YOMEDIA
ADSENSE
Kỳ hoa dị thảo part 10
82
lượt xem 12
download
lượt xem 12
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
thường từ 5-6 thang với điều kiện nước sắc thuốc được đong sẵn 3 chén, nung một miếng đất sét to bằng đầu ngón chân cái cho thật đỏ, rồi lấy ra thả ngay vào nước đó, đợi hết sủi bong bóng thì bỏ đất đi, dùng nước đó để sắc thuốc (nếu không có đất sét có thể dùng mảnh ngói vụn hay gạch vụn cũng được). Chú ý: Nếu không có thục địa thì dùng sinh địa, nếu không có long nhãn thay thì bằng liên nhục (hạt sen). ...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỳ hoa dị thảo part 10
- thường từ 5-6 thang với điều kiện nước sắc thuốc được đong sẵn 3 chén, nung một miếng đất sét to bằng đầu ngón chân cái cho thật đỏ, rồi lấy ra thả ngay vào nước đó, đợi hết sủi bong bóng thì bỏ đất đi, dùng nước đó để sắc thuốc (nếu không có đất sét có thể dùng mảnh ngói vụn hay gạch vụn cũng được). Chú ý: Nếu không có thục địa thì dùng sinh địa, nếu không có long nhãn thay thì bằng liên nhục (hạt sen). Bài 5: Dùng trong trường hợp máu ra nhiều, người mệt mỏi, xanh xao. Sinh địa 16g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, bạch thược 8g, a giao 12g, tục đoạn 10g, sắc uống; a giao để riêng, chia làm 3 phần, mỗi phần 4g, uống với 3 nước thuốc. Trong khi sắc thuốc, dùng đũa kẹp miếng a giao hơ lên than đỏ cho phồng rồi thả vào chén, chờ thuốc được thì rót ngay vào, khuấy kỹ cho tan, để gần nguội thì uống. Động thai do phòng dục quá độ Đang có thai mà phòng dục quá độ, sau đó bụng đau nhói, lưng cũng đau, âm hộ xuất huyết dùng bài thuốc sau: Đảng sâm 20g, quy thân 20g, bạch truật 20g, thục địa 20g (nướng khô), sa nhân 20g (sao cháy cả vỏ), phá cố chỉ 10g, trích thảo 5g, sắc uống ngày một thang. Cách phòng bệnh Nói chung cả trước, trong và sau khi bị bệnh đều cần giữ gìn cẩn thận, không nên quá buông thả trong sinh hoạt. Về ăn uống, nên hạn chế các chất cay nóng và đặc biệt các thức ăn có tính kích dục. Một điều quan trọng nữa là cần giữ cho tinh thần luôn thanh thản, nên tham gia các hoạt động tập thể lành mạnh, không xem các sách báo, phim ảnh khiêu dâm, kích động, bạo lực. (Theo SK & ĐS) Cá quả: Vị thuốc chữa mồ hôi trộm và lở ngứa kinh niên Món cá quả có thể giúp em bé của bạn cải thiện chứng ra nhiều mồ hôi khi ngủ. Ngoài ra, thực phẩm này cũng giúp chữa phù thũng, lở ngứa kinh niên. Cá quả (còn gọi lá cá chuối, cá lóc) vị ngọt, tính Bạch Công Tấn sưu t ầm
- bình, không độc, có tác dụng tiêu thũng, hạ hỏa, chống viêm. Dân gian thường dùng nó dưới dạng thức ăn - vị thuốc trong những trường hợp sau: Chữa mồ hôi trộm: Cá quả 100 g, rửa sạch nhớt bằng nước sôi, lóc lấy thịt, thái nhỏ, rán cho vàng thơm, nấu với 400 ml nước còn 100 ml, thêm muối cho đủ đậm, cho trẻ ăn cả cái lẫn nước trong ngày. Dùng 3 ngày. Chữa phù thũng ở trẻ nhỏ: Cá quả 1 con làm sạch, chỉ lấy thịt, nấu nhừ với lá bìm bìm non hoặc lá dâu non, bí đao hoặc hành trắng 50 g. Ăn trong ngày đến khi đi tiểu được và nhẹ mặt. Chữa lở ngứa kinh niên, lâu ngày không khỏi: Cá quả 1 con, làm sạch, mổ bụng, bỏ hết ruột, nhồi đầy lá ké đầu ngựa vào, buộc chặt, rồi lại lấy lá ké đầu ngựa bọc xung quanh. Đốt lửa cho đến khi lớp lá ké cháy hết thì gỡ bỏ lá. Thái nhỏ, ướp gia vị và muối đủ đậm, ăn hết trong ngày. Dùng 2-3 ngày. Ở Trung Quốc, người ta cũng chế biến cá quả thành những món ăn - vị thuốc phổ biến như: - Cá quả 250 g phối hợp cá mực 200 g, đậu phụ 50 g, trám muối 4. - Cá quả 1 con, làm sạch, thái nhỏ, nấu chín với đậu phụ 250 g. Ăn vào hai bữa cơm, chữa sốt cao, háo khát, bí tiểu do thận hư. - Cá quả 1 con làm sạch, bỏ ruột, sấy khô giòn, tán bột mịn, uống ngày 3 lần, mỗi lần 10 g, giúp chữa viêm gan, vàng da. (Theo SK & ĐS) Cách tự bấm huyệt chữa bệnh nghẹt mũi, đau răng, chóng mặt... Cập nhật lúc 08h27" , ngày 02/10/2007 Một số chứng bệnh hay gặp như hồi hộp tâm lý, nghẹt mũi, đau răng... tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây cảm giác rất khó chịu. Chúng ta có thể tự chữa những bệnh này bằng cách bấm huyệt. Hồi hộp sinh lý Khi gặp một chuyện quan trọng, xem một cuốn truyện hay phim ly kỳ hấp dẫn, tim ta đập gấp, có khi đập thình thịch, có thể thoảng qua cũng có thể lặp đi lặp lại, kéo dài khiến ta khó chịu. Huyệt thần môn có thể giúp ta điều chỉnh những rối loạn sinh lý này. Vị trí huyệt nằm phía trên cổ tay, nơi nếp gấp phía dưới và về phía ngón tay út. Đưa ngón tay dọc theo ngón tay út lên phía trên, huyệt nằm trên phần lồi trên ở phía trước cổ tay, ngay trên nếp gấp. Ấn và chà xát mạnh vào đó. Bạch Công Tấn sưu t ầm
- Nghẹt mũi Thường gặp vào mùa lạnh, là triệu chứng đầu tiên của cảm cúm. Cũng có thể gặp trong một số bệnh mạn tính ở mũi và vùng phụ cận như viêm xoang, viêm mũi... Người bệnh bị hắt hơi sổ mũi liên tục, có thể có sốt. Có thể chữa trị bệnh này ở hai huyệt: Huyệt thượng tinh: Là huyệt chính nằm ở trên trán, ngay trên đường thẳng dọc giữa trán, cách chân tóc phía trước khoảng 1-1,5cm. Để xác định huyệt, lấy một ngón tay đặt dọc theo sống mũi và đi dọc lên phía trên, luôn luôn giữ đúng đường trung tuyến, đến chân tóc gặp một chỗ trũng, đó là huyệt cần tìm, ấn và chà xát mạnh vào đó. Huyệt nghinh hương: Là huyệt phụ được sử dụng thêm bên cạnh huyệt chính. Huyệt nằm ở dưới tận cùng của cánh mũi, nằm ở góc cánh mũi và môi. Nghẹt mũi phải thì chà xát huyệt bên phải, nghẹt mũi trái thì chà xát huyệt bên trái (nhớ xoa thêm dầu cao nóng). Huyệt Ấn đường Huyệt Nhĩ môn Chân bị sưng phồng Do đi lại nhiều, đi giày chật, đứng nhiều làm máu dồn xuống chân khiến chân phồng lên Cùng với việc nghỉ ngơi xoa bóp, nằm gác chân lên cao, bạn có thể vừa xoa bóp vừa bấm vào huyệt thái xung (nằm trên mu bàn chân giữa hai ngón cái và ngón trỏ, cách gốc ngón chân cái khoảng 2-3cm) chân bạn sẽ hết phù. Đau răng Phần lớn do hỏa bốc lên, viêm lợi, sâu răng... Mỗi khi uống nước lạnh hay nóng lại buốt, đau rất khó chịu. Để khắc phục, bấm vào huyệt hợp cốc nằm ở chỗ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ, về phía ngón trỏ. Một mặt gõ răng thành tiếng, một mặt dùng ngón tay cái bấm vào huyệt này. Răng bên trái đau bấm vào huyệt bên phải, răng bên phải đau bấm vào huyệt bên trái, răng cả hai bên đau thì bấm huyệt cả hai tay. Nếu đau răng hàm trên có thể bấm thêm huyệt Bạch Công Tấn sưu t ầm
- giáp xa (nằm cách mép dưới dái tai khoảng 1,5-2cm). Bị mất tiếng Thường do cảm cúm, hoặc do la hét nói nhiều quá, cũng có thể do bệnh lý vùng họng làm tê liệt thanh quản, viêm thanh quản... Có hai huyệt có thể làm giảm chứng bệnh khó chịu này: Huyệt giản sử: Nằm phía trên khớp cổ tay, cách nếp gấp cổ tay khoảng một bàn tay, huyệt nằm trên đường trung tuyến. Huyệt thái uyên: Được xác định bằng cách để ngửa bàn tay, huyệt nằm ở chỗ gặp nhau của lằn ngang cổ tay phía ngón tay cái và rãnh mạch quay. Huyệt Hợp cốc Huyệt Thân môn Chóng mặt Thường là di chứng của một chấn động vào đầu, cảm nắng, say tàu, say xe... Những lúc như thế, bấm huyệt ấn đường nằm ở giữa giao điểm của hai đầu lông mày và sống mũi. Dùng đầu ngón tay cái hoặc giữa vừa ấn vừa day sang hai bên phải trái. Nếu sắc mặt có chuyển biến tốt chứng tỏ khí đã thông. Bấm thêm huyệt nhân trung nằm ở 1/3 trên của rãnh nhân trung mũi, hoặc huyệt bách hội ở giữa đỉnh đầu càng có hiệu quả tốt. Ù tai Ù tai có thể do nguyên nhân ở tai như viêm tai mạn... có thể bị ảnh hưởng của các chấn thương như chấn thương não, đầu bị sang chấn, chóng mặt.... Các huyệt được sử dụng để chữa là nhĩ môn, thính cung, thính hội. Huyệt nhĩ môn nằm ở chỗ lõm trước rãnh bình tai khi ta há miệng. Từ chỗ lõm lui xuống 0,5 tấc là huyệt thính cung, từ thính cung lui xuống 0,5 tấc là thính hội. Dùng ngón cái bấm huyệt thính cung trước rồi đến huyệt nhĩ môn, thính Bạch Công Tấn sưu t ầm
- hội. Sau đó úp chặt hai lòng bàn tay lên hai tai ấn mạnh, bỏ ra. Làm liên tục như vậy, hoặc cho ngón tay trỏ vào lỗ tai xoay tròn một lúc. Công dụng của Xương gấu Người ta thường dùng xương gấu để nấu phối hợp với xương hổ, hoặc nấu riêng xương gấu thành cao gấu. Hiện nay, Xí nghiệp dược phẩm nấu cao gấu đóng gói thành từng miếng 100g Tên khoa học: Os Ursi. Tên khác: Hùng cốt (TQ) – Os d’ours (Pháp). Xương gấu không thấy ghi trong các tài liệu Trung Quốc như Dược điển, dược tài học, Trung dược chí...Người ta thường dùng xương gấu để nấu phối hợp với xương hổ, hoặc nấu riêng xương gấu thành cao gấu. Hiện nay, Xí nghiệp dược phẩm nấu cao gấu đóng gói thành từng miếng 100g. Cao gấu có tác dụng bồi bổ khí huyết tư tổn, chân lạnh đau buốt (cước khí), gân xương nhức mỏi, trẻ em trúng phong, chân tay co giật. Ở nước ta, gấu sống hoang dại trong rừng ăn tạp, cả thịt, cá. Gấu nuôi dễ hơn các thú khác, do thích ăn của ngọt (như bánh, mật ong, sirô, đường...).Ta hay gặp gấu ngựa (selenarctos thibetanus G. Cuvier), ngoài ra còn có gấu chó, gấu đen, gấu xám. 1. Xương đầu: hẹp, dài, không có gờ ở giữa như xương đầu hổ, báo. Hàm trên và hàm dưới mỗi hàm đều có 16 răng (6 răng cửa, 2 răng nanh, 8 răng hàm), tổng cộng 32 răng. 2. Xương cổ: Gồm 7 cái, chiếc thứ nhất gần đầu, xòe ngang hình con bướm. 3. Xương thân mình bao gồm: a) Xương sống: 20 đốt, gai ở giữa ít phát triển, cộng với 3 đốt xương cùng (sacrum) dính liền nhau cộng là 23 đốt. b) Xương đuôi: gồm 7 đốt ngắn. c) Xương sườn: 14 đôi, nối với xương sống từ đốt thứ 1 đến thứ 14, 2 chiếc thứ 13 và 14 không nối thẳng với xương ức. d) Xương ức (Sternum): bị bở hỏng. 4. Xương chân: a) Chân trước gồm: 1 xương bả vai, nhỏ, hơi khum, không có gờ cao, ít phát triển. - 1 xương cánh (Humerus) có đường vận, không có lỗ hổng “thông thiên”. - 1 xương trụ (cubitus) và 1 xương quay (radius). - Xương bàn chân trước có 5 ngón gồm: Các khối xương cổ chân trước (carpe), xương bàn chân (métacarpe), các xương đốt 1, 2 , 3 của các ngón chân: tất cả 20 chiếc. b) Chân sau gồm: - 1 xương chậu (tọa cốt) gồm 2 mảnh đối xứng 2 bên dính nhau. - 1 xương đùi (fémur) - 1 xương ống quyển (tibia). - 1 xương mắc (péroné). - 1 xương bánh chè ở đầu gối. Bạch Công Tấn sưu t ầm
- - Xương bàn chân sau 5 ngón gồm: 1 xương gót, các xương sên, các khối xương cổ chân sau, xương bàn chân, các đốt xương của các ngón chân, tất cả 19 chiếc). Cách chữa chứng sốt cao, co giật ở trẻ Cập nhật lúc 08h45" , ngày 25/10/2007 Đông y xếp sốt cao, co giật thuộc phạm vi chứng can phong – một chứng bệnh nội thương sinh ra do công năng của tạng can bất thường, hoạt động của can mất điều đạt làm xuất hiện triệu chứng sốt cao, cấp kinh, co giật, hoa mắt, chóng mặt. Bệnh gặp nhiều ở trẻ. Để chữa trị bệnh này Đông y dùng pháp bình can, tiềm dương, tức phong, chỉ kinh. Xin giới thiệu một số phương thuốc thường dùng. Sinh địa Trường hợp phong do can nhiệt gây sốt cao co giật dùng một trong các bài sau: Bài 1: Sinh địa tươi 90g, lá hẹ tươi một nắm, giã nát, vắt lấy nước cho uống, ngày 2 lần. Bài 2: Câu đằng 12g, thiên ma 10g, mộc hương 2g, tê giác 2g, toàn yết 4g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày một thang. Bài 3: Toàn yết, ngô công, chu sa bằng lượng nghiền bột mịn mỗi lần uống 1- 2g, ngày 2 lần tùy tuổi. Nếu sốt cao kinh giật, toàn thân co quắp, tê dại, lưỡi xám đen có thể dùng: Bài 1: Tang diệp 12g, xuyên khung 6g, sinh địa 10g, câu đằng 8g, cúc hoa 8g, phục thần 8g, bạch thược 8g, hoàng cầm 12g. Sắc cho trẻ uống tùy theo tuổi. Bài 2: Thiên ma 8g, phòng phong 8g, khương hoạt 6g, bạch phụ tử 4g, bạch chỉ 8g, thiên nam tinh 4g. Bài 3: Toàn yết 6g, câu đằng 12g, cương tàm 8g, chu sa 4g, xạ hương 2g. Sắc uống ngày một thang. Chữa sốt nóng phát cuồng mê sảng kinh giật, đờm dãi tắc: Bài 1: Ngưu hoàng 0,3g, uất kim 9g, hoàng cầm 9g, hoàng liên 4g, chu sa 3g, chi tử 9g. Làm thành hoàn 2 viên. Mỗi lần 1 viên, uống hai lần/ngày. Bạch Công Tấn sưu t ầm
- Bài 2: Sừng tê giác 1g, tâm sen 10g, búp lá tre 10g, liên kiều 10g, huyền sâm 14g, mạch môn 14g. Sừng tê giác mài riêng, các thuốc khác sắc để nguội, uống cùng sừng tê giác. Trường hợp trẻ co giật nguy cấp dùng các phương sau: Bài 1: Bọ hung 2 con tẩm giấm thanh đốt trên than đỏ, hoa khế 4g, lá chua me đất 4g, đem sắc lấy nước làm thang uống với bột thuốc, mỗi lần một thìa cà phê, ngày 2 lần. Nếu trẻ đang bú, mẹ kiêng ăn thịt gà, các thức cay, nóng. Bài 2: Sài hồ 6g, cát lâm sâm 12g, hoàng cầm 8g, cam thảo 4g, bán hạ 4g, phòng phong 4g, thuyền thoái 4g, kinh giới tuệ 8g. Sắc đặc cho trẻ uống lúc lên cơn. Bài 3: Thiên trúc hoàng 8g, bạch linh 12g, mạch môn 6g, xuyên quy 12g, hoàng liên 4g, ngưu hoàng 4g, mộc thông 12g, thanh đại 4g, đởm nam tinh 8g, táo nhân 8g, xích thược 8g, bạc hà 6g, thần sa 2g, chi tử 8g, long cốt 10g. Sắc uống, tùy theo tuổi mà uống nhiều hay ít. Nếu trẻ co giật, hôn mê, mắt đỏ, sưng đau dùng thiên trúc hoàng 4g, uất kim 2g, phục thần 4g, cam thảo 4g, bằng sa 1g, bạch chỉ 4g, xuyên khung 4g, cương tàm 2g, chỉ xác 2g, chu sa 0,2g, xạ hương 0,1g, thuyền thoái 2g. Tán thành bột, hoàn viên uống với nước sắc bạc hà hay mạch môn, mỗi lần 1-2g, ngày uống 2-3 lần. Trường hợp đờm úng tắc nhiệt vít lấp có chứng thở hổn hển suyễn gấp, sốt cao kinh giật, phải thanh khí trấn kinh, tuyên phế, khử đàm, dẹp phong, chỉ kinh dùng câu đằng 15g, cương tàm 10g, sơn chi sao 6g, ma hoàng 6g, đình lịch tử 10g, sinh thạch cao 60g, toàn yết 20g, thiên nam tinh 10g, quất hồng 6g, đào nhân 6g, cam thảo 6g, tán bột trộn thêm xạ hương, ngưu hoàng, bột linh dương giác, m ỗi thứ 1g, băng phiến 1,2g luyện mật làm viên mỗi viên nặng 1,5g, chu sa làm áo bao ngoài. Trẻ 1-3 tuổi mỗi lần uống 1 viên, 3-5 tuổi mỗi lần uống 1,5 viên, trên 5 tuổi mỗi lần uống 2 viên, ngày 2 lần. Nếu sốt cao co giật, sợ hãi run rẩy vật vã, giấc ngủ không yên là do nhiệt cực sinh phong nên thanh nhiệt dẹp phong trấn kinh an thần dùng câu đằng 1,5g, phục thần 1,5g, thiên trúc hoàng 1,5g, bạc hà 1,5g, huyền thoái 1,5g, địa long 3g, bạch vi căn 9g, cương tàm 3g, hổ phách 1g, sắc cho trẻ 1 tuổi uống, nếu trẻ lớn tùy theo mà tăng lượng. Trường hợp sốt cao co giật, hôn mê mạch sác, lưỡi đỏ tía hoặc ban chẩn lờ mờ hoặc nhiệt độc phạm vào doanh khí, phong động vít lấp khiếu, khí phận nhiệt quá thịnh phải tả hỏa, lương huyết, dẹp phong, trấn kinh dùng uất kim 30g, sơn chi tử 30g, hàn thủy thạch 30g, hổ phách 1,5g, chu sa 1,5g, hoàng Bạch Công Tấn sưu t ầm
- cầm 30g, hoàng liên 30g, đại mạo (vảy con đồi mồi) 30g, băng phiến 9g. Tán thành bột mịn cho trẻ 1-5 tuổi mỗi lần 0,6g-1g. Ngày uống 2 lần. Nếu huyết nhiệt thiên thịnh phải thanh nhiệt, lương huyết dẹp phong, thông khiếu dùng sinh địa hoàng 15g, xuyên khung 6g, bạch mao căn 30g, toàn yết 10g, địa long 10g, đương quy 10g, hà diệp 30g, cam thảo 10g, ngô công 3g, xương bồ 3g. Sắc uống chia làm nhiều lần trong ngày. Trường hợp trẻ co giật từng lúc không liên tục sắc mặt vàng nhạt hoặc trắng xanh, sốt khoảng 38,5 độ tinh thần nửa mê nửa tỉnh, mắt nhắm, mệt mỏi, tiêu chảy phân xanh hoặc trắng nhợt, mạch chậm. Dùng bài “Tỉnh tỳ thang” nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 8g, thiên ma 8g, quất bì 6g, đởm tinh 6g, cương tàm 10g, cam thảo 4g, mộc hương 4g, thương truật 10g, toàn yết 6g, sinh khương 5g. Sắc kỹ, liều lượng tùy theo tuổi mà cho uống nhiều hay ít. Chữa hôi nách bằng các bài thuốc cung đình Cập nhật lúc 08h45" , ngày 26/10/2007 Cung cấm Trung Hoa xưa có nhiều bài thuốc bí truyền chống lại mùi khó chịu ở vùng dưới cánh tay, bảo tồn sự quyến rũ cho cung tần mỹ nữ. Các vị thuốc thường được dùng là băng phiến, hoắc hương... Nhiều sách Đông y viết, để chữa hôi nách, nếu dùng phèn chua, xạ hương thoa ngoài thì có thể thuyên Xuyên khung - một vị giảm một thời gian, sau đó lại có mùi như trước. Để thuốc thơm chữa tận gốc, cần tán hết tà khí ở can. Nên kiêng các thức cay nóng và kích thích. Sau đây là một số bài thuốc vốn được dùng trong cung cấm Trung Hoa nhờ tác dụng khá lâu dài: Bài thuốc của Đào Ẩn Cư: Thanh mộc hương (mật hương), hoắc hương, kê thiệt hương (mẫu đinh hương), hồ phấn (diên phấn) mỗi thứ 30 g. Nghiền nhỏ mịn các dược liệu. Lấy vải bọc thuốc lại, hằng ngày để vào trong hố nách. Khi nào thấy thuốc hết mùi thì thay (thường khoảng 10-15 ngày). Bài “thiên kim phương”: Tân di, xuyên khung, tế tân, đỗ hành, cảo bản mỗi thứ 4 g, ngâm vào giấm gạo thuần chất trong một đêm cho nở. Đổ nước sắc lấy nước đặc, cất vào lọ đậy nắp để dùng dần. Trước lúc đi ngủ, lấy nước thuốc xoa vào da vùng hố nách, xoa hằng ngày cho đến khi khỏi. Bài “Dịch hương tán”: Mật đà tăng 15 g, sinh long cốt 30 g, hồng phấn 6 g, Bạch Công Tấn sưu t ầm
- băng phiến 3 g, mộc hương 10 g, bạch chỉ 10 g. Từng vị tán nhỏ mịn riêng biệt, sau trộn đều. Lấy vải bọc thuốc lại, hằng ngày vỗ vào da vùng hố nách nhiều lần. (Theo SK & ĐS) Thuốc nam chữa tiêu chảy Cập nhật lúc 10h32" , ngày 13/11/2007 Tiêu chảy là đi đại tiện ra phân lỏng, số lần đại tiện nhiều hơn bình thường hoặc có kèm các chứng đau bụng, nôn mửa hoặc có sốt. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc nam chữa tiêu chảy tùy theo từng thể bệnh để bạn đọc tham khảo và áp dụng. Tiêu chảy do phong hàn Triệu chứng: Nóng rét, nhức đầu, đau mình, sôi bụng, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng, mạch phù. Gừng Phép chữa: Giải biểu, tán hàn, chỉ tả (phát tán phong hàn, cầm tiêu chảy). Bài thuốc: Củ gấu (giã giập sao vàng) 20g, củ sả (sao vàng) 12g, búp ổi (sao vàng) 20g, gừng tươi 8g, vỏ quýt (sao thơm) 12g. Nếu có nôn gia hoắc hương 12g. Nếu đau đầu, sốt gia thêm tô tử 6g. Các vị cho vào ấm, đổ 400ml nước sắc lấy 150ml. Người lớn uống 1 lần. Trẻ em tùy tuổi chia làm 2-3 lần uống. Có thể tán thô, ngâm vào phích mà uống hoặc làm thuốc tán. Tiêu chảy do hàn thấp Triệu chứng: Đau bụng lâm râm, đi tiêu ra nhiều nước trong loãng, mình nặng nề, mỏi mệt, không muốn ăn, không khát, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch nhu hoàn. Phép chữa: Tán hàn trừ thấp. Bài thuốc: Củ riềng (thái mỏng sao vàng) 40g, vỏ ổi (sao) 80g. Hai thứ tán nhỏ rây mịn, bỏ lọ nút kín dùng dần. Người lớn mỗi lần uống từ 6-8g với nước đun sôi để nguội. Trẻ em tùy tuổi, mỗi lần uống 2-6g, hòa với nước sôi, hãm một lúc rồi gạn lấy nước uống. Kiêng ăn đồ tanh, lạnh và khó tiêu. Tiêu chảy do thấp nhiệt Triệu chứng: Hễ đau bụng là đi tiêu chảy ngay, phân ra sắc vàng, mùi khẳm, giang môn nóng, tiểu tiện ít và đỏ, khát nước, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch hoạt Bạch Công Tấn sưu t ầm
- sác. Phép chữa: Thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ tả. Bài thuốc: Sắn dây 30g, rau má 8g, lá và bông mã đề 20g, cam thảo dây 12g. Các vị rửa sạch, giã giập, cho vào ấm, đổ 400ml nước, sắc lấy 200ml. Người lớn chia 2 lần uống, trẻ em tùy tuổi chia 3-4 lần. Có thể tán giập, ngâm vào phích mà uống. Tiêu chảy do ăn uống không cẩn thận Triệu chứng: Ăn uống quá no, hoặc ăn uống đồ sống lạnh, tổn thương tỳ vị, tiêu hóa không được, sinh tiêu chảy. Đau bụng đi tiêu, tiêu xong bớt đau, phân ra hôi thối như trứng ung, ợ khan ra mùi thức ăn, không muốn ăn, rêu lưỡi nhợt, mạch hoạt sác. Bài thuốc: Vỏ rụt (sao vàng) 40g, vỏ quýt (sao thơm) 20g, vỏ vối (sao vàng) 20g, củ sả (sao vàng) 20g, củ gấu (giã giập sao vàng) 40g. Các vị đều sấy khô tán nhỏ rây mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Người lớn mỗi lần uống từ 6-8g với nước đun sôi để nguội. Trẻ em tùy tuổi mỗi lần uống từ 2-6g hòa với nước sôi, hãm một lúc, gạn lấy nước mà uống. Tiêu chảy do tỳ vị hư hàn Triệu chứng: Sắc mặt nhợt nhạt, ăn kém, tinh thần mỏi mệt, chân tay mát lạnh, đi ngoài ra nguyên thức ăn, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch mềm yếu. Phép chữa: Ôn bổ tỳ vị. Bài thuốc: Bố chính sâm (sao vàng) 20g, sa nhân 16g, vỏ quýt (sao thơm) 16g, củ mài (sao vàng) 16g, gạo tẻ lâu năm (rang cháy) 30g, can khương 6g, vỏ rụt (sao vàng) 20g. Các vị chế xong, sấy khô, tán nhỏ rây mịn, bỏ lọ nút kín. Người lớn mỗi lần uống từ 6-8g với nước đun sôi, hãm một lúc gạn lấy nước mà uống ngày 3 lần. Công dụng của gấc Cây gấc là một loại dây leo, mỗi năm lụi một lần, nhưng lại đâm chồi từ gốc cũ lên vào mùa xuân năm sau. Lá mọc so le, chia thuỳ khía sâu tới ½ phiến lá Công dụng của gấc Tên khoa học: Momordica cochinchinensis (Lour) Spreng. họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Tên khác: Mộc miết (TQ) – Muricic (Pháp) – Cochinchina Momordica (Anh). Bộ phận dùng: Bạch Công Tấn sưu t ầm
- 1. Hạt gấc: Còn gọi là Mộc miết tử (TQ) là hạt lấy ở quả gấc chín (Semen Momordicae) đã bóc vỏ màng và chế biến khô. Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1983) và Dược điển Trung Quốc (1963),(1997). 2. Dầu gấc: (Oleum Momordicae) là dầu ép từ màng đỏ bọc hạt gấc. Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1997). 3. Rễ gấc: Còn gọi là Phòng k ỷ nam là rễ cây gấc (Radix Momordiae) phơi khô. Mô tả: Cây gấc là một loại dây leo, mỗi năm lụi một lần, nhưng lại đâm chồi từ gốc cũ lên vào mùa xuân năm sau. Lá mọc so le, chia thuỳ khía sâu tới ½ phiến lá. Hoa đực, hoa cái riêng biệt, cánh hoa màu vàng nhạt. Mùa hoa tháng 4-5. Quả hình bầu dục dài độ 15-20cm, đáy nhọn, ngoài có nhiều gai, khi chín màu vàng đỏ đẹp tươi. Mùa quả tháng 6 đến tháng 2 năm sau. Gấc nếp thì thưa gai hơn gấc tẻ. Trong quả có nhiều hạt xếp thành những hàng dọc, quanh hạt có màng màu đỏ máu, tươi. Bóc lớp màng đỏ sẽ thấy hạt hình gần giống con ba ba nhỏ, ngoài có lớp vỏ cứng, mép có răng cưa. Trong hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu. Gấc mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta...Trồng bằng hạt hay giâm cành vàp các tháng 2 - 3, trồng một năm có thể thu hoạch hàng chục năm. Ngay năm đầu đã có quả nhưng ít, càng về sau càng nhiều quả. Thu hái chế biến: Mua thu hái từ tháng 8 - 9 đến tháng 1 - 2 năm sau. Quả chín hái về đem bổ, vét hạt với cả màng đỏ. Nếu để nấu xôi thì dùng tươi trộn với gạo (có thể thêm ít rượu). Nếu để chế dầu gấc thì phải sấy hay phơi khô tới khi không còn dính tay, bóc lấy màng đỏ tươi rồi lại phơi hay sấy khô ở nhiệt độ thấp (60-70oC). Tán nhỏ màng rồi áp dụng một trong hai phương pháp sau: 1.Chiết bằng dung môi: Lấy kiệt bằng ete dầu hoả. Sau đó thu hồi ete bằng đun cách thủy trong khí Nitơ hay khí carbonic. Cặn còn lại là dầu gấc. Để lâu dầu này sẽ để lắng một lớp tinh thể caroten thô ở dưới, bên trên là lớp dầu no caroten. Tỷ lệ dầu trong màng đỏ là 8p100. Trung bình 100kg quả gấc cho độ 1,9l dầu gấc. 2.Ép như dầu lạc: màng đỏ đã sấy khô, tán nhỏ, đem đồ lên rồi ép lấy dầu. Để lâu cũng sẽ phân làm 2 lớp như trên. Dùng cồn 95oC, loại acid tự do trong dầu chế theo 2 phương pháp trên thì được dầu chế trung tính. Dầu gấc: Dầu sánh, trong, màu đỏ tím đậm, mùi thơm vị ngọt, vị béo, không khé cổ. Tỉ lệ caroten trên 0,15p100. Nếu có cặn phải là cặn caroten tinh thể. Dược điển Việt Nam (1997) quy định dầu phải chứa ít nhất 0,1p100 -caroten. Hạt gấc: Khô, già, vỏ ngoài cứng đen, chắc, nặng, mép có răng cưa tù và rộng, trong có nhân trắng ngà, có dầu, không bị thối đen. Nguyên hạt, không vỡ nát, không thối nhân, không lẫn tạp chất là tốt. Hiện nay, ta chưa có tiêu chuẩn chất lượng về rễ gấc. Thành phần hoá học: Dầu gấc. 1ml dầu gấc có 30mg caroten tương ứng với 50.000 đơn vị quốc tế vitamin A. Bạch Công Tấn sưu t ầm
- Hạt gấc: Trong nhân hạt gấc có chất momordin (là một loại saponin), 6p100 nước, 2,9p100 chất vô cơ, 55,3p100 chất béo, 16,6p100 chất protid, 2,9p100 đường toàn bộ, 1,8p100 tanin, 2,8p100 cellulose và 11,7p100 chất không xác định được. Ngoài ra còn có các men phosphatase, invectase và peroxydase. Công dụng: 1. Màng gấc: Nhân dân ta dùng đồ xôi, ăn cả xôi và màng gấc. 2. Dầu gấc: Dầu gấc có tác dụng như những thuốc có vitamin A, dùng bôi lên các vết thương, vết loét, vết bỏng làm cho chóng lành, lên da. Uống dầu gấc, người bệnh chóng lên cân, tăng sức chống đỡ bệnh tật của cơ thể, do chất caroten dưới tác dụng của men carotenase có nhiều trong gan sẽ tách caroten thành hai phần tử vitamin A. Dùng cho trẻ em chậm lớn, trong bệnh khô mắt, quáng gà. Liều dùng: Dầu gấc: Mỗi ngày 2 lần, uống trước 2 bữa ăn chính mỗi lần ăn chính mỗi lần 5 giọt, có thể tăng lên 25 giọt. Trẻ em 5-10 giọt 1 ngày. Dùng ngoài dưới dạng thuốc mỡ 5-10p100 dầu gấc hay bôi bằng dầu nguyên chất (chữa bỏng). 3. Hạt gấc: Theo Đông y, hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, dùng chữa các chứng bệnh ung thũng, mụn nhọt độc, tràng nhạt, eczema, viêm da thần kinh,trĩ, phụ nữ sưng vú. Có thể chế thuốc viên hay tán bột uống. Liều uống từ 0,8-1,2g. Nhưng thường dùng đắp ngoài da đồ mụn nhọt. Nhân dân ta còn dùng để đắp chữa chai bàn chân. 4. Rễ gấc: Sao vàng, tán mỏng, dùng uống chữa tê thấp sưng chân gọi là Phòng k ỷ nam. 5. Lá gấc: Viện Đông y dùng lá gấc với tầm gửi đắp ngoài ra làm thuốc tiêu sưng tấy. Bài thuốc: Chữa sưng vú, giã nhân hạt gấc với ít rượu đắp chỗ sưng đau. Lưu ý: Nhân hạt gấc còn gọi là Phiên mộc miết, theo Đông y có tính rất lạnh, ăn phải thì cấm khẩu nguy hiểm. Hà thủ ô có lợi cho việc sinh con Cập nhật lúc 09h00" , ngày 19/12/2007 Hà thủ ô còn gọi là giao đằng, dạ hợp và là loại thuốc quý. Hà thủ ô ít nhất có 3 tác dụng đặc biệt: làm đen râu tóc, có lợi cho việc sinh con và kéo dài tuổi thọ. Làm đen râu tóc Theo quan niệm của y học cổ truyền, râu tóc có quan hệ mật thiết với tạng thận, thận tàng tinh, tinh sinh huyết. Tóc là phần thừa của huyết cho nên nếu thận hư yếu thì tóc không được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ sớm bạc và dễ rụng. Bạch Công Tấn sưu t ầm
- Ngược lại nếu thận tinh sung túc thì râu tóc dày khỏe và đen bóng. Hà thủ ô có công dụng bồi bổ can thận, dưỡng huyết tư âm, bởi vậy khả năng làm đen râu tóc của vị thuốc này là điều dễ hiểu. Có lợi cho việc sinh con Lý luận của y học cổ truyền cho rằng thận tàng tinh, chủ về việc sinh con đẻ cái. Nếu thận tinh sung túc thì sự sinh trưởng phát dục của cơ thể diễn ra thuận lợi, năng lực tính dục được khôi phục và nâng cao nên rất dễ sinh con. Trong sách Bản thảo cương mục, danh y Lý Thời Trân đã ghi lại chuyện Minh Thế Tông hoàng đế chữa khỏi chứng bất dục bằng phương thuốc Thất bảo mỹ nhiêm đan trứ danh với chủ dược là hà thủ ô. Kéo dài tuổi thọ Y học cổ truyền cho rằng, sự già yếu của con người cũng do quá trình suy giảm của thận tinh quyết định, bởi vậy việc sử dụng hà thủ ô lâu dài để bổ ích thận tinh cũng có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh hà thủ ô có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, bảo vệ tế bào gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng. Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nâng cao khả năng chống rét của cơ thể, nhuận tràng và giải độc. Thời xưa, phương thức dùng hà thủ ô chủ yếu là sắc uống, chế thành viên hoàn, cao thuốc hoặc ngâm rượu. Hiện nay, với công nghệ hiện đại người ta bào chế thành các dạng tiện dùng như bột hà thủ ô, viên nang, trà tan... Một số món ăn - bài thuốc chứa hà thủ ô - Hà thủ ô 30g, gà mái 1 con, gia vị vừa đủ. Gà làm thịt, mổ bụng, rửa sạch. Hà thủ ô nghiền thành bột đựng trong túi vải buộc chặt rồi cho vào bụng gà. Tất cả đem hầm bằng nồi đất thật nhừ, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn trong ngày. - Hà thủ ô 60g, trứng gà 3 quả. Sắc hà thủ ô lấy nước bỏ bã rồi đập trứng vào đun chín là được. - Hà thủ ô 30g, đại táo 3 quả, gạo tẻ 100g, đường đỏ 50g. Hà thủ ô ngâm nước 2 giờ rồi sắc trong 1 giờ, bỏ bã lấy nước đem nấu với gạo và đại táo thành cháo, chế thêm đường ăn trong ngày; hoặc hà thủ ô 15-20g cho vào nồi đất Bạch Công Tấn sưu t ầm
- hầm nhừ rồi cho thêm 50-100g gạo nấu thành cháo, chế thêm mật ong ăn khi đói. - Hà thủ ô 20g, sơn tra 20g. Hai thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút là dùng được, uống thay trà hằng ngày. - Hà thủ ô 120g, đương quy 60g, sinh địa 80g, rượu trắng 2.500ml. Các vị thuốc thái vụn gói trong túi vải rồi cho vào vò ngâm với rượu, nút kín để nơi thoáng mát khô ráo, sau 1 tuần có thể dùng được. Uống mỗi ngày 15ml vào buổi sáng. - Hà thủ ô 200g, kỷ tử 50g, long nhãn 200g, đinh hương 15g, mật ong 50g, rượu trắng 2.000ml. Các vị thuốc thái vụn ngâm với rượu trong 36 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20ml. - Hà thủ ô 30g, ngưu tất 15g, sinh địa 15g, đương quy 15g. Các vị thái vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. - Hà thủ ô 50g, thỏ ty tử 25g, kỷ tử 25g, xích linh 50g, ngưu tất 50g, đương quy 25g, bổ cốt chi 12,5g, bạch linh 50g. Các vị tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g với mật ong pha rượu nhạt. Cần lưu ý, khi dùng hà thủ ô cần kiêng ăn huyết động vật, hành, tỏi và củ cải. Khi bào chế không được dùng các dụng cụ bằng kim loại. Cách thức chế biến hà thủ ô khác nhau cũng cho tác dụng khác nhau. Nhìn chung, hà thủ ô đã qua chế biến có công dụng bổ thận ích tinh, tư âm dưỡng huyết, còn hà thủ ô sống và tươi có công dụng thông tiện, giải độc. (Theo SK & ĐS) Làm hạ mỡ máu và giảm béo bằng dược thảo Thông thường chỉ số về mỡ trong máu của người trưởng thành như cholesterol toàn phần là từ 3,32- 5,68mmol/lít và triglycerid từ 1,05-2,26mmol/lít là mức bình thường. Khi các chỉ số trên vượt qua ngưỡng này thì được coi là bị rôi loạn mỡ máu Làm hạ mỡ máu và giảm béo bằng dược thảo Bạch Công Tấn sưu t ầm
- Thông thường chỉ số về mỡ trong máu của người trưởng thành như cholesterol toàn phần là từ 3,32-5,68mmol/lít và triglycerid từ 1,05-2,26mmol/lít là mức bình thường. Khi các chỉ số trên vượt qua ngưỡng này thì được coi là bị rôi loạn mỡ máu, hay nói đúng hơn đó là biểu hiện của tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ gây nên hiện tượng xơ cứng động mạch. Các nguyên nhân gây nên tình trạng mỡ máu cao Đó là do dùng nguồn cung cấp các thực phẩm nhiều dầu mỡ. Ngoài ra còn do yếu tố tinh thần như lao động trí óc quá căng thẳng v.v... Yếu tố nội tiết như kích thích tố ở tuyến yên, kích thích tố màng tuyến trên thận, tuyến giáp trạng, hormone giới tính v.v... đều ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa; Ví dụ khi chức năng tuyến giáp trạng bị giảm sút hoặc hormone tiết ra với lượng thấp hơn bình thường khiến lượng nội tiết không đồng đều về tỷ lệ cần thiết phải có thì lượng mỡ trong máu cũng bị tăng cao v.v... Các Đông dược có tác dụng làm hạ mỡ máu Ngày nay có nhiều phương pháp khác nhau để loại trừ lượng mỡ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Ở đây chỉ xin giới thiệu những phương pháp làm giảm mỡ máu bằng các Đông dược dễ tìm, giá thành rẻ, ai cũng có thể thực hiện được. Làm giảm mỡ máu - giảm béo: Dược liệu: Lá sen khô 60g, Sơn tra xanh, ý dĩ xanh mỗi loại đều 10g, lạc lá 15g, vỏ quýt 5g, lá chè 60g. Cách làm và sử dụng: Các vị trên tán thành bột pha với nước sôi lấy nước uống thay trà trong ngày. Tác dụng: Bổ lách, tiêu thấp, giảm mỡ, giảm béo, dùng chữa các chứng béo, hay chóng mặt, nhức đầu, mạch căng hay gặp trong mỡ máu cao. Làm hạ mỡ máu cao, tăng tính đàn hồi huyết quản: Dược liệu: Trà ô long (Trung Quốc) 3g, hoa hòe 18g, hà thủ ô 30g, vỏ bí đao (đông qua) 18g, ruột sơn trà 15g. Cách chế biến: Các vị trên sắc lấy nước uống thay trà trong ngày. Tác dụng: Làm hạ mỡ máu, tăng tính đàn hồi của huyết quản, do vậy phòng ngừa được chứng mỡ máu cao và xơ hóa thành mạch. Chữa chứng mỡ trong máu cao: Bạch Công Tấn sưu t ầm
- Dược liệu: Lá sen tươi 20g, xé vụn hãm 15 phút lấy nước uống thay trà. Nếu không có lá tươi, dùng lá khô 10g hãm lấy nước uống như trên. Tác dụng: làm hạ cholesterol máu. Chữa chứng mỡ máu cao: Dược liệu: Vừng đen (mè) 60g, quả dâu 60g, đường trắng 10g, gạo tẻ 30g. Cách bào chế: Giã nát vừng đen, quả dâu, gạo tẻ. Lấy nước đổ vào nồi đất, đun đến khi sôi thì cho đường trắng vào, chờ tan hết mới đổ từ từ 3 vị giã nát nói trên vào (không đổ nhanh, để nguội ăn giúp tiêu bệnh, khỏe người. Tác dụng: Bổ âm, thanh nhiệt, hạ mỡ trong máu. Làm hạ huyết áp - giảm mỡ máu: Dược liệu: Mộc nhĩ trắng 20g, sơn trà thái lát 40g, đường trắng 1 thìa. Cách chế biến: Mộc nhĩ trắng ngâm nước, lọc bỏ tạp chất. Ngâm với 3 bát nước trong 1 ngày để mộc nhĩ nở ra như tươi là được. Cắt thành miếng vuông nhỏ, cho vào nồi đất đun nhỏ lửa chừng 1 giờ mới đổ sơn trà và đường trắng vào, hầm tiếp 30 phút nữa, khi mộc nhĩ nhừ thì bắc ra để dùng. Cách dùng: Ăn cả nước lẫn cái, ngày 1-2 lần, mỗi lần ăn một bát nhỏ (có thể ăn điểm tâm hoặc ăn trước lúc đi ngủ). Ăn hết trong 2 ngày với lượng trên. Sau đó nếu dùng tiếp thì mỗi ngày chỉ cần ăn với lượng bằng nửa của 2 ngày đầu là được. Tác dụng: Bổ dưỡng huyết mạch, làm hạ huyết áp, giảm mỡ máu, mát phổi. Có thể dùng làm món ăn tẩm bổ cho bệnh nhân đang điều trị tim mạch. Dâm dương hoắc - Rượu “Tiên” của cánh mày râu Gọi là Dâm dương hoắc là vì đây là thứ cây dân gian thường lấy lá cho dê ăn, có công dụng làm tăng ham muốn tình dục. Cây còn có nhiều tên gọi như Cương tiền, Phương trượng Epimedium thảo, Thiên lưỡng kim, Hoàng liên tổ, Ngưu giác hoa, Phế sagittatum kinh thảo… Dâm dương hoắc là gì? Dâm dương hoắc là một trong những vị thuốc bổ dương của Dược học Cổ truyền. Thực chất, đó là lá phơi hay sấy khô của nhiều loại cây thuốc thuộc chi Epimedium như Dâm dương hoắc lá to (E. macranthum Morr. et Decne), Bạch Công Tấn sưu t ầm
- Dâm dương hoắc lá mác (E. sagittatum Sieb. et Zucc), Dâm dương hoắc lá hình tim (E. brevicornu Maxim), Dâm dương hoắc có lông mềm (E. koreanum Nakai)… Gọi là Dâm dương hoắc là vì đây là thứ cây dân gian thường lấy lá cho dê ăn, có công dụng làm tăng ham muốn tình dục. Cây còn có nhiều tên gọi như Cương tiền, Phương trượng thảo, Thiên lưỡng kim, Hoàng liên tổ, Ngưu giác hoa, Phế kinh thảo… Rượu Dâm dương hoắc có công dụng gì? Theo Dược học cổ truyền, Dâm dương hoắc vị cay ngọt, tính ấm, có công dụng ôn thận tráng dương (làm ấm tạng thận và khoẻ dương khí), cường cân tráng cốt (làm mạnh gân xương) và khứ phong trừ thấp; thường được dùng để chữa các chứng bệnh như liệt dương, di tinh, tinh lạnh, muộn con, lưng đau, gối mỏi, gân cốt co rút, bán thân bất toại, tay chân yếu lạnh, phong thấp, tiểu tiện bất cấm… Kết quả nghiên cứu Dược lý hiện đại cho thấy: Dâm dương hoắc có tác dụng tương tự như nội tiết tố sinh dục, làm tăng trọng lượng của thuỳ trước tuyến yên, tinh hoàn, buồng trứng và tử cung trên động vật thực nghiệm, kích thích quá trình bài tiết tinh dịch, nâng cao năng lực hoạt động của tinh hoàn, gián tiếp làm hưng phấn và tăng cường khả năng tình dục. Mặt khác, Dâm dương hoắc còn có khả năng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu trắng, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, thậm chí cả trực khuẩn lao. Ngoài ra, vị thuốc này cũng có tác dụng giảm ho, trừ đờm, chống co thắt phế quản, làm hạ huyết áp và bảo hộ tế bào cơ tim trong điều kiện thiếu ôxy nhờ khả năng làm tăng lưu lượng động mạch vành như cơn đau thắt ngực do thiểu năng động mạch vành, suy nhược thần kinh, viêm phế quản mạn tính, viêm khớp trẻ em, thiểu năng sinh dục… Cách chế rượu Dâm dương hoắc? Trước hết phải tiến hành bào chế Dâm dương hoắc. Theo cổ nhân, có thể dùng dưới dạng sống hoặc sao, tốt nhất nên dùng dạng sao. Có năm cách sao: - Sao với mỡ dê: Một lạng Dâm dương hoắc thường phải cần 20g mỡ dê. Đem mỡ dê rán lấy mỡ nước, bỏ tóp rồi cho Dâm dương hoắc đã thái vụn vào sao nhỏ lửa cho đến khi thấm hết mỡ là được. - Sao với muối: Thường dùng nước muối 2% với lượng vừa đủ sao Dâm dương hoắc cho đến khi khô hết nước, dược liệu chuyển màu hơi đen là được. - Sao với rượu: Mỗi lạng Dâm dương hoắc cần dùng từ 20 - 25ml rượu, phun đều rồi sao nhỏ lửa cho đến khi dược liệu khô là được. - Sao với bơ: Mỗi lạng Dâm dương hoắc cần dùng 25g bơ, đem bơ đun nóng chảy rồi cho dược liệu vào sao cho khô là được. - Sao thường: Cho Dâm dương hoắc vào chảo dùng lửa nhỏ sao cho đến khi chuyển màu hơi đen là được. Sau đó đem ngâm với rượu, thông thường, cứ 500g Dâm dương hoắc Bạch Công Tấn sưu t ầm
- cần dùng 5 lít rượu gạo loại một, đây là công thức cổ nhân thường dùng, được ghi trong Y thư cổ Thọ thế bảo nguyên. Tốt nhất là chọn loại bình gốm miệng hẹp, lòng rộng để ngâm. Mùa xuân và mùa hạ sau 3 ngày, mùa thu và mùa đông sau 5 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần từ 15 - 20ml. Dâm dương hoắc nên ngâm phối hợp với những vị thuốc nào? Để nâng cao hiệu quả của rượu Dâm dương hoắc người ta thường phối hợp với một số vị thuốc như Tiên mao, Ba kích, Nhục thung dung, Tử thạch anh, Uy linh tiên, Cao lương khương, Sinh khương… Phối hợp với Tiên mao, Ba kích và Nhục thung dung nhằm nâng cao khả năng bổ thận, tráng dương, tăng cường năng lực tình dục, phòng chống liệt dương và di mộng tinh. Phối hợp với Tử thạch anh để làm ấm tử cung, phòng chống tích cực các chứng bệnh ở phụ nữ như thống kinh, bế kinh, băng huyết, rong kinh, khó thụ thai do thận dương hư suy. Phối hợp với Uy linh tiên để tăng cường khả năng khu phong trừ thấp, phòng chống hữu hiệu bệnh lý viêm khớp do hư lạnh. Phối hợp với Cao lương khương (củ Giềng) hoặc Sinh khương (Gừng tươi) để nâng cao khả năng trừ hàn, phòng chống tích cực bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng và đại tràng do hư lạnh. Khi dùng rượu Dâm dương hoắc cần chú ý gì? Không nên uống quá liều chỉ định. Với những người thể chất âm hư hoặc đang mắc các bệnh lý thuộc thể âm hư thì không nên dùng. Bệnh cảnh âm hư được biểu hiện bằng các triệu chứng: Người gầy, hay có cảm giác sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay, bàn chân nóng, môi khô họng khát, thích uống nước mát, trong ngực bồn chồn không yên, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ khô… Hoàng Khánh Toàn Dược thiện cho sản phụ thiếu sữa Tuy chưa có những con số thống kê chính thức nhưng trong vòng mười năm gần đây, người ta dễ dàng nhận thấy tình trạng nhiều sản phụ không có sữa hoặc ít sữa là khá phổ biến. Mặc dù hiện nay, các chủng loại sữa nhân tạo dành cho trẻ em rất phong phú, song sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quý giá và tối cần thiết cho con trẻ trong những năm tháng đầu đời. Bởi vậy, việc tìm ra và thực thi các biện pháp nhằm giúp cho người mẹ có và đủ sữa cho con bú là hết sức cần thiết Trong Y học cổ truyền, tình trạng không có sữa hoặc ít sữa thuộc phạm vi các chứng Nhũ chấp bất hành, Khuyết nhũ, Nhũ chấp bất túc… do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng không ngoài hai yếu tố là huyết và khí. Theo Bạch Công Tấn sưu t ầm
- quan niệm của cổ nhân, sữa được tạo ra từ huyết và do khí vận hành, nếu huyết thiếu hoặc khí trệ thì sẽ phát sinh bệnh chứng Khuyết nhũ. Để giải quyết tình trạng này, Y học cổ truyền sử dụng nhiều biện pháp như châm cứu, bấm huyệt, dùng thuốc theo biện chứng hoặc kinh nghiệm dân gian… trong đó phương thức phối hợp các thực phẩm và vị thuốc chế biến thành những món ăn có tác dụng chữa bệnh hết sức độc đáo. Bài viết này xin được giới thiệu một số phương thuốc điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết. Với thể bệnh: Khí huyết hư nhược + Chứng trạng: Sản phụ thiếu sữa hoặc hoàn toàn không có sữa, nếu có thì sữa trong và nhạt, bầu vú nhỏ, mềm nhẽo, không có cảm giác căng tức, cơ thể mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, ăn kém, chậm tiêu, hay có cảm giác khó thở, tiểu tiện trong dài, đại tiện nát hoặc lỏng, miệng nhạt, chất lưỡi nhợt… + Món ăn, bài thuốc - Móng giò lợn 2 cái, Lạc 200g, Gừng tươi và gia vị vừa đủ. Móng giò làm sạch, chặt miếng, rồi đem hầm với Lạc cho thật nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày. - Cá Diếc 1 con (nặng chừng 100 – 150g), làm sạch, rán qua rồi hầm nhừ, ăn hàng ngày, hoặc đem hầm cùng với Móng giò lợn 2 cái cho thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày; 7 ngày là một liệu trình. - Móng giò lợn 2 cái, Lạc 200g, Hoàng k ỳ 100g, gia vị vừa đủ. Móng giò làm sạch, chặt miếng; Hoàng k ỳ gói vào túi vải; hai thứ đem hầm với Lạc cho thật nhừ rồi bỏ bã Hoàng k ỳ, chế đủ gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. - Nhau thai 1 cái, thịt Lợn 250g, Gừng tươi 9g, gia vị vừa đủ. Nhau thai rửa sạch, thái miếng; thịt Lợn thái chỉ, ướp Gừng. Cho hai thứ vào nồi, hầm lửa nhỏ cho thật nhừ rồi chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. - Chân giò lợn 1 cái, làm sạch, chặt miếng rồi đem hầm nhừ với Xuyên sơn giáp 15g và Thiên hoa phấn 15g, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Với thể: Can uất Khí trệ + Chứng trạng: Sữa không thông, bầu vú căng hoặc đau tức, ngực sườn đầy trướng, không muốn ăn, thậm chí phát sốt, tinh thần căng thẳng, bực bội, khó chịu, rêu lưỡi vàng mỏng… + Món ăn, bài thuốc - Rau diếp 400g, rửa sạch, thái nhỏ, nấu canh ăn trong ngày, 5 ngày là một liệu trình. - Móng giò lợn 2 cái, Mộc thông 5g, Phật thủ 10g, Lậu lô 15g, Hành 2 củ. Móng giò làm sạch, chặt miếng; các vị thuốc cho vào túi vải buộc kín; cho tất cả vào nồi hầm nhừ rồi bỏ bã thuốc, chế thêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. - Móng giò lợn 2 cái, Củ niễng non 100g, gia vị vừa đủ. Móng giò làm sạch, chặt miếng rồi hầm với Củ niễng cho thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Bạch Công Tấn sưu t ầm
- - Xương lợn 500g, Thông thảo 6g, Gừng tươi 10g, gia vị vừa đủ. Xương lợn rửa sạch, chặt nhỏ, đem hầm với Thông thảo cho thật kỹ rồi chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn hàng ngày. - Rau Hoàng k ỳ khô 30g, thịt Lợn nạc 250g. Hoàng k ỳ rửa sạch, thái nhỏ; thịt lợn rửa sạch thái chỉ. Hai thứ nấu thành canh ăn trong ngày. Ngoài ra, trong thực đơn của sản phụ thiếu sữa nên trọng dụng các thực phẩm như: Chân giò lợn, thịt Dê, cá Diếc, cá Chép, Vừng đen, Lạc, hạt Bí ngô, Xích tiểu đậu, Củ niễng, rau Diếp, Đậu phụ, sữa Đậu nành, Mạch nha, Nhau thai… và đặc biệt là Móng giò lợn. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, Móng giò lợn (còn gọi là Trư đề, Trư cước, Trư tứ túc…) vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng thúc sữa, bổ huyết, thường dùng làm thức ăn cho sản phụ ít hoặc không có sữa. Sách Tuỳ tức cư ẩm thực phổ viết: “Trư đề điền thận tinh, nhi kiện yêu cước, tư vị dịch dĩ hoạt bì phu, trường cơ nhục, trợ huyết mạch, năng sung nhũ chấp, giảo nhục ưu bổ” (Móng giò lợn có thể làm tăng thận tinh, làm mạnh lưng và chân, bồi bổ vị dịch mà làm da dẻ sáng nhuận, cơ bắp vững chắc, dưỡng huyết mà làm tăng tiết sữa nhiều hơn so với thịt thường). Những thực phẩm cần kiêng k ỵ là Hạt tiêu, Nhục quế, ớt, Tỏi, Đinh hương, Rượu, Trà đặc, Cà phê, Thuốc lá, Mướp đắng, Dưa hấu, Dưa chuột, Chuối tiêu, Thị, ốc, Cua… Ths. Hoàng Khánh Toàn 8 loại rượu thuốc chữa yếu sinh lí Y học cổ truyền có nhiều kinh nghiệm chữa yếu sinh lý bằng nguồn thuốc tự nhiên từ cây cỏ và động vật. Sau đây là một số bài thuốc ngâm rượu hiệu nghiệm: Y học cổ truyền có nhiều kinh nghiệm chữa yếu sinh lý bằng nguồn thuốc tự nhiên từ cây cỏ và động vật. Sau đây là một số bài thuốc ngâm rượu hiệu nghiệm: * Dâm dương hoắc 60 g, phục linh 30 g, đại táo 9 quả. Ba thứ đem hấp chín, phơi khô 3 lần, sau đó thái nhỏ, ngâm với 2 bát rượu trắng và 100 g mật ong. Đậy kín, để 1 tháng rồi lấy ra uống mỗi ngày 2-3 chén nhỏ. Dùng liền 3 tháng. * Cá ngựa đã chế biến 30 g, bàn long sâm 30 g, cốt toái bổ 20 g, long nhãn 20 g. Tất cả ngâm với một lít rượu trắng trong 5-7 ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 20-40 ml. Người không uống được rượu đặc, pha thêm nước và mật ong mà uống. * Tắc kè 50 g; ba kích, hà thủ ô, hoàng tinh hoặc thục địa mỗi vị 100 g; đại hồi 10 g. Tắc kè ngâm với đại hồi trong rượu 35 độ để được 30 0ml. Các dược liệu khác cũng ngâm với rượu 35 độ để được 700 ml. Hòa lẫn hai Bạch Công Tấn sưu t ầm
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn