Đông y dược part 6
lượt xem 14
download
+ Trong Khiếm thực có 4,4% Protid, 0,2% Lipid, 32% Hydrat Carbon, 0,009% Calcium, 0,11% Phosphor, 0,0004% Fe, 0,006% Vitamin C (Trung Quốc Trung Ương Vệ Sinh Sở 1957). + Trong Khiếm thực có Calcium, Phosphor, Thiamine, Nicotinic acid, Vitamin C, Carotene (Trung Dược Học). -Tác Dụng Dược Lý: Chưa thấy tài liệu nào nghiên cứu. -Tính Vị: +Vị ngọt, sáp, tính bình, không độc (Bản Kinh). +Vị ngọt. Thuốc khô thì ấm, thuốc tươi thì mát (Dược Phẩm Hóa Nghĩa). +Vị ngọt, tính sáp, khí bình, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển)....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đông y dược part 6
- + Trong Khiếm thực có 4,4% Protid, 0,2% Lipid, 32% Hydrat Carbon, 0,009% Calcium, 0,11% Phosphor, 0,0004% Fe, 0,006% Vitamin C (Trung Quốc Trung Ương Vệ Sinh Sở 1957). + Trong Khiếm thực có Calcium, Phosphor, Thiamine, Nicotinic acid, Vitamin C, Carotene (Trung Dược Học). -Tác Dụng Dược Lý: Chưa thấy tài liệu nào nghiên cứu. -Tính Vị: +Vị ngọt, sáp, tính bình, không độc (Bản Kinh). +Vị ngọt. Thuốc khô thì ấm, thuốc tươi thì mát (Dược Phẩm Hóa Nghĩa). +Vị ngọt, tính sáp, khí bình, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển). +Vị ngọt, sáp, tính bình (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Quy Kinh: +Vào kinh Can, Tz, Vị (Dược Phẩm Hóa Nghĩa). +Vào kinh Tâm, Thận, Tz, Vị (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). +Vào kinh Tz, Thận (Trung Dược Học). +Vào kinh Tâm, Thận (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Tác Dụng, Chủ Trị: +Bổ trung, ích tinh khí, cường chí, làm sáng mắt, làm tai nghe rõ (Bản Kinh). +Chỉ khát, ích Thận (Bản Thảo Cương Mục). +Lợi thấp, cố Thận, bế khí (Bản Thảo Cầu Chân). +Kiện Tz, chỉ tả, ích Thận, bế khí, trừ thấp (Trung Dược Học).
- +Bổ Tz, Thận, bền tinh tủy. Trị đái hạ, di tinh, tiểu nhiều, lưng đau, gối mỏi (Đông Dược Học Thiết Yếu). Liều Dùng: 12-20g. -Kiêng Kỵ: + Ăn nhiều Khiếm thực không bổ cho Tz Vị mà làm tiêu hóa khó (Bản Thảo Diễn Nghĩa). +Táo bón, tiểu không thông : không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Đơn Thuốc Kinh Nghiệm: + Trị hoạt tinh (di tinh, tiết tinh...): Khiếm thực (chưng) 80g, Liên tu 80g, Liên tử 80g, Long cốt 40g, Mẫu lệ 40g, Sa uyển tật lê 80g, Liên tử tán bột để riêng, nấu làm hồ để trộn với thuốc bột của các vị kia, làm thành hoàn. Ngày uống 16 - 20g (Kim Tỏa Cố Tinh Hoàn – Y Phương Tập Giải). + Trị mộng tinh, hoạt tinh: Kê đầu nhục (Khiếm thực) 60g, Liên hoa nhụy 30g, Long cốt 60g, Ô mai nhục 60g. Tán bột. Lấy Sơn dược chưng chín, bỏ vỏ. Nghiền nát như cao, trộn thuốc bột làm viên to bằng hạt đậu nhỏ. Mỗi lần uống 30 viên với nước cơm, lúc đói (Ngọc Tỏa Đơn – Lỗ Phủ Cấm phương). +Trị di tinh, bạch trọc: Khiếm thực, Kim anh tử. Trước hết lấy Khiếm thực gĩa nát, phơi khô, tán bột, trộn với cao Kim anh làm viên. Ngày uống 8-12g (Thủy Lục Nhị Tiên Đơn -Thông Hành). +Trị đới hạ do thấp nhiệt: Khiếm thực, Hoàng bá, Xa tiền tử, sắc uống (Trung Dược Học). +Trị đới hạ do Tz Thận hư: Khiếm thực, Sơn dược, sắc uống (Trung Dược Học). +Trị tiêu chảy mạn tính do Tz hư: Khiếm thực, Bạch truật, Đảng sâm, Phục linh, sắc uống (Trung Dược Học). -Tham Khảo:
- + “Ông Đông Viên nói rằng: Khiếm thực ích tinh, trị bạch trọc, kiêm cả bổ nguyên khí, người bị yếu nhược, hư lao, lưng đau, gối mỏi, mắt mờ, uống được nó nhiều thì mạnh trí khí, tai mắt, tinh thần, thân thể cường tráng, lâu gìa (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển). + “X t về phần tiêu hóa thì không ưa ẩm ướt quá, về các mạch nước thì không thể khô ráo quá, phần dùng thuốc chữa về Tz, Thận, thường phản nhau. Chỉ có Khiếm thực lại hợp được cả 2: khí vị ngọt mát, thơm bùi, không ẩm ướt quá, chất dẻo, vị chát mà lại nhuận, không khô ráo quá, vì vậy vững được Thận mà bổ được Tz. Tuy nhiên, cüng không nên uống Khiếm thực 1 mình, phải thêm những vị thuốc bổ khí thì mới dễ tiêu. Đừng nên ăn Khiếm thực 1 mình nhiều quá sẽ khó tiêu vì Khiếm thực nhiều chất mát, ăn nhiều quá sẽ đầy bụng khó tiêu, nhất là trẻ nhỏ, đừng nên ăn nhiều quá sẽ khó lớn lên được” (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển). “Hoàng Cung Tú nói: ‘Khiếm thực bổ Tz như thế nào? Là dựa vào vị ngọt của nó. Khiếm thực cố Thận như thế nào? Là dựa vào vị sáp của nó. Công hiệu tương tự như Sơn dược, nhưng vị ngọt của Sơn dược nhiều hơn Khiếm thực, còn vị sáp của Khiếm thực lại hay hơn Sơn dược. Vả lại Sơn dược kiêm bổ Phế âm còn Khiếm thực thì chỉ ở Tz Thận mà không đến được Phế. Tuy Khiếm thực có thể bình bổ Tz Thận nhưng chậm, vì vậy, phải dùng nhiều và uống lâu mới thấy công hiệu” (Đông Dược Học Thiết Yếu) 88. KHOẢN ĐÔNG HOA
- -Tên Khác: Đồ Hề, Đông Hoa, Đông Hoa Nhị, Hổ Tu, Khỏa Đống, Khoản Đống, Khoản Hoa, Mật Chích Khoản Đông, Thác Ngô, Thị Đông, Toản Đông, Xá Phế Hậu (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển). -Tên Khoa Học: Flos Tssilagi Farfarae. -Họ Khoa Học: Họ Cúc (Compositae). -Mô Tả:
- -Địa Lý: -Thu Hái, Sơ Chế: Vào tháng 12 mỗi năm, hái hoa về rửa sạch, phơi trong râm. Để sống hoặc chích mật dùng. -Bộ Phận Dùng: Búp hoa. Khi khô thì vàng sẫm ở phía dưới , không lẫn lộn tạp chất, không nát là tốt. -Bào Chế: + Lựa các hoa chưa mở hết, rửa sạch, dùng nước Cam thảo ngâm 1 đêm, sao qua hoặc phơi khô để dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển). + Nhặt bỏ tạp chất, phơi âm can cho khô, tẩm mật, sao qua (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). -Bảo Quản: Để nơi khô ráo, kín, trong lọ có lót vôi sống, đề phòng mốc mọt. -Thành Phần Hóa Học: + Trong Khoản đông hoa có Faradiol, Rutin, Hyperin, Triterpenoid, Saponins, Tanin, Taraxanthin (Trung Dược Học). -Tác Dụng Dược Lý: + Tác Dụng Lên Hệ Hô Hấp: Thuốc sắc Khoản đông hoa làm tăng tiết đường hô hấp, giảm ho, long đờm, chống suyễn trên súc vật thí nghiệm. Nơi mèo thí nghiệm được gây hoa bằng cách tiêm iod cho thấy: liều nhỏ thuốc truyền dịch gây gĩan phế quản nhưng liều cao thì có tác dụng ngược lại. Điều trị bằng nước sắc Khoản đông hoa cho 21 cas hen phế quản và 15 cas hen phế quản kèm phế khí thủng. 8 cas cho thấy có tiến triển (trong vòng 2 ngày: không còn rít và có dấu hiệu tiến triển trong chức năng phổi); 19 cas có vài tiến triển (tiến triển chậm hoặc tái
