Domain Controller Join Domain
lượt xem 46
download
Tham khảo tài liệu 'domain controller join domain', công nghệ thông tin, quản trị mạng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Domain Controller Join Domain
- “Chuyên trang dành cho kỹ thuật viên tin học” C HIA SẺ - KINH NGHIỆM - HỌC TẬP - THỦ THUẬT Part 11 - Domain Controller - Join Domain Trong các bài trước chúng ta đã học về các vấn đề như tạo user Account trên server. Hãy tưởng tượng trong công ty bạn có khoảng 5 máy tính với mỗi máy chúng ta sẽ tạo các User Account cho nhân viên truy cập. Tuy nhiên nếu người dùng đăng nhập vào máy 1 để làm việc sau đó anh ta sang máy thứ 2 làm việc thì mọi tại nguyên do anh ta tạo trên máy 1 hoàn toàn độc lập với máy 2 và thậm chí với từng máy Admin phải tạo các User Account giống nhau anh ta mới truy cập được, mọi chuyện sẽ không trở nên quá rắc rối nếu công ty chúng ta có chừng ấy máy . Nhưng nếu công ty bạn có khoảng 100 máy thì mọi chuyện lại khác, vấn đề đặt ra là chả lẽ mỗi máy Admin phải ngồi tạo 100 Account để nhân viên truy cập? và vì mỗi máy độc lập với nhau việc tìm lại dữ liệu trên máy mà ta từng ngồi làm việc trước đó là cực kỳ khó khăn. Do đó Windows đã có tính năng là Domain Controller (DC) giúp ta giải quyết rắc rối trên. Điều kiện để có một DC là bạn phải trang bị một máy Server riêng được gọi là máy DC các máy còn lại được gọi là máy Client, cả hệ thống được gọi là Domain Khi đó Administrator chỉ việc tạo User Account ngay trên máy DC mà thôi nhân viên công ty dù ngồi vào bất cứ máy nào trên Domain đều có thể truy cập vào Account của mình mà các tài nguyên anh ta tạo trước đó đều có thể dễ dàng tìm thấy. Để làm việc này chúng ta đi vào chi tiết, trước tiên bạn phải dùng một máy để làm DC cách nâng cấp lên DC như sau: Bạn vào mục T CP/IP của máy DC chỉnh Preferred DNS về chính là IP của máy DC 1 of 16
- Vào Start -> Run gõ lệnh dcpromo -> Enter Trong cửa sổ A ctive Dirrectory Installation chọn Next Check mục Domain in a new forest sau đó nhấp Next 2 of 16
- Gõ Domain của bạn vào trong ví dụ này là gccom.net sau đó nhấp Next Tiếp tục chọn Next 3 of 16
- Tiếp tục chọn Next Tiếp tục chọn Next 4 of 16
- Trong cửa sổ DNS Registration Diagnostics chọn mục 2 Tiếp tục chọn Next 5 of 16
- Tiếp tục chọn Next Tiến trình upgrade lên DC bắt đầu, trong quá trình cài đặt nếu Windows yêu cầu bạn chèn đĩa CD Windows Server 2003 vào bạn cứ chèn vào và Browser... đến thư mục i386 để tiếp tục cài đặt sau đó bạn chờ cho hoàn tất và Restart l ại máy 6 of 16
- Sau khi khởi động lại máy bạn chú ý thấy rằng từ nay về sau tại màn hình đăng nhập xuất hiện thêm dòng Log on to Để kiểm tra xem máy có Up lên DC hoàn tất hay chưa bạn vào System Properties xem sẽ thấy xuất hiện mục Domain: gccom.net 7 of 16
- Bạn nhấp phải vào My Computer chọn Manage sẽ không còn thấy mục Local Users And Group nữa vì bây giờ máy chúng ta đã là máy DC rồi định nghĩa Local không còn tồn tại nữa mà thay vào đó là công cụ Active Directory Users and Computers trong mục A dministrative Tools Create User & Group Như các bài trước các bạn đã biết để nâng cao chế độ bảo mật hoặc tuỳ chỉnh trong Windows ta sử dụng công cụ Group Policy nhưng khi chúng đã nâng cấp Windows lên DC rồi thì ta sẽ có 2 công cụ mới là Domain Controller Sercurity Policy và Domain Sercurity Policy Domain Controller Sercurity Policy: Các tuỳ chỉnh trong này chỉ tác động lên máy DC mà thôi 8 of 16
- Domain Sercurity Policy: Các tuỳ chỉnh trong này sẽ tác động lên toàn bộ user trên domain Kể từ bây giờ để tạo User mới ta vào A ctive Directory Users and Computers Và các user bạn tạo ra không còn gọi là Local User nữa mà gọi là Domain User, còn khi bạn truy cập vào máy DC dưới quyền Administrator thì bạn được gọi là Domain Admin, song song đó nếu bạn truy cập vào máy Client nào đó dưới quyền Domain Administrator thì bạn vừa là Local Admin của máy đó vừa là Domain Admin 9 of 16
- Trong cửa sổ A ctive Directory Users and Computers tôi tạo 2 Account mới là gccom1 & gccom2 thao tác tương tự như khi tạo Local User Bây giờ khi nâng lên DC rồi Windows cũng sẽ nâng cao chế độ bảo mật lên và không cho phép bạn tạo Password đơn giản nữa mà buộc bạn phải tạo Password phức tạp hơn sao cho thoả 3 trong 4 điều kiện sau: - Password phải chứa các ký tự chữ thường abc.... - Password phải chứa các ký tự chữ hoa ABC.... 10 of 16
- - Password phải chứa các ký tự số 123.... - Password phải chứa các ký tự đặc biệc như: !@#$%^ ... VD: P@assword được gọi là một password phức tạp Ngoài ra bạn có thể chỉnh trong Domain Sercurity Policy để tạo được Password đơn giản Join to Domain Sau khi nâng cấp máy Server lên DC bây giờ ta tiến hành Join tất cả các máy Client vào Domain. Lợi ích của việc Join vào Domain này là rất nhiều trong bài này không thể nói hết được nhưng cứ hiểu một cách nôm na rằng join vào Domain rồi mọi máy Client không cần tạo User gì cả mà chỉ cần dùng các User A ccount mà ta đã tạo trên DC mà vẫn có thể truy cập vào máy một cách ngon lành. Cách Join như sau: Vào TCP/IP chỉnh DNS là IP của máy DC 11 of 16
- Mở System Properties lên chọn Tab Computer Name chọn Changes... Trong mục Member of bạn không chọn Workgroup nữa mà chọn là Domain và nhập Domain vào, trong ví dụ này là gccom.net 12 of 16
- Sau đó Windows sẽ bật ra hộp thoại yêu cầu bạn khai báo User & Password đăng nhập máy DC, bạn nhập bất cứ Account nào đã từng tạo trên DC rồi vào, lưu ý rằng bạn thêm gccom.net\ trước user đăng nhập Sau khi Join thành công Windows sẽ yêu cầu bạn Restart lại máy bạn Restart lại để hoàn tất việc Join Domain, kể từ bây giờ bạn có thể sử dụng các Account đã từng tạo trên DC để truy cập vào bất cứ máy nào trên Domain này 13 of 16
- Join Domain with Netdom Chúng ta vẫn thường join domain cho một máy Client bằng cách chỉnh ở hộp thoại Computer Name Change. Với cách này bạn sẽ phải đến từng máy Client để join. Chúng ta có một cách khác để join client vào domain mà không phải đến trực tiếp máy Client, đó là dùng dòng lệnh Netdom Lệnh Netdom không có sẵn trong Windows Server 2003, để có thể dùng Netdom bạn phải cài thêm bộ Windows Support Tools có trong đĩa CD cài Windows Server 2003.Bạn vào CD cài W2K3, vào thư mục Support\Tools và chạy file SUPTOOLS.MSI để cài đặt. Sau khi cài Windows Support Tools, bạn có thể ngồi trên máy DC và đánh lệnh Netdom để bắt máy client join vào domain mà không phải đến máy client. Tất nhiên trước đó, bạn phải thiết lập IP chính xác cho client.Cú pháp của lệnh Netdom như sau: netdom join computername /domain:domainname /userD:user /passwordD:password /userO:user /passwordO:password /OU:OUDN /Reboot:seconds computername - tên của máy tính client sẽ được join vào miền. /domain:domainname - tên của miền mà máy client sẽ join tới. /userD:user - tên tài khoản người