t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
<br />
ĐỘT BIẾN GEN V600E BRAF Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ<br />
TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HÓA TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI<br />
Mai Tr ng Khoa*; Ph m C m Ph ơng*; Nguy n Huy Bình*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: xác định tỷ lệ đột biến gen BRAF V600E trên bệnh nhân (BN) ung thư tuyến giáp<br />
(UTTG) thể biệt hóa tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: 30 BN gồm 3 nam<br />
và 27 nữ, tuổi trung bình 43,9 ± 13,8 được chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học UTTG thể<br />
biệt hóa. BN được xét nghiệm đột biến gen BRAF V600E bằng phương pháp Strip Assay của<br />
Viennalab từ mẫu bệnh phẩm mổ, xét nghiệm thực hiện tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung<br />
bướu, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: 20/30 BN (66,7%) có đột biến BRAF V600E dương tính,<br />
trong đó tỷ lệ đột biến ở BN có di căn xa là 5/5 (100%), ở BN có di căn hạch là 10/15 (66,7%)<br />
và ở BN không có di căn là 5/10 (50,0%). Kết luận: tỷ lệ đột biến gen BRAF V600 ở nhóm BN<br />
UTTG thể biệt hóa là 66,7%; đột biến BRAF V600E có thể là yếu tố dự báo khả năng kháng<br />
điều trị 131I.<br />
* Từ khóa: Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa; Đột biến gen BRAF V600E; Kháng 131I.<br />
<br />
V600E BRAF Mutation in Differentiated Thyroid Cancer Patients in<br />
Bachmai Hospital<br />
Summary<br />
Objectives: To determine the percentage of BRAF V600E mutation in differentiated thyroid<br />
cancer patients in Bachmai Hospital. Subject and method: 30 differentiated thyroid cancer patients<br />
including 3 males and 27 females, with average ages 43.9 ± 13.8, who diagnosed by pathology.<br />
BRAF V600E mutation was analyzed by Strip Assay of Viennalab from surgical biopsy in Bachmai<br />
Hospital. Results: 20/30 patients (66.7%) carry BRAF V600 mutation: patients have distant metastasis<br />
5/5 (100.0%), patients have lymph node metastasis 10/15 (66.7%) and patients with no metastasis<br />
5/10 (50.0%). Conclusion: Percentage of BRAF V600Emutation in differentiated thyroid cancer<br />
is 66.7%. BRAF V600E mutation could suggest the risk of resistant to radioactive iodine.<br />
* Key words: Differentiated thyroid cancer; BRAF V600E mutation; Resistant to radioactive iodine.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thư tuyến giáp có tỷ lệ mắc 0,5 10/100000 dân, chiếm khoảng 1% các<br />
loại ung thư. Nữ mắc UTTG cao hơn nam<br />
từ 2 - 3 lần. Tại Mỹ, theo số liệu của Viện<br />
Ung thư Quốc gia, năm 2013 có 60.220<br />
ca UTTG được chẩn đoán và 1.850 trường<br />
<br />
hợp tử vong vì căn bệnh này. Ở Việt Nam,<br />
theo số liệu thống kê của 6 vùng về bệnh<br />
UTTG cho thấy Hà Nội có tỷ lệ mắc<br />
UTTG là 1,9/100000 dân, tỷ lệ mắc ở nữ<br />
cao hơn nam 2,6 lần; tại TP. Hồ Chí Minh,<br />
tỷ lệ mắc ở nữ là 2,8/100000 và ở nam là<br />
1,5/100000 dân [1].<br />
<br />
* Bệnh viện B¹ch Mai<br />
Ng i ph n h i (Corresponding): Ph¹m CÈm Ph−¬ng (camphuongmd@yahoo.com)<br />
Ngày nh n bài: 04/07/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 18/11/2016<br />
Ngày bài báo đ c đăng: 30/11/2016<br />
<br />
153<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sô sè 9-2016<br />
Điều trị ung thư biểu mô tuyến giáp thể<br />
biệt hoá phối hợp nhiều phương pháp<br />
như phẫu thuật, 131I, hormon đem lại kết<br />
quả tốt nên được áp dụng khá phổ biến.<br />
Tuy nhiên, có một tỷ lệ nhỏ BN UTTG thể<br />
biệt hóa tái phát và di căn không đáp ứng<br />
(kháng) với 131I. Do vậy, việc điều trị trở<br />
nên khó khăn. Các nghiên cứu về dấu ấn<br />
phân tử trong UTTG thể biệt hóa kháng<br />
với phương pháp điều trị bằng 131I rất nhiều,<br />
tuy nhiên mới chỉ phát hiện cơ chế chủ<br />
yếu là do đột biến gen BRAF V600E [2].<br />
Hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên<br />
cứu về đột biến BRAF V600E trong tiên<br />
lượng nguy cơ kháng 131I ở BN UTTG thể<br />
biệt hóa. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến<br />
hành với mục tiêu: Xác định tỷ lệ đột biến<br />
gen BRAF V600E trên BN UTTG thể biệt<br />
hóa tại Bệnh viện Bạch Mai.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
- 30 BN được chẩn đoán xác định bằng<br />
mô bệnh học là UTTG thể biệt hóa, đang<br />
điều trị tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung<br />
bướu (YHHN và UB), Bệnh viện Bạch Mai.<br />
- Những BN này đều được phân tích<br />
đột biến gen BRAF V600E tại Đơn vị Gen<br />
Trị liệu, Trung tâm YHHN và UB - Bệnh<br />
viện Bạch Mai.<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ: BN UTTG không<br />
phải thể biệt hóa.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Thu thập đặc điểm lâm sàng:<br />
- Tuổi, giới, thời gian mắc bệnh.<br />
- Tình trạng di căn: không di căn, di căn<br />
hạch và di căn xa.<br />
* Phân tích đột biến gen BRAF V600E<br />
bằng phương pháp Strip Assay của<br />
Viennalab (Áo):<br />
154<br />
<br />
- Tách DNA từ mô xử lý formalin - vùi<br />
paraffin (FFPE) bằng kít đặc hiệu QIAamp<br />
DNA FFPETissue (Qiagen).<br />
- Khuếch đại đoạn gen quan tâm bằng<br />
phản ứng PCR theo kít BRAF V600E<br />
Strip Assay (ViennaLab).<br />
- Lai sản phẩm khuếch đại với đầu dò<br />
đặc hiệu được phân bố trên Test strip<br />
(ViennaLab).<br />
- Phân tích kết quả: âm tính (không có<br />
đột biến); dương tính (có đột biến).<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
* Đặc điểm tuổi, giới của nhóm BN<br />
nghiên cứu:<br />
Nam: 3 BN (10,0%); nữ: 27 BN (90,0%);<br />
tuổi trung bình 43,9 ± 13,8. Thống kê cho<br />
thấy UTTG có tỷ lệ mắc 0,5 - 10/100000<br />
dân, chiếm khoảng 1% các loại ung thư.<br />
Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của 6<br />
vùng về bệnh UTTG cho thấy Hà Nội có<br />
tỷ lệ mắc UTTG là 1,9/100000 dân, tỷ lệ<br />
mắc ở nữ cao hơn nam 2,6 lần; tại TP.<br />
Hồ Chí Minh, tỷ lệ mắc ở nữ là 2,8/100000<br />
và ở nam là 1,5/100000 dân [1]. Các nghiên<br />
cứu đều thấy tỷ lệ mắc bệnh UTTG ở nữ<br />
đều cao hơn nam từ 2 - 3 lần. Kết quả<br />
của chúng tôi, nữ mắc nhiều hơn nam, phù<br />
hợp với các nghiên cứu trước đây.<br />
* Tỷ lệ đột biến gen BRAF V600E:<br />
Có đột biến: 20 BN (%): không có đột<br />
biến: 10 BN (33,3%). Các nghiên cứu về<br />
dấu ấn phân tử trong UTTG thể biệt hóa<br />
kháng với phương pháp điều trị bằng 131I<br />
rất nhiều, cơ chế chủ yếu là do đột biến<br />
gen BRAF T1799A (V600E) [4, 5]. Đột biến<br />
này xuất hiện với tần suất 78 - 95% các<br />
trường hợp UTTG tái phát. Trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi, tỷ lệ phát hiện đột biến<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
gen BRAF V600E là 66,7%, tương đồng<br />
với nhiều nghiên cứu của các tác giả trên<br />
thế giới [2, 3, 4].<br />
<br />
điều trị 131I [3, 6]. Đây là một liệu pháp<br />
điều trị mới, giúp cho bác sỹ có thêm lựa<br />
chọn cho BN UTTG thể biệt hóa kháng 131I.<br />
<br />
Bảng 1: Liên quan giữa đột biến gen<br />
BRAF V600E với tình trạng di căn.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Tình trạng di căn<br />
<br />
n/N<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Không di căn<br />
<br />
5/10<br />
<br />
50,0<br />
<br />
Di căn hạch<br />
<br />
10/15<br />
<br />
66,7<br />
<br />
5/5<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Di căn xa<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
- Có mối liên quan giữa đột biến gen<br />
BRAF V600E với tình trạng di căn, p < 0,05.<br />
- Tỷ lệ đột biến gen ở nhóm BN không<br />
có di căn là 50,0%, tăng dần lên 66,7% ở<br />
nhóm di căn hạch. Đặc biệt, ở nhóm di<br />
căn xa, tất cả BN đều có mang đột biến<br />
gen BRAF V600E.<br />
Điều này có thể giải thích, do BN UTTG<br />
có đột biến gen BRAF V600E thường liên<br />
quan chặt chẽ đến mức độ giảm hoặc<br />
mất chức năng biểu hiện của gen mã<br />
hóa protein chịu trách nhiệm dung nạp<br />
iodure (I−) vào bên trong tế bào như NIS<br />
(sodium/iodide symporter), TSHR (thyroid<br />
stimulating hormone receptor), TPO (antithyroid peroxidase), TG (thyroglobulin) và<br />
SLC26A4 (mã hóa cho protein pendrin),<br />
dẫn đến iodure (I−) chỉ được dung nạp<br />
một phần trong các tế bào tuyến giáp có<br />
mang đột biến BRAF-V600E và tích lũy<br />
thưa thớt trong lòng nang với biểu hiện<br />
đáp ứng rất kém với 131I [2, 3, 5].<br />
Năm 2013, Cục Quản lý Dược phẩm và<br />
Thực phẩm (Food and Drug AdministrationFDA) của Hoa Kỳ đã phê chuẩn sorafenib<br />
(một trong các thuốc ức chế BRAF) được<br />
phép chỉ định điều trị cho nhóm BN UTTG<br />
thể biệt hóa, tái phát, di căn thất bại với<br />
<br />
Tỷ lệ đột biến gen BRAF V600 ở nhóm<br />
BN UTTG thể biệt hóa là 66,7%. Kết quả<br />
nghiên cứu cho thấy đột biến BRAF<br />
V600E có thể là yếu tố dự báo khả năng<br />
kháng điều trị 131I.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Mai Trọng Khoa. Điều trị bệnh Basedow<br />
và UTTG thể biệt hóa bằng 131I. Nhà xuất bản<br />
Y học. 2013.<br />
2. Mai Trọng Khoa. Kháng thể đơn dòng<br />
và phân tử nhỏ trong điều trị ung thư. Nhà<br />
xuất bản Y học. 2016.<br />
3. Brose MS. Nutting CM, Sherman et al.<br />
Rationale and design of DICISION: a doubleblind, randomized, placebo-controlled phase<br />
III trial evaluating the efficacy and safety of<br />
sorafenib in patients with locally advanced or<br />
metastatic radioactive iodine (RAI)-refractory,<br />
differentiated thyroid cancer. BMC Cancer. 2011,<br />
11, 349. doi: 10.1186/1474-2407-11-349.<br />
4. Cabanillas ME, Dadu R, Hu MI, Lu C,<br />
Gunn GB, Grubbs EG, Lai SY, Williams MD.<br />
Thyroid gland malignancies. Hematol Oncol Clin<br />
North Am. 2015, 29 (6), pp. 1123-114343.<br />
5. Fraser S, Go C, Aniss A, Sidhu S,<br />
Delbridge L, Learoyd D, Clifton-Bligh R, Tacon<br />
L, Tsang V, Robinson B, Gill AJ, Sywak<br />
M.BRAF(V600E). Mutation is associated with<br />
decreased disease-free survival in papillary<br />
thyroid cancer. World J Surg. 2016, 40 (7),<br />
pp.1618-1624.<br />
6. Ye X, Zhu Y, Cai J. Relationship between<br />
toxicities and clinical benefits of newly approved<br />
tyrosine kinase inhibitors in thyroid cancer:<br />
A meta-analysis of literature. J Cancer Res Ther.<br />
2015, 11, Suppl 2, pp.185-190.<br />
<br />
155<br />
<br />