- phát). Có thể thấy rằng tác dụng hạ suyễn của Khoản đông hoa tương đối yếu, đa số bệnh nhân thấy muốn nôn, một ít bệnh nhân thấy bực dọc, mất ngủ. + Tác Dụng Lên Tim Mạch: Tiêm tĩnh mạch dịch Khoản đông hoa cho mèo được gây tê, đầu tiên thấy áp huyết hạ rồi nâng lên (Trung Dược Học). + Nước sắc Khoản đông hoa làm tăng tiết đường hô hấp, làm giảm ho rõ. Còn có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, hưng phấn hô hấp. Thuốc có tác dụng hạ cơn suyễn trên súc vật thí nghiệm (Chinese Herbal Medicine). + Trên mô hình cô lập súc vật thí nghiệm, liều nhỏ thuốc truyền dịch thấy có tác dụng gĩan Phế quản, liều lớn thì ngược lại gây co thắt Phế quản (Chinese Herbal Medicine). + Khoản đông hoa gây co thắt mạch, làm tăng huyết áp, gây tăng áp do hưng phấn trung khu vận mạch (Trung Dược Học). -Độc Tính: Liều cao Khoản đông hoa có thể gây hôn mê, ngưng thở. Ở chuột, liều độc LD50 là 112g/Kg hoa tươi và nếu trích ly bằng alcol để chích tĩnh mạch là 43g/kg hoa tươi (Trung Dược Học). -Tính Vị: + Vị cay, tính ấm (Bản Kinh). + Vị ngọt, không độc (Danh Y Biệt Lục). + Vị cay, đắng (Y Học Khởi Nguyên). + Vị cay, tính ôn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển). + Vị cay, tính ôn (Trung Dược Học). + Vị cay, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Quy Kinh: + Vào kinh Phế, Tâm (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
- + Vào kinh Phế (Trung Dược Học). + Vào kinh Phế (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Tác Dụng: + Nhuận Phế, tiêu đờm, chỉ thấu, định suyễn (Bản Kinh Phùng Nguyên). + Giáng khí, chỉ khái (Trung Dược Học). + Ôn Phế, định suyễn, tiêu đờm (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Chủ Trị: + Trị ho, khí nghịch lên, ho ra máu mủ (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Liều Dùng:6-18g. -Kiêng Kỵ: + Phế âm bất túc hóa nhiệt nung nấu Phế và Phế có thấp nhiệt: cấm dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Đơn Thuốc Kinh Nghiệm: + Trị hen suyễn: Dùng rượu thuốc Khoản đông hoa, mỗi lần uống 5ml (tương đương 6g thuốc sống), ngày 3 lần. Theo dõi 36 cas, thấy có kết quả nhưng cơn nặng không có kết quả (Đặng Trường Vinh, Thượng Hải Trung Y Dược 1964, 10:12). + Trị phế quản viêm, phế quản gĩan, lao phổi, ho khan do âm hư: Dùng Khoản đông hoa, lượng thuốc vừa đủ, cho vào điếu thuốc hút (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). Trị phế quản viêm, phế quản gĩan, lao phổi, ho khan do âm hư Dùng Khoản đông hoa, Bách hợp đều 120g. Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g. (Bách Hoa Hoàn - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). -Tham Khảo:
- + “Khoản đông hoa là vị thuốc thuần dương, thanh tâm, tả nhiệt, nhuận phổi, tiêu đờm, trừ được những sự buồn bực, yên được kinh giản, chữa được ho, khó thở, phế nuy, phế ung... Khoản đông hoa là vị thuốc chủ yếu trong bệnh ho. Bất cứ người hàn hoặc nhiệt hoặc hư hoặc thực đều dùng được cả” (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển). + “Hạnh nhân làm sứ cho Khoản đông hoa, thêm Tử uyển càng tốt. Khoản đông hoa ghét Tạo giáp, Tiêu thạch, Huyền sâm. Khoản đông hoa sợ Bối mẫu, Hoàng kz, Hoàng cầm, Liên kiều, Ma hoàng, Tân di” (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển). + “Khoản đông hoa nở vào mùa đông, tuy tuyết băng dầy cứng mà hoa vẫn cứ tươi, do đó, biết rằng Khoản đông hoa tính ôn, vị cay nhẹ nhàng đi lên, dùng trị ho do phong hàn đờm ẩm rất thích hợp (Đông Dược Học Thiết Yếu). + “Khoản đông hoa và Tử uyển tính vị và công dụng không khác nhau mấy. Trên lâm sàng người bị phong hàn nhẹ mà kiêm nhiệt thì phần nhiều dùng Tử uyển; người bị phong nhiệt nhẹ mà kiêm hàn phần nhiều dùng Khoản đông hoa” (Đông Dược Học Thiết Yếu). + “Phàm trị chứng ho (khái nghịch) ho lâu ngày thì trong 10 bài đã có 9 bài dùng chung Khoản đông hoa và Tử uyển. Chứng ho ra mủ máu, mất tiếng và chứng phong hàn thuỷ khí thịnh thường không dùng Khoản đông hoa mà dùng Tử uyển. Khoản đông hoa dùng nhiều trong các bài thuốc ôn, thuốc bổ Phế” (Đông Dược Học Thiết Yếu). 89. KHƯƠNG HOẠT Tên Khác: Hồ Vương Sứ Giả, Khương Thanh (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển), Tây Khương Hoạt, Xuyên Khương Hoạt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Tên Khoa Học: Notopterygium incisium Ting. Họ Khoa Học: Họ Hoa Tán (Apiaceae). Mô Tả: Cây sống lâu năm, cao khoảng 0,5-1m, toàn cây có mùi thơm, không phân nhánh, phái dưới thân hơi có mầu tím. Lá mọc so le kép lông chim, phiến lá chia thùy, m p có răng cưa. Mặt trên mầu tím nhạt, mặt dưới mầu xanh nhạt, phía dưới cuống lá phát triển thành bẹ ôm lấy thân. Hoa rất nhỏ, mầu trắng, họp thành hình tán kép. Quả bế đôi, hình thoi dẹt, màu nâu đen, hai m p và lưng phát triển thành rìa. Thân rễ to, thô, có đốt. Địa Lý: Chủ yếu có ở Tứ Xuyên, Cam Túc, Thanh Hải (Trung Quốc). Có di thực vào Việt Nam nhưng chưa phát triển nhiều. Thu Hái, Sơ Chế: Về mùa Thu, đào, cắt bỏ rễ tơ, phơi hoặc sấy. Bộ Phận Dùng: Thân rễ và rễ (Rhizoma Notoptergyii). Rễ có đầu mấu cứng như đầu con tằm, to, khô, thịt nâu đậm, xốp nhẹ. Mô tả dược liệu: + Tằm Khương: Là thân rễ ở dưới đất của cây Khương hoạt, giống hình con Tằm, hình trụ tròn hoặc hơi cong, dài 3,3-10cm, đường kính 0,6-2cm. Phần đỉnh có gốc của thân cây, mặt ngoài mầu nâu, có nhiều đốt vòng chi chít lồi lên, trên đốt có nhiều vết nổi lên như cái bướu. Chất nhẹ, xốp, dễ bẻ gẫy, mặt gẫy không phẳng, có văn hoa, rỗng, lớp ngoài da mầu đỏ nâu, ở giữa mầu trắng vàng nhạt, có điểm chấm đỏ. Có mùi thơm đặc biệt, vị hơi đắng, tê.