dùng miền mà dòng lệnh sử dụng để join máy client vào miền. Tài khoản này không nhất thiết phải là Administrator, một tài khoản thường mặc định cũng có thể join tối đa 10 client vào miền. /passwordD:password - mật khẩu của userD. Nếu bạn nhập * thì sau khi nhấn Enter dòng l ệnh sẽ bắt ta nhập password. /userO:user - tên tài khoản người dùng cục bộ trên máy client mà dòng lệnh sử dụng để kết nối tới máy client. /passwordO:password - mật khẩu của userO. Bạn cũng có thể nhập * /OU:OUDN - tên DN của OU mà tại đó đối tượng máy tính của client sẽ được tạo ra. Nếu để trống thì client mặc định sẽ được đưa vào đối tượng chứa Computer. /Reboot:second - thời gian tính theo giây máy client sẽ khởi động lại sau khi join thành công. Với Windows 2000, bạn có thể thực hiện lệnh trên thành công mà không cần phải thiết lập thêm gì cả. Tuy nhiên đối Windows XP, bạn sẽ thấy báo lỗi, mặc dù bạn đã điền các thông số hoàn toàn chính xác. 14 of 16
- Điều đó là bởi tính năng ForceGuest trên các máy tính Windows XP. Trên các máy tính Windows XP Professional không gia nhập một miền nào thì mặc định tất cả người dùng khi log vào các máy đó qua mạng đều bị "force" là truy cập bằng tài khoản Guest, tính năng đó gọi là ForceGuest. Mà tài khoản Guest lại không có quyền join một máy tính vào miền, đó chính là lý do của lỗi. Vậy chúng ta phải tắt tính năng ForceGuest trên các máy WinXP trước khi thực hiện lệnh Netdom. Để tắt ForceGuest, bạn chỉnh sửa trong Registry: HKEY_LOCAL_MACHINE \ SYSTEM \ CurentControlSet \ Control \ Lsa Trong khóa đó, bạn kiểm tra đã có value tên là forceguest chưa. Nếu chưa có, bạn tạo ra value mới tên là forceguest, kiểu DWORD và đặt giá trị là 0, sau đó restart máy client. Cách thứ 2 để bật/tắt tính năng này: Dùng Group Policy: run -> gpedit.msc Vào: Computer Configuration\ Windows Settings\ Security Settings\ Local Policies\ Security Options. Mở policy: Network Access: Sharing and security model for local accounts và chọn Classic - local users authenticate as themselves Lưu lại thay đổi: run -> gpupdate /force Bây giờ bạn có thể join máy WinXP từ xa bằng dòng lệnh Netdom. Chú ý: để chắc chắn, các password bạn không nên để trắng vì lý do tương thích. OK mình vừa giới thiệu xong phần Domain Controller, Join Domain, Create User & Group trong 70-290, 70-620 của MCSA. 15 of 16
- C ông ty TNHH đầu tư phát triển tin học GC Com Chuyên trang kỹ thuật máy vi tính cho kỹ thuật viên tin học Điện thoại: (073) - 3.511.373 - 6.274.294 http://www.gccom.net Website: 16 of 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn-Exchange2007-phần 3-Domain Controller-Join Domain
6 p | 389 | 204
-
Domain Controller – Join to Domain
5 p | 290 | 134
-
Microsoft windows server 2003
43 p | 372 | 121
-
JOIN DOMAIN
4 p | 531 | 100
-
Part 11 - Domain Controller - Join Domain
16 p | 177 | 62
-
QUẢN TRỊ MẠNG - THS. ĐÀO QUỐC PHƯƠNG
120 p | 151 | 60
-
Part 42 - Upgrade Server 2008 - Domain Controller - Join Domain
15 p | 287 | 57
-
Part 41 - Upgrade Server 2008 - Domain Controller - Join Domain
15 p | 234 | 54
-
QUẢN TRỊ MẠNG 2 - THS. ĐÀO QUỐC PHƯƠNG
131 p | 186 | 53
-
Active Directory - Addtional New DC
13 p | 122 | 37
-
IPSecurity
69 p | 85 | 29
-
Tài liệu hướng dẫn thực hành LAB MCSA 2008: Domain
17 p | 97 | 18
-
Domain Controller - Join Domain - Create User & Group
18 p | 76 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn