ĐỐI PHÓ VỚI CÁC SỞ THÍCH CỦA CON TRẺ -4
lượt xem 8
download
Nếu con không nghe lời mẹ, mẹ sẽ bỏ con ở đây. Đứa nhỏ nào cũng sợ bị bỏ rơi. Câu nói hàm ý hăm doạ này sẽ khiến con nghĩ nó có thể bị bỏ rơi bất cứ lúc nào, ở đâu và đáng bị như vậy. Chúng sẽ không cảm thấy yên tâm và không tin rằng cha mẹ có thể chở che, bảo vệ chúng. Tại con mà bố mẹ ly dị đấy. Ngay cả khi cha mẹ không nói câu đó, trẻ con cũng nghĩ chuyện cha mẹ ly dị có liên quan đến chúng. Chúng nghĩ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỐI PHÓ VỚI CÁC SỞ THÍCH CỦA CON TRẺ -4
- Nếu con không nghe lời mẹ, mẹ sẽ bỏ con ở đây. Đứa nhỏ n ào cũng sợ bị bỏ rơi. Câu nói hàm ý hăm doạ này sẽ khiến con nghĩ nó có thể bị bỏ rơi bất cứ lúc nào, ở đâu và đáng bị như vậy. Chúng sẽ không cảm thấy yên tâm và không tin rằng cha mẹ có thể chở che, bảo vệ chúng. Tại con mà bố mẹ ly dị đấy. Ngay cả khi cha mẹ không nói câu đó, trẻ con cũng nghĩ chuyện cha mẹ ly dị có liên quan đến chúng. Chúng nghĩ một cách sai lầm rằng nếu chúng đừng gây rắc rối, có thể cha mẹ vẫn tiếp tục sống chung. Không có gì buồn khổ hơn cho đứa trẻ khi nghĩ nó là nguyên nhân gây ra nỗi muộn phiền cho cha mẹ. Tại sao mày không giống như anh chị em mày? Khi nghe mẹ nói câu này, đứa nhỏ sẽ nghĩ nó không nhanh nhẹn, thông minh hoặc ngoan như anh chị em nó. Những câu như "mày không bằng một góc em mày, nó là thần đồng toán học còn mày điểm trung bình cũng không đạt nổi" sẽ làm đứa nhỏ oán hận, sinh lòng ghen tỵ với anh chị em. Trẻ con chỉ được nghe lời chứ không được nói. Nghe câu này, đứa trẻ sẽ nghĩ, cha mẹ không muốn nhìn thấy hoặc nghe chúng nói. Câu này hàm ý coi thường ý kiến của con. Nếu thường xuyên như vậy, trẻ sẽ trở nên tự ti, không dám bày tỏ ý kiến của mình. Mẹ đã nói mà, đừng cãi. Đây là câu mà các bậc phụ huynh thường nhắc lại sau khi đã nói điều gì đó bảy tám lần mà con không nghe. Trẻ sẽ hiểu câu này là: Cha mẹ là người lớn, con là con nít, trứng không khôn hơn vịt được. Nếu mày làm điều đó, mày không phải là con tao. Đứa trẻ sẽ cảm thấy có lỗi và xấu hổ nếu nghe bố mẹ nói thế. Đôi khi, nó khiến đứa trẻ l àm những điều mà cha
- mẹ muốn nhưng với ý nghĩ mình là kẻ hư đốn, không bao giờ làm điều gì đúng và không ai thích mình cả. Nếu mày khóc, tao cho mày khóc. Nhiều bậc cha mẹ nói câu này để dạy trẻ dồn nén cảm xúc và tin rằng mọi việc đều suôn sẻ. Nhưng thực tế, nó tạo cho đứa nhỏ ý nghĩ giận dữ, buồn bã hoặc sợ hãi. Điều này cũng khiến chúng khó chia sẻ, biểu lộ cảm xúc của mình khi lớn lên. Để mẹ làm cho. Nếu cứ lặp đi lặp lại những câu nh ư để mẹ làm cho, để mẹ mua cho, để mẹ đến trường nói với thầy giáo, để mẹ sửa giúp..., bạn có thể biến con thành đứa trẻ vô trách nhiệm, bất lực. Hãy tập cho con tính độc lập thay vì cứ hơi tí lại kêu mẹ. Mày thật ngu xuẩn, vô dụng, lười nhác. "Dán" cho con những "nhãn hiệu" đó chẳng có ích lợi gì cả. Bởi thật ra, chúng không phải kẻ lười biếng mà chỉ chọn thái độ lười nhác nhất thời mà thôi. Nếu bạn cứ mắng con như vậy, chúng sẽ hành động như một kẻ lười biếng, thực hiện lời tiên đoán của cha mẹ. Con trẻ thành "ông tướng" trong nhà “Mẹ, tối nay ăn cá sốt”, “Mẹ, mua gói mì nui này”. Mọi người trong siêu thị dồn mắt nhìn người phụ nữ khi nghe cậu con trai ra lệnh hùng hồn như thế. Ngại ngùng, chị quay đi và không nói câu nào. Nhưng cậu ấm lại càng ra lệnh lớn hơn và giọng gay gắt hơn. Cả bé trai và bé gái đều có thể nắm quyền “chuyên chế” trong nhà. Nhưng phần lớn các trường hợp là bé trai, nhất là con một, con nuôi hay con hiếm muộn. Trẻ muốn gì được nấy nên có cảm giác sống trong thế giới của sự hoang tưởng: Trẻ
- luôn nghĩ rằng mọi cái với mình đều có thể. Dần dần, nó sẽ trở thành ông tướng trong nhà. Nhiều cuộc điều tra khẳng định, ngày càng nhiều ông bố bà mẹ phải đón nhận sự bực dọc, tính hung hăng, khiêu khích hay gây gổ của những cô cậu “bạo chúa” trong nhà. Khi nói chuyện về vấn đề này, chị Lan ở Hà Nội, có cậu con trai lên 3, kể lại: Lúc con nhỏ, mỗi lần nghe cháu khóc, vợ chồng chị thương con đến buốt ruột, đành cho bé vào ngủ cùng. Cho đến bây giờ, đã lên 3 tuổi, cu Đức nhà chị luôn luôn đòi hỏi: 3 giờ sáng, khi cả nhà đang ngủ, Đức vùng dậy và kêu đói, ăn xong mì tôm lại đòi ăn bánh ga-tô, sau đó lại đòi mẹ đọc truyện cổ tích cho nghe, nghe xong chuyện lại đòi nghe hát. "Biết là phi lý nhưng đành chịu vì mỗi khi tôi từ chối thì Đức bắt đầu lăn ra nền nhà và gào lên khóc làm cả nhà mất ngủ. Thế là vợ chồng tôi thức luôn cho đến sáng”, chị Hoa buồn rầu nói. Theo các nhà tâm lý học, việc không bao giờ từ chối con cái của bố mẹ khiến chúng dễ làm vua làm tướng trong nhà. Mỗi lần đòi hỏi không thấy bố mẹ phản đối, chúng lại được đà lấn tới trong những lần sau. Cứ như vậy, trẻ rơi vào vòng xoáy của những đòi hỏi và yêu cầu. Thực tế cho thấy, những trẻ khi còn nhỏ làm vua trong nhà thì khi lớn lên ra ngoài xã hội thường ít thành đạt hơn. Điều đó hoàn toàn không phi lý chút nào. Luôn đặt cái tôi lên hàng đầu, sai khiến người khác làm theo ý mình, trẻ sống ích kỷ và khép mình trong vỏ kén, bị cô lập trong tập thể.
- Nguy hiểm hơn nữa, có những trẻ còn lâm vào tình trạng trầm cảm rồi lao vào con đường của tệ nạn xã hội như rượu chè, nghiện hút. Vì vậy, để cứu con mình, không còn cách nào khác là chính bạn phải cần cẩn trọng hơn trong cách nuôi dạy con cái ngay từ bây giờ càng sớm càng tốt. Khi mới lên 3, 4 tuổi, bạn còn có hy vọng thay đổi được tính tình của con chứ khi đã lên 5 hay 8 tuổi thì thật khó lắm thay. Dạy dỗ con thế nào? Vợ chồng phải thống nhất trong cách nuôi dạy con, nếu bố hoặc mẹ vẫn một mực đứng về phía con, khăng khăng bênh vực con thì sự dạy dỗ không bao giờ thành công. Con bạn vẫn giữ nguyên mãi thói lộng hành của một ông tướng, bà tướng trong nhà. Chiều con là đúng, nhưng cần phải có giới hạn. Chiều con tùy từng cái. Có những việc hết sức phi lý thì cả bố lẫn mẹ đều không nên làm theo ý muốn của con trẻ. Chị Hoa ở khu tập thể tại Hà Nội nói: “Mỗi khi tôi phản đối hoặc không làm theo ý muốn của Hiếu, cu cậu đều lăn ra nhà và khóc cả tiếng đồng hồ”. Không chỉ thế, cậu còn vứt hết tập sách ở mặt bàn của mẹ xuống sàn. Gặp tình huống như thế, bạn không cần lo lắng. Cứ mặc kệ, không cần dỗ dành. Sau một vài lần, bạn sẽ thấy dấu hiệu khả quan ngay. Cần tuyên bố rõ ràng trước mọi thành viên trong gia đình, hoặc bạn hoặc chồng bạn l à người có quyền được đưa ra những quy định trong nh à như: giờ giấc ăn cơm hay đi ngủ. Vô hình trung, con bạn dần dần sẽ phải theo người có quyền trong nhà vì thấy rằng lời nói của mình không có trọng lượng nữa. Bạn nên nhớ rằng đây không phải là lúc bạn cấm con một cách hoàn toàn. Với mỗi sự cho phép nên kèm theo một điều kiện nào đó, ví dụ như: mẹ đồng ý cho
- con xem vô tuyến nhưng trước hết là con phải làm xong bài tập trên lớp đã. Có thể trong một vài lần đầu, con bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì điều kiện của bạn đề ra và từ chối. Lúc đó bạn đừng tỏ ra thương hại mà buông xuôi điều kiện hết sức cần thiết kia. Còn nếu khi con bạn không muốn dọn dẹp phòng ngủ, không cần phải dọa nạt nhiều, bạn hãy tịch thu ngay cuốn băng mà con bạn đang xem dở. Mỗi lần con bạn phản đối, bạn không cần phải tranh c ãi với con nhiều lời mà nên nhắc lại cho con thấy được những quy định bạn đã đề ra và bắt buộc con bạn làm theo. Roi vọt thay lời yêu thương “Thi thoảng tôi cũng đánh con nhưng ít thôi. Thực ra, đó không phải là biện pháp giáo dục tốt nhất. Lúc nào giận quá thì mới đánh, chứ dạy dỗ bằng lời thì vẫn hiệu quả hơn. Đó là tâm sự của chị Miền (34 tuổi, ở Quốc Oai - Hà Tây). Song không phải ai cũng có suy nghĩ nh ư chị Hiền. Các bậc cha mẹ ở nông thôn hiện nay đều thừa nhận có đánh, tát tai, cốc đầu... khi trẻ mắc lỗi. Họ không cho rằng đó là bạo lực, mà chỉ là một trong những biện pháp, công cụ để giáo dục con. Bài học từ những cái tát tai Anh Tùng (40 tuổi, ở Đông Anh - Hà Nội) rất tự hào mình là người "có uy" trong gia đình. Hai đứa con rất sợ bố, chỉ cần anh "lừ mắt một cái" là "đâu vào đấy", im thin thít, không dám hé răng thêm nửa lời. Cũng như nhiều ông bố khác, anh Tùng cho rằng cần phải đánh trẻ khi chúng mắc lỗi để chúng không "nhờn" và nể sợ. "Tôi thì không lôi thôi gì cả, đánh luôn, nhưng vẫn phải đánh đúng thì chúng nó mới sợ được. Như vợ tôi, nói nhiều, nó "nhờn", có coi ra gì đâu".
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
nghệ thuật hạnh phúc trong thế giới phiền não: phần 1 - nxb hồng Đức
296 p | 100 | 21
-
Xoa bóp hỗ trợ cho trẻ phát triển
4 p | 110 | 14
-
ĐỐI PHÓ VỚI CÁC SỞ THÍCH CỦA CON TRẺ - 1
5 p | 103 | 12
-
ĐỐI PHÓ VỚI CÁC SỞ THÍCH CỦA CON TRẺ -8
5 p | 101 | 12
-
10 câu dối trá nhất của chàng
3 p | 115 | 11
-
ĐỐI PHÓ VỚI CÁC SỞ THÍCH CỦA CON TRẺ - 2
5 p | 111 | 11
-
ĐỐI PHÓ VỚI CÁC SỞ THÍCH CỦA CON TRẺ -6
5 p | 95 | 10
-
ĐỐI PHÓ VỚI CÁC SỞ THÍCH CỦA CON TRẺ -3
5 p | 80 | 9
-
ĐỐI PHÓ VỚI CÁC SỞ THÍCH CỦA CON TRẺ -9
5 p | 81 | 9
-
ĐỐI PHÓ VỚI CÁC SỞ THÍCH CỦA CON TRẺ -7
5 p | 66 | 9
-
ĐỐI PHÓ VỚI CÁC SỞ THÍCH CỦA CON TRẺ -5
5 p | 93 | 8
-
Để bé không sợ mỗi khi gặp bác sĩ
4 p | 110 | 8
-
Dàn xếp các vụ gây gổ của bé gái
5 p | 74 | 5
-
Bé hay dỗi mẹ
3 p | 71 | 4
-
Đối phó với tivi
3 p | 56 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn