Kỳ hoa dị thảo part 8
lượt xem 12
download
Thành phần hóa học: Hoa: sơ bộ thấy có: chất nhầy dính, trong đó có saponarin C21H24O12. Vỏ rễ sơ bộ thấy chất nhầy. Công dụng: - Hoa: Theo Đông y, hoa râm bụt kép vị ngọt, tính bình, có tác dụng trừ thấp nhiệt, làm mát máu, chữa viêm niêm mạc dạ dày và ruột, chẩy máu đường ruột, lỵ, phụ nữ bạch đới, chữa cả nôn mửa, ỉa chảy. Liều uống: 10 – 20g (hãm sắc uống). Hoa tươi nghiền nát với dầu vừng bôi chữa bỏng. - Vỏ rễ: vị ngọt, sáp, tính bình ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỳ hoa dị thảo part 8
- Thành phần hóa học: Hoa: sơ bộ thấy có: chất nhầy dính, trong đó có saponarin C21H24O12. Vỏ rễ sơ bộ thấy chất nhầy. Công dụng: - Hoa: Theo Đông y, hoa râm bụt kép vị ngọt, tính bình, có tác dụng trừ thấp nhiệt, làm mát máu, chữa viêm niêm mạc dạ dày và ruột, chẩy máu đường ruột, lỵ, phụ nữ bạch đới, chữa cả nôn mửa, ỉa chảy. Liều uống: 10 – 20g (hãm sắc uống). Hoa tươi nghiền nát với dầu vừng bôi chữa bỏng. - Vỏ rễ: vị ngọt, sáp, tính bình. Chủ yếu dùng chữa bệnh ngoài da ngứa ghẻ, lở, eczema, hoặc đun nước tắm rửa. Theo Thiềm tây trung thảo dược: Dùng hạt gọi là Triều thiên tử có tác dụng: nhuận phổi, tiêu đờm, chữa ho, đờm xuyễn. Bảo quản: Để nơi khô mát Công dụng của Mai mực Mực là một loài động vật sống ở vùng nước có độ mặn cao, vùng đáy có cát pha bùn, nhât là vùng đáy hình lòng chảo lõm xuống, giữa 2 cồn cát Mai mực Tên khoa học: Sepia sp- họ Cá mực (Sepiadae). Tên khác: Ô tặc cốt - Hải phiêu tiêu (TQ) – Os de Seiche (Pháp) Cuttle bone (Anh). Bộ phận dùng: Mai của con cá Mực rửa sạch, phơi khô (Os Sepiae). Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1983) và Dược điển Trung Quốc (1963), (1997). Mô tả: Ở nước ta có nhiều loại mực: 1. Mực nang: Sepia esculenta Hoyle còn gọi là Ô tặc (TQ). 2. Mực ống: Sepia andculenta Hoyle Steen – Strup còn gọi là Mực cơm - châm Ô tặc (TQ) đều thuộc họ cá Mực (Sepiadae). Mực là một loài động vật sống ở vùng nước có độ mặn cao, vùng đáy có cát pha bùn, nhât là vùng đáy hình lòng chảo lõm xuống, giữa 2 cồn cát. Mực thường sống từng đàn ở tầng nước đáy, khi kiếm mồi mới nổi lên tầng nước trên. Hầu hết khi bơi lội trong nước, mắt mực lồi ra, màu da luôn luôn thay đổi để dễ lẩn tránh và bắt mồi. Lúc nguy biến thì mực bơi lội giật lùi và phun mực ra làmcho nước vùng đó đen lại, kẻ địch loá mắt, rồi tìm cách lẩn trốn. Mực rất thích ánh sáng và màu trắng, khi thấy ánh sáng, mực tập trung rất đông. Mực rất thích ăn các loài trứng cá, tôm, cá con và những động vật nhỏ khác trong nước. Miền biển nước ta nơi nào cũng có Mực: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Khánh Hoà... Thu hoạch chế biến: Mùa thu hoạch mai Mực từ tháng 3 đến tháng 9 (chủ yếu là vào tháng 4-6) là thời kỳ Mực bơi vào gần bờ để sinh đẻ. Thu nhặt lấy những Bạch Công Tấn sưu t ầm
- mai mực trôi giạt vào bờ biển hoặc mai mực bỏ đi khi ăn cá mực. Loại bỏ tạp chất, rửa sạch bằng nước trong, rồi đem phơi khô. Ô tặc cốt hình bầu dục dài, dẹt, gần phẳng, ở giữa dày, thường dài 10-16,5 cm, rộng 3,5 – 6.65cm, ở giữa dày 0,65 – 13 cm, rộng 3,5 – 6,65 cm. Lưng màu trắng hay màu trắng vàng nhạt, có nhiều nốt chấm nhỏ nổi lên, thành những đường vân nửa vòng gần như hình bành. Mặt ngoài có bọc một lớp màng cừng mà giòn. Bụng màu trắng, có khi kèm màng mỏng trong suốt, màu vàng, ngoài ra còn có những lớp vân hình lượn sóng. Thể nhẹ, chất xốp, giòn, dễ bẻ gẫy, mặt bẻ cắt ngang có những vân nhỏ rõ rệt hình bình hành, hơi cong về phía lưng. Bỏ màng cứng ở lưng đi, cọ sát bằng tay thì có rất nhiều bột phấn màu trắng rơi xuống. Mai mực mùi hơi tanh, vị hơi mặn mà rít lưỡi. Mai mực khô, trong ngoài đều màu trắng, nguyên vẹn, không vỡ vụn là tốt. Mai mực phải nguyên mai to, dài từ 15cm trở lên, hoặc có thể vỡ đôi, vỡ ba. Không lấy loại vụn nát, ruột bị vàng, đen hay lơ, Thuỷ phần an toàn dưới 5p100 Thành phần hoá học: Trong mai mực có các muối calci carbonat (83p100), calci phosphat, Natri chlorid, các vết lưu huỳnh, iốt các chất hữu cơ và chất keo. Công dụng: Theo đông y, mai mực vị mặn, tính ấm, vào 2 kinh Can, Thận. Có tác dụng thông huyết mạch, trừ hàn thấp, cầm máu. Dùng chữa các chứng bệnh nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa ra máu, trĩ ra máu, tả lỵ lâu ngày suy yếu, viêm ruột mạn tính đau dạ dày, tá tràng, phụ nữ kinh nguyệt bế tắc, băng huyết, lậu huyết (rỉ máu), khí hư, âm hộ sưng đau, lở loét, tai chảy mủ. Liều dùng: Ngày 5-10g dưới dạng thuốc bột. Dùng ngoài da: Viện mắt dùng những thỏi Ô tặc cốt vót nhỏ thành bút chì, tẩm dịch Palmatin chlorid 1-5p100 để đánh mắt hột, kết quả tốt. Nhân dân ta tán bột mịn rắc lên vết thương để cầm máu (lượng vừa đủ). Phối hợp trong thuốc trị bệnh dạ dày - ruột. Còn dùng làm bột thuốc đánh răng. Ngoài ra thường dùng để đánh mặt kính cho sạch vết bẩn. Bài thuốc: Bài số 1: Chữa nôn ra máu: Ô tặc cốt tán thật nhỏ, ngày uống 4-5 lần, mỗi lần 1-2g chiêu với nước cơm hay nước sắc Bạch cập (10g hay 20g Bạch cập sắc với 300ml nước). Bài số 2: Phụ nữ bị lở loét âm hộ: Ô tặc cốt thiêu tồn tính, trộn với lòng đỏ trứng gà bồi vào vết lở loét đã rửa sạch đó. Bảo quản: Để nơi khô ráo. Biệt dược (phối hợp): Gastrogel – Sogastrol. Tác dụng của giun đất Có tác dụng thanh nhiệt, lưu thông hệ kinh lạc, chặn cơn đau kinh giật, chặn cơn hen xuyễn, lợi niệu Tác dụng của giun đất Bạch Công Tấn sưu t ầm
- Tên khoa học: Pheretina asiatica Mich-Lumbricus terrestris,...họ Cự dẫn (Megascolecidae). Tên khác: Địa long – Khâu dẫn (TQ). Bộ phận dùng: Cả con giun đất khoang cổ đã chế biến khô (Lumbricus). Mô tả: Con giun đất to dài 11-30 cm, đường kính 0,5-1,2 cm. Thân có nhiều đốt, màu hơi tím nâu, bóng, gần đầu có 1 khoang trắng. Thường sống ở nơi đất ẩm, nhiều mùn, khắp nước ta đều có. Gin ăn chất mùn hữu cơ thối nát lẫn trong đất, thải bã và đất ra ngoài. Thu hoạch chế biến: Có thể bắt giun quanh năm. Lấy nước bồ kết, hoặc nước rau nghể, nước chè đổ vào những nơi có nhiều giun, giun sẽ bò ra. Bắt lấy thả vào tro r ơm, dội nước ấm sạch chấy nhầy nhớt. Lấy đinh căng đầu đuôi lên tấm gỗ, lấy dao rạch từ đầu đến đuôi, lấy nước ấm rửa sạch đất cát trong bụng rồi phơi hay sấy khô. Cơ nơi chỉ rửa sạch chất nhờn bên ngoài cơ thê giun (không mổ bên trong) rồi phơi hay sấy khô. Thành phần hoá học: Sơ bộ thấy giun đất chứa một số chất như: Lumbritin, lumbrolysin, hypoxanthin, xanthin, terestrolumbrolysin, một số chất béo, acid béo, cholesterin, cholin, guanin, adenin, guanidin. Công dụng: Theo đông y, giun đất vị mặn, tính lạnh vào các kinh Trường, Vy, Thận. Có tác dụng thanh nhiệt, lưu thông hệ kinh lạc, chặn cơn đau kinh giật, chặn cơn hen xuyễn, lợi niệu. Một số tác giả đã chứng minh tác dụng hạ sốt (do lumbrifebrin) tác dụng giãn khí quản, tác dụng kháng histamin, hạ huyết áp và ức chế sự co bóp của ruột non, tác dụng phá huyết (do lumbritin) theo các phương pháp y học duợc lý hiện đại. Liều dùng: 5-10g. Lưu ý: người thể hư hàn, không được uống. Bài thuốc: Bài số 1: Chữa chứng thấp đàm ứ huyết làm cho kinh lạc không lưu thông, đau nhức khớp xương, viêm sưng đỏ, tiểu tiện vàng và khớp ít: Giun đất khô 6g. Phụ tử chế 5g. Nhũ hương 5g. Thiên nam tinh 6g. Tán bột, phun rượu với bột, làm thành hoàn uống. Bài số 2: Hạ sốt, chặn cơn kinh giật, sốt cao: Giun đất khô 10g. Bọ cạp 3g. Liên kiều 10g. Hoa kim ngân 12g. Câu đằng 12g. Bài số 3: Chữa sốt cao, k inh giật. Giun đất khô 10g. Chu sa 3g. Tán bột, làm thành hoàn, mỗi ngày uống 3g. Bạch Công Tấn sưu t ầm
- Bài số 4: Chữa thấp nhiệt, bí đái, có kết sỏi trong hệ tiết niệu: Giun đất khoang cổ - Củ tỏi – Lá khoai lang: lượng như nhau,giã nát, nhào đều, đắp trên rốn (có thể kết hợp uống lợi niệu khác). Bài số 5: Chữa hen phế quản. Giun đất khô 15g. Cam thảo sống 15g. Tán bột, trộn đều. Mỗi lần uống 3g, ngày 2 lần. Bảo quản: Để nơi khô, mát. Biệt dược (phối hợp): Bổ dưỡng hoàn ngũ thang. Dứa - vị thuốc đa năng Cập nhật lúc 13h36" , ngày 25/04/2007 Dứa không chỉ làm tan sỏi thận mà còn trợ giúp tiêu hóa, tẩy tế bào chết trên da... Tuy nhiên, không nên dùng dứa cho những người đang bị chảy máu. Có 3 loại dứa chính: Loại hoàng hậu: Thịt quả vàng đậm, giòn, thơm, ngọt. Quả nhỏ, mắt quả lồi, loại dứa này có phẩm chất cao nhất. Dứa hoa, thơm, hay dứa Tây thuộc loại này. Loại Cayenne: Thịt quả vàng ngà, nhiều nước, ít thơm và vị kém ngọt hơn dứa hoa. Quả rất to, vì thế còn gọi là dứa độc bình. Loại Spanish: Thịt quả vàng nhạt có chỗ trắng, vị chua, hương kém thơm và nhiều nước hơn dứa hoa. Quả kích thước trung bình, mắt sâu. Dứa ta, dứa mật… thuộc loại này. Dứa không chỉ giàu vitamin và khoáng mà còn chứa bromelin - một enzym có tác dụng thủy phân protein thành các acid amin có tác dụng tốt trong tiêu hóa. Ở pH 3,3, chất này có tác dụng như men pepsin của dịch vị; còn ở pH 6, nó có tác dụng như men trypsin của dịch tụy. Do đó, sau những bữa ăn có nhiều thịt, nên tráng miệng vài miếng dứa. Chất bromelin tập trung nhiều nhất trong lõi quả. Dân gian thường dùng dịch ép quả dứa chưa chín làm thuốc tẩy, nhuận tràng. Quả dứa chín nướng cháy, gọt bỏ vỏ, mỗi ngày ăn 1 quả, ăn trong 4 ngày giúp chữa huyết áp cao… Đặc biệt, nhiều người dùng quả dứa chín chữa bệnh sỏi thận có hiệu quả: Lấy một quả dứa chín để nguyên vỏ, khoét ở cuống quả một lỗ nhỏ, lấy 7-8 g phèn chua giã nhỏ nhét vào, dùng thân dứa vừa khoét đậy lại, đem nướng trên than hồng (hoặc vùi vào lửa) cho cháy sém hết vỏ, thịt quả Bạch Công Tấn sưu t ầm
- chín mềm. Để nguội, vắt lấy nước uống, mỗi ngày 1 quả. Sỏi thận sẽ bị bào mòn dần và tan hết, nếu sỏi nhỏ thì có thể tiểu tiện ra được. Tây y dùng bromelin của dứa làm tăng hệ miễn dịch, ức chế quá trình viêm, bôi lên nơi tổn thương (vết thương, vết bỏng, vết mổ) để làm sạch các mô hoại tử, mau lành sẹo. Bromelin làm tăng hiệu quả kháng sinh và thuốc chữa hen. Nó cũng có tác dụng làm giảm di căn ở các bệnh ung thư. Thịt quả dứa còn được dùng làm mặt nạ nhằm lột nhẹ lớp tế bào sừng phía ngoài, bộc lộ lớp da non phía trong mịn màng và trắng hơn. Cẩn thận khi dùng dứa Dứa có tác dụng phân hủy fibrin chống tụ huyết nên có tài liệu khuyên: Những người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (người hay chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa. Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói, vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu. Dứa cũng gây ngộ độc (dân gian thường gọi là “say dứa”). Sau khi ăn dứa 30- 60 phút, bệnh nhân thấy khó chịu, ngứa khắp người, nổi mày đay, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, có thể mạch nhanh nhỏ, khó thở, huyết áp hạ. Nếu ngộ độc nhẹ, khoảng 3 giờ sau nạn nhân sẽ khỏi. Nếu nặng, nạn nhân khó thở, trụy tim mạch, mê man và tử vong. Dân gian cho rằng bệnh nhân ăn phải “dứa có nọc rắn phun”. Thực ra, thủ phạm là một loại vi nấm có độc tính cao. Vi nấm thường có trên mặt đất ẩm, phát triển mạnh trong mùa hè, trùng với mùa dứa chín. Dứa mọc ở sát đất, thu hái xong cũng để dưới đất; vỏ dứa xù xì, mắt dứa làm thành những cái hốc là nơi cư trú tốt cho nấm. Mặt khác, dịch bào của dứa có độ ẩm, có hàm lượng đường cao và pH acid là những điều kiện thuận lợi cho nấm độc phát triển. Nếu dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, có điều kiện xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây độc cho người ăn. Để phòng ngừa tai biến này, khi mua cần chọn dứa tươi và nguyên lành. Không ăn dứa dập nát, gọt dứa phải gọt dày cho hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt dứa, xát qua ít muối rồi rửa sạch, mới bổ ra ăn. Chữa rôm sảy bằng dưa hấu Cập nhật lúc 15h04" , ngày 27/04/2007 Bạch Công Tấn sưu t ầm
- Để chữa rôm sảy cho trẻ em, lấy dưa hấu 1 quả ngâm nước lạnh, sau 1 giờ giã nát vỏ để xoa, tắm cho trẻ. Ngoài ra, dưa hấu còn có các tác dụng sau: Nước giải khát mùa hè: Nước dưa hấu tươi phòng chữa được tất cả các chứng có hỏa - nhiệt - thấp, sốt cao, khát nước, miệng khô đắng, chán ăn, táo bón, tiểu đỏ sẻn. Nếu bị cảm nắng (trúng thử) và các triệu chứng đó nặng hơn gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy (do thấp nhiệt), vẫn cho uống nước dưa hấu và phối hợp thêm đạm đậu sị 2g, hương nhu 8g, sắc uống. Thức ăn tráng miệng mùa hè: Có tác dụng tốt sau khi uống rượu và ăn các thức ăn sinh nhiều nhiệt như thịt dê, thịt chó… Cháo thanh nhiệt: Dưa hấu 1 kg, cát cánh 25 g (thái nhỏ), đường phèn 100 g, gạo tẻ 100 g. Hoặc dùng vỏ dưa hấu và lạc mỗi thứ 200 g, mạch nha 100 g, ý dĩ 100 g. Có thể ăn liền một tuần khi mệt mỏi, chán ăn. Trẻ em cảm sốt: Vỏ dưa hấu 1 kg, chè xanh 10 g, bạc hà 15 g, nấu nước uống. Hoặc dưa hấu 1.500 g, cà chua 250 g (bỏ vỏ, hạt), vắt lấy nước uống. Phụ nữ có thai và người cao tuổi bí tiểu: Nhân hạt dưa hấu 15 g, giã nát trộn với 15 g đường, nấu nước uống ngày một lần. Say rượu: Uống nhiều nước dưa hấu. Không nên để dưa hấu đã cắt trong tủ lạnh, vì dưa hấu bản chất nhiều nước nên sẽ bị đông lại, khi ăn có thể gây viêm họng lợi, buốt răng và rối loạn tiêu hóa. (theo SK & ĐS) Những bài thuốc được chế biến từ cây cau Dùng chữa các chứng bệnh giun sán, ăn không tiêu, đầy bụng, tức ngực, tả lỵ, viêm ruột, thủy thũng Những bài thuốc được chế biến từ cây cau Tên khoa học: Areca catechu L., họ Dừa (Palmae) hoặc họ Cau (Arecaceae). Tên khác: Binh lang – Tân lang – Aréquier (Pháp) – Areca (Anh. Mô tả: Cây cau là một cây sống lâu năm, thân mọc thẳng, cao độ 15 – 20m, đường kính 10 – 15cm, thân tròn, không chia cành, không có lá, có nhiều đốt do vết lá cũ rụng, chỉ ở ngọn mới có một chùm lá to, rộng, xẻ lông chim. Lá có bẹ to. Hoa tự mọc thành buồng, ngoài có mo bao bọc, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Hoa đực nhỏ màu trắng ngà, thơm mát. Quả hạch, hình trứng, to gần bằng quả trứng gà, lúc đầu xanh, vỏ bóng nhẵn, khi già biến thành màu vàng Bạch Công Tấn sưu t ầm
- đỏ. Quả bì có sợi, hạt có nội nhũ xếp cuốn. Hạt hơi hình nón cụt, đầu tròn, giữa đáy hơi lõm, màu nâu nhạt, vị chát. Cây cau được trồng ở khắp nơi trong nước ta, nhất là vùng Thanh Hóa, Nghệ An. Trồng bằng quả, sau 5 – 6 năm mới thu hoạch, đó là cau nhà, còn gọi là Gia tân lang, có loại cau tứ thời (Cau bốn mùa), cây thấp đã có quả, ra quả quanh năm. Cau rừng (Areca oleracea Linn cùng họ) còn gọi là Sơn tân lang, cây bé, hạt nhỏ, nhọn và chắc hơn. Vùng Nghệ An, Thanh Hóa có nhiều. Hiện nay ta thu mua cả hai loại cau nhà và cau rừng. I- Cau (Hạt) Hạt quả cau già (Semen Arecae) phơi khô, gọi là Tân lang hay Bình lang (TQ) Đã được ghi vào Dược điển Trung Quốc (1997), Dược điển Việt Nam (1977). Thu hái chế biến: Bình lang: Mùa thu hoạch khoảng tháng 9 – 12 (không kể loại cau tứ thời) lấy quả thật già, róc bỏ vỏ ngoài và vỏ già, lấy nguyên hạt ở trong đem phơi sấy thật khô. - Binh lang không mùi, vị đắng, chát. Loại Binh lang hạt già răng ngựa, khô chắc (nặng, chìm trong nước) da màu nâu nhạt, không mốc mọt, nguyên hạt, da ít nhăn nheo là tốt. Thủy phần an toàn dưới 10p100. Dược liệu phải chứa ít nhất 0,3p.100 alcaloid toàn phần tính theo arecolin (DĐVN - 1977). Thành phần hóa học: Trong hạt cau có tanin, tỷ lệ trong hạt non độ 70p100 nhưng khi chín chỉ còn 15 – 20p100. Hoạt chất chính là 4 alcaloid (tỉ lệ độ 0,4p100) chủ yếu là arecolin C8H13NO2, arecaidin C17H11NO2, guvacin C6H9NO2 guvacolin C17H11NO2 Ngoài ra còn có mỡ béo (14p100) các đường (2p100), muối vô cơ và một sắc tố đỏ. Công dụng: 1- Binh lang: Theo Đông y, vị chát, đắng, cay, tính âm, vào 2 kinh Vị, Đại trường. Có tác dụng tẩy giun, làm tiêu chất tích đọng, đưa hơi xuống, lợi tiểu. Dùng chữa các chứng bệnh giun sán, ăn không tiêu, đầy bụng, tức ngực, tả lỵ, viêm ruột, thủy thũng. Liều dùng: 3 – 10g, dùng sống hay có thể sao lửa nhẹ, sắc uống. Về mặt dược lý, tác dụng của arecolin gần giống các chất pelletierin, pilocarpin, muscarin. Arecolin gây chảy nước bọt rất nhiều và làm tăng bài tiết dịch vị, dịch tràng, làm co nhỏ đồng tử. Dung dịch Arecolin bromhydrat 1p100 có thể dùng để giảm nhãn áp trong bệnh glôcôm. Với liều nhỏ, arecolin kích thích thần kinh, liều lớn gây liệt thần kinh. Dung dịch hạt cau có tác dụng độc đối với thần kinh của sán, 20 phút sau khi thuốc vào tới ruột, con sán bị tê liệt không bám vào thành ruột được nữa. Lưu ý: Người do yếu mệt mà sinh đầy, trẻ em và phụ nữ có thai không được dùng Binh lang. Bài thuốc: Bài số 1: Chữa đau bụng, đầy bụng, tẩy giun đũa: Bạch Công Tấn sưu t ầm
- Binh lang 5g Hắc sửu 4g Lôi hoàn 4g Mộc hương 4g Nhân trần 5g Tạo giác 3g Chế thành thuốc viên, uống Bài số 2: Chữa sán: Vỏ rễ lựu 40g Hạt cau 4g Đại hoàng 4g Nước 600ml (3 bát) sắc lấy 1 bát, uống sáng sớm, chia làm nhiều lần trong vòng 30 phút, khi đi ngoài ngồi vào chậu nước ấm. Bài số 3: Chữa sán: Hạt cau 15g Nhân hạt bí đỏ (Nam qua tử) 30g Tán nhân hạt bí thành bột. Sắc hạt cau lấy nước, uống bột hạt bí với nước hạt cau. Bài số 4: Chữa sán: Hạt cau 15g Sơn tra tươi 500g (Trẻ em giảm một nửa. Nếu dùng dược liệu khô, người lớn 250g trẻ em 120g). Sơn tra rửa sạch, bỏ hạt. Từ 3 giờ chiều bắt đầu ăn dần dần, đến 10 giờ tối ăn hết, không ăn cơm tối. Sáng hôm sau lấy 30g hạt cau, thêm nước, đun sôi lấy 1 chén chè con, uống làm 1 lần, cho hết. Nằm nghỉ trên giường. Khi muốn đại tiện, gắng gượng nhịn một lúc lâu rồi hãy đi đại tiện. Bài số 5: Tẩy giun đũa, sán: Hạt cau 15g Vỏ lựu 9g Hạt bí đỏ 9g Sắc uống. Uống khi đói Bài số 6: Chữa hàn thấp, cước khí thời kỳ đầu, chân đùi sưng đau, hoặc tức ngực, buồn nôn: Hạt cau 12g Mộc qua 9g Trần bì 4,5g Cát cánh 6g Gừng sống 6g Tía tô 3g Bài số 7: Chữa khí trệ, đau bụng, đại tiện khó: Hạt cau – Chí thực – Ô dược – Mộc hương: Các vị lượng như nhau. (Mỗi thứ 6g). Sắc lấy nước đặc uống II- Cau (Vỏ quả) Vỏ quả cau già (Pericarpium Arecae) phơi khô, gọi là Đại phúc bì (TQ). Bạch Công Tấn sưu t ầm
- Đã được ghi vào DĐVN (1983), DĐTQ (1997). Thu hái chế biến: Vỏ quả cau róc ra đem đập cho tơi, ngâm vào nước, vớt ra phơi khô rồi lại đập tơi, cho róc lớp da ngoài. Đa phúc bì: không mùi, vị nhạt. Loại đa phúc bì vỏ khô, mềm, màu vàng ngà, không lẫn tạp chất là tốt. Thành phần hóa học: Cũng chứa các alcaloid như hạt cau: Arecolin, arecaidin, guvacolin, guvacin ... nhưng tỷ lệ thấp. Công dụng: - Đại phúc bì: Theo Đông y, vị cay, tính hơi ấm, vào 2 kinh Tỳ và Vị. Có tác dụng đưa hơi đi xuống, làm tiêu thoát nước. Dùng chữa các chứng bệnh thủy thũng cước khí, bùng đầy tức (tác dụng chậm nhẹ, không mạnh như Binh lang). Liều dùng: 5 – 10g. Sắc uống Lưu ý: Người thế hư, sức yếu dùng phải cẩn thận. Bài thuốc: Bài số 1: Thuốc bột chính khí gia giảm: Chữa chứng thấp, cản trở tiêu hóa, khí trệ, trướng đầy: Đại phúc bì 9g Hạnh nhân 9g Phục linh bì 12g Nhân trần 12g Thần khúc 9g Mạch nha 9g Cuộng Hoắc hương 6g Hậu phác 6g Trần bì 4,5g Sắc uống Bài số 2: Bột Đại phúc bì, chữa chân sưng phù: Đại phúc bì 9g Mộc qua 9g Hạt cau 9g Hạt củ cải (La bạc tử) 9g Tang bạch bì 9g Trầm hương 1,5g Hạt tía tô 6g Bông kinh giới 6g Ô dược 6g Trần bì 6g Lá tía tô 6g Chí xác 6g Gừng sống 6g Sắc uống Ngày 09/06/2005 Theo sách "Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược" - Nhà xuất bản Y học Bạch Công Tấn sưu t ầm
- Những bài thuốc chữa cảm mạo từ cây tía tô Cây tía tô là một loại cỏ mọc hàng năm, cao 0,5-1m, thân thẳng đứng có lông. Lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn mép có răng cưa rõ rệt, màu tím hay xanh tím, trên có lông. Hoa nhỏ, màu trắng hay tím nhạt, mọc nhỏ, vẫn gọi nhầm là hạt, hình cầu độ 1mm, màu nâu nhạt Những bài thuốc chữa cảm mạo từ cây tía tô Tên khoa học: 1.Perilla ocymoides L. = Tía tô ta. 2.Perilla frutescens var acuta (Thunb) Kudo = Tía tô tàu (Trung Quốc), đều thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Tên khác: Tử tô. (Trung Quốc) - Mắng la (HMông) – Cùng pô (Dao) – Perilla (Leaf, Stem) (Anh). Bộ phận dùng: Lá tía tô bánh tẻ tươi hoặc đã chế biến khô (Folium Perillae) gọi là Tử tô diệp hay tô diệp (Trung Quốc). Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1983) và Dược điển Trung Quốc (1963),(1997). Thân cành tía tô (Caulis Perillae) gọi là Tử tô ngạnh hay tô ngạnh (Trung Quốc). Đã được ghi vào Dược điển Trung Quốc (1997). Quả tía tô già phơi khô (Fructus Perillae) gọi là Tử tô tử hay tô tử (Trung Quốc), ta vẫn gọi nhầm là hạt tía tô. Đã được ghi vàoDược điển Trung Quốc(1963). Mô tả cây: Cây tía tô là một loại cỏ mọc hàng năm, cao 0,5-1m, thân thẳng đứng có lông. Lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn mép có răng cưa rõ rệt, màu tím hay xanh tím, trên có lông. Hoa nhỏ, màu trắng hay tím nhạt, mọc nhỏ, vẫn gọi nhầm là hạt, hình cầu độ 1mm, màu nâu nhạt. Có 2 loại: - Perril ocymoides var purpurecens, lá màu tím hung. - Perril ocymoides var bicolor, lá màu lục, chỉ có gân màu hung. Tía tô được trồng ở khắp nơi và mọc hoang một số nơi vùng núi cao mát (Sa Pa, Tam Đảo) trong nước ta để làm gia vị và làm thuốc, trồng bằng hạt tháng 1- 2. Tránh nhầm lẫn với tía tô dại (Hytis Suaveolens (L.) Poit, cùng họ Hoa môi. Lá cũng có một ít tinh dầu, một số nơi dùng chữa cảm mạo (nhưng chưa được chính thức)). Thu hái chế biến: 1.Lá tía tô thu hái khi cành lá đang phát triển tốt, hái lấy những lá bánh tẻ, phơi nắng thật nhanh rồi phơi trong bóng râm cho khô. Lá tía tô có mùi thơm đặc biệt, vị hơi cay, hơi ngọt. Bạch Công Tấn sưu t ầm
- Loại lá bánh tẻ, khô, to màu tím, không vụn nát, mùi thơm đậm, không lẫn cành lá và tạp chất, không sâu mốc, vụn nát ép phẳng là tốt. Thuỷ phần dưới 13p.100. Tỷ lệ tạp chất dưới 2p.100. Độ vụn nát (qua rây số 36) dưới 5p.100. 2.Thân cành tía tô thu hái vào hai mùa hạ, thu. Cắt lấy phần cây trên mặt đất, loại bỏ nhánh nhỏ, bứt lá để riêng chỉ lấy cành to đem phơi khô. Thân tía tô mùi thơm đặc biệt, vị nhạt. Loại thân cành khô, màu tím, ít phân nhánh, mùi thơm đậm, không lẫn tạp chất, không sâu mốc là tốt. 3.Quả tía tô thu hái vào mùa thu. Khi qủa chín già, cắt lấy cả thân cây lẫn chùm quả, gõ cho rụng quả, sàng sẩy loại bỏ tạp chất, rồi đem phơi khô (tránh phơi nắng to). Quả tía tô bóp có mùi thơm đặc biệt, vị hơi cay. Loại quả nhỏ, đều, mập, màu xám tro, già bóp có nhiều dầu, không lẫn tạp chất là tốt. Thành phần hoá học: Toàn cây lá tía tô có chứa 0,5p.100, tinh dầu trong đó thành phần chủ yếu là I.Perilla aldehyd C10H14O (55p.100), I-limonen (20- 30p100) - pinen và dihydrocumin C10H14O (55p.100). Chất I-perilla aldehyd làm cho lá tía tô có mùi thơm đặc biệt - chất máu tím trong đó tía tô perrillanin là do este của chất cyanin chloridC27H31O16Cl. Ngoài ra trong lá tía tô còn chứa adenin và arginin. Hạt tía tô còn chứa 45 - 50p.100 chất dầu lỏng, màu vàng là một loại dầu khô. Công dụng: 1.Lá tía tô: theo Đông y, tô diệp vị cay, tính ấm vào 2 kinh Phế, Tỳ. Có tác dụng trừ cảm lạnh, làm ra mồ hôi, giúp hô hấp, giúp tiêu hoá, giải độc thức ăn do cua cá. Dùng chữa các chứng bệnh cảm lạnh, ho hen, đau bụng, đầy hơi tức ngực. Liều dùng: 5-10g. Sắc uống. 2.Thân cành tía tô: Theo Đông y, tô ngạnh vị cay, tính ấm có tác dụng điều hoà, hô hấp, an thai. Liều dùng: Từ 5-10g sắc uống. Dùng chữa các chứng bệnh đau bụng, hơi đưa ngược lên, hen suyễn, động thai. 3.Quả tía tô: Theo Đông y, tử tô tửvị cay, tính ấm vào kinh phế. Có tác dụng đưa hơi đi xuống (hạ khí). Dùng chữa các chứng bệnh ho hen, hơi đưa ngược lên, tiêu đờm. Liều dùng: 5-10g, sắc uống (có thể sao nhẹ tới khi quả hơi phồng, bốc mùi thơm là được). Lưu ý: Người khí nhược mà không ngoại cảm, phong hàn, ho khan, ho ra máu: không được dùng. Bài thuốc: Bạch Công Tấn sưu t ầm
- Bài số 1: Chữa cảm mạo, nhức đầu, làm ra mồ hôi: Lá tía tô tươi (một nắm) 5g Hành tươi (3-4 củ) 5g Thái nhỏ ăn với cháo nóng, rồi đắp chăn cho mồ hôi ra. Bài số 2: Chữa bốn mùa cảm mạo, nhức đầu sốt nóng, đầy bụng, tức ngực. Hương phụ 5g. Lá tía tô. 5g. Trần bì 5g. Cam thảo 5g. Thêm vài nhát gừng sắc uống. Bài số 3: Chữa đau bụng hoắc loạn, không nôn mửa: Tía tô tươi giã lấy nước uống, tía tô khô thì sắc uống. Bài số 4: Chữa chứng nôn của phụ nữ có thai bứt rứt không yên: Tía tô 3g Hoàng liên 1,5g Hãm nước uống thay nước chè. Bảo quản: Lá tía tô để nơi khô ráo, râm mát, tránh làm nát vụn, tránh phơi nắng quá to để giữ màu và giữ mùi thơm. Thân cành tía tô: Để nơi khô ráo, râm mát, tránh nóng quá, tránh ẩm ướt. Biệt dược (phối hợp): Tam tử dưỡng thân thang, Hoắc hương chính khí. Thức ăn bổ dưỡng cho tim Cập nhật lúc 14h56" , ngày 18/05/2007 1. Táo: Rất nhiều những nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng việc ăn táo hoặc uống nước táo ép có tác động tới việc làm giảm tốc độ quá trình oxy hóa cơ thể do cholesterol LDL gây ra đồng thời giảm thiểu việc hình thành “cặn” trong mạch máu. Táo là một sự lựa chọn hoàn hảo mỗi khi “buồn mồm”. Vỏ táo cũng rất tốt với một thành phần các chất chống oxy hóa và chất xơ cao. 2. Cá/Mỡ cá: Chất béo omega-3 có trong mỡ cá rất hữu dụng trong việc làm giảm lượng triglycerit - một chất béo có hại, dễ gây xơ vữa mạch máu. Đảm bảo thực đơn trong tuần ít nhất 2 bữa có món cá hồi. Ngoài ra còn có các loại cá khác như: cá ngừ, cá mòi... 3. Bưởi: Bưởi có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa và những chất xơ có thể hòa tan được - đây là những chất có khả năng chống những bệnh về tim. Lời khuyên đưa ra: ăn nửa quả bưởi sau bữa sáng 3 đến 4 buổi trong một tuần. Bạch Công Tấn sưu t ầm
- 4. Các loại quả họ đậu: Đây là loại thực phẩm có chức năng k ìm hãm lượng cholesterol LDL trong cơ thể. Một bữa ăn nhẹ lót dạ vào buổi chiều bằng món hummus (thành phần gồm có thịt gà, đậu, dầu vừng, chanh và tỏi) cùng các loại rau sống. Thực đơn trong mỗi ngày nên bổ sung khoảng ½ chén đậu đen, đậu đỏ hoặc đậu nành. 5. Các loại hạt: Các loại quả hạnh, hạt lanh, hạt bí, vừng, hạt hướng dương... có rất nhiều hợp chất sterol thực vật có thể loại trừ được cholesterol LDL. Quả óc chó còn có khả năng giảm lượng triglycerit. Thay vì các đồ ăn vặt linh tinh khác, chúng ta hãy làm quen với việc ăn các loại hạt này để có được sức khỏe tốt. 6. Cám yến mạch: Những chất xơ hòa tan có trong cám yến mạch sẽ kết hợp cùng với những axít tại ruột non ngăn ngừa việc hút ngược lại của cholesterol. Bữa sáng nên bổ sung vào ly sữa không béo một nửa thìa bột yến mạch. 7. Rượu vang đỏ: Những hợp chất có trong rượu vang đỏ có thể đẩy lượng cholesterol HDL lên cao và đồng thời những chất chống oxy hóa có trong vang đỏ có thể bảo vệ được động mạch vành khỏi những tổn thương từ các chất hữu cơ mang gốc tự do (nguồn gốc của các căn bệnh như Parkinson, chứng hay quên...). Một ngày uống chỉ từ một đến hai ly vang đỏ và không nên uống quá mức này. 8. Trà: Tất cả những loại trà giàu chất chống oxy hóa có thể làm giảm lượng cholesterol LDL. Trà Ôlong có thể làm tăng kích thước của những phần tử cholesterol LDL và những phần tử có kích cỡ càng lớn thì khả năng xâm nhập vào mạch máu càng bị giới hạn. Mỗi ngày khoảng hai tách trà sẽ giúp bạn an tâm được phần nào về sức khỏe của mình. Mật ong Có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, nhuận phổi, nhuận tràng, tăng bài tiết tân dịch, giúp tiêu hoá, giảm độc, giảm đau, chữa sốt Mật ong Tên khoa học: Mel. Tên khác: Phong mật (TQ) – Bách hoa tinh - Bạch hoa cao – Phong đường - Bạch mật - Thạch mật – Miel d’abeilles (Pháp) – Honey (Anh). Bộ phận dùng: mật ong là một chất lỏng sền sệt, do nhiều giống ong hút nhuỵ, mật của nhiều loại hoa đem về tổ chế biến mà thành. Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1977), vàDược điển nhiều nước (TQ 1997). Bạch Công Tấn sưu t ầm
- Mô tả: Con ong cho mật thuộc giống Apis (Apis mellifca, Apis cerana Fabr, Apis ligustica, Apis sinensis... ) hoặc các giống Maligona, Trigona...đều thuộc họ ong (Apidae). Ong ruồi nhỏ con, đốt ít đau, tổ thường đóng ở các cành cây thấp, sống hoang dại, không bắt về nuôi được. Mật ong ruồi thơm, tốt. Ong mật còn gọi là ong khoái, to con hơn, đốt đau, tổ thường ở các hốc cây, hốc đá, có thể bắt về nhà nuôi được. Ong thường sống thành đàn tới 25.000 – 50.000 con, trong các tổ ở hốc cây, kẽ đã, bụi rậm, trong rừng, hoặc các tổ hỏm cải tiến do người nuôi làm cho nó ở. Trong tổ ong có 3 loại ong. Ong chúa là con ong cái duy nhất trong đàn ong, dài và to hơn các ong đực,ong thợ, cánh ngắn hơn thân, có nhiệm vụ đẻ trứng nhưng không làm ra mật, ong chúa nở từ một cái trứng như các trứng khác, nhưng ấu trùng được nuôi bắng thứ “sữa ong chúa” đặc biệt rất bổ, chứa trong một ổ riêng. ong chúa sống 3-5 năm, mỗi tổ chỉ có một con ong chúa, nếu trong tổ có nhiều tổ mới, thường vào mùa xuân. Ong đực to hơn ong thợ, làm nhiệm vụ giao phối với ong chúa mỗi khi ong chúa bay ra. ong đực thường xuất hiện vào mùa hè và chỉ sống 1-2 tháng, sang mùa thu thì bị đuổi ra khỏi tổ mà chết. Ong thợ đông nhất, làm đủ mọi việc: lấy mật, nuôi ấu trùng, bảo vệ tổ , thường sống 2-6 tháng. Thu hoạch chế biến: Nhiều nước trên thế giới đều có ong sống hoang dại và ong nuôi để lấy mật và giúp việc thụ phấn hoa, tăng sản lượng nông nghiệp, nhất là những cây lấy quả: cam, nhãn... Ở nước ta, các tỉnh miền núi đều có ong rừng và ong nhà. Hiện nay ta đang phát triển nuôi ong theo phương pháp cải tiến ở vùng xuôi như Hải Hưng, Quảng Ninh, Nghệ An... Có thể lấy mậtong vào 3 mùa Xuân, Hạ, Thu. Tốt nhất là về mùa xuân là mùa nhiều hoa. Thường lấy mật vào buổi sáng và buổi trưa, lúc ong bay ra ngoài nhiều. Nhấc các cầu trong tổong lên, lấy dao cắt lấy tầng ong có nhiều mật, bớt lại các tầng có nhộng và ấu trùng, hoặcđang xây dở dang.Cắt tầng ong thành từng miếng nhỏ, đặt lên các thanh tre kê trên chậu men (tất cả các dụng cụ phải khô sạch) rồi đem phơi nắng hoặc cho vào thùng quay ly tâm, mật sẽ chảy ra, lọc để loại bỏ tạp chất thì đươc loại mật tốt nhất, màu vàng (cũng có thể bọc những miếng tấng trong vải sạch rồi vắt lấy mật đem lọc). Lây bã đem đun nóng rồi lấy cho hết mật. Loại mật này kém hơn, màu nâu sẫm hơn. Chú ý không đựng mật ong trong các dụng cụ kim loại. Mật ong mùi thơm, vị ngọt, đậm gắt. Loại mật ong thơm, sánh, trong, màu từ vàng nhạt đến hơi nâu, vị ngọt gắt ở cổ, tinh khiết, không lẫn tạp chất, là tốt nhất. Mật ong đã canh, đun nóng thường có màu vàng nhạt là loại tốt. Loại mật ong đầu mùa lấy vào tháng 3,4,5 ...do hoa các cây ăn quả như vải, nhãn, Bạch Công Tấn sưu t ầm
- muỗm...tốt hơn là những mậtong do hoa rau, cỏ hoặc do đường, mật mà người nuôi cho ong ăn. Mật ong đã canh hoặc ép kỹ khi thu hoạch thường có màu nâu sẫm là loại kém. Loại mật ong chua, lỏng, đen, lẫn tạp chất, không dùng làm thuốc. Lưu ý: 1.Những khu vực có nhiều cây độc thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Đỗ quyên (Ericaceae), không được lấy mật ong vì ăn sẽ bị say, bị ngộ độc. 2.Loại mật ong của loài ong Apis Fasciât có giá trị nhất. Thành phần hoá học: Trong mật ong thường có 65-70p100 glucose và levulose (loại Mật ong trắng (Bạch mật) tốt nhất có 70-75p100 glucose và levulose), 2-30100 saccharose (Ong nuôi bằng đường hay mật mía thì tỷ lệ saccharose cao hơn) các men tiêu hoá, các vitamin. Ngoài ra, còn có các acid hữu cơ (có it acid formic), các muối vô cơ, chất protid, tinh bột, chất màu, chất thơm, phấn hoa, sáp... Kiểm nghiệm: Người ta thường dùng giả mạo mật ong trộn lẫn mật mía, lẫn siro, lẫn nước thuỷ ngân tinh bột. a) Định lượng thành phần của mật ong do ong đường hay mật míathì tỷ lệ saccharose cao). b) Thử phản ứng: không được có acid chlorhydric. c) Mật ong tác dụng với dung dịch iôd không được ngả màu đỏ (detrin) hay màu xanh lơ (tinh bột). d) Tìm calci, nếu có calci là có thể giả mạo bằng siro, glucose. e) Soi kính hiển vi chỉ được có ít mảnh sáp, ít hạt phấn hoa, nhờ đó có thể biết mật ong hút những hoa gì. f) Phản ứng Ley (Phản ứng màu với bạc amoniacal.) Thuốc thử Ley: Lấy 10g Bạc Nitrat hoà tan trong 100ml nước cất, thêm 20ml dung dịch Natri hydroxyd 10p100, sẽ hiện tủa trắng. Gạn lấy tủa đem rửa rồi hoà tan trở lại trong dung dịch Amoniac 10p100 để được một lượng là 115g thuốc thử. Dung dịch thu được phải bảo quản tránh ánh sáng. Cách làm: Lấy một phần mật ong đem thử, hoà tan trong 2 phần nước cất. Lọc lấy vào một ống nghiệm 5ml dịch lọc và thêm 5 giọt thuốc thử Ley. Lắc để trộn đều rồi đun cách thuỷ sôi trong 5 phút, tránh ánh sáng. Lấy ra,lắc ống nghiệm, dung dịch có m àu đỏ nâu, trong mờ, để lại trên thành ống nghiệm một vết cặn nâu lục vàng thì mậtong đem thử là mật ong thật, nguyên chất. Nếu dung dịch trong suốt, có màu từ nâu đên đen, nhưng không để lại trên thành ống nghiệm một vết màu vàng lục nào thì mật ong đem thử là mật ong giả hay mật ong pha. Về tỉ trọng: Theo Dược điển Việt Nam (1997): Hoà tan một phần mật ong với 2 phần nước (theo khối lượng), tỉ trọng của dung dịch này không được dưới 1,11 ở 20oC. Dược điển Trung Quốc (1997) quy định tỷ lệ đường khử không được dưới 64p.100. Bạch Công Tấn sưu t ầm
- Nhân dân thường nhỏ một vài giọt mật ong lên trên giấy thẩm hay giấy bản, nếu thành giọt tròn, không loang ra là mật ong tốt, ít nước, nếu loang rộng, loang nhanh nhất là mật xấu, chua, thuỷ phân cao. Công dụng: Theo Đông y, mật ong vị ngọt, tính bình, vào 5 kinh Tâm, Phế, Tỳ, Vị, Đại trường. Có tác dụng bồidưỡng cơ thể, nhuận phổi, nhuận tràng, tăng bài tiết tân dịch, giúp tiêu hoá, giảm độc, giảm đau, chữa sốt. Theo một số tài liệu, mật ong có tác dụng an thần, giảm độ acid của dịch vị, kháng sinh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Staphylococ, Streptococ, trực khuẩn ly, thương hàn. Dùng chữa các chứng bệnh: tỳ vịhư nhược, suy nhược cơ thể, ho, viêm cuống phổi,viêm họng, đau loét dạ dày, táo bón, kém ăn, kém ngủ, trẻ em ỉa chảy, lỵ, chậm lớn, tưa lưỡi, lở miệng. Mật ong giải ngộ độc do Ô đầu (Sơ cứu ban đầu). Dung ngoàida chữa bỏng lửa, các vết thương, viêm mũi. Liều dùng: 10-30g hoặc hơn nữa. Tây y dùng để chế các dạng thuốc lỏng có mật ong cho dễ uống (Mellite). Đông y dùng để chế các viên thuốc bổ, tẩm các vị thuốc thảo mộc rồi sao, nướng (Chích). Dùng ngoài ra thì đắphay nhỏ vào chỗ bị đau, vết thương, vết bỏng...bôi chữa tưa lưỡi trẻ em... Lưu ý: Người bị chứng tích trệ do thấp nhiệt không được dùng. Mật ong sống để nhuận tràng, thông tiện mật ong đã canh để chữa ho, giảm đau. Bài thuốc: Bài số 1: Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng, đau bụng, nôn mửa, ở chua. Bột ô tặc cốt tán mịn. 50g. Mật ong 50g. Trộn đều thành dạng cao. Uống mỗi lần 20g, một ngày 3 lần, sáng trưa, tối lúc đói. Bài số 2: Chữa đại tiện táo kết và ho khan, không có đờm. Mật ong 30ml (2 thìa canh), pha với nước đun sôi, để nguội còn hơn âm ấm. Mỗi ngày 1 lần, cũng có thể hút bơm tiêm (bỏ kim) bơm vào hậu môn độ 5ml, tác dụng thông tiện rất nhanh (chỉ sau khi bơm độ 5-10 phút) Bài số 3: Chữa đau loét dạ dày, tá tràng: Mật ong 30g Cam thảo sống 9g. Trần bì 6g. Biệt dược (phối hợp): Apilamin – Apiserum- Apitonin – Energovital – Itone – Kinh Ngọc Cao – Turigenol – vitaapinol. Rau má, cây rau vị thuốc Cập nhật lúc 15h29" , ngày 24/05/2007 Bạch Công Tấn sưu t ầm
- Rau má là một loại rau thông dụng có tác dụng sát trùng giải độc, thanh nhiệt lương huyết. Ngoài ra, rau má cũng là loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hóa, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hóa, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da. Mô tả Rau má còn có tên là Tích tuyết thảo. Loại thực vật nầy mọc lan trên mặt đất có lá trông giống như những đồng tiền tròn được xếp nối tiếp nhau nên còn gọi là Liên tiền thảo. Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L.) thuộc họ Hoa tán Umbelliferae, là một thứ rau dại ăn được thường mọc ở những nơi ẩm ướt như thung lủng, bờ mương thuộc những vùng nhiệt đới như Việt nam, Lào, Cambuchia, Indonesia, Malasia, Srilanka, Ấn độ, Pakistan, Madagascar . . Cây rau má có thân nhẳn , mọc lan trên mặt đất, có rể ở các mấu. Lá có cuống dài mọc ra từ gốc hoặc từ các mấu. Lá hơi tròn, có mép khía tai bèo. Phiến lá có gân dạng lưới hình chân vịt. Hoa mọc ở kẻ lá. Cánh hoa màu đỏ hoặc tía. Thành phần Tuỳ theo khu vực trồng hoặc mùa thu hoạch tý lệ các các hoạt chất có thể sai biệt. Thành phần của rau má bao gồm những chất sau: beta caroten, sterols, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium, iron, magnesium, manganese, phosphorus, potassium, zinc, các loại vitamins B1, B2, B3, C và K. Dược tính, công dụng Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, vào Can, Tỳ Vị có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Rau má thường dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy. Từ những năm 1940, y học hiện đại bắt đầu nghiên cứu những tác dụng của rau má. Rau má có những hoạt chất thuộc nhóm saponins (còn được gọi là tripernoids) bao gồm asiaticoside, madecassoside, madecassic acid và asiatic acid. Hoạt chất asiaticoside đã được ứng dụng trong điều trị bệnh phong và bệnh lao. Người ta cho rằng trong những bệnh nầy, vi khuẩn dược bao phủ bởi một m àng ngoài giống như sáp khiến cho hệ kháng nhiểm của cơ thể không thể tiếp cận. Chất asiaticoside trong dịch chiết rau má có thể làm tan lớp màng bao nầy để hệ thống miển dịch của cơ thể tiêu diệt chúng. Đối với da, nhiều công trình nghiên cứu và kết quả lâm sàng đều cho thấy dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt các tiến trình sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết giúp vết thương chóng lành và mau lên da non. Bạch Công Tấn sưu t ầm
- Hiên nay rau má đã được sử dụng rất đa dạng dưới hình thức thuốc tiêm, thuốc bột, thuốc mở để điều trị tất cả các chứng bệnh về da như vết bỏng, vết thương do chấn thương, do giải phẩu, cấy ghép da, những vết lở lâu lành , vết lở do ung thư, bệnh phong, vẩy nến… Đối với tuần hoàn huyết, những hoạt chất của rau má có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở các tĩnh mạch, mao mạch, bảo vệ lớp áo trong của thành mạch và làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu. Do đó rau má cũng hửu ích trong các chứng tăng áp lực tĩnh mạch ở các chi dưới. Một vài toa thuốc có sử dụng rau má Toa căn bản: Toa căn bản ra đời vào khoảng năm 1950 do cụ Võ văn Hưng , một lương y giàu kinh nghiêm ở miền đông nam bộ soạn. Sau đó toa căn bản được Bác sĩ Nguyển văn Hưởng, Bộ trưởng Bộ Y tế thời bấy giờ hưởng ứng và khuyến khích sử dụng. Toa căn bản gồm 10 vị là toa thuốc rất quen thuộc ở các Bệnh viện, trạm y tế từ bộ đội đến nhân dân, đã góp phần rất lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong suốt 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỷ. Toa căn bản có đặc điểm là không có độc tính, dễ sử dụng, có tác dụng kích thích tiêu hoá, nhuận gan, nhuận trường, lợi tiểu, giải độc và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tuỳ theo tình trạng của người bệnh và điều kiện của địa phương mà linh động gia giảm vị thuốc hoặc liều thuốc. Toa thuốc gồm: Rau má 8g, Rể tranh 8g, Lá muồng trâu 4g, Cỏ mần chầu 8g Cỏ mực 8g, Cam thảo nam 8g.Ké đầu ngựa 8g, Củ sả 4g, Gừng tươi 4g, Vỏ quít 4g. Đổ 3 chén nước sắc còn non một chén, uống lúc thuốc còn ấm. Hoàn ích khí, dưỡng âm, trợ cơ, cứu đói. Có thể làm thuốc bổ dưỡng cho trẻ em, người già hoặc ngưòi ốm mới khỏi hoặc dùng làm lương khô mang theo khi đi xa phòng khi thiếu thốn thực phẩm. Toa thuốc gồm 4 vị : Lá dâu tầm, Mè đen, Bột củ mài và Rau má. Mỗi vị ngang nhau, tán bột làm hoàn, mỗi hoàn khoảng 5g. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 hoặc 2 hoàn. Thoái nhiệt đơn. Có công dụng giảm nhiệt, hạ sốt, trừ khát, trấn kinh. Bạch Công Tấn sưu t ầm
- Rau má 15%, Hoạt thạch 30%, Sắn dây 20%, Sài hồ 15%, Thạch cao 10%, Cam thảo 10%. Tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g. Thuốc hạ huyết áp. Rể nhàu 16g, Rể kiến cò 12g, Lá tre l2g, Rể tranh 12g,Rể cỏ xước 12g, Rau má 16g, Lá dâu 12g Sắc uống hoặc đóng viên làm trà uống thay nước hàng ngày. Sốt xuất huyết. Rau má 20g, Cỏ mực 16g, Rau sam 16g, Đậu đen 16g. Sắc uống. Nước ép rau má. Nước ép rau má là một cách sử dụng rau má đơn giản và thông dụng nhất. Nước ép rau má tươi có đầy đủ các hoạt chất và tác dụng đã đề cập. Mỗi người, mỗi ngày có thể dùng từ 30 đến 40g rau má tươi. Lá rau má mua về rửa sạch, giả hoặc xay nát. Cho thêm một ít nước vào. Vắt và lọc bỏ xác. Thêm vào một ít đường cho dễ uống. Lưu ý: Rau má có tính lạnh nên những người có Tỳ Vị hư hàn, hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng. Những trường hợp nầy chỉ nên dùng vài lá mỗi lần hoặc khi dùng kèm theo một vài lát gừng sống. Dùng ngoài da không giới hạn. Y học cổ truyền: 10 bài thuốc trị tăng mỡ máu Y học cổ truyền xếp bệnh mỡ máu tăng tương đồng với chứng “đàm trệ” của các y gia đời trước. Người mắc chứng đàm trệ thường có một số biểu hiện như: người béo trệ, có cảm giác nặng nề, hay nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, ăn kém ngon miệng, hay cáu giận… Bạch Công Tấn sưu t ầm
- Y học cổ truyền: 10 bài thuốc trị tăng mỡ máu Y học cổ truyền xếp bệnh mỡ máu tăng tương đồng với chứng “đàm trệ” của các y gia đời trước. Người mắc chứng đàm trệ thường có một số biểu hiện như: người béo trệ, có cảm giác nặng nề, hay nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, ăn kém ngon miệng, hay cáu giận… Tương đồng với y học hiện đại, những dấu hiệu trên cũng là những dấu hiệu thường gặp của bệnh tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, hội chứng rối loạn tiền đình... Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc, vị thuốc thật đơn giản, dễ sử dụng nhưng có hiệu quả điều trị tốt trong các trường hợp mỡ máu tăng cao. Bài 1: Ngưu tất thái lát mỏng 12g, hằng ngày có thể sắc hoặc hãm bằng phích nước nóng, uống thay nước trong ngày. Tác dụng của ngưu tất làm giảm cholesterol và triglycerit đã được nhiều nhà khoa học trong nước nghiên cứu và kết luận, đã được áp dụng vào điều trị ở Việt Nam trong vài chục năm nay. Bài thuốc này rất đơn giản, sử dụng dưới dạng chè thuốc nên rất hay. Bạn có thể dùng bài thuốc này trong một thời gian dài. Bài 2: Vỏ đậu xanh và lá sen tươi, mỗi vị lượng bằng nhau khoảng 10-20g. Cả hai vị thuốc này hợp thang sắc uống hằng ngày thay nước chè. Bạn cũng có thể hãm thuốc bằng phích nước sôi. Có thể chỉ cần dùng một mình vỏ đậu xanh cũng được. Bài 3: Tỏi tươi sau khi bóc sạch vỏ lụa, bạn có thể nuốt vào trong hoặc sau các bữa ăn, mỗi bữa khoảng 2-3 tép tỏi là vừa, không nên ăn quá nhiều tỏi trong ngày vì tỏi có vị cay nóng. Liều lượng hằng ngày chỉ nên ăn dưới 5g tỏi. Ngày nay, tỏi đã được bào chế thành viên thuốc nên cũng dễ sử dụng. Tuy nhiên bạn cũng không nhất thiết quá cầu kỳ, việc sử dụng tép tỏi tươi trong các bữa ăn hằng ngày cũng thuận tiện và hơn nữa lại rất rẻ! Bài 4: Canh nấm hương, mộc nhĩ: thỉnh thoảng, bạn có thể kết hợp với y thực trị để làm giảm mỡ máu của mình bằng một phương pháp đơn giản: bát canh thịt nấu với nấm hương và mộc nhĩ, cả hai vị lượng bằng nhau, mỗi vị 10g là vừa. Các bà, các chị không khó khăn gì khi giúp các bạn có bát canh như ý! Bài 5: Mỗi ngày ăn 2 quả trứng gà cũng có tác dụng làm giảm được mỡ máu. Mới nghe tưởng chừng vô lý làm sao khi ai cũng biết trứng gà là một thực phẩm giàu cholesterol, trong khi nhiều thầy thuốc đều có thể khuyến cáo bạn không nên ăn trứng. Nhưng đó lại chỉ là những quan niệm đã lỗi thời, các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng trứng gà như một thứ thuốc để chữa bệnh vữa xơ động mạch trong vài ba năm gần đây. Lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng có tác dụng làm cholesterol không tăng lên trong máu. Cholesterol có lợi (HDL-C) lại có nhiều trong lòng đỏ trứng. Bài 6: Bạn hãy uống mỗi ngày 1-2 cốc sữa đậu lành và ăn các sản phẩm được bào chế từ đậu nành như đậu phụ, tào phớ... chất I flavone có nhiều trong đậu nành có tác dụng làm hạ cholesterol máu, kể cả làm giảm được LDL-C, một Bạch Công Tấn sưu t ầm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn