intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đông y dược part 3

Chia sẻ: Pham Duong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:150

114
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

trường hợp này, nên dùng Cam thảo gấp bội rất hay. Vì chính ra là khí của nó là hay hoãn được những cái gấp mà lại khéo ủy khúc để hòa hợp mọi thứ thuốc khác nữa làm cho các vị khác không còn cạnh tranh nhau nên thuốc nóng mà gặp nó thì giảm nóng, lạnh mà gặp nó thì giảm lạnh. Nếu cả nhiệt lẫn hàn lộn xộn thì nó điều hòa lại được (Dụng Dược Pháp Tượng). + Cam thảo dùng sống thì vào kinh túc Quyết âm, túc Dương minh, thanh được những huyết ô...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đông y dược part 3

  1. trường hợp này, nên dùng Cam thảo gấp bội rất hay. Vì chính ra là khí của nó là hay hoãn được những cái gấp mà lại khéo ủy khúc để hòa hợp mọi thứ thuốc khác nữa làm cho các vị khác không còn cạnh tranh nhau nên thuốc nóng mà gặp nó thì giảm nóng, lạnh mà gặp nó thì giảm lạnh. Nếu cả nhiệt lẫn hàn lộn xộn thì nó điều hòa lại được (Dụng Dược Pháp Tượng). + Cam thảo dùng sống thì vào kinh túc Quyết âm, túc Dương minh, thanh được những huyết ô trọc, tiêu tán được chỗ sưng và giải độc (Bản Thảo Bổ Di). + Cam thảo giải được độc cho trẻ nhỏ, có tác dụng giáng hỏa, giảm đau, hình nó bên ngoài màu đỏ, bên trong vàng, như vậy là màu của nó bao gồm cả quẻ Khôn và quẻ Lỵ vậy. Vị đạm, khí bạc hoàn toàn là nhờ cái đức của đất mà sinh ra, vì thế nó có tính cách hòa hợp được các loại thuốc. Đó là vị thuốc có công lớn như một vị nguyên lão, trị được các thứ lệch lạc, mất quân bình của các thứ bệnh, có nghĩa nó cüng được ví như người được giáo hóa theo đúng đường lối vương đạo rồi đó. Cam thảo thật là một vị thuốc ví như một ông tướng giỏi cho việc hòa bình (Bản Thảo Cương Mục). + Cam thảo vị ngọt, tính bình, dùng sống thì mát, dùng chín thì ấm. Cổ nhân nói tính nó gặp người có chứng hỏa thì nó tả đi, cüng do tính hỏa vốn cấp bách, dùng Cam thảo để mượn nó có vị ngọt để hoãn sức dương hỏa bốc lên. Dùng Cam thảo sống thì tính nó mát, nó tả được tính làm hại do hay đốt cháy (Bản Thảo Cầu Chân). + Cam thảo mùa xuân mới thấy mầm non, sang hè còn nhiều lá, mùa thu có hoa, mùa đông có quả. Vì vậy trong một năm bốn mùa dù khí hậu có thay đổi màu nó vẫn màu vàng, vị ngọt,đó là nó hợp với đức của Thổ, hòa với mọi khí, cho nên không có chỗ nào là nó không đến được, không có tà nào mà không đuổi được. Vì thế có người bảo nó làm chủ cho lục phủ ngü tạng để nó đuổi hết những chứng hàn, nhiệt, tà khí ra ngoài. Vì đất là mẹ sinh ra vạn vật, mọi vật xinh đẹp hay xấu xí thì chẳng có gì là không từ đất sinh ra, rồi lúc tàn rụi không có gì là không trở về với đất, bởi vậy { nghĩa sinh hóa đã sinh đó là khí hóa. Do đó mà nói rằng Cam thảo giải được cả trăm thứ độc dược là vì lẽ ấy. Nó an hòa được 72 loại khoáng vật, giải được 1200 loại độc dược của thảo mộc. Ôi! Cái khí của con người cüng như cái khí của loài vật, không khác gì hoa quả, nếu khí ấy thuận hòa thì tốt tươi
  2. xinh đẹp, nếu chẳng may gặp phải khí nóng gay go thì sẽ sinh ra xấu xa, cằn cỗi, nóng nảy ấy thành hòa thuận để các kinh mạch ấy lưu thông, khí huyết lưu lợi tự nhiên, cơ nhục nở nang, gân xương rắn chắc, sức lực dồi dào, gấp bội hơn trước phải làm thế nào? Xin thưa chỉ có tính chất ngọt ngào hòa hoãn của vị Cam thảo, vì Cam thảo có vị ngọt, tính ấm và mát của nó đã trọn vẹn đầy đủ thì mới có thể dễ thành công được, vì tính hòa hoãn, nó đã đầy đủ thì làm cho người ta cüng đầy đủ. Khí trong người nóng nảy sinh hóa ra nhiều điều phức tạp phải lo, nên làm thế nào để điều hòa quân bình cho ổn định, nếu còn có điều chi trở ngại là điều chẳng đặng đừng. Một bằng chứng cụ thể là đem những sách bàn luận về chứng thương hàn thì ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ gồm 250 phương mà những phương có Cam thảo đã là 120 phương rồi. Nhưng đó cüng không phải là Cam thảo làm chủ được bệnh đâu, nhưng mà mỗi phương phải hợp với nó mới có sự điều hòa được, vì Cam thảo có tác dụng hiệp điều, làm cho hòa hoãn để cho hợp với bệnh tình mà thôi (Dược Tính Luận). + Cam thảo cüng có thể bổ mà cüng có thể tả, có thể trị những chứng ở biểu mà cüng có thể trị những chứng ở lý, lại có tác dụng đi lên mà cüng có tác dụng đi xuống. Dùng sống thì tính bình, bổ được tz vị bất túc, tả được chứng tâm hỏa hữu dư. Dùng chín thì khí ấm, bổ được nguyên khí của tam tiêu, tán được biểu tà. Hoà vào thuốc hòa thì có tác dụng bổ ích, cho vào thuốc phát hãn thì giải được cơ biểu, cho nó vào thuốc mát thì giải được nhiệt tà, cho vào thuốc bổ thì hòa hoãn được chính khí, cho vào thuốc nhuận thì nuôi dưỡng được âm huyết. Nó có tác dụng làm cho sinh cơ nhục, khỏi đau nhức, thông được 12 kinh mạch, giải được độc của hàng trăm loại thuốc, vì vậy người ta đề cao vị này mới gán cho cái tên là Quốc Lão. Nhưng nếu có những chứng bụng đầy thì nên kiêng cử không dùng. Khi dùng nên chọn loại to mà chắc, màu vàng là thứ tốt, nếu muốn có tác dụng bổ trung thì sao lên để dùng, nếu muốn thuốc có tác dụng tả hỏa thì dùng sống (Bản Thảo Bị Yếu). + Những vật mà có vị ngọt, hay hơn cả là vị Cam thảo, nó vốn là một vị thuốc chủ cho Tz kinh mà Tz là căn bản cho hậu thiên, lục phủ ngü tạng đều phải chịu nhờ vào khí của Tz cả. Vì tạng phủ là căn bản của khí, tức là chính khí, còn cái khí hàn nhiệt do ở ngoài mà đến thì đó gọi là tà khí, hễ chính khí vượng thì tà khí tự nhiên phải lui. Vả lại gân thuộc can làm chủ, mà xương thuộc Thận làm chủ, còn cơ nhục
  3. thuộc Tz làm chủ, khí thuộc Phế làm chủ, còn sức lực của con người thì thuộc Tâm làm chủ. Nhưng một khi đã làm cho tz khí mạnh lên rồi thì tự nhiên ngü tạng cüng đều nhờ vào đó mà luân chuyển để nhờ cậy nhau thêm. Như vậy, khi Tz đã mạnh thì chẳng những được bền vững mà ngày càng bền vững hơn (Thần Nông Bản Thảo Kinh Độc). + Cam thảo vị ngọt, tính trung hòa, có tác dụng điều bổ, vì vậy, dùng với thuốc có độc thì nó có tác dụng giải độc; Dùng với thuốc có tác dụng mạnh thì nó làm cho thuốc hòa hoãn; Thuốc giải biểu nếu thêm Cam thảo sẽ tăng thêm tác dụng; Thuốc hạ có thêm Cam thảo thì tác dụng hòa hoãn. Cam thảo tăng thêm tác dụng bổ khí của Sâm, Kz, giúp Thục địa trị chứng âm hư nguy kịch. Thuốc trừ nhiệt tà, kiện cân cốt, kiện tz vị, trưởng cơ nhục, theo thuốc khí vào phần khí, theo thuốc huyết vào phần huyết, không nơi nào mà không đến được, vì vậy, nó được gọi là Quốc Lã (Cảnh Nhạc Toàn Thư). + Cam thảo là một vị thuốc chữa được chứng buồn phiền, có tác dụng nhuận Phế, tiêu hóa được đờm dãi, ngoài công dụng đó ra còn có tác dụng hòa hợp được các loại thuốc, lại thêm có tác dụng làm dễ uống thuốc, nó lại còn có công việc dính các vị thuốc khác làm viên thuốc tròn dễ dàng (Đinh Phúc Bảo). + Cam thảo rất ngọt, tác dụng chủ yếu là bổ Tz thổ, làm khoan khoái dễ chịu, xưa nay sách vở đều ca ngợi Cam thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Cam thảo vì có vị ngọt mà đặt tên, trong các vị thuốc lấy nó làm quân, trị 72 loại độc của Nhü thạch (khoáng chất), giải 1200 loại độc của cây cỏ, nó có công năng điều hòa các vị thuốc nên mới đặt cho tên là Quốc lão (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Cam thảo là vị thuốc bổ như Sâm, Kz, chỉ là một vị thuốc hòa bình, chuyên chủ về Tz Vị, cho nên thuốc bổ, thuốc tiêu, thuốc hạ, phát tán, chữa về lối gì cüng đều dùng nó, trừ những bệnh ở phía dưới thì ít dùng vì sợ làm chậm các chất khác (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Sau khi sao với mật gọi là Chích Cam thảo có vị ngọt ấm, ích khí, có thể trị chứng tâm dương hư, tz khí hư (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  4. + Dùng Cam thảo thời gian lâu sẽ sinh ra tác dụng phụ như phù thủng, huyết áp cao (Tân Biên Trung Y Học Khái Luận). + Cam thảo trong mầu vàng, ngoài mầu đỏ, đầy đủ màu sắc của quẻ “Khôn”, quẻ “Lỵ”, vì có vị ngọt, tính bình, nhờ công của “Mậu Kỷ” (Thổ) nên điều hòa được các vị thuốc, vì thế nên có các tên danh dự là Quốc Lão. Trị được trăm thứ tà, có tác dụng vương đạo. Vị ngọt ở trung ương mà kiêm cả ngü hành, trên dưới trong ngoài đều dùng được cả, hòa hoãn, bổ tả đều có hết, bổ âm trừ nhiệt, lại giúp đỡ phế kim cho nên trị cả đau họng, ho đàm, phế nuy. Vị ngọt, tính trung hoà, chuyên tư nhuận thồ cho nên chữa chứng tả lỵ, hư nhiệt ở da thịt phải cần đến nó (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Trời đất sinh ra độc, nhưng lại sinh ra các thứ khác để hóa giải, các loại độc gặp thổ thì hóa, mà Cam thảo là thổ tinh có màu vàng tính như đất, vì vậy có thể hóa được độc, giải được tất cả các tà khí. Bổ trợ thêm Hoàng kz, Phòng phong có thể đuổi được độc chạy ra biểu phận, thí dụ như sởi đậu mà khí huyết đều hư thì trước sau đều nhờ đến nó (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Cam thảo cùng với Nhân sâm, Hoàng kz, Bạch truật, Đại táo, Đương quy thân, Mạch môn đông, gia Thăng ma, Sài hồ làm bổ trung ích khí: chuyên chữa bệnh nội thương, khi đói khi no thất thường sinh ra trọc khí hạ lãm làm phát sốt, kết hợp với Nhân sâm, Càn khương, Nhục quế thì có tác dụng ôn trung (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Hạ khí dùng Cam thảo, Mạch môn đông, Tô tử, Tz bà diệp (Trung Dược Học). + Giải nhiệt độc ở dưới dùng Cam thảo, Hoàng liên, Thược dược, Thăng ma, Hoạt thạch (Trung Dược Học). + Thanh lợi yết hầu do hư nhiệt dùng Cam thảo, Cát cánh, Huyền sâm, Qua lâu căn, Thử niêm tử (Trung Dược Học). + Hay quên dùng Cam thảo, Nhân sâm, Bồ hoàng, Ích trí nhân, Long nhãn nhục, Viễn chí (Trung Dược Học). + Trừ buồn phiền táo khát, nhức đầu, phiền muộn: Cam thảo, Mạch môn đông, Thạch cao, Trúc diệp, Tri mẫu (Trung Dược Học).
  5. + Trị các chứng đinh nhọt sưng đau: Cam thảo, Tử hoa địa đinh, Kim ngân hoa, Cam cúc, Hạ khô thảo, Ích mẫu thảo, Bối mẫu, Bạch cập, Bạch chỉ (Trung Dược Học). + Tả hỏa hữu dư ở Tâm kinh: Cam thảo, Hoàng liên, Mộc thông, Xích thược dược, Sinh địa hoàng (Trung Dược Học). Phân biệt: + Cam thảo hiện nay ở Trung Quốc vẫn là cây mọc hoang ở nhiều nơi, có rất nhiều loài, vất đề này cần phải nghiên cứu thêm. Người ta thường cho rằng Cam thảo ở Nội Mông có phẩm chất tốt nhất, rồi đến Cam thảo Thiểm Tây, Sơn Tây, Cam thảo sản xuất ở Hà Bắc và Đông bắc cüng có phẩm chất tốt. Các loại Cam thảo được dùng để làm thuốc ở Trung Quốc ngoài cây Glycyrrhiza uralensis Fish Ra, Tân cương cüng còn có một loại Cam thảo gọi là Âu cam thảo (Glycyrrhiza Glabra Lin, Var Glandulifera Regeletherder) đó là cây sống lâu năm, thân có thể cao 1-1,2m. Toàn thân có lông rất nhỏ, lá kép lông chim lẻ, lá ché thuôn dài, hoa ngắn, dài chừng 8-12mm, tràng hoa hình bướm. Quả loại đậu, thẳng hoặc hơi cong. Lá của loài Cam thảo này phần lớn là hình bầu dục hay hình trứng, dẹt, tròn dài, lá nhỏ hơn loài trên, hoa ngắn hơn, quả bổ đôi thẳng hay hơi cong, mặt hơi nhẵn hay có lông ngắn, nhưng lông không phải lông gai, số hạt trong quả thường ít hơn số hạt của loài trên. Thời kz ra hoa từ tháng 7-9. + Nhân dân còn dùng rễ và lá cây Cam thảo đây còn gọi là dây Cườm cườm, dây Chu chi, người Giarai gọi roh djas hre hay Tương tư thảo (abrus precatorius Linn) là thứ dây leo dài, có cành mảnh. Lá kép lông chim chẵn, có cuống ngắn, dài 15- 25cm mang 8-15 đôi lá ch t thuôn, bầu dục, cụt đầu và có müi nhọn ngắn đỉnh có mü lồi. Hoa màu vàng, xếp thành chùm nhỏ ở nách hoặc ở ngọn cành. Quả thuôn, hơi có lông, xoắn lại, có những vách thô sơ trong khoảng cách của các hạt 3-7 hạt dạng trứng, to bằng hạt đậu Hà lan, có vỏ cứng màu đỏ chói, gần quanh rốn có 1 điềm vòng đen. Ra hoa mùa thu và có quả vào mùa đông. Cây mọc hoang ở đồi núi, bờ bụi, có trồng ở vườn, bờ rào. Rễ có vị ngọt của Cam thảo bắc, thường được dùng thay Cam thảo nhưng k m ngọt, mùi không thơm và vị đắng. Lá cüng có chất ngọt. Người ta thường dùng cả rễ, dây,lá, hạt để làm thuốc. Thường thu hoạch vào mùa thu đông, tốt nhất là lúc cây mới ra hoa. Thường dùng tươi, phơi
  6. hay sấy khô, có thể dùng sống hay sao tẩm mật để có tác dụng điều hòa vị thuốc khác như Cam thảo bắc, chữa ho, giải cảm. Hạt dùng ngoài đâm nát đắp lên trị sưng vú do tắc tia sữa, sát trùng, tiêu viêm, mụn nhọt chóng ra mủ. Cây sở dĩ có tên (dây Cườm cườm) là vì hạt có khi làm vòng đeo hay làm tràng hạt. + Nhân dân còn dùng cây Cam thảo nam, còn gọi là Cam thảo đất, Thổ cam thảo, Dã cam thảo (Scoparia Dulcis Linn) thuộc họ Scrophulariaceae, đó là cây Thảo rắn, nhẵn, mọc đứng, phân nhánh, cao 0,3-1m. Thân có góc. Cành mọc đứng hay trải ra. Lá mọc vòng 3 cái một hay mọc đối, hình müi mác nhọn hẹp dần ở gốc, hơi khía răng, tù. Hoa trắng mục ở kẻ lá. Cuống hoa hình sợi tóc, trải ra. Tràng có ống ngắn, hình bánh xe, họng rất nhiều lông, 4 thùy gần bằng nhau, tù, đường kính khoảng 5mm. Nhị 4, bao phấn có ô tách nhau, song song hay rẽ đôi, Quả nang hình cầu, chỉ hơi vượt qua đài, chẻ vách, mảnh vỏ nguyên nhiều hạt nhỏ, có góc, nhăn nheo. Mọc hoang. Thường dùng toàn cây, trừ rễ, tươi hay phơi sấy khô, thu hái quanh năm. Cam thảo đất có vị ngọt, đắng, tính mát. Có tác dụng bổ Tz, nhuận Phế, thanh nhiệt, giải khát, giải độc. Dùng khô từ 12-20g, tươi: 40g, sắc uống để chữa sốt, say sắn độc, giải độc, cơ thể, viêm họng, kinh nguyệt nhiều. + Ở miền nam (tỉnh Đồng Nai) có một cây nhân dân gọi là Cam thảo, dùng vỏ thân và vỏ rễ để làm thuốc bổ, cây này thuộc chi Albizzia họ Mimisaceae, có một số đặc điểm như cây Bồ kết tây (Albizzia lebbek Benth): Cây cao, lá kép 2 lần lông chim, quả dẹt và mỏng gần như tờ giấy. Phần dược liệu được mô tả như sau: Vỏ thân hình lòng máng, mặt ngoài màu nâu có khoang màu xám hoặc vàng xám, có lỗ vỏ nhỏ nằm ngang sần sùi, mặt trong có nhiều sợi vỏ màu vàng nhạt. Vị ngọt gần như Cam thảo sau hơi tê. Trong lúc đó, rễ Cam thảo bắc hình trụ tròn không phân nhánh, thẳng, dài khoảng 30cm, đường kính 0,8-2cm, mặt ngoài màu nâu đất hay đỏ nâu, có nhiều nếp nhăn dọc và lỗ vỏ nằm ngang lồi lên, lưu thưa có vết của rễ con. Mặt bẻ có sợi. Mặt cắt ngang màu vàng nhạt để lộ lớp bần mỏng, tầng sinh gỗ và tủy tỏa tròn. Mùi đặc biệt, vị ngọt dịu. + Còn những loài Cam thảo giống như những loại Cam thảo mô tả trên nhưng không thể dùng thay cho Cam thảo mô tả trên, nhưng không thể dùng thay cho Cam thảo bắc được: - Cây khổ Cam thảo cùng họ trên, giống như Cam thảo nói chung, theo giám định thì nó có vị đắng, vỏ xốp, rất rễ bị bong xước, thịt mà vàng
  7. xám tro- Cây thổ Cam thảo (Glycyrhiza palladifora Maxim) còn gọi là Cam thảo đất hay Cam thảo chó, cùng họ trên, rễ cüng giống như rễ Cam thảo, nhưng vỏ vàng hơi bóng, mặt cắt ngang có nhiều xơ. Có nhiều ở tỉnh Liêu Ninh. Cây Cam thảo quả có gai (Glycyrrhiza palladiflora Max) hình thái thì cüng giống như cây Cam thảo nhưng thân, cành có cạnh, có rãnh dọc rất rõ, hoa mọc thành bông, nhưng chỉ dài 1,5-6cm quả bế đôi, thằng, có gai thưa, rễ không có vị ngọt, không thể dùng làm Cam thảo - Cam thảo Vân Nam (Glycyrrhiza yunnanensis S. Scgeng et Ik Tai) có ở Vân Nam, trên cơ bản thì giống như Cam thảo chỉ có khác là hoa và quả xếp chặt trông như giống quả cầu. Cây Cam thảo dại (Abrus cantoniensis Hance) là những cây không thể thế cho cây Cam thảo bắc được (Danh Từ Dược Học Đông Y). 38. CAM TOẠI
  8. Tên Việt Nam: Củ cây Niền niệt, niệt gió Tên Hán Việt khác: Cam cao, Lăng trạch, Trùng trạch, Chủ điền (Biệt Lục), Lăng cao, Cam trạch, Khổ trạch, Quỷ xú (Ngô Phổ Bản Thảo) Cam đài, Trung đài, Chí điên, Ngao hưu, Tam tằng thảo, Đại biều đằng, Kim tiền trung lộ, Tùy thang cấp sư trung (Hòa Hán Dược Khảo). Tên khoa học: Euphobia sieboldiana Morren et decaisne, Euphorbia kansui Liou. Họ khoa học:
  9. Euphorbiaceae. Mô tả: Cây thảo sống đa niên, có độc. Thân cao hơn 0,3m, gốc rễ màu hơi hồng tím, lá dài hình viên chùy, mép nguyên, mọc đôi, lá dưới cuống hoa tương đối lớn, nở hoa đầu mùa hè màu nâu tím. Địa lý: Ít thấy ở Việt Nam, còn phải nhập Thu hái, sơ chế: Chọn rễ vào tháng 2, tháng 8, phơi trong râm cho khô. Phần dùng làm thuốc: Củ rễ. Mô tả dược liệu: Rễ khô Cam toại hình thoi dạng chuỗi liền, xoắn không đều, dài khoảng 3,2-6cm, hai đầu nhỏ hơn, chính giữa phình lớn, vỏ ngoài màu vàng trắng hoặc màu trắng bẩn, nhiều nhất là nơi lõm vào, chỉ nhân ngang ít hơn, chất nhẹ giòn, chính giữa mặt cắt ngang có chất xơ dính liền, mặt cắt chất bột màu trắng gần tâm có tổ chức một vòng dạng xơ thể hiện màu vàng trắng. Loại to, ít xơ, nhiều bột trắng ngà, không có mọt là tốt. Bào chế: + Lấy rễ gĩa nát nhỏ dùng nước Cam thảo ngâm 3 ngày, khi ấy nước thành đen như mực, xong vớt ra ngâm vào nước chảy. Rửa đãi 3-7 lần cho đến khi nước trong thì thôi. Sao giòn dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận). + Lấy bột bọc Cam toại nướng chín cho bớt chất độc rồi dùng (Bản Thảo Cương Mục). + Lấy rễ ngâm nước trong vòng 3 giờ, vớt ra cạo sạch vỏ ngoài, xắt mỏng, sao với Cám, tỷ lệ cứ 1 phần Cam toại một phần Cám bằng nhau, cho tới khi vàng giòn. Có
  10. thể tán bột (Có người ngâm với nước Cam thảo và Tề ni rồi mới làm như trên) (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Lấy Cam đã rẩy qua nước cho ẩm, bọc lấy Cam toại đã rửa sạch, xong đốt cho cháy cám ở ngoài (Trung Dược Đại Từ Điển). Bảo quản: Dễ sâu mọt, để trong thùng có lót vôi sống, đậy thật kín. Tác dụng: Thông lợi đại tiểu tiện, bài tiết thủy thấp, trục ẩm, đồng thời có tác dụng giải độc tán kết. Tính vị: Vị đắng, tính lạnh, có độc (Trung Dược Học). Quy kinh: Vào kinh Phế, Tz, Thận (Trung Dược Học). Chủ trị: + Trị phù thủng, đàm ẩm, nước tích ở xoang ngực, bụng. Døng ngoài để trị thấp nhiệt sưng độc- Liều dùng: Dùng từ 1,5-3g. Tán bột mỗi lần uống 1-2g. Thuốc hơi khó sắc, chỉ nên tán bột uống. Dùng ngoài tùy ý. Kiêng kỵ: Vị này hạ rất mạnh, có độc, người suy nhược cần thận trọng. Người có thai kỵ dùng (Trung Dược Học). + Ghét Viễn chí, phản Cam thảo, Qua đế làm sứ cho nó thì rất tốt (Bản Thảo Kinh Sơ).
  11. Cách dùng: Cam toại thường chế với giấm (sao) để giảm độc tính của nó, tác dụng cüng tương đối hòa hoản hơn. Phần nhiều trộn làm thuốc viên. Đơn thuốc kinh nghiệm: + Thương hàn biến chứng thủy kết hung, dùng Cam toại bỏ vào thang “Hãm hung thang” uống rất hiệu quả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Mặt mình sưng húp dùng Cam toại 2 chỉ, dùng thịt thăn của heo đực “Yêu tử” cắt làm 7 miếng, bỏ bột Cam toại vào lấy giấy ướt bao ngoài nướng chín ngày ăn một miếng, liên tục 4-5 ngày khi nào nghe sôi bụng, lợi tiểu là có hiệu quả (Trửu Hậu Phương). + Dưới tim như có cảm giác nước đọng đầy cứng, mạch Phục, bệnh nhân đi cầu là dễ chịu: Cam toại củ lớn 3 củ, Bán hạ 12 củ, sắc một thăng nước còn phân nửa, bỏ vào 5 củ Thược dược với 2 bát nước sắc lại còn nửa thăng bỏ bã, trộn với nửa cân mật ong sắc còn 8 phân uống (Cam Toại Bán Hạ Thang - Kim Quỹ Yếu Lược). + Đại tiểu tiện không thông dùng bột Cam toại, bột miến sống trộn dẻo đều đắp vào giữa rốn rồi đơn điền rồi cứu 3 tráng, bên trong uống ‘Cam Thảo Thang’, khi nào thông thì thôi, lại dùng Cam toại 1 lượng trộn mật, chia làm 4 lần, ngày uống 1 lần thì thông (Thánh Huệ Phương). + Phù thủng, thở gấp dùng Cam toại, Đại kích mỗi thứ 1 lượng, sao lửa cho kỹ tán bột, lần uống nửa muỗng cà phê sắc với nửa ch n nước sôi uống (Thánh Tế Tổng Lục). + Bí đái tức tối khó chịu: bột Cam toại 4g uống với ‘Trư Linh Thang’ thì thông (Bút Phong Tạp Hứng Phương). + Phù thủng bụng căng đầy: dùng Cam toại (sao) 2 chỉ 2 phân, Hắc khiên ngưu 1 lượng 5 chỉ tán bột sắc, uốngtừng hớp (Phổ Tế Phương). + Phù thẳng căng đầy, đại tiểu tiện không lợi muốn chết, dùng Cam thảo 5 chỉ (nửa sống nửa sao), dùng Yên chi phôi tử 5 muỗng cà phê tán bột lần uống 1 chỉ, Bạch miến 4 lượng trộn nước làm như con cờ nấu với nước khi nào nổi lên là
  12. được rồi ăn nhạt, sau khi lợi đại tiểu tiện dùng tiếp “Bình vị tán” gia thục Phụ tử 2 chỉ sắc uống (Phổ Tế Phương). + Thận thủy lưu chú làm đùi gối co quắp, tứ chi sưng đau, dùng bài trên gia thêm Mộc hương 4 chỉ, mỗi lần dùng 2 chỉ lùi chín uống nhai với rượu nóng khi nào đái ra nước vàng thì có hiệu quả (Ngự Dược Viên Phương). + Trẻ em cam thủy dùng Cam toại (sao), Thanh quật bì, 2 vị bằng nhau tán bột, 3 tuổi dùng 1 chỉ uống với “Mạch nha thang”, khi nào đi ngoài được là thôi. Củ đồ chua mặn trong 3,5 ngày gọi là “Thủy bảo tán” (Tổng Vi Luận Phương). + Phù thủng thở gấp, đại tiểu tiện không thông dùng “Thập táp hoàn” gồm Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa, các vị bằng nhau tán bột, lấy Táo nhục làm viên bằng hạt ngô đồng, lần uống 40 viên với ‘Xâm Thần Nhiệt Thang’ khi nào đi ra nước vàng là thôi, nếu chưa thì trưa hôm sau uống tiếp (Tam Nhân Phương). + Có thai phù húp thở gấp, bụng dưới đầy, tiểu không thông, đã dùng ‘Trư Kinh Tán’ nhưng không bớt, dùng Cam toại 2 lượng, gĩa nát, trộn mật viên bằng hạt ngô đồng lần uống 50 viên, hễ đi ra ngoài được là tốt nhưng phải uống ‘Trư Linh Tán’, nếu không đi được, lại uống tiếp (Tiểu Phẩm Phương). + Cước khí sưng đau, phong khí đập vào thận khí, hạ bộ ngứa dùng Cam loại nửa lượng. Mộc miết tử nhân 4 cái tán bột, thăn thịt heo 1 cái bỏ màng da xắt lát để dùng, lần 4 chỉ thuốc bỏ vào trong thịt bao với giấu ướt nướng chín ăn lúc đói với nước cơm, sau khi uống thì duỗi 2 chân răng, đi đại tiện xong phải ăn cháo trắng 2-3 ngày là có hiệu quả (Bản Sự Phương). + Sán khí sa dịch hoàn, dùng Cam toại, Hồi hương 2 vị bằng nhau tán bột uống lần 2 chỉ (Nho Môn Sự Thân). + Đàn bà huyết kết ở bụng nước căng đầy tiểu khó nhưng không khát nước là do thủy và huyết cùng kết lại ở huyết thất, dùng Đại hoàng 3 lượng, Cam toại, A giao mỗi thứ 1 lượng, 1 thăng rưỡi nước sắc còn nửa thăng uống thì huyết đó sẽ hạ (Trọng cảnh phương).
  13. + Nghẹn, nấc cụt, dùng Cam thảo trộn với miến nướng 5 chỉ, Nam mộc hương một chỉ tán bột, người mạnh lần uống 1 chỉ, người yếu uống 5 phân với rượu (Quái Bệnh Phương). + Tức ngực phát sốt, ra mồ hôi trộm đầu nhức vùng vai lưng dùng Cam toại bao với miến nấu với nước tương thật sôi bỏ iến đi rồi lấy cám nhỏ sao vàng tán bột, người lớn dùng 3 chỉ, trẻ em dùng 1 chỉ uống với mật khi ngủ. Cữ dầu béo, thịt cá (Phổ tế phương). + Tiêu khát hay khát nước dùng Cam toại (sao cám) nửa lượng, Hoàng liên 1 lượng tán bột nấu làm bánh bằng hạt đậu xanh, lần uống 2 viên với nước Bạc hà, Kỵ Cam thảo (Dương Thị Gia Tàng). + Trị phong đàm làm mê tâm khiếu, động kinh, đàn bà phong tà ở tâm huyết, dùng Cam toại 2 lượng tán bột, bỏ thuốc vào tim heo bao giấy lại nước chín bảo vào 1 chỉ Thần sa chia làm 4 viên, lần uống một viên với nước sắc ‘Tâm Tiển Thang’, đại tiện ra những vật độc là có hiệu quả, không nên uống tiếp (Toại Tâm Đơn - Tế Sinh Phương). + Mã tz phong dùng Cam toại bao với miến sắc 1 chỉ rưỡi, Thần sa (thủy phi) 2 chỉ rưỡi khinh phấn 1/4 muỗng cà phê. Lần uống nửa muỗng cà phê, 1 chút nước tương, nhỏ 1 giọt trên thuốc cho thấm xuống rồi bỏ nước tương đi, rót nước vào đó gọi là “Vô giá tán” (Toàn Ấu Tâm Giám). + Trị tê mất cảm giác đau nhức, dùng Cam toại 2 lượng, Tz ma nhân tử 4 lượng, Chương nảo 1 lượng tán bột làm bánh dán vào đó, trong uống Cam thảo thang (Vạn Linh Cao - Trích Huyền Phương). + Tai điếc đột ngột, dùng Cam toại nửa tấc ta, bọc lông lại nhét vào trong hai lỗ tai, trong miệng nhai Cam thảo thì tai tự nhiên thông (Vĩnh Loại Kiềm Phương). + Trị Can Tz sưng lớn, cổ trướng, đại tiểu tiện ít, mạch trầm sác có lực “” gồm: Cam toại 1 lượng, Nguyên hoa 1 lượng, Đại kích 1 lượng, Khiên ngưu tử 4 lượng, Binh lang 5 chỉ, Khinh phấn 1 chỉ, Mộc hương 5 chỉ, Thanh bì 5 chỉ, Tất cả tán bột trộn hồ làm viên bằng hạt đậu xanh, lần uống 1 chỉ, ngày 1 lần lúc đói với nước
  14. nóng (Chu Xa Hoàn). Cần chú ý bệnh tình phản ứng sau khi uống thuốc để dùng tiếp hoặc ngưng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị thủy kết hung hiếp, đầy tức ngực, bón, mạch chứng đều thuộc nhiệt, các loại động kinh có đàm nhớt ủng thịnh: Cam toại 5 phân, Đại hoàng 3 chỉ, Mang tiêu 3 chỉ, sắc uống (Đại Hãm Hung Thang - Kim Quỹ Yếu Lược) + Trị sưng độc do thấp nhiệt các loại bỉ khối: Bột Cam toại trộn nước dán nơi sưng đồng thời sắc nước Cam thảo uống, dùng để triï các loại sưng độc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị điên cuồng có thể dùng Cam toại 5 phân, Châu sa 3 phân, tán bột uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Tham khảo: + Cam toại chữa thủy kết có sức mạnh, chất nước ở trong người ta ngừng trệ lại ở chỗ nào thì cüng có thể sinh ra bệnh. Cam toại có tính thấu đến những chỗ nước ngưng kết đó, làm cho tiêu tán ra, công dụng chỉ có thể (Bách Hợp). + Vị Cam toại này, gần đây người ta dùng trong việc trị bệnh Huyết hấp trùng thời kz cuối, Xơ gan cổ trướng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). 39. CAN KHƯƠNG
  15. Tên Việt Nam: Khinh (Tày-Nùng), Roya, ya (Giarai), Gừng khô. Tên Hán Việt khác: Bạch khương, Quân khương (Bản Thảo Cương Mục), Bào khương, Hắc khương, Thánh khương, Đạm can khương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Zingiber offcinale Roscoe Họ khoa học:
  16. Zingiberaceae. Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 1m. Thân rễ mọc phình lên thành củ, khi gìa thì có xơ. Lá không cuống, mọc cách nhau, hình müi mác, dài tới 20cm, rộng 2cm, bẹ nhẵn, lưỡi bẹ nhỏ dạng màng. Cán hoa dài khoảng 20cm, mọc từ gốc, nó nhiều vẩy lợp lên. Cụm hoa dạng trứng, dài 5cm, rộng 2-3cm, lá bắc hình trái xoan, màu lục nhạt, có m p vàng. Đài có 3 răng ngắn. Tràng có ống dài gấp đôi đài, có 3 thùy hẹp nhọn, 1 nhị. Nhị lép không có hoặc tạo thành thùy bên của cánh môi. Cánh môi màu vàng, viền thêm màu tía, dài 2cm, rộng 1,5cm, chia thành 3 thùy tròn, các thùy bên ngắn hơn. Bầu nhẵn, nhụy lép dạng sợi. Có hoa vào mùa hè và mùa thu. Phân biệt: Cần phân biệt với cây Gừng gió, Gừng dại (Zingiber zerumbet (Linn) Sm) là cây thảo cao 1m hay hơn, có thân rễ dạng củ, phân nhiều nhánh, lúc non màu vàng và thơm, lúc gìa màu trắng và đắng. Lá không có cuống mọc sít nhau, nhẵn ở mặt trên, có vài lông rải rác ở mặt dưới, dài tới 20cm, rộng 5cm, bẹ có nhẵn, lá kèm nguyên, tròn dễ gẫy. Cán hoa khá mập, dài 20-30cm, các vẩy không lợp lên nhau. Cụm hoa hình trứng, có khi hình trụ rộng 4cm, lá bắc lợp lên nhau, áp sát nhau, hình mắt chim, thường có màu lục, khi gìa màu hồng. Đài màu trắng, chẻ thành mo, cao 1,2cm. Tràng có ống dài 2cm, các thùy hẹp, màu trắng, 1 nhị. Nhị lép làm thành các thùy bên của cánh môi. Cánh môi màu vàng nhạt, có 3 thùy. Quả nang hình bầu dục, chia 3 ô, mỗi ô chứa một hạt đen có áo hạt mềm màu trắng. Cây ra hoa vào mùa thu, mọc hoang dại trong rừng ở nhiều nơi khắp nước ta, được trồng dùng làm thuốc kích thích, thuốc bổ và lọc máu cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Địa lý: Gừng có khắp nơi trong nước ta, thường được trồng làm thuốc, mứt, xuất khẩu. Thu hái, sơ chế: Mùa đông đào lấy củ rễ những thân cây gìa, khi cây bắt đầu lụi, cắt bỏ lá và rễ con, rửa sạch phơi khô gọi là Can khương (Gừng khô). Phần dùng làm thuốc:
  17. Thân rễ (thường gọi là củ) đã phơi khô. Mô tả dược liệu: Thân rễ gừng khô là loại Gừng lây năm càng tốt có dạng ngón tay phẳng dẹt phân nhánh, có đốt rõ ràng vỏ ngoài màu xám trắng hoặc xám vàng nhăn teo. Đỉnh có vết rễ và vết mầm chất cứng giòn mặt cắt có chất xơ. Loại to, gìa, khô, củ chắc, vỏ sắc màu vàng nhợt ít nhăn, sạch rễ con, thịt trong vàng đậm là tốt. Thứ mốc vụn nát, ruột đen thối là xấu. Bảo quản: Để nơi khô ráo, kín, tránh ẩm, nóng làm mất tinh dầu thơm Bào chế: Khi dùng rửa sạch ủ mềm, đồ qua rồi bào hay thái mỏng (không cần bỏ vỏ). Phơi khô (Xem: Bào khhương, Can khương, Tiên khương, Thán khương, Hắc khương, ở mục Khương). Tác dụng: Ôn trung khử hàn, hồi dương thông mạch, đồng thời có tác dụng cầm máu, chỉ ho. Tính vị: Vị cay, mùi thơm hắc, tính ấm nóng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Quy kinh: Vào kinh Tâm, Tz, Phế, Vị (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Chủ trị. (1) Tz vị hư hàn (2) Ho do phế hàn
  18. Liều dùng: Dùng từ 2-4g. Hồi dương dùng 9-12g. Cầm máu nên sao đen thành than (gọi là Khương thán hoặc Hắc hương), mỗi lần dùng 2-4g. Kiêng kỵ: Can khương vị đại cay, người âm hư có nhiệt, có thai không nên dùng. Vì cay nên tán khi tẩu huyết, uống lâu tổn hại tới phần âm, thương tổn mắt. Ngoài ra những chứng âm hư nội nhiệt, ho do âm hư, mửa ra máu kèm biểu hư có nhiệt, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, ỉa ra máu, mửa do nhiệt, đau bụng do hỏa nhiệt, đều cấm dùng. + Vị này ghét Hoàng cầm, Hoàng liên, Dạ minh sa, Tần tiêu làm sứ cho nó (Bản Thảo Kinh Sơ). Đơn thuốc kinh nghiệm: + Mất huyết, sắc mặt trắng bệch, không được quang nhuận, mạch nhu, đó là bị nhiều hàn khí nên dùng Can khương, vì tính ấm cay để ích huyết, vì có sức rất nóng để làm ấm kinh lạc khi dùng nên sao đen mới tốt. + Tz vị hư yếu, ăn uống kém, những người này dễ bị thương phong khó tiêu, yếu đuối, ốm o, dùng Can khương tán bột ra 4 lượng kẹo mạch nha, xắt lát rửa qua nấu cho tan ra, viên bằng hạt ngô đồng, uống lúc đói với cơm, ngày 30 viên. + Oẹ mửa xoàng đầu do vị hàn Sinh đàm, dùng Bào khương 2 chỉ rưỡi. Chích thảo 1 chỉ 2 phân. Dùng 1 ch n rưỡi nước sắc còn phân nửa uống. + Trúng hàn ỉa chảy, dùng Bào khương tán bột ăn với cháo lần 2 chỉ. + Hàn kỵ ra màu xanh, dùng Can khương xắt như hạt đậu lớn, lần uống 6-7 bát với nước cơm ngày 3 lần, đêm 1 lần. + Huyết lỵ không cầm dùng Can khương đốt cháy tồn tính để nguội tán bột lần uống 1 chỉ với nước cơm. + Sốt rét có tz hàn dùng Can khương sao đen tán bột khi cần dùng uống 3 chỉ với rượu nóng. + Dùng Can khương, Tử tô, Quế chi, có thể ấm bên trong mà làm cho ra mồ hôi, gia thêm Truật thì có thể đuổi phong thấp.
  19. + Ho xốc tức ngực, dùng Can khương sống với Quất bì, Ô dước, Bạch đậu khấu. + Hạ lỵ, đau bụng do hàn lãnh, dùng Can khương Truật, Phục linh, Nhân sâm, Cam thảo. + Sản hậu máu dơ ra không cầm, huyết hư phát hoàng, Bạch thược, Đương quy, Ngưu tất. +Hạ huyết do trường tích, dùng Can khương, Sinh địa, Bạch thương, Mạch môn, Nhân sâm, Hoàng kz, Cam thảo, Thăng ma. + Trúng ác khí, dùng Can khương, Hoắc hương, Sa nhân, Quất bì, Tô mộc, Mộc hương, Bỏ Mộc hương gia Mộc qua trị được sình bụng do hoắc loạn. Gia Quế chi có thể trị các độc của phong tà, kết khí, giữa bì phu. + Mửa do vị hư dùng Can khương, Quất bì, Nhân sâm. + Sốt r t có đàm (Đàm ngược) lâu ngày không lành, dùng Can khương, Quất bì, Truật, Bối mấu, Phục linh. + Sốt r t do hàn (hàn ngược), dùng Can khương, Nhân sâm, Truật, Quế chi, Quất bì. + Ỉa chảy do hư hàn, trúng hàn, dùng Can khương, Nhân sâm, Truật, Cam thảo. + Gừng khô, gừng sao, chữa đau bụng do lạnh, trướng đầy thổ tả lạnh tay chân, vi mạch, đàm ẩm, ho suyển, tê thấp. + Đau bụng lạnh, trướng đầy, thổ tả, lạnh tay chân, mạch Vi, đàm ẩm, ho suyễn, tê bại, băng huyết, dùng 3-4 chỉ sắc uống: + Trị Tz Vị dương hư, tứ chi quyết lãnh, mạch vi muốn tuyệt. “Thông mạch tứ nghịch thang” gồm Can khương 4 chỉ, Thực phụ tử 3 chỉ, Chích cao thảo 1 chỉ, sắc uống, trụ chứng vừa kể trên (Dược vị giống như thang Tứ nghịch, duy vị Can khương liều lượng nhiều hơn).
  20. + Trị ỉa chảy, đau bụng sườn do lạnh: Can khương, Cao lương khương, các vị bằng nhau tán bột làm viên, mỗi lần uống 3-6g với nước nóng (Nhị Khương Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị ỉa chảy do hàn: Bào khương 1 lượng đâm sao cho nóng đắp trên bụng đến Đơn điền (Dưới rốn đắp 1 vùng đường kính chừng 2-5cm) dùng vải rịt lên chừng 1-2 giờ (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị nôn mửa do hàn ẩm: Bán hạ 9g, Can khương 6g, tán bột, mỗi lần uống 3-6g với nước nóng (Bán Hạ Can Khương Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị nôn mửa thuộc hư hàn: Can khương, Nhân sâm, Bán hạ, các vị bằng nhau, tán bột, trộn nước gừng làm viên, mỗi lần uống 6-9g, ngày 3 lần (Can Khương Nhân Sâm Bán Hạ Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị mửa ra máu, ỉa ra máu, băng huyết do hư hàn: . Can khương (đốt cháy đen tồn tính) tán bột, mỗi lần uống 2-4g với nước nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị phụ nữ băng huyết: Can khương 6g, Tông bì, Ô mai đều 9g, tất cả đốt cháy đen tán bột uống (Như Thánh Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị mửa ra máu không cầm thuộc hư hàn: Khương thán (gừng đốt cháy), Cam thảo đều 6g, sắc uống với nước tiểu trẻ con (Can Khương Cam Thảo Thang - (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị hàn ẩm phạm Phế, khí suyển, ho: Phục linh 9g, Cam thảo, Ngü vị tử, Can khương đều 3g, Tế tân 1,5g (Linh Cam Ngü Vị Tân Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Tham khảo: (1) Can khương và Phụ tử đều có tác dụng ôn dương khử hàn. Nhưng Can khương thuộc về ôn Tz dương trị lạnh tay chân, quyết nghịch. Trường hợp âm hàn nội
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2