intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý nợ công: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:180

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của cuốn “Nghiệp vụ Quản lý nợ công” nhằm trang bị các kiến thức tổng quan về nợ công nói chung và nghiệp vụ nợ công tại Việt Nam, cũng như một số kỹ năng thiết yếu cho các đối tượng là các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, giám sát, sử dụng nguồn vốn thuộc nợ công và những độc giả khác muốn tìm hiểu, nghiên cứu về quản lý nợ công ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý nợ công: Phần 1

  1. [2]
  2. L I NÓI Đ U N gày 23 tháng 11 năm 2017, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 nhằm thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý nợ công an toàn, bền vững, hiệu quả, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới. Thực hiện Quyết định số 952/QĐ-BTC ngày 19/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Quản lý nợ công của Bộ Tài chính, Quyết định số 2055/QĐ-BTC ngày 12/11/2018 về kế hoạch triển khai chương trình đào tạo tập huấn về nghiệp vụ quản lý nợ công, Bộ Tài chính xây dựng cuốn “Nghiệp vụ Quản lý nợ công”. Mục tiêu của cuốn “Nghiệp vụ Quản lý nợ công” nhằm trang bị các kiến thức tổng quan về nợ công nói chung và nghiệp vụ nợ công tại Việt Nam, cũng như một số kỹ năng thiết yếu cho các đối tượng là các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, giám sát, sử dụng nguồn vốn thuộc nợ công và những độc giả khác muốn tìm hiểu, nghiên cứu về quản lý nợ công ở Việt Nam. Các nội dung của tài liệu này tôn trọng tính khách quan của các tài liệu được tham khảo cũng như ý kiến các cơ quan được tham vấn, các chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Phát triển châu Á, kinh nghiệm thực tiễn ở các nước. Các nhận định, ý kiến trong tài liệu này không phải là ý kiến chủ quan của Bộ Tài chính mà nhằm cung cấp thông tin tham khảo khách quan cho các độc giả quan tâm về quản lý nợ công. BỘ TÀI CHÍNH [3]
  3. M CL C DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................13 DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................15 DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................16 CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG VÀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG............................................................................17 1. Khái quát về nợ công và nghiệp vụ quản lý nợ công .......................18 1.1 Khái niệm, phạm vi và phân loại nợ công ..............................................18 1.1.1 Khái niệm......................................................................................18 1.1.2 Phạm vi nợ công theo quy định của Việt Nam..............................19 1.1.3 Phân loại nợ công.........................................................................20 1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới nợ công ...............................................23 1.2 Quản lý nợ công và các nghiệp vụ chính ................................................26 1.2.1 Cơ sở lý luận.................................................................................26 1.2.2 Cơ sở thực tiễn..............................................................................27 2. Quản lý nợ công tại Việt Nam qua các giai đoạn .............................32 2.1 Giai đoạn trước Luật Quản lý nợ công 2009...........................................32 2.1.1 Về khuôn khổ pháp luật ................................................................32 2.1.2 Về thực tiễn quản lý nợ .................................................................33 2.2 Giai đoạn triển khai thực hiện Luật Quản lý nợ công 2009....................35 2.2.1 Về khuôn khổ pháp luật ................................................................36 2.2.2 Về thực tiễn quản lý nợ .................................................................36 2.3 Giai đoạn triển khai Luật Quản lý nợ công năm 2017 ............................40 2.3.1 Một số điểm chính của Luật quản lý nợ công 2017......................40 2.3.2 Mối liên hệ giữa quản lý nợ công và đầu tư công ........................41 [4]
  4. 3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ công và bài học cho Việt Nam........................................................................................43 3.1 Một số kinh nghiệm quốc tế....................................................................43 3.1.1 Về phạm vi nợ công ......................................................................43 3.1.2 Về mục tiêu quản lý nợ công.........................................................49 3.1.3 Về hệ thống các chỉ tiêu an toàn nợ công.....................................50 3.1.4 Mô hình tổ chức cơ quan quản lý nợ công ...................................58 3.2 Bài học rút ra cho Việt Nam....................................................................60 3.2.1 Xác định mục tiêu quản lý nợ và chiến lược quản lý nợ cho từng giai đoạn phát triển KT-XH, trong đó xác định cụ thể các chỉ tiêu an toàn nợ .....................................................................................60 3.2.2 Hình thành cơ quan quản lý nợ thống nhất .................................61 3.2.3 Phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ............................................................................................62 3.2.4 Yêu cầu đặt ra về nguồn nhân lực và hệ thống cơ sở hạ tầng để nâng cao năng lực quản lý nợ công.........................................63 Phụ lục 1: Một số văn bản pháp lý về quản lý nợ công..................................65 Phụ lục 2: Khuôn khổ Tái cơ cấu nợ của Việt Nam .......................................68 CHUYÊN ĐỀ 2: CÔNG CỤ QUẢN LÝ NỢ CÔNG .........................73 1. Tổng quan về công cụ quản lý Nhà nước về nợ công.......................74 1.1 Mục tiêu quản lý nợ công........................................................................74 1.1.1 Khái quát về mục tiêu quản lý nợ công ........................................74 1.1.2 Mục tiêu quản lý nợ công tại Việt Nam ........................................77 1.2 Vai trò của các công cụ quản lý nợ công.................................................78 2. Phân loại công cụ quản lý nợ công ....................................................79 2.1 Nhóm các chỉ tiêu an toàn nợ công .........................................................79 2.2 Các kế hoạch vay, trả nợ công ................................................................80 2.3 Các hạn mức vay nợ................................................................................80 3. Xây dựng và tổ chức thực hiện các công cụ quản lý nợ công..........81 [5]
  5. 3.1 Chiến lược quản lý nợ công ....................................................................82 3.1.1 Yêu cầu xây dựng chiến lược quản lý nợ công .............................82 3.1.2 Thực tiễn xây dựng Chiến lược quản lý nợ giai đoạn 2011 - 2020 ...................................................................................83 3.1.3 Nội dung chủ yếu của Chiến lược quản lý nợ công giai đoạn 2011 - 2020 ..................................................................................84 3.1.4 Bài học rút ra................................................................................88 3.2 Kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm ..........................................................88 3.3 Chương trình quản lý nợ công 03 năm ...................................................93 3.4 Kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm ......................................................99 3.5 Mối quan hệ giữa kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm, chương trình quản lý nợ công 03 năm và kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm.........104 Phụ lục 1: Đặc trưng chi phí, rủi ro của công cụ huy động nợ khác ............107 Phụ lục 2: Trình tự lập kế hoạch vay, trả nợ công.........................................111 CHUYÊN ĐỀ 3: BẢO ĐẢM KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CÔNG .........................................................................................................119 1. Các vấn đề chung về bảo đảm khả năng trả nợ..............................119 1.1 Bảo đảm khả năng trả nợ và mối quan hệ với kinh tế vĩ mô.................119 1.2 Đánh giá tính bền vững nợ công ...........................................................121 1.3 Khung đánh giá tính bền vững nợ đối với Việt Nam ............................122 1.4 Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm khả năng trả nợ công .....127 2. Quản lý rủi ro nợ công......................................................................129 2.1 Nhận diện và đánh giá rủi ro nợ công ...................................................130 2.2 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro ..........................................................133 2.3 Nguyên tắc xử lý rủi ro và biện pháp xử lý rủi ro đối với nợ công.......136 3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro, bảo đảm khả năng trả nợ công .........................................................................................137 Phụ lục: Khung phân tích tính bền vững nợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới cho quốc gia thu nhập thấp (LIC DSF)...................144 [6]
  6. CHUYÊN ĐỀ 4: HUY ĐỘNG VỐN VAY CỦA CHÍNH PHỦ ...................................................................................................153 1. Tổng quan về huy động vốn vay của Chính phủ............................154 1.1 Những vấn đề chung về huy động vốn vay của Chính phủ ..................154 1.1.1 Thâm hụt ngân sách với vai trò là nguồn gốc của nợ công và nhu cầu vay nợ .......................................................................154 1.1.2 Huy động vốn vay trong nước và huy động vốn vay nước ngoài của Chính phủ.............................................................................156 1.2 Các hình thức huy động vốn vay của Chính phủ ..................................157 1.2.1 Phân loại theo nguồn huy động và hình thức huy động:............157 1.2.2 Phân loại theo mục đích sử dụng: ..............................................158 1.3 Tóm tắt quy trình thực hiện huy động vốn vay của Chính phủ.............158 1.3.1 Căn cứ huy động vốn vay Chính phủ .........................................158 1.3.2 Tổ chức huy động vốn vay của Chính phủ..................................159 2. Đánh giá tình hình huy động vốn vay của Chính phủ thời gian qua ......................................................................................162 2.1 Huy động vốn vay của Chính phủ qua các giai đoạn............................162 2.1.1 Tình hình chung về vốn vay Chính phủ giai đoạn trước 1993...................................................................................162 2.1.2 Huy động vốn vay nợ công giai đoạn 1993 - 2000.....................163 2.1.3 Huy động vốn vay Chính phủ giai đoạn 2001 - 2009 .................164 2.1.4 Huy động vốn vay của Chính phủ giai đoạn từ 2010 - 2015 .................................................................................166 2.1.5 Huy động vốn vay của Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020 ..........167 2.2 Huy động vốn vay trong nước và vay nước ngoài ................................167 2.2.1 Huy động vốn vay trong nước của Chính phủ ............................168 2.2.2 Huy động vốn vay nước ngoài của Chính phủ............................172 3. Những vấn đề đặt ra đối với công tác huy động vốn vay của Chính phủ trong thời gian tới ..........................................................176 [7]
  7. CHUYÊN ĐỀ 5: CHO VAY LẠI VỐN VAY NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ.......................................................................................179 1. Tổng quan về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ ..........................................................................................180 1.1 Quy định pháp luật về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ..............................................................................................180 1.2 Mục đích cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ....................180 1.3 Phương thức cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ: .............181 1.4 Đối tượng được vay lại và cơ quan cho vay lại ....................................182 1.4.1 Đối tượng được vay lại:..............................................................182 1.4.2 Cơ quan cho vay lại ....................................................................182 2. Các điều kiện cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ với từng đối tượng.............................................................................184 2.1 UBND cấp tỉnh vay lại..........................................................................184 2.2 Đơn vị sự nghiệp công lập vay lại.........................................................186 2.3 Doanh nghiệp vay lại ............................................................................187 3. Quy trình, thủ tục cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ ..........................................................................................189 3.1 Thẩm định cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ..................189 3.2 Hợp đồng cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và ủy quyền cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ ....................192 3.3 Tài sản đảm bảo ....................................................................................192 4. Quản lý cho vay lại............................................................................193 4.1 Quản lý vốn vay lại ...............................................................................193 4.2 Quản lý thu hồi nợ vay lại.....................................................................193 4.3 Quản lý tài sản đảm bảo........................................................................193 4.4 Chế độ báo cáo......................................................................................193 4.5 Kiểm tra giám sát ..................................................................................194 4.6 Quản lý và xử lý rủi ro ..........................................................................194 [8]
  8. 5. Một số vấn đề thực tiễn cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và đề xuất giải pháp hoàn thiện trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế..........................................................................196 5.1 Một số vấn đề thực tiễn cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ..............................................................................................196 5.2 Giải pháp hoàn thiện công tác cho vay lại trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế..............................................................................199 5.2.1 Điều chỉnh tăng mức bội chi thực tế hàng năm của NSĐP tương ứng với nhu cầu vay lại của NSĐP ..................................199 5.2.2 Tách biệt rõ đối tượng được NSNN cấp phát 100% hoặc cho vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ: .........200 5.2.3 Đẩy mạnh tiến trình tăng mức độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập: .....................................................................................201 CHUYÊN ĐỀ 6: QUẢN LÝ NỢ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ...............................................................................................205 1. Tổng quan về quản lý nợ chính quyền địa phương .......................205 1.1 Vai trò của nợ chính quyền địa phương ................................................205 1.2 Quy định pháp luật về quản lý nợ CQĐP .............................................206 2. Xây dựng kế hoạch vay, trả nợ 05 năm; Chương trình quản lý nợ 03 năm và Kế hoạch vay, trả nợ hàng năm của CQĐP............207 2.1 Xây dựng kế hoạch vay, trả nợ 05 năm.................................................207 2.2 Chương trình quản lý nợ 03 năm ..........................................................209 2.3 Kế hoạch vay, trả nợ hàng năm .............................................................210 3. Tổ chức thực hiện kế hoạch vay, trả nợ của CQĐP.......................213 3.1 Thực hiện vay........................................................................................213 3.2 Trả nợ vay .............................................................................................215 4. Kế toán, kiểm toán, báo cáo và công bố thông tin nợ của CQĐP ..........................................................................................216 4.1 Kế toán nợ của CQĐP...........................................................................216 [9]
  9. 4.2 Kiểm toán nợ của CQĐP.......................................................................216 4.3 Báo cáo nợ của CQĐP ..........................................................................216 4.4 Công bố thông tin về nợ của CQĐP......................................................217 5. Thực tiễn quản lý nợ CQĐP.............................................................218 5.1 Khái quát về quy mô nợ CQĐP ............................................................218 5.2 Tổ chức quản lý nợ CQĐP hiện nay .....................................................219 Phụ lục 1: Trình tự lập kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ..................................................................................223 Phụ lục 2: Trình tự lập kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm ...........................224 Phụ lục 3: Trình tự lập Chương trình quản lý nợ 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ..................................................................................227 Phụ lục 4: Trình tự tổ chức phát hành trái phiếu CQĐP...............................229 CHUYÊN ĐỀ 7: QUẢN LÝ NỢ ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH .....................................................................................................235 1. Tổng quan về nợ được chính phủ bảo lãnh ....................................235 1.1 Vai trò, ý nghĩa của nợ được Chính phủ bảo lãnh đối với nền kinh tế......235 1.2 Pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ ..................................236 1.3 Một số khái niệm liên quan đến bảo lãnh Chính phủ............................236 1.4 Nhiệm vụ của các cơ quan trong công tác cấp và quản lý nợ được Chính phủ bảo lãnh ...............................................................................237 2. Quy trình, thủ tục cấp và quản lý nợ được chính phủ bảo lãnh..............................................................................................239 2.1 Cấp bảo lãnh Chính phủ........................................................................239 2.1.1 Đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư ............................239 2.1.2 Đối với hai Ngân hàng Chính sách ............................................241 2.2 Quản lý nợ Chính phủ bảo lãnh ............................................................242 2.2.1 Quản lý bảo lãnh đối với các khoản vay, phát hành trái phiếu để thực hiện dự án đầu tư ...........................................................242 2.2.2 Đối với hai ngân hàng chính sách ..............................................246 [10]
  10. 3. Thực tiễn quản lý nợ được Chính phủ bảo lãnh ............................247 3.1 Đối với công tác cấp bảo lãnh Chính phủ .............................................248 3.1.1 Những mặt đạt được ...................................................................248 3.1.2 Tồn tại.........................................................................................250 3.2 Đối với công tác quản lý bảo lãnh Chính phủ.......................................251 4. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ được Chính phủ bảo lãnh ......252 4.1 Quản lý nợ được Chính phủ bảo lãnh tại một số nước .........................252 4.1.1 Thái Lan......................................................................................252 4.1.2 Ấn Độ ..........................................................................................253 4.1.3 Jamaica.......................................................................................253 4.2 Một số bài học kinh nghiệm..................................................................254 Phụ lục: Tham khảo kinh nghiệm quốc tế về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ .....................................................................................................255 CHUYÊN ĐỀ 8: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ BÁO CÁO THÔNG TIN VỀ NỢ CÔNG....................................................................263 1. Kế toán nợ chính phủ........................................................................263 1.1 Tổng quan về kế toán nợ chính phủ ......................................................263 1.1.1 Phạm vi nợ Chính phủ ................................................................263 1.1.2 Kế toán nợ Chính phủ.................................................................264 1.2 Phương pháp kế toán nợ chính phủ.......................................................267 1.2.1 Phương pháp kế toán nợ Chính phủ dự án sử dụng vốn vay......267 1.2.2 Kế toán các khoản nợ Chính phủ tại dự án, đơn vị là Ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công......................................291 1.2.3 Báo cáo thông tin nợ Chính phủ theo quy định của chế độ kế toán.........................................................................................298 2. Kiểm toán nợ công ............................................................................300 2.1 Khái niệm, bản chất và đối tượng của kiểm toán..................................300 2.1.1 Khái niệm kiểm toán:..................................................................300 2.1.2 Bản chất và đối tượng của kiểm toán:........................................301 [11]
  11. 2.2 Phân loại kiểm toán...............................................................................301 2.2.1 Mục đích kiểm toán.....................................................................301 2.2.2 Hình thức tổ chức kiểm toán.......................................................302 2.3 Quy định pháp luật về kiểm toán liên quan đến lĩnh vực quản lý nợ công..................................................................................................305 2.3.1 Quy định tại Luật quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến việc kiểm toán..................................................305 2.3.2 Quy định tại Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến lĩnh vực kiểm toán................................................................308 2.3.3 Một số nội dung hướng dẫn của Bộ Tài chính ...........................308 2.3.4 Quy định tại Luật kiểm toán Nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến lĩnh vực kiểm toán .........................311 2.3.5 Quy định về kiểm toán độc lập và các văn bản hướng dẫn ........317 2.3.6 Quy định về kiểm toán nội bộ và các văn bản hướng dẫn liên quan .....................................................................................322 3. Báo cáo thông tin nợ công ................................................................324 3.1 Quy định về báo cáo, công bố thông tin nợ công..................................324 3.1.1 Luật quản lý nợ công 2017 .........................................................324 3.1.2 Hướng dẫn của Bộ Tài chính......................................................326 3.2 Triển khai thực hiện báo cáo công bố thông tin nợ công ......................328 3.2.1 Về phạm vi số liệu.......................................................................328 3.2.2 Nội dung chính của Bản tin ........................................................329 3.3 Kinh nghiệm quốc tế về công bố thông tin nợ công .............................329 LỜI CẢM ƠN..........................................................................................333 [12]
  12. DANH M C T VI T T T BHXH : Bảo hiểm Xã hội BLCP : Bảo lãnh Chính phủ Bộ KH&ĐT : Bộ Kế hoạch và Đầu tư CĐKT : Chế độ kế toán CPIA : Đánh giá chất lượng thể chế và chính sách CQĐP : Chính quyền địa phương Cục QLN&TCĐN : Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại CSDL : Cơ sở dữ liệu DPRR : Dự phòng rủi ro DMO : Văn phòng quản lý nợ DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DSA : Đánh giá bền vững nợ - Debt sustainability analysis EDSA : Đánh giá bền vững nợ nước ngoài quốc gia - External debt sustainability analysis HĐND : Hội đồng nhân dân IMF : Quỹ Tiền tệ quốc tế KBNN : Kho bạc nhà nước KT-XH : Kinh tế - xã hội LIC DSF : Khung phân tích bền vững nợ cho quốc gia thu nhập thấp - Low income countries Debt sustainability framework NSĐP : Ngân sách địa phương NSNN : Ngân sách Nhà nước NSTW : Ngân sách trung ương [13]
  13. ODA : Vốn hỗ trợ phát triển chính thức OECD : Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế PDSA : Đánh giá bền vững nợ công - Public debt sustainability analysis TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân UNCTAD : Hội nghị Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển Vụ NSNN : Vụ Ngân sách Nhà nước WB : Ngân hàng Thế giới [14]
  14. DANH M C B NG BI U Bảng 1: So sánh phạm vi xác định nợ công.................................................................45 Bảng 2: So sánh phạm vi nợ của một số quốc gia .......................................................47 Bảng 3: Tái cơ cấu nợ với các nước chủ nợ không phải thành viên câu lạc bộ Paris.....71 Bảng 4: Tái cơ cấu nợ mới sau khi tái cơ cấu nợ cũ ....................................................72 Bảng 5: Đặc điểm chi phí rủi ro các nguồn vốn vay..................................................107 Bảng 6: Các chỉ tiêu đo lường khả năng trả nợ và khả năng thanh khoản.................146 Bảng 7: Mức trần an toàn các chỉ tiêu nợ theo LIC DSF 2012..................................147 Bảng 8: Huy động nợ công giai đoạn 2010 - 2015 ....................................................166 Bảng 9: Kinh nghiệm quốc tế về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ........................255 Bảng 10: Chứng từ kế toán vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ ...........................269 Bảng 11: Mã ký tự kế toán.........................................................................................269 Bảng 12: Mã tài khoản kế toán ..................................................................................270 [15]
  15. DANH M C HÌNH V Hình 1: Dư nợ Chính phủ so với GDP giảm mạnh giai đoạn 1993 - 2000..................34 Hình 2: Sơ đồ phạm vi nợ công theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế..........................................44 Hình 3: Nội dung chương trình quản lý nợ công 03 năm ............................................95 Hình 4: Trình tự lập chương trình quản lý nợ công 3 năm ..........................................96 Hình 5: Nội dung lập phương án vay, trả nợ 03 năm...................................................97 Hình 6: Dư nợ chính phủ và nợ quá hạn giai đoạn 1993 - 2000................................164 Hình 7: Dư nợ công giai đoạn 2001 - 2009 ...............................................................165 Hình 8: Cơ cấu kỳ hạn phát hành TPCP ....................................................................169 Hình 9: Diễn biến kỳ hạn, lãi suất phát hành TPCP ..................................................170 [16]
  16. CHUYÊN ĐỀ 1 T NG QUAN V N CÔNG VÀ QU N LÝ N CÔNG T rong các giai đoạn KT-XH phát triển ổn định và bền vững, vay nợ và nợ công được nhìn nhận như một công cụ hữu hiệu của Chính phủ để giải quyết các hạn chế của tiết kiệm quốc gia sử dụng cho đầu tư phát triển thông qua huy động các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước, phát triển thị trường vốn trong nước, là yếu tố tác động đến các quyết sách của Chính phủ cho phát triển kinh tế xã hội, phúc lợi xã hội, việc làm... Đối với các tổ chức quốc tế và các quốc gia cho vay, nguồn tiền và các lợi ích đi kèm với cho vay Chính phủ được xem như công cụ để đa dạng hóa danh mục đầu tư phòng tránh rủi ro, hỗ trợ giải quyết các vấn đề toàn cầu như xóa đói giảm nghèo, biến đổi khí hậu, già hóa dân số…, góp phần vào tăng trưởng và phát triền chung của thế giới. Tuy nhiên, trong các giai đoạn khủng hoảng, nợ công và gánh nặng nợ của một quốc gia gắn chặt với các khoản nợ quá hạn, thắt chặt chi tiêu Chính phủ, suy giảm trợ cấp xã hội, sụp đổ của hệ thống ngân hàng, khủng hoảng tỷ giá và phá giá đồng nội tệ, lạm phát phi mã… gây nên bất ổn của nền kinh tế. Mục tiêu của chuyên đề là cung cấp cho đối tượng có liên quan các khái niệm cơ bản về nợ công, công tác quản lý nợ công thông qua các nghiệp vụ quản lý nợ công tại Việt Nam và một số kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ công. Nội dung chi tiết về từng nghiệp vụ quản lý sẽ được trình bày tại các chuyên đề tiếp theo. Chuyên đề này bao gồm 03 phần: - Phần 1 - Khái quát về nợ công và nghiệp vụ quản lý nợ công, bao gồm các định nghĩa, phạm vi, phân loại và các yếu tố ảnh hưởng đến nợ công. - Phần 2 - Quản lý nợ công tại Việt Nam qua các giai đoạn, nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về bước phát triển của công tác quản lý nợ tại Việt Nam, [17]
  17. CỤC QUẢN LÝ NỢ & TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI qua đó giúp người đọc có cái nhìn sâu hơn về công tác quản lý nợ công hiện tại, đồng thời gợi mở các vấn đề cho hiện đại hóa công tác quản lý nợ công, trong đó có yêu cầu về nguồn nhân lực và các nguồn lực khác cho tương lai. - Phần 3 - Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ công và bài học cho Việt Nam đề cập đến các kinh nghiệm quốc tế về nợ công cũng như bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Phạm vi của phần 3 giới hạn trong các nội dung nêu tại chuyên đề này; các nội dung kinh nghiệm quốc tế cụ thể đối với từng nghiệp vụ và công tác quản lý nợ thuộc các chuyên đề tiếp theo. 1. KHÁI QUÁT VỀ NỢ CÔNG VÀ NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NỢ CÔNG 1.1 Khái niệm, phạm vi và phân loại nợ công 1.1.1 Khái niệm Hiện nay, trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về nợ công tùy vào bối cảnh lịch sử, quy mô nền kinh tế của mỗi nước. Tuy nhiên, phần lớn các cách hiểu về nợ công đều có điểm chung là trong cấu phần nợ công sẽ bao gồm cấu phần nợ của Chính phủ và Chính phủ phải chịu trách nhiệm hoàn trả các khoản nợ đó, hay còn gọi là nghĩa vụ nợ của Chính phủ. Tùy theo định nghĩa của từng quốc gia, phạm vi nợ công, bên cạnh nợ Chính phủ, còn có thể hiểu là nợ của khu vực công, trong đó bao gồm nợ của doanh nghiệp Nhà nước, nợ phát sinh từ các công cụ nợ do ngân hàng trung ương phát hành, các khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh... Nếu hiểu theo nghĩa hẹp nhất và trực tiếp nhất, phạm vi nợ công chỉ bao gồm nợ của Chính phủ phát sinh do tài trợ bù đắp thâm hụt ngân sách, vì thế có thể nói dư nợ công tại mỗi thời điểm là thâm hụt ngân sách Nhà nước lũy kế đến thời điểm đó. Thâm hụt ngân sách phát sinh từ việc thu không đủ bù chi. Nguồn thu ngân sách Nhà nước chủ yếu từ nguồn thu thuế, phí và các khoản thu nhập khác không đáp ứng được nguồn chi cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên và phúc lợi xã hội. Chính phủ phải đi vay để bù vào khoản thiếu hụt, từ đó hình thành nợ. [18]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2