- + Điều Khương: là rễ Khương hoạt, hình trụ tròn hoặc phân nhánh, dài 3,3- 16,6cm, đường kính 0,3-1,6cm. Mặt ngoài mầu nâu, có vân dẹt và vết cắt của rễ tơ nổi lên như cục bướu. Đoạn trên hơi to, có đốt tròn thưa lồi lên. Chất xốp, dòn, dễ bẻ gẫy, mặt gẫy không thấy rõ điểm chấm đỏ. Mùi vị hơi nhẹ, thoang thoảng (Dược Tài Học). Bào Chế: +Thấm nước cho mềm đều, thái phiến mỏng, phơi khô (Đông Dược Học Thiết Yếu). Bảo Quản: Tránh nóng, để nơi khô mát. Thành Phần Hóa Học: + Angelical (Trung Dược Học). + Isoimperatorin 0,38%, Cnidilin 0,34%, Notoperol 1,2%, Bergapten 0,009%, Demethylfuropinnarin 0,012%, 5-Hydroxy-8 (3’, 3’-Dimethylallyl)-Psoralen, Bergaptol 0,088%, Nodakenetin 0,04%, Bergaptol-O-b-D- Glucopyranoside 0,075%, 6’-O-Trans-Feruloylnodakenin 0,022% (Zhe-ming G và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1990, 38 (9): 2498). + Columbiananine, Imperatorin, Marmesin (Tôn Hữu Phú, Trung Dược thông Báo, 1985, 10 (3): 127). + Phenethylferulate (Su J D và cộng sự, C A 1994, 120: 53150b). Tác Dụng Dược Lý: +Tác Dụng Kháng Khuẩn: Dùng rượu chiết xuất Khương hoạt với nồng độ 1/50.000 có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn lao (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). Tính Vị:
- +Vị cay, đắng, tính ôn, mùi thơm hắc, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển). +Vị cay, đắng, the, tính ôn (Trung Dược Học). +Vị cay, đắng, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu). Quy Kinh: +Vào kinh Bàng quang, Thận (Trung Dược Học). +Vào kinh Bàng quang, Can, Thận (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tác Dụng: +Giải biểu, khứ hàn, dẫn khí đi vào kinh Thái dương và mạch Đốc, thông kinh hoạt lạc ở chi trên và lưng (Trung Dược Học). +Phát hãn, giải biểu, trừ phong, thắng thấp (Đông Dược Học Thiết Yếu). Chủ Trị: Trị phong thấp đau nhức, cảm phong hàn. Liều Dùng:4-12g /ngày. Kiêng Kỵ: +Người đầu đau, cơ thể đau do huyết hư: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển). Đơn Thuốc Kinh Nghiệm: + Trị phong đau nhức các khớp: Khương hoạt, Độc hoạt, Tùng tiết, 3 vị lượng bằng nhau, cho vào rượu, nấu sơ qua rồi ngâm luôn trong đó. Mỗi ngày, lúc đói, uống 1 chén hoặc nhiều ít tùy ý (Ngoại Đài Bí Yếu). + Trị trúng phong cấm khẩu, cổ đau không ăn uống được: Khương hoạt 120g, Ngưu bồn tử 80g, sắc nước cho kỹ việc 1 chén, thêm 1 ít phèn chua rồi đổ vào họng (Thánh Tế Tổng Lục).
- + Trị sản hậu bị trúng phong, nói khó, chân tay co quắp: Khương hoạt 120g, tans bột. Mỗi lần dùng 20g, nước 1 ch n, rượu 1 chén, sắc còn 1 chén, uống (Tiểu Phẩm Phương). + Trị sản hậu bị đau bụng do phong: Khương hoạt 80g, thêm rượu và nước sắc uống (Tất Hiệu Phương). + Trị sản hậu mà tử cung lòi ra: Khương hoạt 80g, thêm rượu và nước sắc uống (Tử Mẫu Bí Lục). + Trị có thai bị phù thüng: Khương hoạt, La bặc tử, trộn chung, sao thơm rồi bỏ La bặc đi, chỉ lấy Khương hoạt. Tán bột. Mỗi lần uống 8g với rượu hâm nóng. Ngày thứ 1 uống 1 lần, ngày thứ 2 uống 2 lần, ngày thứ 3 uống 3 lần. Bài này của Trương Xương Minh, làm việc ở Gia Hưng truyền cho, có thể trị được chứng phong thủy phù thüng (Bản Sự Phương). +Trị con ngươi mắt tự nhiên lòi ra sa xuống đến müi giống như là cái sừng đen lấp ló, đau đớn không chịu nổi hoặc có từng lúc đại tiện ra máu mà đau, gọi là chứng Can trướng: dùng Khương hoạt sắc lấy nước uống liên tục được chừng vài 3 chén là khỏi, tuyệt diệu! (Hạ Tử Ích Kz Tật Phương). +Trị thương hàn thái dương đầu đau: Khương hoạt, Phòng phong, Hồng đậu, 3 thứ lượng bằng nhau, tán nhuyễn, thổi vào müi là khỏi (Ngọc Cơ Vi Nghĩa). +Trị có thai bị phù thüng: Khương hoạt + La bặc tử, 2 vị lượng bằng nhau, sao thơm, tán bột. Mỗi lần uống 68g. Ngày đầu uống 1 lần, ngày thứ 2 uống 2 lần, ngày thứ 3 uống 3 lần. Uống với rượu (Dược Liệu Việt Nam). +Trị câm, nói ngọng, chân tay co quắp: Khương hoạt, tán nhỏ. Mỗi lần uống 8-12g với rượu (Dược Liệu Việt Nam). Tham Khảo: + Khương hoạt là vị thuốc dẫn vào cả trong lẫn ngoài kinh mạch thủ túc Thái dương để trị chứng du phong chạy vào phần khí của túc Thiếu âm, Quyết âm. Không phải chủ về mềm yếu, nhút nhát mà thật là rất có tác dụng lớn để dẹp loạn cho quay về chính. Nhưng trị đau khớp chân tay do phong thì nên dùng, nếu như
