết quả nghiên cứu chính cảnh Phần mềm kiểm toán Singleton Hoa Kỳ Những lợi ích của việc sử dụng GAS: tổng quát: một công cụ (2006) KTV không cần phải lấy mẫu kiểm toán hữu hiệu và hiệu quả cho mà có thể xem xét hết 100% dữ liệu giao kiểm toán CNTT hiện dịch, việc dữ liệu bị thay đổi bởi KTV nay cũng được hạn chế bởi GAS khóa dữ liệu dưới dạng chỉ đọc và sử dụng các KTV không thể thay chỉnh sửa dữ liệu nếu không được cấp quyền truy cập Sự phát triển của một hệ Chang et Đài Bàn luận về tầm quan trọng của việc phát thống kiểm toán máy tính al. (2008) Loan triển và sử dụng CAATs trở nên quan phù hợp với Đạo luật trọng hơn đối với ngành kiểm toán sau sự Sarbanes-Oxley phần ra đời của phần 404 Đạo luật Sarbanes- 404. Một nghiên cứu về Oxley (SOX 404). Kết quả cho thấy chu trình mua và chi tiêu CAATs giúp cải thiện hiệu quả công việc của hệ thống ERP. của các nhà quản lý cũng như các KTV độc lập bằng cách hỗ trợ phát hiện các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính và ngăn chặn các hoạt động gian lận Kỹ thuật kiểm toán có sự Omonuk Nigeria Kết quả cho thấy các công ty kiểm toán hỗ trợ của máy tính và & Oni không phải là Big4 ở Nigeria không sử chất lượng kiểm toán ở (2015) dụng hiệu quả CAATs để nâng cao chất các nước đang phát triển: lượng kiểm toán. Bằng chứng từ Nigeria Nhận thức của Kiểm toán Pham et al. Việt Nghiên cứu sử dụng mô hình gồm 4 nhân viên về việc Sử dụng và (2018) Nam tố: Loại hình DN, Số năm làm việc của Tầm quan trọng của kiểm KTV, chức vụ của KTV và năng lực sử toán CNTT tại Việt Nam dụng CNTT nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng tới việc sử CAATs ở các DN. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng CAATs 1161
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bối Tên bài nghiên cứu Tác giả Kết quả nghiên cứu chính cảnh được sử dụng rộng rãi trong cả kiểm toán kỹ thuật và kiểm toán hành chính đối với việc chuẩn bị tài liệu làm việc và lấy mẫu. Ngoài ra, lý do hàng đầu của việc sử dụng công nghệ kiểm toán là điều quan trọng là phải nâng cao chất lượng kiểm toán thông qua các công việc như: đánh giá rủi ro và lấy mẫu. Các nhân tố ảnh hưởng Pedrosa et Bồ Đào Những nhân tố chính ảnh hưởng đến việc đến việc áp dụng CAATs al. (2020) Nha chấp nhận và sử dụng CAATs là sự nhận thức về tính hữu ích của CAATs, kỳ vọng nỗ lực, những điều kiện hỗ trợ và số lượng KTV hành nghề trong công ty. Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả 3. Hàm ý nghiên cứu và thảo luận Qua việc lược khảo các nghiên cứu đi trước, nhóm tác đánh giá việc áp dụng CAATs tại Việt Nam ba nhóm điều kiện chính liên quan đến công nghệ, tổ chức và môi trường bên ngoài. 3.1 Điều kiện liên quan đến công nghệ Khả năng tương thích với công nghệ thông tin của khách hàng Đây được coi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn trên tất cả các công ty kiểm toán thuộc mọi quy mô. Theo Au & Enderwick (2000) công nghệ được phát triển bởi các công ty phần mềm nước ngoài có thể không tương thích khi áp dụng trong nước đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật - công nghệ hiện có. Một ví dụ điển hình là những công ty kiểm toán đa quốc gia đã gặp phải khó khăn về việc áp dụng CAATs khi hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau bởi những phần mềm CAATs họ sử dụng không thể tương thích với tất cả các loại phần cứng được sử dụng bởi khách hàng của họ (Kasparek, 1987). KTV được yêu cầu sử dụng công nghệ tương thích với hệ thống thông tin của khách hàng của họ để kiểm tra dữ liệu một cách hiệu quả về độ chính xác và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống kiểm soát nội bộ. Các công ty kiểm toán nhỏ hơn với những khách hàng có hệ thống ít phức tạp hơn ít có khả năng sử dụng CAATs hơn, nhưng họ vẫn nhận ra tầm quan trọng của khả năng tương thích công nghệ của họ với hệ thống thông tin của khách hàng. Các công ty kiểm toán lớn, thường thì khách hàng của họ sử dụng các hệ thống CNTT phức tạp, cho nên họ sẽ có xu hướng điều chỉnh năng lực công nghệ của họ cao hơn để làm cho CNTT của họ phù hợp với khách hàng. Lợi ích được nhận thức “Lợi ích được nhận thức'' là niềm tin của người áp dụng về khả năng công nghệ có thể cải thiện lợi ích kinh tế của tổ chức hoặc của con người (Au & Enderwick, 2000). Lợi ích có thể đến từ việc nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng, giảm chi phí, giành được thị phần. Các công ty kiểm toán lớn (Big4) nhận thức được những lợi ích tích cực trong việc việc sử dụng CAATs của các KTV và coi chúng như một lợi thế cạnh tranh trên thị trường kiểm toán trong dài hạn. Bên 1162
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 cạnh đó, việc sử dụng các công nghệ kiểm toán có thể sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh của tất cả các công ty kiểm toán trong thị trường kiểm toán (Dagilienė & Klovienė, 2019). 3.2 Điều kiện liên quan đến tổ chức Ý định sử dụng CAATs Bierstaker, Janvrin, & Lowe (2014) đề cập rằng các công ty Big 4 có thể có xu hướng để sử dụng CAATs và họ nhấn mạnh về nhu cầu nghiên cứu trong tương lai để hiểu các giới hạn trong việc sử dụng của các công ty nhỏ hơn. Số lượng KTV hành nghề thường phản ánh loại hình và độ phức tạp của CNTT mà khách hàng được chấp nhận và điều đó có thể dẫn đến việc sử dụng CAATs (Bierstaker et al., 2014). Các công ty có số lượng KTV hành nghề cao hơn sẽ có nhiều lợi thế về CNTT hơn để thực hiện các cuộc kiểm toán. Ngoài ra, hầu hết các công ty kiểm toán lớn thường hoạt động như các công ty đa quốc gia, có các chiến lược liên quan đến việc sử dụng CAATs trong công ty của họ (Al-Ansi, Ismail, & Al-Swidi, 2013). Do đó, ý định sử dụng CAATs có thể là xuất phát từ quyết định của các cấp quản lý. Thêm vào đó, các nhà quản lý càng cảm thấy việc sử dụng CAATs hữu ích, họ càng sẵn sàng có ý định sử dụng nó. Thái độ của kiểm toán viên Ngoài những nhân tố khách quan về phía DN trong việc áp dụng CAATs thì nhân tố chủ quan liên quan đến nguồn lực lao động của DN cũng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc áp dụng CAATs của DN. Trong đó, thái độ của KTV góp phần làm nên thành công của việc áp dụng CAATs với bất kỳ DN nào. Ý định sử dụng CNTT của KTV được thúc đẩy bởi tính hữu ích và dễ sử dụng của phần mềm kiểm toán (Pedrosa et al., 2020). Chau & Hu (2002) đã cung cấp bằng chứng rằng sự hữu ích được nhận thức ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng các hệ thống riêng biệt. Nếu phần mềm dễ sử dụng, KTV sẽ có xu hướng đến việc sử dụng nó. Nếu nó khó ngay từ đầu, nó sẽ cản trở việc sử dụng, do đó, KTV sẽ cần nhiều nỗ lực hơn để sử dụng nó. Nhiều nghiên cứu đưa ra bằng chứng cho thấy việc sử dụng CAATs sẽ cải thiện năng suất làm việc của cá nhân (Janvrin, Bierstaker, & Lowe, 2009; Janvrin, Lowe, & Bierstaker, 2008; Moorthy, Mohamed, Gopalan, & San, 2011). Khi việc sử dụng CAATs càng được xem là dễ sử dụng, nó sẽ càng cải thiện năng suất cá nhân hơn. Ngân sách vốn phân bổ cho công nghệ thông tin Các DN kiểm toán có ngân sách vốn lớn cho phép họ đầu tư mạnh vào việc triển khai và áp dụng CAATs. Lý do mà họ đầu tư ngân sách lớn vào việc áp dụng CAATs như vậy là bởi CAATs không chỉ làm tăng chất lượng cho các cuộc kiểm toán mà còn giảm thiểu được thời gian làm việc của các KTV (Banker, Chang, & Kao, 2002). Thực tế, khi ngân sách vốn đầu tư cho CNTT càng lớn, các công ty kiểm toán có thể tuyển dụng thêm những nhân viên CNTT cũng như đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống CNTT đồng thời tìm ra và giải quyết các vấn đề phát sinh đến CNTT một cách kịp thời và chính xác. Trình độ công nghệ thông tin của kiểm toán viên Kỹ năng công nghệ thông tin cũng rất quan trọng trong kỳ nguyên công nghệ hiện nay. Các KTV cũng cho rằng năng lực sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay rất quan trọng, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình áp dụng CAATs với bất kỳ DN kiểm toán nào bởi nếu các KTV không được đào tạo kỹ càng về CNTT thì việc áp dụng CAATs sẽ trở nên cực kỳ khó khăn và cho dù có áp dụng được thì rào cản trong việc tiếp thu cũng như sử dụng CAATs sẽ là rất lớn. Tóm lại, các DN kiểm toán hiện nay đặc biệt là ở Việt Nam đang yêu cầu nhiều hơn ở các KTV hay những sinh viên chuyên ngành kiểm toán phải tự trang bị cho bản thân kỹ năng CNTT 1163
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nhiều hơn để phù hợp với quá trình áp dụng CAATs tại Việt Nam. Khả năng ngôn ngữ của kiểm toán viên Sẽ ít bắt gặp vấn đề này ở các quốc gia phát triển, nơi tiếng Anh thật sự phát triển và sử dụng phổ biến. Nhưng đây lại là một vấn đề đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam hoặc các nước kém phát triển. Việc KTV có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng CAATs, không phải KTV nào cũng sử dụng tiếng Anh thành thạo và họ có xu hướng thích sử dụng các phần mềm có tích hợp ngôn ngữ mà quốc gia họ đang sinh sống vì chúng sẽ dễ sử dụng hơn (Temesgen, 2005). Nhưng hầu hết CAATs đều do các nhà cung cấp nước ngoài cung cấp và nó trở thành một rào cản, trở ngại đối với việc sử dụng phần mềm kiểm toán cũng như khuôn mẫu của các thủ tục là tiếng Anh. Không khó để nhận ra đây thực sự là vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng lại không quá lớn đối với các KTV của Big4 vì họ đã quen sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày và nó không phải là trở ngại quá lớn. Tuy nhiên ở các công ty kiểm toán không phải là Big4 hay công ty đa quốc gia, ngôn ngữ lại là một rào cản lớn với việc sử dụng CAATs. 3.3 Điều kiện liên quan đến môi trường bên ngoài Quy mô công ty được kiểm toán Quy mô cũng được coi là một yếu tố quan trọng trong việc hiểu bản chất của cấu trúc tổ chức và hành vi (Alawattage & Wickramasinghe, 2012; Otley, 2016). Điều này ngụ ý rằng các công ty kiểm toán cần phải chú ý đến quy mô của chính họ và quy mô của khách hàng khi lập chiến lược và kế hoạch kiểm toán bởi việc đánh giá tình trạng và xếp loại các công ty sẽ giúp cho việc kiểm toán dễ dàng và phù hợp hơn. Các công ty lớn có sự tiêu chuẩn hóa cũng như chuyên biệt hóa các quy trình kinh doanh của mình, nhưng những đặc điểm này ít quan trọng hơn ở các công ty nhỏ (Alawattage & Wickramasinghe, 2012); do đó, có thể nói rằng các khách hàng nhỏ có thể không thể cung cấp tất cả các thông tin cần thiết để có thể phân tích sâu hơn và áp dụng CAATs. Yêu cầu của các chuẩn mực kiểm toán Kết quả những nghiên cứu trước đây cho thấy, ở những nước phát triển, yêu cầu của các chuẩn mực kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các công ty kiểm toán áp dụng CAATs (Ahmi & Kent, 2012; O'Donnell & Jr, 2003). Tuy nhiên, trong bối cảnh các nước đang phát triển, Widuri, O’Connell, & Prem (2016) kết luận rằng yêu cầu của các chuẩn mực kiểm toán không phải là một yếu tố có ảnh hưởng đến việc công ty kiểm toán có áp dụng CNTT hay không. Kết quả phỏng vấn của các KTV được khảo sát tại BIG4 cho rằng “Việc chúng tôi áp dụng GAS là vì lợi ích thiết thực nó mang lại chứ không phải là vì yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán” (Widuri et al., 2016). Dựa trên kết quả trái ngược của các nghiên cứu trên thế giới, nhóm tác giả quyết định đưa yếu tố yêu cầu các chuẩn mực kiểm toán được đưa vào khung phân tích để đánh giá kết quả đối với bối cảnh Việt Nam. Nguồn lực về KTV có kỹ năng công nghệ thông tin trên thị trường lao động Việt Nam Nhóm tác giả nhận thấy, nền giáo dục chính quy của Việt Nam hiện nay chưa cung cấp đủ nguồn nhân lực kiểm toán có trình độ cao về CNTT cho các DN kiểm toán tại Việt Nam bởi lẽ hầu hết các chương trình bậc Đại học, Cao đẳng về kế toán - kiểm toán chỉ chú trọng việc đào tạo kiến thức căn bản và chuyên ngành, chưa thật sự có những chương trình đào tạo chuyên sâu về việc áp dụng CNTT. Phần lớn các KTV thiếu kiến thức về CNTT đặc biệt là ở các sinh viên mới tốt nghiệp, theo thống kê của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, có tới 2/3 sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán, kiểm toán chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng xét trên nhiều khía cạnh 1164
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 và đặc biệt là khía cạnh CNTT (Chánh & Thắng, 2019). Thêm vào đó, các DN kiểm toán đều đưa ra ý kiến cho rằng, họ cần nguồn nhân lực trẻ đã được đào tạo cụ thể về việc sử dụng phần mềm kiểm toán hay có những kiến thức nền tảng về CAATs nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình làm việc cũng như đào tạo nội bộ của công ty. Cuối cùng, việc áp dụng CAATs ở các DN phụ thuộc rất nhiều vào sự sẵn có cũng như chất lượng của các KTV có trình độ cao về CNTT trên thị trường lao động Việt Nam. Bảng 2: Các nhân tố tác động đến việc áp dụng CAATs ở Việt Nam Nhóm yếu tố Nhân tố Nguồn Khả năng tương thích với công nghệ Kasparek (1987); Au Điều kiện liên quan thông tin của khách hàng & Enderwick (2000) đến công nghệ Dagilienė & Klovienė Lợi ích được nhận thức (2019) Bierstaker, Janvrin, & Ý định sử dụng CAATs Lowe (2014) Thái độ của KTV Pedrosa et al. (2020) Điều kiện liên quan Ngân sách vốn phân bổ cho công nghệ Banker, Chang, & Kao đến tổ chức thông tin (2002) Trình độ công nghệ thông tin của KTV Temesgen (2005) Khả năng ngôn ngữ của KTV Widuri et al., (2016) Ahmi & Kent (2012); Yêu cầu của các chuẩn mực kiểm toán O'Donnell & Jr (2003) Điều kiện liên quan Chánh và Thắng Nguồn lực về KTV có kỹ năng CNTT đến môi trường bên (2019) ngoài Alawattage & Quy mô công ty được kiểm toán Wickramasinghe (2012) Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả 4. Kết luận và kiến nghị Việc áp dụng CAATs ngày càng đã trở nên cần thiết cho các công ty kiểm toán trong việc nâng cao quy trình kiểm toán của mình giúp KTV đưa ra ý kiến đánh giá độc lập và chất lượng hơn nhờ sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu của tổ chức, chủ yếu là các tài liệu dưới dạng điện tử. Mục đích chính của bài viết này là chỉ ra những yếu tố, điều kiện, thực trạng của việc áp dụng CAATs và cũng như đề ra các biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng sử dụng không chỉ ở các doanh nghiệp kiểm toán lớn mà còn ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Việc sử dụng CAATs là tương đối mới đối với thực tiễn kiểm toán. Để có thể áp dụng một cách có hiệu quả chúng ta cần cải thiện và thực hiện các phân tích cụ thể các yếu tố liên quan đến tổ chức, môi trường, công nghệ và năng lực của KTV để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội trong thời kỳ công nghệ số… Không những thế cần áp dụng các giải pháp mang tính mang tính thiết thực hơn để phát huy được thế mạnh của CAATs trong kiểm toán giúp KTV giảm bớt các công việc thủ công gây mất thời gian và tiêu tốn nguồn nhân lực. Dựa trên kết quả nghiên cứu của bài, nhóm tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hỗ trợ và nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ cho các doanh nghiệp và các bên liên quan như sau: Các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán cũng cần phải học tập, thu thập tri thức mới về các mô 1165
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 hình tổ chức doanh nghiệp trong lĩnh vực của mình có sự ứng dụng của các công nghệ mới này. Bên cạnh đó, khả năng thu hồi vốn đầu tư từ những khoản đầu tư phát sinh từ quá trình thay đổi mô hình tổ chức, ứng dụng công nghệ 4.0 cũng là một vấn đề các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán cần cân nhắc thận trọng. Các xu hướng mới trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán cũng đặt ra yêu cầu phát triển mới các nhóm kỹ năng cần thiết cho các KTV. Bên cạnh những kiến thức chuyên môn sâu của các nghiệp vụ kế toán - kiểm toán, các KTV trong tương lai cũng cần các kỹ năng và kiến thức về luật pháp, CNTT, truyền thông và quản lý. Điều đó đặt ra yêu cầu cho các cơ sở đào tạo và bản thân doanh nghiệp thay đổi các chương trình đào tạo và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực kế toán, kiểm toán. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Abu-Musa, A. A. (2004). Auditing e-business: new challenges for external auditors. Journal of American Academy of Business, 4(1), 28-41. [2] Ahmi, A., & Kent, S. (2012). The utilisation of generalized audit software (GAS) by external auditors. Managerial Auditing Journal, 28(2), 88-113. doi:10.1108/02686901311284522 [3] Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Orgnizational Behavior and Human Decision Processes, 50, 179ΓÇô211. [4] Ajzen, I., & Fishbein, M. (1975). A Bayesian analysis of attribution processes. Psychological Bulletin, 82(2), 261. [5] Al-Ansi, A. A., Ismail, N. A. B., & Al-Swidi, A. K. (2013). The effect of IT knowledge and IT training on the IT utilization among external auditors: Evidence from Yemen. Asian Social Science, 9(10), 307-323. doi:10.5539/ass.v9n10p307 [6] Alawattage, C., & Wickramasinghe, D. (2012). Management accounting change: approaches and perspectives: Routledge. [7] Au, A. K., & Enderwick, P. (2000). A cognitive model on attitude towards technology adoption. Journal of Managerial Psychology. [8] Banker, R. D., Chang, H., & Kao, Y.-c. (2002). Reply to Discussion of Impact of Information Technology on Public Accounting Firm Productivity. Journal of Information Systems, 16(2), 227-229. doi:10.2308/jis.2002.16.2.227 [9] Bierstaker, J., Janvrin, D., & Lowe, D. J. (2014). What factors influence auditors' use of computer-assisted audit techniques? Advances in Accounting, 30(1), 67-74. [10] Bierstaker, J. L., Burnaby, P., & Thibodeau, J. (2001). The impact of information technology on the audit process: an assessment of the state of the art and implications for the future. Managerial Auditing Journal. [11] Braun, R. L., & Davis, H. E. (2003). Computer-assisted audit tools and techniques: Analysis and perspectives. Managerial Auditing Journal, 18(9), 725-731. doi:10.1108/02686900310500488 [12] Caglio, A. (2003). Enterprise resource planning systems and accountants: towards hybridization? European Accounting Review, 12(1), 123-153. [13] Chang, S. I., Wu, C. C., & Chang, I. C. (2008). The development of a computer auditing system sufficient for Sarbanes-Oxley section 404-A study on the purchasing and expenditure cycle of the ERP system. Information Systems Management, 25(3), 211-229. doi:10.1080/10580530802151145 1166
  13. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [14] Chánh, N. H., & Thắng, L. Đ. (2019). Phát triển ngành kế toán, kiểm toán Việt Nam thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0. Tạp chí Tài chính, 8. [15] Chau, P. Y., & Hu, P. J. (2002). Examining a model of information technology acceptance by individual professionals: An exploratory study. Journal of management information systems, 18(4), 191-229. [16] Ciprian-Costel, M. (2014). Arguments on using computer-assisted audit techniques (Caat) and business intelligence to improve the work of the financial auditor. Management Strategies Journal, 26(4), 212-220. [17] Dagilienė, L., & Klovienė, L. (2019). Motivation to use big data and big data analytics in external auditing. Managerial Auditing Journal, 34, 750-782. doi:10.1108/MAJ-01-2018- 1773 [18] Davis, F. D. (1989). Technology Acceptance Model: TAM. Information Seeking Behavior and Technology Adoption, 205-219. [19] Debreceny, R., Lee, S. L., Neo, W., & Shuling Toh, J. (2005). Employing generalized audit software in the financial services sector: Challenges and opportunities. Managerial Auditing Journal, 20(6), 605-618. doi:10.1108/02686900510606092 [20] Đỗ, T. T. T. (2020). Sự kết hợp của Công cụ thông minh trong kinh doanh và CAATs trong kiểm toán tài chính. Retrieved from http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/su-ket-hop- cua-cong-cu-thong-minh-trong-kinh-doanh-va-caats-trong-kiem-toan-tai-chinh-71048.htm [21] Hoa, N. T. T. (2017). Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh. (Master's Theses), Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Retrieved from http://opac.ueh.edu.vn/record=b1024325~S8 [22] Hương, H. T. (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh. (Master's Theses), Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Retrieved from http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/48715 [23] Janvrin, D., Bierstaker, J., & Lowe, D. J. (2009). An investigation of factors influencing the use of computer-related audit procedures. Journal of Information Systems, 23(1), 97-118. [24] Janvrin, D., Lowe, D. J., & Bierstaker, J. (2008). Auditor acceptance of computer-assisted audit techniques. Iowa State University, Arizona State University and Villanova University, 4. [25] Janvrin, D. J., Mascha, M. F., & Lamboy-Ruiz, M. A. (2020). SOX 404 (b) Audits: Evidence from Auditing the Financial Close Process of the Accounting System. Journal of Information Systems, 34(3), 77-103. [26] Kasparek, W. (1987). Applying Computer-Assisted Audit Techniques Overseas. Internal Auditing, 3(2), 64. [27] Katamba, A. B., Voon, A. Y. S., Min, H. S., & Seow, H. V. (2017). Information systems utilisation by external auditors in Tanzania. Review of Integrative Business and Economics Research, 6(4), 377. [28] Legris, P., Ingham, J., & Collerette, P. (2003). Why do people use information technology? A critical review of the technology acceptance model. Information & management, 40(3), 191- 204. [29] Lin, C. W., & Wang, C. H. (2011). A selection model for auditing software. Industrial Management and Data Systems, 111(5), 776-790. doi:10.1108/02635571111137304 1167
  14. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [30] Moorthy, M. K., Mohamed, A. S. Z., Gopalan, M., & San, L. H. (2011). The impact of information technology on internal auditing. African Journal of Business Management, 5(9), 3523-3539. [31] O'Donnell, E., & Jr, J. J. S. (2003). The influence of business‐process‐focused audit support software on analytical procedures judgments. AUDITING: A Journal of Practice & Theory, 22(2), 265-279. [32] Omonuk, J. B., & Oni, A. A. (2015). Computer assisted audit techniques and audit quality in developing countries: Evidence from Nigeria. Journal of Internet Banking and Commerce, 20(3), 1-17. doi:10.4172/1204-5357.1000127 [33] Otley, D. (2016). The contingency theory of management accounting and control: 1980-2014. Management accounting research, 31, 45-62. [34] Pedrosa, I., & Costa, C. (2010). Computer assisted Audit Tools in real world: Idea applications and approache's in real context. Paper presented at the Proc. of the IADIS Int. Conf. Intelligent Systems and Agents 2010, Proc. of the IADIS European Conference on Data Mining 2010, Part of the MCCSIS 2010. [35] Pedrosa, I., Costa, C. J., & Aparicio, M. (2020). Determinants adoption of computer-assisted auditing tools (CAATs). Cognition, Technology & Work, 22(3), 565-583. [36] Pham, B. N., Nguyen, T. Q., Tran, M. D., & Nguyen, T. T. P. (2018). Auditor's Perception of Usage and Importance of Audit Technology in Vietnam. Retrieved from https://www.researchgate.net/publication/329314387_Auditor's_Perception_of_Usage_and_I mportance_of_Audit_Technology_in_Vietnam [37] Ramen, M., Jugurnath, B., & Ramhit, P. (2015). UTR-CTOE: a new paradigm explaining CAATs adoption. Journal of Modern Accounting and Auditing, 11(12), 615-631. [38] Scapens, R. W., & Jazayeri, M. (2003). ERP systems and management accounting change: opportunities or impacts? A research note. European Accounting Review, 12(1), 201-233. [39] Singleton, T. W. (2006). Eneralized audit software: Effective and efficient tool for today's IT audits. ISACA Journal Online, 1(3), 1-3. [40] Temesgen, Z. B. (2004). Determinants for Effective Application of Software in Computer Assisted Auditing Techniques (CAATs) (Dissertation). Retrieved from http://urn.kb.se/resolve?urn=urn:nbn:se:bth-1588. [41] Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., & Davis, F. D. (2003). User acceptance of information technology: Toward a unified view. MIS quarterly, 425-478. [42] Vũ, H. Y. (2020). Chuyển Đổi Số Trong Kế Toán, Kiểm Toán Hiện Nay – Thực Trạng Và Kiến Nghị. Paper presented at the Kế toán- Kiểm toán: Thực trạng và tương lai trong bối cảnh chuyển đổi số, Hồ Chí Minh. [43] Widuri, R., O'Connell, B., & Prem, W. S. Y. (2016). Adopting generalized audit software: an Indonesian perspective. Managerial Auditing Journal, 31(8-9), 821-847. [44] Zainol, S. S., Samsuri, A. S., Tunku Arifin, T. R., Hussin, S., Othman, M. S., & Jie, S. J. (2017). Determinants of computer assisted audit techniques (Caats) adoption. A study in small and medium practices in Malaysia. European Journal of Business and Social Sciences, 6(2), 135-150. 1168
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2