intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đông y dược part 10

Chia sẻ: Pham Duong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:141

87
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

lát mỏng, cam thảo đất 15g. Sắc uống nóng cho ra mồ hôi. 4. Chữa chảy máu cam: húng chanh 20g, lá trắc bá sao đen 15g, hoa hòe sao đen 10g, cam thảo đất 15g. Sắc uống ngày một thang. Lá húng chanh đem vò nát, nh t vào bên müi chảy máu. 5. Chữa hôi miệng: Húng chanh khô một nắm đem sắc lấy nước, thường xuyên ngậm và súc miệng rồi nhổ ra. Cần làm 5-7 lần. 6. Chữa ong đốt sinh đau nhức: húng chanh 20g, muối ăn vài hạt, tất cả đem giã nhỏ hoặc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đông y dược part 10

  1. lát mỏng, cam thảo đất 15g. Sắc uống nóng cho ra mồ hôi. 4. Chữa chảy máu cam: húng chanh 20g, lá trắc bá sao đen 15g, hoa hòe sao đen 10g, cam thảo đất 15g. Sắc uống ngày một thang. Lá húng chanh đem vò nát, nh t vào bên müi chảy máu. 5. Chữa hôi miệng: Húng chanh khô một nắm đem sắc lấy nước, thường xuyên ngậm và súc miệng rồi nhổ ra. Cần làm 5-7 lần. 6. Chữa ong đốt sinh đau nhức: húng chanh 20g, muối ăn vài hạt, tất cả đem giã nhỏ hoặc nhai kỹ, nuốt nước, bã đắp vào chỗ ong đốt. 7. Chữa dị ứng nổi mề đay: lá húng chanh nhai nuốt nước, bã thì đắp hay xoa xát. 238. HÙNG HOÀNG
  2. Tên khác: Thạch hoàng, Hùng tín, Hoàng kim thạch, Huân hoàng. Nguồn gốc: Muối khoáng thiên nhiên có thành phần chủ yếu là asen disulfur (As2S2) thành mỏ dưới hình thức mềm hay bùn, là khoáng chất tỷ trọng khoảng chừng 3,5, chảy và bốc thành hơi ở 7000C. Mô tả: Màu đỏ da cam, bóng sáng (gọi là Minh hùng-hoàng), dạng khối, cứng rắn, mùi hơi kh t, làm vụn nát hoặc tán nhỏ có màu hồng, không tan trong nước, hòa trong Amoniac thành dung dịch không màu. Cho vào than hồng sẽ bốc lên mùi Tỏi (có Asen) và khí Anhydride Sulfur (SO2). Phân bố: Có nhiều ở các tỉnh Hồ Nam, Cam Túc, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu (Trung Quốc), hiện nay Việt Nam vẫn phải còn đang nhập. Thu hoạch: Hùng hoàng ở trạng thái thiên nhiên trong mỏ thì mềm, khi cần khai thác thì dùng dao tre cắt ra từng miếng, khi ra ngoài không khí sẽ cứng lại như đá. Thành phần hóa học: Thành phần chủ yếu là asen disulfur (As2S2). Công năng: Táo thấp, sát trùng, khử đàm, giải độc rắn cắn. Công dụng: Trị ung nhọt lở loét, lở ngứa, côn trùng độc hoặc rắn độc cắn (dùng ngoài), ký sinh trùng ở ruột, sốt r t lâu ngày, động kinh. Cách dùng, liều lượng: + Lượng dùng ngoài vừa đủ tán bột đắp, xông khói. + Uống 0,15 - 0,30g, cho hoàn tán. Bào chế: + Thường dùng tán bột bằng cách thuỷ phi. Lấy bột hùng hoàng (1 phần), bột Hồ
  3. tiêu (1 phần), ngải cứu (9 phần) trộn đều, quấn thành từng điếu thuốc lá. Dùng trị hen, ngày hút 1 - 2 điếu. + Hoặc có thể trộn bột Hùng hoàng (1 phần) với Ngải cứu (9 phần) đốt lên để xông trị hen. + Sau khi thuỷ phi được bột rồi, dùng để uống trong, hoặc dùng làm áo thuốc hoàn. Bài thuốc: 1.Trị loét của bệnh ung thư hắc sắc tố (melanoblastoma): Hùng hoàng, Phàn thạch, Phục linh lượng bằng nhau tán bột đắp ngoài, ngày 1 - 2 lần phối hợp với uống nước sắc Kim ngân hoa, Liên kiều mỗi thứ 50g, ngày 1 thang thay nước chè. Đã trị 10 ca, khống chế được loét, giảm bớt chất xuất tiết có máu rõ (Trương vĩnh Tường, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1986,11:697). 2.Trị sốt rét khó khỏi: Bột Hùng hoàng 0,3g, Lục nhất tán 2g, trộn đều chia làm 2 bao. Uống 1 bao trước lúc lên cơn 2 giờ, 4 - 6 giờ sau uống 21 bao. Trị 29 ca đều uống 1 lần khỏi ( Vương Nãi Sơn, Báo nghiên cứu thành phẩm Trung dược 1982,7:46). 3.Trị lãi kim: Hùng hoàng 6g, Sử quân tử 6g, Bột Cam thảo, Khổ Hạnh nhân, Uất kim đều 3g, Ba đậu sương 2g, đều tán bột mịn, cho lượng mật ong vừa đủ chế thành viên. Từ 6 tháng đến 1 tuổi: uống 2 viên. Từ 1 - 2 tuổi: uống 4 viên. Từ 2 - 3 tuổi: uống 6 viên. Cứ theo tuổi mà uống vào lức sáng sớm lúc bụng đói 1 lần, ngày thứ 6 uống 2 lần, thường 2 liệu trình là khỏi. Đã trị 240 ca, khỏi 203 ca, tốt 31 ca, không thay đổi rõ 4 ca. Tỷ lệ kết quả 97,40% (Thường Ngọc Đường, Báo Trung y Hà bắc 1988,5:17). 4.Trị kiết lỵ: Hùng hoàng, Đại hoàng, Hoàng bá đều 3g, tán bột trộn nước làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1,5g. Tác giả trị hơn 10 ca đã qua thời kz cấp vẫn còn tiêu ra máu müi, uống Tetracyclin không kết quả, uống thuốc này 10 ngày
  4. toàn bộ hết bệnh ( Lý Hoán, Sách nói qua về thuốc Khoáng vật, trang 252, Nhà xuất bản KHKT Sơn đông xuất bản 1981). 5.Trị viêm amydale cấp: Hùng hoàng cầm, Hoàng bá, Cát cánh, Cam thảo đều 150g, tán bột luyện mật làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g. Trị 53 ca có 42 ca chỉ dùng thuốc trên đều trong 3 - 5 ngày khỏi (Lý Hoán). 6.Trị lao hang: Hùng hoàng, Lưu hoàng đều 120 ca gia nước mật bò chế thành hoàn. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 0,3g. Trị 9 ca, khỏi 6 ca, 2 ca không kết quả, 1 ca tử vong vì bệnh nặng. 7.Trị ghẻ lở ngoài da, ngứa: + Hùng hoàng 6g, Vỏ cây Dâm bụt (Thổ cần bì) 12g, Ban miêu 10g, dùng dấm lâu năm ngâm 3 ngày xát vùng đau. + Hùng hoàng, Tỏi lượng vừa đủ giã nát đắp ngoài. Trị viêm da tiếp xúc. 8.Trị đinh nhọt độc, thấp chẩn: + Hùng hoàng 6g, Mẫu lệ nung 12g, tán bột trộn mật ong bôi ngoài. + Hùng hoàng 6g, Hoàng bá 15g, Băng phiến 1g, tán bột mịn rắc vào nếu chảy nước, nếu khô trộn dầu thơm bôi. 9.Trị trẻ em động kinh đàm rãi ủng tắc: Hùng hoàng giải độc hoàn: Hùng hoàn, Uất kim đều 30g, Ba đậu (bỏ hết dầu) 14 hạt tán bột nấu với dấm làm hoàn bằng hạt đậu xanh, mỗi lần 1 - 2 hoàn. 10.Trị lông mày rụng: Hùng hoàn tán nhỏ hòa dấm bôi vào. 11.Trị tai chảy mủ: Hùng hoàn, Thư hoàng, Lưu hoàng đều 4g, tán bột nhỏ mịn thổi vào tai.
  5. 12.Trị rắn rết cắn: Bôi bột Hùng hoàng vào vết cắn. Kiêng kỵ: Âm kém, huyết hư thì không nên dùng, kiêng đồ sắt và kỵ lửa, phụ nữ có thai đều cấm uống. Không nên dùng lâu quá. Chú ý: Hùng hoàng độc (Thuốc độc bảng B), khi dùng phải cẩn thận. 239. HÚNG QUẾ Tên khác: Húng giổi, Húng chó, Rau quế, É quế. Tên khoa học: Ocimum basilicum L. var basilicum, họ Bạc hà (Lamiaceae). Mô tả: Cây bụi nhỏ, cao tới 50-80cm, có mùi thơm đặc biệt. Cành vuông. Lá đơn, mọc đối, màu lục bóng, hơi khía răng ở mép. Hoa mọc thành chùm đơn, dài đến 20cm, gồm những vòng 5-6 hoa cách xa nhau. Hoa nhỏ, có tràng hoa màu trắng hay hồng, chia hai môi; môi dưới hơi tròn, còn môi trên chia thành 4 thuz đều nhau. Quả bế tư, rời nhau, mỗi quả chứa 1 hạt đen, bóng có vân mạng. Bộ phận dùng: Lá, cành mang hoa. Phân bố: Cây được trồng làm gia vị ở khắp nơi trong nước ta.
  6. Thu hái: Thu hái vào mùa hè thu, rửa sạch và phơi khô. Thành phần hoá học: Toàn cây chứa tinh dầu (0,02 – 0,08%) có hàm lượng cao nhất lúc cây đã ra hoa. Tinh dầu có mùi thơm của Sả và Chanh. Trong tinh dầu có linalol (60%), cineol, estragol methyl - chavicol (25-60-70%) và nhiều chất khác. Công năng: kích thích sự hấp thụ, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, lương huyết, giảm đau. Quả có vị ngọt và cay, tính mát; kích thích thị lực. Hoa có tính chất lợi tiểu, bổ thần kinh. Công dụng: + Cành lá được dùng trị: 1. sổ müi, đau đầu; 2. đau dạ dày, đầy bụng; 3. kém tiêu hoá, viêm ruột, ỉa chảy; 4. kinh nguyệt không đều; 5. chấn thương bầm giập, thấp khớp, tạng khớp. Dùng 10-15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị rắn cắn và sâu bọ đốt, eczema, viêm da. Giã lá tươi để đắp ngoài hoặc nấu nước rửa. Quả dùng trị đau mắt, mờ đục giác mạc. Dùng dạng thuốc sắc. Hoa dùng tốt cho những người bị bệnh thần kinh, trẻ em ít ngủ, người lớn bị đau đầu, chóng mặt, đau bụng, viêm họng và ho, trẻ em ho gà. Cüng dùng tốt cho các chứng đau có nguồn gốc thần kinh hay dạ dày. Ngoài ra còn kích thích sự tiết sữa ở các bà mẹ mới đẻ thiếu sữa. + Làm gia vị, làm nguyên liệu cất tinh dầu. Cách dùng, liều lượng: Cành, lá sắc uống mỗi ngày uống 10-15g. 1. Chữa ho: Húng quế, húng chanh, xương sông. Giã giập với ít muối và ngậm. 2. Chữa chứng bồn chồn, lo âu, đau đầu, ho, viêm họng: dùng 20-40 nhúm lá Húng quế và hoa khô hãm trong 1 lít nước sôi. Ngày uống 2-3 ly. 3. Lợi sữa: sắc một nắm lá Húng quế trong 1 lít nước, ngày dùng 2 ly.
  7. 4. Sổ müi, khó tiêu, ỉa chảy: 15g cành lá Húng quế sắc nước uống. 5. Chữa mẩn ngứa, dị ứng: Lá Húng quế (cả hoa, quả, hạt càng tốt) giã nhỏ vắt lấy nước uống, còn bã đem xát lên chỗ đau. 240. HƯƠNG NHU TÍA Tên khác: É đỏ, é tía. Tên khoa học: Ocimum sanctum L., họ Bạc hà (Lamiaceae). Mô tả: Cây thảo cao gần 1 m t. Thân cành màu đỏ tía, có lông. Lá mọc đối, mép khía răng, thường có màu nâu đỏ, có lông ở cả hai mặt; cuống lá dài. Cụm hoa là chùm đứng gồm nhiều hoa màu trắng hay tím, có cuống dài, xếp thành vòng 6-8 chiếc. Quả bế nhỏ. Toàn cây có mùi thơm dịu. Bộ phận dùng: Thân, cành mang lá, hoa (Herba Ocimi sancti). Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng trong vườn ở khắp nước ta.
  8. Thu hái: Thu hái vào lúc cây đang ra hoa, rửa sạch, cắt thành từng đoạn 3 - 4 cm, phơi âm can đến khô. Thành phần hoá học: Có tinh dầu với tỷ lệ 0,2-0,3% ở cây tươi và 0,5 ở cây khô; thành phần chính của tinh dầu là eugenol (trên 70%), methyleugenol (trên 12%) và β- caryophyllen). Công năng: Phát hãn, thanh thử, tán thấp, hành thuỷ. Công dụng: Chữa cảm nắng, nhức đầu, đau bụng, đi ngoài, nôn mửa, chuột rút, cước khí, thuỷ thüng. Cách dùng, liều lượng: - Sắc uống, ngày 6 - 12g. - Phối hợp trong nồi lá xông (50 - 100g tươi). Bài thuốc: 1. Chữa cảm sốt, nhức đầu, đau bụng, chân tay lạnh: Hương nhu tía 500g, Hậu phác (tẩm gừng nướng) 200g, Bạch biển đậu (sao) 2000g. Tất cả tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 10g có khi đến 20g với nước sôi để nguội. 2. Chữa cảm, làm ra mồ hôi, hạ sốt: Hương nhu tía, Hoắc hương, Bạc hà, Sả, Tía tô, lá Bưởi, lá Chanh mỗi thứ 10g. Tất cả rửa sạch, đun sôi dùng xông hơi (Nồi nước xông). 3. Phòng, chữa cảm nắng, say nắng: Lá Hương nhu tía 32g, hạt Đậu ván 32g, củ Sắn dây 24g, Gừng sống 12g. Các vị phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Mỗi lần người lớn 16g, trẻ em 8g; hãm với nước sôi, gạn uống (kinh nghiệm của Viện Y học cổ truyền).
  9. 4. Chữa trẻ em chậm mọc tóc: Hương nhu tía sắc đặc, hòa với mỡ lợn bôi hàng ngày (Tuệ Tĩnh, Nam Dược thần hiệu). 5. Chữa hôi miệng: Hương nhu tía 10g, sắc với 200ml nước, dùng súc miệng và ngậm. Kiêng kỵ: Ho lao mạn tính không nên dùng. 241. HƯƠNG NHU TRẮNG Tên khác: É trắng, hương nhu trắng lá to. Tên khoa học: Phần trên mặt đất của cây Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L.), họ Bạc hà (Lamiaceae). Mô tả: Cây thảo cao 1-2m, sống nhiều năm. Thân vuông, hoá gỗ ở gốc, có lông, khi còn non 4 cạnh thân màu nâu tía, còn 4 mặt thân màu xanh nhạt, khi già thân có màu nâu. Lá mọc đối chéo chữ thập, có cuống dài, phiến thuôn hình müi mác, khía răng cưa, có nhiều lông ở hai mặt, mặt trên xanh thẫm hơn mặt dưới. Cụm hoa xim ở nách lá, co lại thành xim đơm. Hoa không đều, có tràng hoa màu trắng chia 2 môi. Nhị 4, thò ra ngoài bao hoa. Quả bế tư, bao bởi đài hoa tồn tại. Toàn
  10. cây có mùi thơm. Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Ocimi gratissimi). Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta. Thu hái: Thu hái khi cây ra hoa, rửa sạch, để nguyên hoặc cắt thành từng đoạn 2-3 cm, phơi âm can đến khô. Có thể cất lấy tinh dầu để dùng. Nếu cất tinh dầu, thu hái vào lúc cây Hương nhu đã phát triển đầy đủ, có nhiều lá và hoa. Thành phần hoá học: Trong hoa, lá khô đều có tinh dầu (ở hoa 2,77%, ở lá 1,38% ở phần cây trên mặt đất 1,14%) mà thành phần chủ yếu là eugenol 74%. D- germacren 8,8%, cis b-ocimen 7%. Công năng: giải cảm nhiệt, lợi tiểu. Công dụng: + Như Hương nhu tía nhưng ít dùng hơn làm thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi.. + Cất tinh dầu và điều chế eugenol dùng trong tân dược (dùng trong nha khoa) và một số ngành kỹ nghệ khác. + Tinh dầu Hương nhu trắng: Tinh dầu lỏng, màu vàng nhạt, mùi thơm, vị cay, tê, để ngoài không khí biến màu nâu đen. có tác dụng giảm đau tại chỗ, sát trùng, dùng làm thuốc phòng chữa thối rữa (phòng hủ), thuốc chữa đau răng. Bài thuốc: Cách dùng, liều lượng: 6 - 12g một ngày. Dạng thuốc hãm, thuốc sắc, thuốc xông hoặc rịt lên đầu. 1. Chữa cảm nắng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc do mùa hè ăn quá nhiều các thứ sống
  11. lạnh: hương nhu 12g, tía tô (lá và cành) 9g, mộc qua 9g, sắc nước uống trong ngày. 2. Hương nhu ẩm: hương nhu 8g, hậu phác 6g, bạch biển đậu (đậu ván trắng) 12g, sắc nước uống. Ngoài cách sắc uống, còn có thể sử dụng dưới dạng thuốc tán: dùng hương nhu 500g, hậu phác (tẩm gừng nướng) 200g, bạch biển đậu (sao vàng) 2000g, tất cả 3 vị tán nhỏ trộn đều; mỗi lần dùng 10g, pha với nước đun sôi uống. Tác dụng: chữa mùa hè bị cảm do nhiễm gió lạnh, uống quá nhiều thứ nước mát, hoặc bị cảm nắng dẫn đến người phát sốt, sợ lạnh, đầu đau, ngực đầy, không mồ hôi. 3. Chữa cảm trong 4 mùa (tứ thời cảm mạo): hương nhu tán nhỏ, mỗi lần dùng 8g, pha với nước sôi hay dùng rượu hâm nóng mà chiêu thuốc; uống vào mồ hôi ra được là khỏi bệnh. 4. Chữa cảm sốt nhức đầu: dùng lá hương nhu tươi một nắm, giã nhỏ, chế thêm nước sôi, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên đầu, trán, và hai bên thái dương. Nếu sốt có mồ hôi thì thêm củ sắn dây tươi 20g, cùng giã vắt nước uống. 5. Chữa phù thüng, tiểu tiện đỏ, không mồ hôi: hương nhu 9g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g, ích mẫu thảo 12g, sắc nước uống thay trà trong ngày. 6. Chữa hôi miệng: hương nhu 10g sắc với 200ml nước. Dùng súc miệng và ngậm. 7. Chữa trẻ nhỏ viêm đường hô hấp trên: hương nhu, hoắc hương, kinh giới, bán hạ, phục linh, đẳng sâm, hoàng cầm - mỗi thứ 10g, cam thảo 5g; sắc với nước, chia thành 4 - 6 lần uống trong ngày. 8. Chữa trẻ con chậm mọc tóc: hương nhu 40g, sắc với 200ml nước, cô đặc, trộn với mỡ lợn, bôi lên đầu.
  12. 242. HƯƠNG PHỤ Tên khác: Cỏ gấu, cỏ cú củ gấu, củ gấu biển, củ gấu vườn, hải dương phụ. Tên khoa học: Hương phụ vườn (Cyperus rotundus L.) hay Hương phụ biển (Cyperus stoloniferus Retz.), họ Cói (Cyperaceae). Mô tả: Cây: Hương phụ vườn cỏ sống dai, cao 20-30cm. Thân rễ phình lên thành củ, màu nâu thẫm hay nâu đen, có nhiều đốt và có lông; thịt màu nâu nhạt. Lá hẹp, dài, có bẹ. Hoa nhỏ mọc thành tán xoè tỏa ra hình đăng ten ở ngọn thân. Quả ba cạnh, màu xám. Cây: Hương phụ biển cỏ lưu niên, có thân rễ mảnh, có vẩy và phình lên ở gốc thành củ đen đen, thân cao 15-30cm, có 3 cạnh lá rộng 2-3mm. Cụm hoa có 2-3 lá bắc dài; tia ngắn; bông chét nâu, dài 6-12mm, vẩy dài 2-2,6mm, không müi. Quả bế đen, hình trái xoan. Dược liệu: Thân rễ (thường quen gọi là củ) hình thoi, thể chất chắc; dài 1 - 3 cm (Hương phụ vườn), 1 - 5 cm (Hương phụ biển); đường kính 0,4 - 1 cm (Hương phụ vườn), 0,5 - 1,5 cm (Hương phụ biển). Mặt ngoài màu xám đen (Hương phụ
  13. vườn), màu nâu hay nâu sẫm (Hương phụ biển); có nhiều nếp nhăn dọc và đốt ngang (mỗi đốt cách nhau 0,1 - 0,6 cm); trên mỗi đốt có lông cứng mọc thẳng góc với củ, màu xám đen (Hương phụ vườn), mọc nghiêng theo chiều dọc, về phía đầu củ, màu nâu hay nâu sẫm (Hương phụ vườn) và có nhiều vết tích của rễ con. Vết bẻ có sợi bóng nhoáng. Cắt ngang thấy rõ phần vỏ màu xám nhạt, trụ giữa màu xám đen (Hương phụ vườn); phần vỏ màu hồng nhạt, trụ giữa màu nâu sẫm (Hương phụ biển). Mùi thơm, vị hơi đắng ngọt, sau đó có vị cay. Bộ phận dùng: Thân rễ phơi khô (Rhizoma Cyperi) Phân bố: Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta và nhiều nước khác. Hương phụ biển cung cấp lượng dược liệu chủ yếu trên thị trường, Hương phụ vườn rất ít. Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu, lấy dược liệu về, đốt bỏ lông và rễ con rồi phơi khô hoặc luộc hay đồ kỹ rồi phơi khô. Thành phần hoá học: Tinh dầu Trong tinh dầu củ gấu có cyperen, b-selinen, cyperol; còn có a-cyperol, cyperolen, patchoulenon, cyperotundon. Củ gấu còn chứa dầu béo chứa glycerol và các acid linoleic, linolenic, oleic, myristic, stearic, chất không xà phòng hóa. Công năng: Hành khí, giải uất, điều kinh, giảm đau. Công dụng: Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mãn tính, đau dạ dày, ăn uống kém tiêu. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6 - 12g. Dạng thuốc sắc, bột, viên, cao hay rượu thuốc. Dùng riêng hay phối hợp trong các phương thuốc phụ khoa, đau dạ dày. Bào chế: + Hương phụ loại bỏ lông và tạp chất, nghiền vụn hoặc thái lát mỏng.
  14. + Thố Hương phụ (chế giấm): Lấy lát Hương phụ hoặc mảnh vụn Hương phụ, đổ thêm giấm vào khuấy đều, ủ một đêm, đợi cho hút hết giấm, cho vào chảo sao lửa nhẹ đến màu hơi vàng, lấy ra, phơi khô. Cứ 10 kg Hương phụ dùng 2 lít giấm. Bài thuốc: 1. Ðau dạ dày, dùng Hương phụ 30g, Riềng 15g, tán thành bột mịn. Dùng 3g với nước ấm, hai lần trong ngày. 2. Bài thuốc điều kinh chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, khí huyết kém: Hương phụ 20g Ích mẫu 15g, Ngải diệp 10g, Nhân trần 15g, Ðỗ 500ml nước sắc còn 150ml nước, uống ngày một thang (ở An Giang). 3. Ðiều kinh (Thuốc Hương Ngải): Hương phụ 3g, Ích mẫu 3g, Ngải cứu 3g, Bạch đồng nữ 3g, sắc với nước; chia 3 lần uống trong ngày. Muốn cho kinh nguyệt đều, uống đón kinh 10 ngày trước ngày dự đoán có kinh. 4. Chữa tiêu hóa k m: Hương phụ (sao) 12g, vỏ Quýt (sao) 12g, vỏ Vối (sao) 12g, vỏ Rụt (sao) 16g, Chỉ xác 12g. Sắc nước uống; nếu có kèm tiêu chảy, thêm củ riềng 8g, búp Ổi 12g. Kiêng kỵ: Âm hư huyết nhiệt không nên dùng. 243. HƯƠU, NAI
  15. Tên khoa học: Cervus nippon Temminck - Con hươu; Cervus unicolor Cuv. - Con nai, họ Hươu (Cervidae). Mô tả: Hươu: Cỡ trung bình trọng lượng cơ thể 60 - 80kg. Lông ngắn, mịn, màu vàng hung, có 6 - 8 hàng chấm trắng như sao dọc 2 bên thân. Con đực có sừng 2 - 4 nhánh, nhỏ hơn sừng nai. Nai: là loài lớn nhất trong họ hươu nai Cervidae, nặng 150 - 200 kg, dài thân 1.800 - 2.000mm. Bộ lông dày, sợi lông nhỏ, dài, nâu ở hông và mông, xám hay xám đen ở lưng và ngực, trắng bẩn ở bụng và mặt trong các chi. Nai đực có sừng (gạc) ba nhánh. Nhánh thứ nhất tạo với nhánh chính một góc nhọn lớn. Sừng to, thô, nhiều nhánh và nhiều đốt sần. Bộ phận dùng: Sừng ở các giai đoạn khác nhau: Lộc nhung (Mê nhung) - sừng non của con Hươu, Nai; Lộc giác (gạc) - sừng già; Lộc giác giao = Cao ban long - Cao nấu từ gạc. Phân bố: Hươu: Trên thế giới Hươu phân bố ở các nơi: Đông Xibiri, Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản. Ở Việt Nam: Trước đây hươu sao có ở Cao Bằng, Bắc Thái,
  16. Quảng Ninh, Hà Tây (Ba Vì), Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Hiện nay đang được nuôi dưỡng ở Sơn La (Thị Xã), Hà Tây (Ba Vì), Hải Phòng (đảo Cát Bà), Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ An (Quznh Lưu), Hà Tĩnh (Hương Sơn, Hương Khê..), Đắc Lắc (Easúp), Sông Bé (Hữu Liêm), TP Hồ Chí Minh (Vườn thú), Đồng Nai (Hiếu Liêm, Long Thành) Nai: Thế giới Nai phân bố ở các nơi: Đông nam Á, Trung Quốc, Assam, Nêpan, ấn Độ, Xây Lan, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Xumatra, Java, Borneo, Philippines. Ở Việt Nam: trước đây Nai gặp khắp các tỉnh có rừng, hiện nay chỉ còn dọc theo biên giới phía Tây, từ Tây bắc đến Đông nam bộ. Thành phần hoá học: Calci phosphat, calci carbonat, protid, chất keo, chất nội tiết kích thích sinh trưởng-pantocrin... Công năng: + Nhung Hươu, Nai: có tác dụng bổ dưỡng, sinh tinh, ích huyết, mạnh gân xương, làm lành vết thương. + Cao ban long: Có tác dụng bổ trung, ích khí, chỉ huyết, hoạt huyết, giảm đau. + Lộc giác sương: Có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích tinh + Huyết Hươu, Nai: Có tác dụng bổ, tráng dương, chỉ huyết, giải độc. Công dụng: Thuốc bổ, chữa mệt mỏi, làm việc quá sức, huyết áp thấp... + Lộc nhung: Chữa đau lưng mỏi gối, váng đầu, ù tai, mờ mắt, chữa lở lo t, sưng đau do ứ huyết, nhọt độc. + Cao ban long: Dùng trong trường hợp thiếu máu, chảy máu, rong kinh, ho ra máu, nôn ra máu.
  17. + Lộc giác sương: Chữa huyết hư, cơ thể suy nhược, gầy yếu, bạch đới. + Huyết Hươu, Nai: Hứng được khi cưa nhung dùng uống ngay chữa ngộ độc thức ăn và thuốc; nếu pha vào rượu uống chữa liệt dương, đau bụng, đau lưng, mẩn ngứa. Cách dùng, liều lượng: + Lộc nhung ngày 4 -12g, làm thành bột uống với nước hay nước gừng + Lộc giác đốt thành than hoà dấm bôi vào nhọt độc sau lưng, ở vú và các nơi khác. + Lộc giác đốt tồn tính, tán bột uống chữa gân xương đau nhức. + Cao ban long: Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 0,3-1g, có thể dùng dạng cao ngâm rượu. Bài thuốc: 1. Chữa liệt dương, xuất tinh sớm, tiểu lắt nhắt, thai khó đậu, tứ chi lạnh, thắt lưng đau, gối mỏi: Nhung hươu 40 g (thái mỏng, giã nát), hoài sơn 40 g (giã nát). Cho vào túi vải, ngâm với 1 lít rượu trong 7 ngày, uống 10-20 ml/ngày. Khi hết rượu lấy bã tán mịn, vò viên uống. 2. Chữa tinh huyết khô kiệt, tai điếc, miệng khát, đau lưng, tiểu như nước vo gạo: Nhung hươu 40 g, đương qui 40 g, cả 2 sao khô, tán bột. Lấy thịt ô mai nấu thành cao trộn với bột trên, vo viên bằng hạt bắp, người lớn uống 50 viên/ngày, chia thành 2-3 lần, uống với nước cơm còn ấm. 3. Chữa trẻ em chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng: Bột nhung 0,5 g x 2 lần/ngày. Giúp kéo dài tuổi thọ (dùng thường xuyên và đúng chỉ định): Bột nhung 0,3-1 g x
  18. 2-3 lần/ngày. 4. Thuốc bổ dùng cho người cao tuổi đang trong thể trạng suy yếu: Cao ban long và long nhãn, mỗi thứ 50g. Long nhãn cắt nhỏ, sắc với nước rồi cho cao ban long đã thái mỏng vào. Đun tiếp và khuấy đều cho tan cao. Để nguội, uống mỗi lần 10g vào sáng sớm và trước khi đi ngủ. (Cao “nhị long ẩm”, thuốc bổ cổ điển của Hải Thượng Lãn Ông). 5. Thuốc cho người lao lực, mệt mỏi, mới ốm khỏi, ra mồ hôi trộm, phụ nữ sau khi đẻ: Cao ban long 0,02g, cao ngü gia bì chân chim 0,05g, mật ong 0,02g, triphosphat calci 0,07g, cho một viên. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3-4 viên đối với người lớn; 2-3 viên cho trẻ em tùy tuổi (viên tăng lực của xí nghiệp dược phẩm). 6. Chữa nôn ra máu, thổ huyết, dạ dày và ruột chảy máu, tử cung xuất huyết, kinh nguyệt nhiều: Cao ban long 4g, bồ hoàng (phấn hoa cỏ nến) 5g, cam thảo 5g. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. 7. Chữa trẻ em còi xương, gầy yếu, ăn k m tiêu: Lộc giác sương 10g (sao với Gừng), Đậu nành 20g (sao thơm), hạt Sen 10g, hạt Bí đỏ 10g, vỏ Quýt 5g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 10g. Có thể làm viêm với mật ong (Kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Rừng-Đắc Lắc) Chú ý: Nhiều bộ phận khác của Hươu, Nai cüng được dùng làm thuốc: + Hươu bao tử, Lộc thai (Embryo Cervi) sấy khô tán bột hoặc ngâm rượu làm thuốc bổ. + Lộc cân (Ligamentum Cervi) - Gân ở chân con Hươu, Nai bổ gân xương, giúp cho các chỗ gẫy, đứt chóng lành. + Lộc vĩ (Cauda Cervi) - đuôi Hươu, Nai sấy khô tán bột hoặc ngâm rượu làm thuốc bổ.
  19. + Lộc huyết (Sanguis Cervi) - Huyết Hươu, Nai phơi khô chữa bệnh liệt dương, trừ độc của thuốc hay thức ăn... 244. HUYỀN HỒ Tên khác: Diên hồ sách (延 瑚 索), huyền hồ sách, nguyên hồ sách, khuê nguyên hồ, sanh diên hồ, sao diên hồ, vü hồ sách, trích kim noãn. Tên khoa học: Corydalis bulbosa DC., họ Thuốc phiện (Papaveraceae). Mô tả: Cây: Là loại cỏ sống lâu năm, mọc hoang ở núi rừng, thân cây nhỏ chỉ cao khoảng 20cm - 0,5m, lá mọc đối kép xẻ lông chim, có m p nguyên. Hoa đỏ màu tím hay hồng nhạt và nở vào mùa xuân hoặc tháng 5 hằng năm ở cuối thân cây; hoa hình môi gồm một mặt há ra, sắp xếp thành chùm. Dưới đất có củ rễ hình cầu. Dược liệu: Thân rễ khô thể hiện hình cầu dẹt không nhất định, đường kính dài từ 1-1,5cm mặt ngoài màu vàng đất hoặc vàng tươi, mặt trên có sẹo dính với thân
  20. cây biểu hiện của một hõm cạn, cuối cùng của mặt dưới thường có 2-3 nhánh rãnh hay chia ra làm 3 phần. Toàn thể phân bố đầy những lằn nhăn ngang cong queo, đồng thời ở giữa có những vết lằn ngang tương đối sâu hoặc lõm xuống, củ cứng chắc màu vàng ánh, vỏ nhăn nheo không mốc mọt là loại tốt. Bộ phận dùng: Thân rễ đã phơi khô của cây Diên hồ sách (Corydalis bulbosa DC.) Phân bố: Huyền hồ phân bố ở Trung Quốc như ở Triết Giang, Phúc Kiến, Nhiệt Hà, nhưng chỉ có loại ở Ninh Ba, Kim Hoa, Hàng Châu thuộc tỉnh Triết Giang mới là dược liệu tốt. Ở nước ta phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Thu hái: Sau tiết lập xuân đào củ rửa sạch phơi nắng cất dùng. Thành phần hoá học: Alcaloid như: corydalin, dehydrocorydalin, protin, corybolbin... Công năng: Hoạt huyết, lợi khí, tán ứ, giảm đau. Công dụng: Điều trị kinh nguyệt không đều, chứng đau bụng ra khí hư, chữa đau do ứ huyết, bế kinh ở phụ nữ, đau bụng trên, đau nhức do chấn thương tụ máu, thoát vị bụng dưới, đau vùng tim, sản hậu ứ huyết thành hòn cục. Ngoài ra còn thấy huyền hồ chủ thận khí, phá sản hậu ác lộ hoặc chứng đau bụng dưới ở phụ nữ, mặt khác huyền hồ còn có thể làm được huyết trệ trong khí hoặc khí trệ trong huyết cho nên thuốc có công hiệu trị chứng đau nhức toàn thân, thông lợi tiểu tiện. Cách dùng, liều lượng: Ngày 4 - 10g, dạng thuốc sắc, hoàn, tán, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Bào chế: + Bỏ hết tạp chất, cho vào nồi đổ giấm vào (Cứ 10 kg Diên hồ sách thì dùng 2kg giấm) đun nhỏ lửa cho giấm cạn hết. Phơi khô lúc dùng tán bột, tẩm rượu hay
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2