- đau do huyết khí hư mà dùng lầm thì trái lại sẽ đau nặng hơn (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Khương hoạt cùng với Xuyên khung trị được chứng thương hàn Thái dương kinh (đầu đau, cơ thể đau, lưng đau, sốt) rất hay (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển). + Khương hoạt giỏi về trừ phong thấp, có thể đi thẳng lên đỉnh đầu, đi ngang ra cánh tay. Độc hoạt cüng thiên về trị phong thấp, có thể sơ thông ngang lưng, đầu gối đi xuống đùi, chân (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Khương hoạt trị phần trên, Độc hoạt trị phần dưới, vì vậy, người xưa trị phong phần nhiều dùng Độc hoạt, trị thủy thüng thì dùng Khương hoạt (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). + Độc hoạt sinh ở Tây khương nên gọi là Khương hoạt. Có tài liệu nói rễ cái là Độc hoạt, rễ con là Khương hoạt (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). 90. KHẾ Khế có hai loài chính là: - Khế chua, Averrhoa carambola, họ Chua me Oxalidaceae. - Khế ngọt, Averrhoa bilimbi, ho Chua me. Đông y gọi quả Khế là Ngü liễm nghĩa là quả có năm múi và có tính thu liễm,chonên có câu đố: Cái gì năm múi, tứ khe ? Cái gì nứt nẻ như đe lò rèn ? Quả khế năm múi tứ khe.
- Quả na nứt nẻ như đe lò rèn. Khế và chanh đều chua: Chanh chua thì khế cüng chua, Chanh bán có mùa, khế bán quanh năm. Và: Khế với chanh một lòng chua xót, Mật với gừng một ngọtmột cay. Lại còn loại khế rừng ít chua nhưng chát: Cam ngọt, quít ngọt đã từng, Còn quả khế rụng trên rừng chưa ăn. Có người mượn khế chanh để đi thăm người yêu: Giả đò mua khế bán chanh Giả đi đòi nợ, thăm anh kẻo buồn. Lại có người thất tình trèo lên cây khế than thở: Trèo lên cây khế chua le, Vợ thì muốn lấy, e không có tiền. Trèo lên cây khế nửa ngày, Ai làm chua xót lòng này khế ơi ! 100g quả khế ngọt sinh 25 calori, có thành phần như sau: 93% nước,6% glucid, 16mg photpho, 111mg kali, 4mg calci, 6mg manhê, 3mg vitamin C. Vị chua không do vitamin C mà là acid tartric. Quả khế chua có nhiều acid oxalic, 1%. Tính bổ dưỡng không đáng kể.
- Thanh nữ thích món qùa khề giầm nước mắm gừng. Khế cắt phiến ngang, giầm vào nước mắm gừng, thêm chút ớt. Món này chua cay chát mặn ngọt, đủ thứ trên đời. A-Thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch. Vào mùa nắng nóng, sau khi lao động ngoài trời nên ăn khế chấm chút muối. Mồ hôi toát ra làm thất thoát nước và chất khoáng, ăn khế để bổ sung nước, chấm chút muối để bù chất khoàng mất đi. Khế muối cüng như chanh muối thích hợp trong trường hợp này. Khế muối làm như sau: cắt múi, ướop muối rồi phơi nắng. Muối ngấm vào bên trong nên có thể để dành mà không mốc. Nếu gặp trời mưa hoặc ít nắng, khế bị mốc. B- Cá kho khế Khế có vị chua và hơi chát nên giảm mùi cá tanh Khế chống dị ứng nên giảm nguy cơ phong ngưá khi ăn cá. Chất chát cuả khế có tính kháng khuẩn. Cá kho khế có mùi vị đặc biệt mà ngày nay ít người thưởng thức. C- Khế nấu ốc nhồi Khế chua nấu với ốc nhồi, Cái nước nó xám nhưng mùi nó ngon. ·Khế chua để giảm mùi tanh. ·Chất chát cuả khế có tính kháng khuẩn, ngừa ngộ độc cá ươn. ·Khế chống dị ứng. ·Thêm lá tiá tô để chống ngộ độc hải sản. ·Thường thêm lá thìa là để khử mùi tanh đồng thời tăng tính tiêu thực. ·Món này ăn với bún là món qùa bình dân xưa kia được ưa chuộng.
- Khế có nhiều acid oxalic. Aên khế nhiều và dài hạn tăng nguy cơ sạn thận. Rất may không ai ăn khế dài hạn. 91. KHỔ QUA Tên Khác: Cẩm lệ chi, Lại Bồ Đào (Cứu Mang Bản Thảo), Hồng cô nương (Quần Phương Phổ), Lương Qua (Quảng Châu Thực Vật Chí), Lại qua (Dân Gian Thường Dụng Thảo Dược Hối Biên), Hồng dương (Tuyền Châu Bản Thảo), Mướp đắng (Việt Nam). Tên Khoa Học: Momordica charantia L. Họ Khoa Học: Thuộc họ Bầu Bí (Cucurbitaceae). Mô Tả: Dây leo bằng tua cuốn. Thân có cạnh. Lá mọc so le, dài 5-10cm, rộng 4-8cm, phiến lá chia làm 5-7 thuz, hình trứng, m p khía răng. Mặt dưới lá mầu nhạt hơn mặt trên, Gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở nách lá, có cuống dài. Cánh hoa mầu vàng nhạt. Quả hình thoi, dài 8-15cm, mặt ngoài có nhiều u lồi. Quả chưa chín có mầu vàng xanh, khi chín mầu vàng hồng. Hạt dẹp, dài 13-15mm, rộng 7-8mm, trông gần giống hạt Bí ngô. Quanh hạt có màng đỏ bao quanh (giống như màng hạt Gấc). Địa lý: Trồng khắp nơi. Thu Hái:
- Mùa thu hái quả vào các tháng 5, 6, 7. Bộ Phận Dùng: Quả, hoa, rễ. Dùng làm thuốc thường chọn quả mầu vàng lục. Nếu dùng hạt thì lấy ở những quả chín, phơi khô. Thành phần hóa học: + Trong quả Khổ qua có Charantin, b-Sitosterrol-b-D- glucoside) và 5,25- Stigmastadien-3b-D-glucoside (Trung Dược Đại Từ Điển). + Trong quả có tinh dầu rất thơm, Glucosid, Saponin và Alcaloid Momordicin. Còn có các Vitamin B1, C, Caroten, Adenin, Betain, các enzym tiêu protein. Hạt chứa dầu và chất đắng (Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam). + Quả chứa Glycosit đắng là Momordicin, Vitamin B1, C, Adenin, Betain. Hạt có chất keo (Dược Liệu Việt Nam). Tác dụng Dược Lý: + Tác dụng hạ đường huyết: Xác định lượng đường niệu của thỏ nuôi, sau đó cho uống nước cốt Khổ Qua, thấy đường huyết hạ rõ (Trung Dược Đại Từ Điển). Tiêm não thùy thể dưới da của chuột lớn để gây tăng đường huyết rồi cho uống nước cốt Khổ qua, thấy có tác dụng hạ đường huyết (Trung Dược Đại Từ Điển). Độc Tính: Cho chuột có thai uống 6ml/Kg cơ thể có thể làm cho tử cung ra máu, sau đó ít giờ thì chết. Uống 6ml/kg cơ thể thì 80-90% sau 5-23 ngày thì chết. Uống 15-40ml/kg cơ thể thì sau 6-18 giờ sẽ chết (Trung Dược Đại Từ Điển). Tính vị:
- + Vị đắng, tính hàn, bình (Trấn Nam Bản Thảo). + Vị đắng, tính hàn, không độc (Bản Thảo Cương Mục). + Để sống thì tính hàn, nấu chín thì tính ôn (Bản Kinh Phùng Nguyên). + Vị đắng, tính hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Đại Từ Điển). Quy Kinh: . Vào kinh Tâm, Tz và Vị (Trấn Nam Bản Thảo). . Vào kinh Tâm, Can, Phế (Bản Thảo Cứu Chân). Tác Dụng: + Tả thực hỏa ở 6 kinh, thanh thử, ích khí, chỉ khát. Trị đơn hỏa độc khí, mụn nhọt kết độc (Trấn Nam Bản Thảo). + Trừ nhiệt tà, giải lao, thanh tâm, minh mục (Sinh Sinh Biên). + Trừ nhiệt, giải phiền (Bản Thảo Cầu Chân). + Còn sống thì trừ nhiệt, minh mục, thanh tâm. Nấu chín thì dưỡng huyết, tư can, nhuận tz, bổ thận (Tùy Cức Cư Ẩm Thực Phổ). + Trị phiền nhiệt, tiêu khát, phong nhiệt làm cho mắt đỏ, trúng thử, hạ lỵ (Tuyền Châu Bản Thảo). Liều Dùng: Sắc uống: 8-20g. Hoặc đốt tồn tính, uống. Kiêng Kỵ: Người tz vị hư hàn, ăn Khổ qua sẽ bị thổ tả, bụng đau (Trấn Nam Bản Thảo). Đơn Thuốc Kinh Nghiệm: + Trị mắt đau: Khổ qua, cắt ra, ăn, uống thêm nước sắc Đăng Tâm (Trấn Nam Bản Thảo).
- + Trị vị khí đau: Khổ qua, cắt, ăn (Trấn Nam Bản Thảo). + Trị mụn nhọt: Khổ qua tươi, nghiền nát, đắp bên ngoài da (Tuyền Châu Bản Thảo). + Trị trúng thử phát sốt: Khổ qua sống 1 quả, khoét bỏ ruột. Cho trà (chè) vào, phơi trong râm cho khô. Mỗi lần dùng 8-12g sắc uống thay nước trà (Phúc Kiến Trung Thảo Dược). + Trị phiền nhiệt, miệng khô: Khổ qua bỏ ruột, thái ra, sắc uống (Phúc Kiến Trung Thảo Dược). + Trị lỵ: Khổ qua tươi nghiền nát, ép lấy 1 bát nước cốt uống (Phúc Kiến Trung Thảo Dược). + Trị rôm sẩy: Lá Khổ qua tươi, nấu lấy nước tắm, ngày 3-4 lần (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương). + Trị đinh độc đau chịu không nổi: Lá Khổ qua, thái nhỏ. Mỗi lần dùng 10g, uống với rượu nhạt. Ngày 2-3 lần. Có thể dùng rễ Khổ qua nghiền nát, hòa với mật, bôi (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương) 92. KHỔ SÂM
- Tên Khác: Khổ Cốt (Bản Thảo Cương Mục), Bạch Hành, Bạt Ma, Cầm Hành, Dã Hòe, Địa Cốt, Địa Hòe, Đồ Hòe, Hổ Ma, Khổ Quyển Biển Phủ, Khổ Tân, Khổ Thức, Kiêu Hòe, Lăng Lang, Lộc Bạch, Lục Bạch, Thỏ Hòe, Thủy Hòe (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển), Xuyên sâm (Quán Châu Dân Gian Phương Dược Tập), Phượng tinh trảo (Quảng Tây Trung Đơn Y Dược Thực), Ngưu sâm (Hồ Nam Dược Vật Chí), Địa sâm (Tân Hoa Bản Thảo Cương Yếu). Tên Khoa Học: Croton tonikensis Gagnep. Họ Khoa Học:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhưng phương thuốc bí truyền của thần y Hoa Đà part 6
33 p | 239 | 73
-
Nghiên cứu phát triển dược liệu và đông dược ở Việt Nam part 6
75 p | 182 | 57
-
Giáo trình điều dưỡng cộng đồng part 6
9 p | 233 | 52
-
Giáo trình dịch tễ học y học part 10
14 p | 162 | 37
-
Bệnh học và điều trị nội khoa ( Kết hợp Đông - Tây y) part 6
57 p | 139 | 34
-
Làm đẹp bằng các phương thuốc đông y cổ truyền part 6
25 p | 241 | 31
-
Rượu bổ cổ truyền bồi bổ sức khỏe part 6
29 p | 110 | 26
-
Dược lý học part 6
23 p | 134 | 21
-
Giáo trình : KINH TẾ Y TẾ part 6
10 p | 119 | 18
-
Dao động tàu thủy part 6
0 p | 83 | 17
-
Đông y dược part 10
141 p | 87 | 17
-
206 Bài thuốc Nhật Bản part 3
16 p | 96 | 16
-
Đông y dược part 9
150 p | 83 | 13
-
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG SẢN part 6
12 p | 78 | 9
-
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NỘI part 6
15 p | 67 | 6
-
Maladies syndromes edition tsunami - part 6
61 p | 58 | 5
-
Cahiers de nutrition diététique - part 6
16 p | 50 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn