intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đơn buốt hoạt huyết, tan máu ứ

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

107
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đơn buốt hoạt huyết, tan máu ứ Đơn buốt còn nhiều tên gọi khác như cây xương khô, san hô xanh, cây thập nhị, đơn kim, rau càng cua, cây cành giao, cúc áo, quỷ châm thảo, thích châm thảo, tiểu quỷ châm, cương hoa thảo... tên khoa học Zygocactus truncatus (Hax) Moran. Cùng họ xương rồng Cactaceae. Cây ưa ẩm và bóng râm. Trồng vào chậu nhỏ cho nhiều mùn hay bã chè, hoa nở vào dịp tết dương lịch tới tết âm lịch. Bởi vậy người chơi cảnh còn ghép cây này với cây thanh long trồng vào chậu....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đơn buốt hoạt huyết, tan máu ứ

  1. Đơn buốt hoạt huyết, tan máu ứ
  2. Đơn buốt còn nhiều tên gọi khác như cây xương khô, san hô xanh, cây thập nhị, đơn kim, rau càng cua, cây cành giao, cúc áo, quỷ châm thảo, thích châm thảo, tiểu quỷ châm, cương hoa thảo... tên khoa học Zygocactus truncatus (Hax) Moran. Cùng họ xương rồng Cactaceae. Cây ưa ẩm và bóng râm. Trồng vào chậu nhỏ cho nhiều mùn hay bã chè, hoa nở vào dịp tết dương lịch tới tết âm lịch. Bởi vậy người chơi cảnh còn ghép cây này với cây thanh long trồng vào chậu. Là loại cây thường thấy phân bố ở những vùng khí hậu nhiệt đới. Thường thu hái vào tháng giêng hay tháng 8 âm lịch, sức sống mạnh, hạt rất nhỏ nên dễ phân tán nơi xa, khi gặp điều kiện thích hợp sẽ lên cây và lan rộng ra. Còn nhỏ rau đơn buốt mọc thẳng đứng, sau đó bò lan ra mặt đất, thân chia ra thành nhiều nhánh nhỏ, thân cao khoảng 5 – 40cm, có màu xanh nhạt, toàn thân nhớt, nhẵn; phần nhánh cao chừng 20 – 40cm; lá mọc
  3. so le, có cuống, phiến dạng màng, trong suốt, hình tam giác. Quả hình xoan hay hình tim ở gốc, hơi tù và nhọn ở chóp, dài 15 – 20mm, rộng gần bằng đài; hoa hợp thành bông dạng sợi có cuống ở ngọn, dài gấp 2 – 3 lần lá; quả mọng hình cầu, đường kính 0,5mm, có mũi nhọn cứng ngắn ở đỉnh. Rau đơn buốt có nhiều loại nhưng loại rau có hình ảnh dưới đây thường được dùng trong chế biến món ăn và làm thuốc. Là loại rau giàu dinh dưỡng, có rất nhiều loại chất bổ khác nhau, đặc biệt trong rau chứa một hàm lượng Beta-caroten (tiền Vitamin A) cao hơn hẳn so với cà rốt. Nó thường được chế biến thành nhiều món ăn dân giã bổ dưỡng mà phổ biến trong nhân dân như luộc hoặc xào với tỏi. Rau đơn buốt bóp xổi với tôm khô cũng rất được ưa chuộng. Cách làm như sau: Rau đơn buốt rửa sạch, để ráo nước; giấm hòa với gia vị sao cho dịu để bóp nhẹ với rau; hành phi, trộn
  4. với tôm khô, da lợn luộc xắt mỏng, lạc rang…sau đó trộn tất cả với rau đã bóp giấm và nếm vừa ăn là được. Các vị mặn, ngọt, chua, giòn, dai làm thành món gỏi rất ngon. Ngoài ra, rau đơn buốt còn trộn chung với các loại rau khác như rau sam, rau thơm… và chấm với nước cá kho hay thịt kho. Chính vị chua chua của loại rau này khi chấm với nước kho mặn sẽ tạo cảm giác ngon, khoái khẩu. Rau đơn buốt không những giàu dinh dưỡng mà còn rất giàu dược tính nên là loại cây được sử dụng làm thuốc trị nhiều bệnh. Theo đông y rau đơn buốt vị hơi chua đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ; thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày - ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét. Ngoài ra nó còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau.
  5. Do rau có tính sinh tân, giải nhiệt, nhiều chất bổ, vị hơi chua chua và mọng nước, nên rau đơn buốt còn có tác dụng giải khát tuyệt vời. Tác dụng chữa trị bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở, giã nát, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương là da sẽ mau lành, liền miệng. Người ta nghiền lá ra dùng đắp để trị sốt rét, đau đầu. Dịch lá dùng uống trị đau bụng. Rau đơn buốt được vò nát để đắp lên da trị bỏng da do lửa hay bị bỏng nước sôi. Để tham khảo, dưới đây xin gợi ý dùng rau đơn buốt trị một số bệnh tiêu biểu mà trong dân gian thường dùng. Chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Dùng khoảng 15 đốt cành cây đơn buốt, cắt nhỏ từng đoạn 5mm, cho vào túi nilon đập nát rồi cho vào ấm có vòi với lượng nước vừa đủ, đun sôi, dùng giấy cuộn thành ống lắp vào đầu vòi, cho vào mũi để hít hơi nước, hơi thuốc vào mũi, thỉnh thoảng hít cả vào miệng. Thời
  6. gian xông 10 – 15 phút. Xông liên tục 3 – 5 ngày, bệnh nặng có thể xông 7 – 10 ngày. Cần chú ý không dùng cho phụ nữ có thai. Chữa côn trùng, ong đốt, rắn cắn, bò cạp đốt: Dùng cành cây đơn buốt giã nhỏ, đắp lên các tổn thương. Chữa chấn thương, đau nhức: Dùng cành cây đơn buốt giã nhỏ, băng đắp lên tổn thương ở cơ bắp, khi khô lại dùng rượu nhạt nhỏ thêm vào bã thuốc. Chữa mụn cơm: Dùng nhựa mủ cây đơn buốt đắp lên mụn cơm. Lưu ý trong khi sử dụng không được để nhựa mủ cây thuốc này bắn vào mắt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0