ĐỜI NGƯỜI
lượt xem 111
download
Trong cuộc sống thường thì ngưởi trẻ kinh nghiệm về cuộc đời thì ít nhưng sống trong ước mơ thì nhiều. Bởi vì khi còn trẻ thì mình hay ngĩ đến tương lai, nghĩ đến ngày mai mình sẽ làm gì và làm thế nào về học hành và sự nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỜI NGƯỜI
- Trong cuộc sống thường thì những người trẻ kinh nghiệm về cuộc đời thì ít nhưng sống trong ước mơ thì nhiều. Bởi vì khi còn tuổi trẻ thì mình hay nghĩ đến tương lai, nghĩ đến một ngày mai mình sẽ làm gì và làm như thế nào về học hành và sự nghiệp. Nhưng đối với những người đã sống quá nửa đời người thì họ bắt đầu hiểu được giá trị của đời người, và mình càng cao tuổi chừng nào thì mình càng thấm thía giá trị của đời người chừng đó. Khi đó những người lớn tuổi sẽ có nhiều kinh nghiệm trong cuộc đời, và có những người khi lớn tuổi rồi mới tiếc nuối rằng: “Nếu ngày xưa mình như vậy thì giờ mình đã khác” và cũng có rất nhiều người lớn tuổi rồi thì rất tự hào về quá khứ của mình. Mỗi một người trong cuộc đời đều trải qua những cái mà mình rút ra được cho mình những kinh nghiệm thành công hay thất bại. Trong cuộc sống mỗi người luôn có các quan điểm sống khác nhau, chúng ta không thể ép quan điểm của ai thành quan điểm của mình được. Có những người thì nói rằng: “Chết là hết, vì vậy cứ sống một cuộc sống cho vui sướng để sau này có chết cũng không tiếc nuối”, còn có người nghĩ rằng: “Trong cuộc đời mình không dài, con cái và thế hệ tương lai còn dài. Như vậy mình phải sống sao để có lợi ích lâu dài cho bản thân, gia đình và xã hội mình đang sống” hay “Trong cuộc đời không bao giờ có cuộc sống tương lai, như vậy thì mình cứ sống ngày nào thì biết ngày đó và sự không thất bại này không có gì là quan trọng”… Nhưng trong cuộc sống thì mình buộc phải ăn, ngủ, làm việc, giải trí.Tức là ngày này song ngày khác, tháng này qua tháng khác. Nếu mà một con người không có sự tu tập thì cuộc sống của họ cứ tuần hoàn như vậy. Tôi nói một ví dụ như thế này nhé. Nếu mình sống 60 tuổi thì mình cuộc sống của mình sẽ như sau: Một ngày mất 8 – 10 tiếng ngủ vậy là mình đã mất 24 năm. Sau khi thức dậy thì mình phải trang điểm, ăn uống mất 1 giờ, buổi trưa 1 giờ, buổi tối 1 giờ. Vậy có riêng chuyện ăn mình đã mất 1 ngày 3 tiếng rồi. Tắm, giặt rũ thêm khoảng 1 tiếng nữa. Còn thời gian lo cho công việc của bản thân và gia đình thì nó còn rất ít. Đây là quy trình chung chung của con người chứ tôi không nói là tất cả mọi người ai cũng vậy. Bởi vì có rất nhiều người tranh thủ cho sự nghiệp của mình, nhưng số đó không nhiều. Vậy thì mỗi một con người cần phải ngẫm nghĩ lại và tiến trình cứ lặp lại từ năm này qua năm khác thì sau khi chết đi mình thấy cuộc sống này quá là vô vị. Chúng ta không làm được gì trong cuộc đời này và chúng ta không nhận thức được trong
- cuộc sống này là cái gì nữa. Ngoài sự bề bộn của tâm thức lo toan cho ăn, mặc, buồn vui… thì mình không thấy giá trị của cái gì hết. Khi đó mình có già và chết đi thì vô cùng tiếc. Có câu chuyện cổ tích kể về giá trị đời người như sau: Từ thuở xa xưa, khi thượng đế mới tạo ra loài người. Lúc đó mọi vật cũng như loài người đều chưa có tuổi thọ. Một hôm thượng đế gọi muôn loài đến để ban tuổi thọ. Hết loài này đến loài kia được hưởng tuổi thọ, đến lượt Lừa. Thượng đế nói: “Lừa kia, ta ban cho ngươi 30 năm tuổi thọ, ngươi đồng ý không?”. Lừa liền quỳ xuống mà thưa rằng: “Thưa thượng đế! Ngài tưởng kiếp Lừa của con là sướng lắm sao, suốt ngày phải làm việc vất vả, phải đeo bao nhiêu thứ nặng ở trên lưng, đôi lúc còn bị đánh, nếu thượng đế ban cho con 30 năm tuổi thọ là quá nhiều, mong thượng đế thương tình giảm tuổi thọ cho con. Thượng đế nghe Lừa nói cũng đúng và nói: “Vậy ta giảm cho ngươi một giáp, ngươi nghĩ sao?”.Lừa bảo: “Thưa thượng đế vậy vẫn còn nhiều”.Thượng đế lại bảo: “Ta giảm cho ngươi một nữa giáp nữa, như vậy là được rồi, ngươi không được đòi hỏi thêm”. Lừa ta đành cúi đầu đi ra. Vậy là tuổi thọ của Lừa là 6 năm. Đến lượt loài Chó được truyền vào, Thượng đế bảo: “Này loài Chó kia ta cũng cho ngươi 30 năm tuổi thọ như tất cả các loài ngươi đồng ý không?” Chó quỳ xuống mà than rằng: “Thưa thượng đế ngài tưởng kiếp Chó của con sướng lắm sao? Để ăn được một bữa cơm thừa con phải thức suốt ngày đêm không nghỉ để canh cửa nhà, đôi lúc người ta buồn cũng đánh, vui cũng đá, khổ lắm thượng đế ơi”. Thượng đế nghe cũng có lí liền phán rằng: “Vậy ta giảm cho ngươi một giáp, ngươi đồng ý không?”.Chó vẩn thưa rằng: “Như vậy vẩn quá nhiều thưa thượng đế”. Nhưng thượng đế cho chó lui ra. Vậy là tuổi thọ của Chó là 18 năm. Đến lượt Khỉ,Thượng đế cũng ban cho Khỉ 30 năm tuổi thọ, Khỉ cũng không đồng ý và than rằng: “Cuộc sống của khỉ mang nhiều tai tiếng, bao nhiêu điều không tốt đẹp đều được gắn cho khỉ, như nhăn như khỉ, xấu như khỉ,.....” Khỉ củng muốn xin giảm tuổi thọ.Thượng đế cũng thương tình giảm cho khỉ 20năm tuổi thọ. Đến lượt loài người,thượng đế cũng công bằng phán cho loài người 30 năm tuổi thọ. Con người hốt hoảng than rằng: “Thưa thượng đế nếu sống được 30 năm chưa làm được gì đã chết”. Thượng đế vô cùng ngạc nhiên, tất cả các loài đều xin giảm tuổi thọ chỉ có con người la xin thêm tuổi thọ. Nhưng thượng đế vẫn
- vui vẻ phán rằng: “Loài người kia ta ban cho ngươi 18 năm tuổi thọ của lừa ngươi đồng ý không?”. Người vẩn than là ít. Thượng đế lại bảo: “Vậy ta cho ngươi 12 năm tuổi thọ của Chó và 20 năm tuổi thọ của khỉ ngươi đồng ý không?” nhưng loài người tham lam vẩn muốn xin thêm. Thượng đế bực mình liền đuổi loài người ra ngoài. Như vậy tuổi thọ trung bình của con người là 80 tuổi. Khi bạn nghe xong câu chuyện này sẻ cảm thấy buồn cười lắm phải không? Mong bạn đừng cười vội. Bạn thử ngẩm nghĩ một tí xem câu chuyện đúng với cuộc sống con người không. Tất nhiên chúng ta chưa trải qua hết cuộc đời này để thấy nó đúng hay sai. Nhưng nếu bạn nhìn thẳng vào cuộc đời của những người già đi trước để xem bạn có cùng quan điểm với tôi không. Từ lúc nhỏ đến lúc 30 tuổi chúng ta sống kiếp của con người, từ 30 tuổi trở đi bắt đâu lo toan từ sự nghiệp, gia đình đến con cái....có phải chúng ta đang sống kiếp của Lừa không? Cày sâu, cuốc bẫm lo sự nghiệp của gia đình và con cái. Lúc này cũng gần 50 tuổi chúng ta không cần lo lắng đến cơm gạo áo tiền nữa mà ở nhà chăm sóc cháu chắt, đó có giống kiếp sống của Chó giữ nhà không? Rồi sau đó mình cũng 60 tuổi rồi mình già đi nhăn nhó giống khỉ. Thật sự nếu bây giờ mà mình khổ như vậy thật thì mình cũng đừng có trách móc ai? Nếu có trách thì trách trước đây các cụ loài Người chúng ta quá tham lam. Trong bất kỳ 1 thời kỳ nào cũng có những con người sống hết cuộc đời cho xã hội hay cho đạo. Chúng ta hôm nay có được đèn điện, truyền hình, máy chụp hình… thì mình phải nhớ đến Edison. Ông là một người chuyên cặm cụi với nền tảng khoa học, khám phá khoa học để phát minh một điều gì đó vì lợi ích cho mọi người. Cho nên ông đã nói rằng: “Công việc thì nhiều quá, cuộc đời thì ngắn quá. Cho nên tôi phải làm việc gấp”. Một ngày ông làm việc từ 15 – 20 giờ và ông làm việc suốt cuộc đời có khi quên ăn, quên ngủ. Như vậy ông sống như vậy quá xứng đáng với cuộc đời của ông, cho nên trong câu danh ngôn người ta có nói rằng: “Người sống nhiều không chỉ là người cao tuổi, mà là người đem cuộc đời có ích cho mọi người”. Chúng ta thấy những nhà khoa học như: Edison, Newton, Anhxtanh… tuổi thọ của họ không cao nhưng tên tuổi của họ mãi trường tồn với thế giới này. Cho nên trong cuộc sống này mình nên ý thức mình cần phải làm gì để giúp cho mình, cho xã hội này. Trong cuộc sống có những người tự phế bỏ cuộc sống của mình rất đáng
- tiếc. Nhiều khi trong cuộc sống tôi thấy nhiều khi công việc mình làm muốn chết mà không hết việc, mình đọc bao nhiều sách báo để tăng thêm kiến thức cho mình mà mình thấy cũng không đủ. Vậy mà có những người ăn chơi, phóng xe ngoài đường không chịu làm ăn gì hết, cũng chẳng cần đọc hay học những gì để tăng kiến thức cho mình. Cho nên nhiều khi tôi thấy tiếc cho họ và trong cuộc sống này tôi thấy nhiều trường hợp như vậy lắm. Tôi có đọc trong Duy biểu học có bào như sau nói về giá trị của một đời người như sau: “Giá trị một đời người dựa vào những phẩm chất và mọi hạt giống đang nằm trong chiều sâu tâm thức”. Tất cả mọi người ai cũng sẽ có con cái, nếu không có con cái thì sẽ có người thân thì ta sẽ hiểu câu này. Người ta thường nói câu này: “Sinh tử bất sinh tâm, sinh ngu vô sinh giác” nghĩa là: Sinh con chứ không ai sinh lòng. Chúng ta ai đã sinh đứa con đều mong muốn nó được ăn học đến nơi đến chốn và nên người. Nhưng không phải đứa nào khi lớn nên nó cũng là con ngoan trò giỏi hết. Mọi người biết vì sao không? Đó là vì hạt giống sẵn có trong lòng nó, phẩm chất tương xứng với hạt giống mà nó đã tạo ra nghiệp của nó. Nhiều khi ta sinh được đứa con chăm ngoan có thể là do chúng ta dạy dỗ một phần, nhưng bản chất là quan trọng. Có những đứa sinh ra nó đã ngoan và hiếu thảo rồi không cần cha mẹ phải dạy nhiều. Tức là hạt giống tốt của nó đã được gieo trông từ quá khứ và từ khi hình thành bào thai. Còn có những đữa mà mình dạy nó hết nước hết cái nhưng mà nó vẫn không nên người. Có những ông bố, bà mẹ chở con đi học cứ kè kè bên con, sáng đưa đi, chiều đưa về sợ con mình hư hỏng. Nhưng đến khi phát hiện nó nghiện ma túy lúc nào mà mình không biết. mà mình cũng dăn đe, dạy đủ mọi thứ. Như vậy hạt giống của nó tiêu khiển theo chiều xấu mà mình cố giáo dục thì cũng rất khó lái nó về, mình phải đòi hỏi một ý thức rất là vững vàng và hạt giống rất tốt thì mới có thể truyền cho nó để kiềm chế những điều lôi cuốn xấu trong xã hội. Như vậy khi mình xác định được phẩm chất của con người dựa vào các hạt giống sẵn có. Khi mỗi người lớn lên sẽ có những ước mơ khác nhau, có người ước rằng: “Sau này tôi sẽ lấy một ông chồng thật giàu có và đẹp trai” hay “Tôi chỉ cần một ông chồng lo cho tôi là tôi mãn nguyện lắm rồi”. Tức là mỗi một con người có một ước mơ riêng như vậy.
- Có một anh thanh niên rất mê âm nhạc nhưng gia đình lại muốn anh học bác sĩ. Khi lớn lên anh được gia đình cho sang Pháp học bác sĩ nhưng khi sang bên đó anh lại đi học nhạc. khi đó gia đình ở nhà biết anh này bỏ học bác sĩ và đi học nhạc, sau đó gia đình rất giận dữ và không gửi tiền cho anh này nữa. Như vậy từ một người đi học mà bây giờ phải đi ăn xin để lấy tiền đi học và cuối cùng thì anh cũng hoàn thành khóa học nhạc sĩ của mình. Qua câu chuyện đó ta thấy điều gì? Cái hạt giống mà anh đã thích nhạc mà bắt anh học y khoa là việc trái với ước nguyện của anh. Cho nên cha mẹ muốn mà anh lại học cái khác, cái gì mà mình không thích mà mọi người cứ ép buộc thì mình cảm thấy khó chịu lắm. Muốn thay đổi được điều này cũng được thôi, nhưng mình phải kiên nhẫn và thuyết phục được con người đó theo hướng của mình. Cho nên có những người ăn không ngồi rồi, suốt ngày chỉ đi ăn nhậu như vậy mà họ không lo lắng gì cả. Mình thì lo hết chuyện này đến chuyện kia, mình chỉ lo trời mà mưa thì mình không đi làm việc được, mình lo mình bị bệnh thì mình không thể làm được gì cho mọi người. Nếu mà những người chỉ biết lo đi chơi, ăn nhậu thì đó là những người buông xuôi với cuộc đời họ rồi, họ sống không mang lại lợi ích gì cho cuộc đời này cả, thật lãng phí cho cuộc đời của họ. Có câu chuyện vui như thế này: Có ông thầy có treo tấm bảng “Dạy học làm biếng”. Hôm đó có thằng suốt ngày đi chơi, nó nhìn thấy tấm bảng như vậy thì thích hợp với nó quá và nó vào để học. Khi vào thì nó đi lùi vào bên trong, khi vào bên trong thì ông hỏi: “Anh đi đâu?”. Anh này trả lời: “Dạ thưa thầy, con muốn học làm biếng”. Ông này mới hỏi: “Anh đi học làm biếng sao không quay mặt vào đây hỏi tôi mà lại quay cái lưng vào hỏi tôi như vậy?” Anh này mới trả lời rằng: “Đưa lưng vào hỏi thầy để nếu thầy có nhận thì tốt, còn nếu không nhận thì con đỡ phải quay lưng ra”. Ông thầy cười ta và nói rằng: “Anh còn là thầy tôi thì tôi lấy gì để dạy anh”. Câu chuyện giống như một sự mỉa mai. Như vậy có những người trong cuộc đời nếu chỉ có ăn chơi thì mình sẽ cảm thấy rất lãng phí. Chúng ta cứ nghiềm ngẫm lại đi, có những khi mình không có việc làm mình cảm thấy rất khó chịu trong người, vì mình có rất nhiều việc cần phải làm. Tối đa nhất là mình cũng có thể chăm sóc cho gia đình của mình,
- và cho mọi người. Tuy nhiên trong cuộc đời có những người sống cả cuộc đời chỉ biết lo riêng cho bản thân mình, họ nghĩ như thế này: “Mình làm muốn chết mới ra đồng tiền, ai cũng có tay, có mắt thì làm lấy mà ăn, tội gì mà tôi phải chia sẻ và bố thí cho mọi người”. Nhiều khi chúng ta nghĩ như vậy là đúng, nhưng chúng ta nghĩ như vậy có đúng không? Trong cuộc sống này khi gặp người ăn xin họ thường nói rằng: “có tay, có chân không làm mà lại đi ăn xin” hay “ăn xin bây giờ sướng lắm nhé, nhà to như thế này thế khác”. Tự thân mình không cho người ta rồi mà mình còn đi nói như vậy nữa. Thật sự trong cuộc sống thì cũng có người này người khác, nhưng số người lừa người khác thì cũng ít thôi. Nhiều khi gặp những người như vậy tôi nói: “Nếu anh làm được người ăn xin như vậy và đi như vậy đi, nếu gặp thì tôi sẵn sàng cho”, Chắc chắn là họ sẽ không dám làm. Thật sự trong xã hội có nhiều người, nhưng đừng vì những việc nhỏ như vậy để mình đánh mất thiện tâm của mình đi. Mình chỉ chia sẻ với người ta thôi, chứ đâu phải là họ bắt mình phải đưa bao nhiêu đâu. Như vậy trong cuộc sống mình nên tập chia sẻ, mình cứ tập đi thì trong cuộc sống mình sẽ bớt lo toan. Tôi để ý nếu như trong cuộc sống mà mình chỉ mua sắm cho bản thân thì mai này mình gặp đau khổ và tai nạn xảy ra thì khi gặp tai nạn mình sẽ rất khổ tâm. có những người chuyên làm phước thì họ có thể khổ chứ không bao giờ họ lo. Bởi vì họ biết họ làm rất nhiều công đức, có thể có một may mắn nào đó có thể giúp họ vượt qua. Còn nếu có không khỏi qua do số mệnh thì sau khi chết họ cũng có một môi trường tái sinh rất là tốt. Trong cuộc sống mà mình không biết chia sẻ cho ai, không biết tạo phước đức thì thật sự khi gặp tai nạn mình khổ tâm hơn ai hết. Mình biết rằng mình đã không tốt với người này, ích kỷ với người kia. Mai này khi gặp khổ đau thì mình sợ sệt vô cùng. Vì mình chỉ lo cho mình, không vì mọi người nên khi mình sắp thất bại thì rất sợ người khác sẽ hãn hại lại mình. Như vậy sống trong cuộc đời nên nghĩ đến người khác một chút, để phước báo có thể giúp mình vượt qua những tai cách, khổ nạn. Bên cạnh đó mình sẽ không khổ đau nhiều khi có nhiều sóng gió đến với mình. Gia đình ông bà Merie curie là gia đình 3 lần đạt giải Nobel hòa bình thế giới. Ông là người Pháp, bà là người Ba Lan. Hai ông bà đã phát minh ra chất phóng xạ Radium.Hai ông bà đã hy sinh biết bao nhiều cho khoa học và cuối cùng thì ông chết khi 45 tuổi và bà 66
- tuổi. Trong sách kể về ngày đám cưới của ông bà chỉ có một lẵng hoa và một vài người bạn bè. Không có khách sạn, nhà hàng gì cả! nhưng ông bà ông nghĩ đến chuyện đó, chỉ nghĩ làm sao để phụng sự cho nhân loại. Nhiều khi không có một chiếc quần lành để mặc, Trời lạnh không có chiếc áo khoác mới. Nhưng tất cả tiền bạc đều hy sinh cho khoa học và các phát minh đều lo cho hạnh phúc của con người ngày hôm nay. Quay trở về Việt Nam ta thấy giá trị con người còn sống mãi trong lòng dân tộc, đó là: Hồ Chí Minh. Bác Hồ tuy đã chết về thân xác nhưng về tấm lòng và kính trọng Bác thì còn mãi với thời gian. Như vậy bác Hồ mất năm 1969 nhưng cho đến hôm nay và mai sau. Đối với hôm nay và ngày mai, với nền độc lập này thì ngàn đời chúng ta luôn nhớ ơn Bác Hồ. Còn sở dĩ bây giờ chúng ta có chết cũng không ai biết đến là do chúng ta chỉ biết lo cho bản thân mình thôi. Mình lo cái gì cũng cho mình nên không ai người ta nhớ mình. Vì vậy: Người mà sống hy sinh thì họ sẽ có cuộc sống rất tốt. Như vậy mình cứ làm việc tốt trên cuộc đời 30 năm, 20 năm… thời gian đó không quan trọng. Những cái gì mà ta đã để lại cho đời mới là quan trọng. Nếu một cuộc sống không có gì đóng góp cho cuộc đời, cho làng xã, thì sự ra đi của chúng ta cũng chẳng ai quan tâm đâu. Trong xã hội ta thất có những người chết đi ai cũng tiếc nuối, nhưng có những người khi chết đi rồi thì người đời nói rằng: “Nó chết là may cho mọi người đó, nó sống chỉ khổ cho mọi người thôi”. Như vậy nếu chỉ sống như vậy thì cuộc đời không có giá trị gì hết, nhiều khi cha mẹ chết con cái còn mừng nữa. Như vậy trong cuộc sống mình phải biết làm sao để cuộc sống của mình có giá trị. Bây giờ mình không có đủ tài, đủ trí để trở thành 1 danh nhân của thế giới hay một người lãnh đạo 1 đất nước thì ít ra mình cũng phải để lại một ấn tượng đẹp với gia đình và những người mà ta gặp gỡ chứ. Để một mai khi mình không còn trên cuộc đời này nữa thì cũng để lại một sự tiếc nuối trong lòng mọi người, “Tội nghiệp anh đó thật, anh ấy sống tốt như vậy mà lại ra đi sớm quá”. Như vậy trong cuộc đời mình phải làm cho cuộc đời mình không được hoàn thiện hay nổi tiếng thì mình cũng là một người con, một người anh, một người cha, người mẹ có lương tâm và mẫu mực chứ. Trong xã hội có những người sống rất thiếu đạo đức. Có những người 50 – 60 tuổi đã có con rể và con râu lại đi cưới
- những người vợ sau chỉ bằng người con của mình. Như vậy mình có thấy thương tâm cho những chuyện đó lắm không? Có những người con thì nói rằng: “Ba lấy như vậy thì con không kính trọng!” và thậm chí khi lấy về nó không gọi là Dì hay là Mẹ mà nó gọi là chị. Khi đó thì ai có thể mắng được đứa con này? Và sau này khi những người này chết đi thì họ sẽ để cái gì trên cuộc đời? Họ chỉ để lại sự thiếu kính trọng của người con và những người xung quanh. Còn có những người mất chồng hoặc vợ những sống như vậy để nuôi con mình nên người, những người như thế này luôn để lại sự kính trọng của con cái và những người xung quanh, những người con khi có người cha hoặc mẹ như vậy sẽ tạ ơn những người này cả cuộc đời không hết ấy chứ. Vì vậy mỗi một con người chúng ta không làm được sự nghiệp lớn trên cuộc đời, thì cũng là một người gương mẫu chứ. Và khi mình đã là một người anh, chị, cha, mẹ gương mẫu thì mình sẽ giáo dục được cho mọi người, cho các con, để các em, con, cháu lấy mình là gương sáng để noi theo chứ. Bây giờ nó có thể rơi vào các tệ nạn, rượu, gái mại dâm nhưng khi mình là một người mẫu mực thì mình có quyền mắng con và dẫn dắt nó về được. Còn nếu mình không là người gương mẫu thì khi nói sao nó nghe. Có một ông này hút thuốc và khi con ông lớn lên nó cungc hút thuốc và ông mắng nó: “Mày dám hút thuốc hả, mày hút thuốc là tao đập vỡ mặt mày ra đó”. Khi đó nó mới trả lởi rằng: “Sao ba hút được”, Khi đó người ba phải im lặng, chẳng lẽ lại nói: “Tao người lớn tao hút được, còn mày trẻ con không hút được”. Thực ra trong cuộc sống này người lớn làm được thì trẻ con làm cũng được. Có thể mình áp lực nó quá, nó không dám làm trước mặt mình nhưng nó cũng đâu có nể mình, nó sẽ làm sau lưng mình. Nhưng nếu mình là một người mẫu mực thì khi mình mắng nó thì nó rất là sợ, mà khi nó đã sợ rồi thì cho dù mình không có ở đó nó cũng sợ. Chúng ta xem phim Bao Công xử án thì ta sẽ thấy khi Bao Công giết bất kỳ một ai thì không bao giờ Bao Công giết oan và họ châp nhận chết với tâm trạng tâm phục khẩu phục. Chứ khi mà họ còn chống đối và chưa chấp nhận thì không bao giờ Bao Công xử án cả.Cho nên chúng ta thấy rằng: Sự kính trọng của một con người căn cứ vào cuộc đời của người đó. Vì vậy mỗi một con người cần phải tập giá trị của con người cho mình. Có nhiều cách để mình làm các điều đó như sau:
- Mình không bao giờ được phung phí thời gian, cho dù mình có như thế nào đi chăng nữa thì mình cũng phải tìm cho mình một công việc để mình làm, hay một cuốn sách để đọc. Làm gì thì mọi người tự quyết định lấy nhưng đừng bao giờ bò phí thời gian của mình. Newton có câu nói rằng: “Nếu bạn thực sự yêu đời, thì đừng bao giờ phung phí thời gian của mình. Bởi vì cuộc đời được làm bằng chất liệu của thời gian”. Vì vậy nếu thực sự mình quý trọng cuộc đời mình, thì mình phải làm sao để ngày mà mình nhắm mắt thì mình không có gì ân hận vì mọi chuyện đã qua. Khi mình còn trẻ thì phảo dốc sức cho học hành, mình phải làm sao tự rèn luyện bản thân mình và con cái mình sau này có được những cái hay và ham học. Còn nếu như mình không còn trong độ tuổi học thì mình cũng phải ý thức được công việc là sự nghiệp của mình để mình chăm lo cho cuộc sống của mình. Khi mình còn trẻ thì đừng làm mất tuổi trẻ của mình, khi mình 18 – 30 tuổi là những năm lập nghiệp của mình. Trong giai đoạn này mình cần có sự đóng góp và hy sinh. Nếu giai đoạn đó mà mình bán rẻ sức khỏe để mình nuôi cho cái miệng, hay sự đi chơi thì sau này mình hối hận lắm. Vì độ tuổi trẻ là độ tuổi bồng bột nhất và cũng là độ tuổi dễ thàng công nhất. Bởi vì độ tuổi này mình còn đầy đủ sức khỏe và trí tuệ, mà độ tuổi này mà mình không học, không gây dựng sự nghiệp, không làm được gì để làm kinh nghiệm thì qua 30 tuổi rồi thì sức khỏe và trí não mình bắt đầu giảm dần. Cho nên đừng bao giờ đánh mất thời gian, đừng boa giờ vì sự bồng bột nhất thời của tâm lý và bản thân này mình bán rẻ cuộc đời của mình. Hãy chỉ cho con cái mình và những người xung quanh mình biết được những điều đó. Mình phải cố gắng theo đuổi sự nghiệp đến cùng. Mỗi một con người có một sở thích và sự nghiệp khác nhau nhưng có những người than như thế này: “Tôi biết bao nhiêu nghề mà giờ tôi vẫn còn long đong, sự nghiệp chưa ổn định”. Thực ra thì người đó nói rất đúng! Tại quá nhiều nghề nên mới long đong như thế. Dân gian ta có câu rằng: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.”. Mọi người mà nhiều nghề quá thì người ta chỉ cần nhờ mỗi đằng một chút là đã không thể làm được gì cho mình rồi. Như vậy mình phải trung thành với sự nghiệp của chính mình. Ví dụ: Mình đã quyết đi theo con đường đó rồi, có khó khăn và thử thách đến đâu thì mình cungc phải bám mà làm. Đừng có so sánh với người khác, đừng nên đứng núi nọ trông núi kia. Có nhiều người đang làm nghề này thấy người khác làm nghề
- khác ngon quá rồi chạy theo người ta. Chạy được vài bữa thấy khổ cực quá lại chạy sang nghề khác. Nếu ai mà có suy nghĩ như vậy thì chỉ cần chạy vài nghề là đã hết cuộc đời rồi, còn đâu mà lo cho sự nghiệp của mình nữa. Cho nên đã quyết định một công việc gì thì phải trung thành với lý tưởng và sự nghiệp tới cùng. Những người như vậy chắc chắn không bao giờ thất bại, họ sẽ thành công trong trong một tương lai gần hoặc xa thôi. Qua bài này tôi muốn mọi người ý thức cuộc sống mình phải sống như thế nào? Để khi mình chết đi, cho dù mình chỉ sống được 20 tuổi hay 30 tuổi… điều đó không có gì quan trọng. Tuổi thọ của mỗi một con người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mình đâu có thể kéo dài tuổi thọ của mình ra được. Ví dụ khi mình gần chết rồi mình nói: “Tôi còn yêu đời lắm, tôi muốn sống 10 năm nữa”. Chắc chắn là mình không thể làm được như thế. Cũng như là: “Tôi muốn chết rồi, hãy cho tôi chết”. Điều này mình cũng không thể làm được. Cái sống hay chết của mình nhiều khi nó đã được định đoạt rồi, mình không thể tự định đoạt sự sống hay cái chết, trừ trường hợp những người tu đắc đạo thì làm được điều này. Chúng ta đi ra ngoài nghĩa địa thì chúng ta sẽ thấy ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có người chết, nhưng độ tuổi 5 – 10 tuổi thì mình không quan trọng. Nhưng độ tuổi trưởng thành thì chúng ta thấy rằng: Chết ở độ tuổi nào không quan trọng nhưng mỗi một độ tuổi mình làm được cái gì để khi ra đi mình cảm thấy an lòng. Cho nên tôi không muốn mọi người chết ở độ tuổi nào? Mà quan trọng là trong cuộc đời này mình đã làm được gì? Trong cuộc sống có những người ra đi rất trẻ nhưng để lại sự kính trọng của cuộc đời rất lớn. Bên cạnh đó cũng có những người đi trước được kính trọng của mọi người. Bởi vì bản thân họ đã hy sinh bản thân mình quá nhiều nên mình mới kính trọng như vậy. Từ những điều này mà mình hãy nhìn người xưa, để so sánh với chính bản thân mình, để làm một tấm gương sáng giáo dục cho chính bản thâm chúng ta và những người thân của mình được vươn cao về đạo đức và cuộc sống về tinh thần tốt đẹp. Chúc mọi người là một người cha, người mẹ gương mẫu trên cuộc đời
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bí quyết thành đạt trong đời người
274 p | 907 | 567
-
Những điều cần phải biết trên hành trang đời người
5 p | 317 | 82
-
8 tố chất trí tuệ quyết định cuộc đời người đàn ông
273 p | 189 | 65
-
Tìm hiểu Những bí ẩn cuộc đời
151 p | 141 | 39
-
Khoảnh khắc tự cảm thấy tốt đẹp
7 p | 134 | 21
-
Khoảnh khắc cần nhờ vả người khác
8 p | 185 | 21
-
những việc cần làm trong đời người: phần 1 - nxb lao động xã hội
128 p | 91 | 16
-
những việc cần làm trong đời người: phần 2 - nxb lao động xã hội
140 p | 55 | 16
-
Khoảnh khắc gặp phải người khác từ chối
6 p | 109 | 12
-
Khoảnh khắc đem thất vọng đến cho người khác
7 p | 104 | 11
-
Khoảnh khắc chọn định bạn đời
7 p | 96 | 10
-
Khoảnh khắc theo đòi ăn chơi kịp thời
7 p | 81 | 8
-
Khoảnh khắc thất tín với người khác
7 p | 107 | 8
-
Khoảnh khắc đau ốm liên miên
7 p | 79 | 7
-
Khoảnh khắc đi lại với người xa lạ
8 p | 102 | 7
-
Khoảnh khắc trở thành cha mẹ
8 p | 86 | 6
-
Khoảnh khắc đi lại với người địa vị thấp
7 p | 72 | 5
-
Khoảnh khắc được khen ngợi
7 p | 77 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn