MICHAEL MICHALKO<br />
ĐỘT PHÁ SỨC SÁNG TẠO<br />
NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC<br />
Bản quyền tiếng Việt © 2007 Công ty Sách Alpha và VICC<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
LỜI GIỚI THIỆU<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
Ý tưởng sáng tạo của các thiên tài được hình thành như thế nào? Cách thức tư duy đã<br />
cho ra đời bức tranh tuyệt tác Nàng Mona Lisa hay giúp khai sinh Thuyết tương đối có<br />
điểm gì khác biệt? Đặc trưng trong chiến lược tư duy của những thiên tài như Einstein,<br />
Edison, Leonardo da Vinci, Darwin, Picasso, Michelangelo, Galileo, Freud hay Mozart là<br />
gì? Chúng ta có thể học được gì từ những chiến lược đó? Đó là những câu hỏi mà các học<br />
giả và các nhà nghiên cứu đã đặt ra và cố gắng tìm kiếm lời giải từ nhiều năm nay.<br />
Bằng cách nghiên cứu những ghi chép, thư từ, trao đổi và các ý tưởng của những nhà<br />
tư tưởng vĩ đại tầm cỡ thế giới, các học giả đã tìm ra những chiến lược tư duy phổ biến,<br />
đặc trưng cho phép thiên tài tạo ra vô vàn ý tưởng mới mẻ và độc đáo. Các nhà khoa học<br />
đã vẽ nên một bức tranh vô cùng rõ ràng về bản chất của sự sáng tạo. Những chiến lược ở<br />
đây không phải là một bộ các công thức được thực hiện từng phần rời rạc. Khi được kết<br />
hợp với nhau, các chiến lược sẽ tạo ra một kết cấu nền tảng bền vững và lâu dài, cho phép<br />
chúng ta phát triển tư duy sáng tạo.<br />
Cuốn sách Đột phá sức sáng tạo sẽ đưa bạn đến với những chiến lược tư duy của<br />
những người khổng lồ sáng tạo trong các ngành khoa học, nghệ thuật và kinh doanh.<br />
Phần I sẽ giúp bạn “Nhận ra những điều người khác không thấy” thông qua việc học<br />
các chiến lược tư duy, học cách nhìn nhận vấn đề từ những góc độ khác nhau của các thiên<br />
tài, khác xa với những điều chúng ta thường được học.<br />
Phần II, “Nghĩ những điều không ai nghĩ tới”, là nội dung chính của cuốn sách. Nó<br />
giới thiệu 9 chiến lược tư duy sáng tạo mà các thiên tài đã sử dụng để đưa ra những ý<br />
tưởng mang tính đột phá và các giải pháp sáng tạo, bao gồm: 1) Biết cách nhìn nhận, 2)<br />
Trình bày suy nghĩ bằng những hình ảnh trực quan, 3) Tư duy mạch lạc, 4) Tạo những kết<br />
hợp mới mẻ, 5) Kết nối những ý tưởng rời rạc, 60 Nhìn vào mặt khác của vấn đề, 7) Kiếm<br />
tìm trong những thế giới khác, 8) Tìm thấy cái bạn không định tìm kiếm, 9) Đánh thức<br />
tinh thần hợp tác.<br />
Với 9 chiến lược tư duy này, bạn sẽ biết cách làm thế nào để có được những ý tưởng<br />
sáng tạo mà bạn không thể có nếu chỉ sử dụng lối tư duy thông thường.<br />
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách hay này với bạn đọc!<br />
Tháng 11 năm 2009<br />
CÔNG TY SÁCH ALPHA<br />
<br />
PHẦN I. Nhận ra những điều người khác<br />
không thấy<br />
Nghệ sĩ người Pháp Paul Cézanne đã đưa ra một phương pháp giúp nhận biết những<br />
khả năng phong phú, vốn có trong cách nhìn nhận thế giới. Khám phá của ông xuất phát từ<br />
một thực tế khá đơn giản: Nếu đầu tiên một người nhìn một bề mặt bằng một mắt và sau<br />
đó nhắm mắt đó lại, vẫn nhìn vào bề mặt đó nhưng bằng mắt kia, thì hình ảnh thu được đã<br />
thay đổi. Tương tự, nếu một người thay đổi vị trí của mình, hình ảnh người đó nhìn thấy sẽ<br />
thay đổi. Điểm thiên tài của Cézanne chính là ở chỗ ông đã nhận thức được những khả<br />
năng sáng tạo khác nhau, những nhận thức khác nhau này mang lại cho người nghệ sĩ hình<br />
ảnh về thế giới, và ông đã thay đổi được bản chất của nghệ thuật.<br />
Hãy đếm số ký tự O trong hình dưới đây.<br />
<br />
Giải pháp thông thường cho câu đố này là lần lượt đếm từng ký tự O. Tuy nhiên, sẽ dễ<br />
dàng và nhanh chóng hơn nhiều nếu bạn thay đổi cách nhìn của mình và đếm những ký tự<br />
X. Bạn có thể tìm được số chữ O bằng cách nhân số ký tự O và X của mỗi cạnh với nhau<br />
rồi trừ đi một lượng nhỏ ký tự X. Kết quả thu được là số chữ O. Với việc nhìn nhận vấn đề<br />
theo một hướng khác, chúng ta đã tìm được giải pháp nhanh và dễ dàng hơn.<br />
Bệnh đục thủy tinh thể nặng dần theo thời gian và ảnh hưởng rõ ràng của nó biểu hiện<br />
rất chậm do những thay đổi gần như không thể nhận ra cho đến khi làm giảm một cách<br />
đáng kể khả năng quan sát. Tương tự, những thói quen và hành động thường ngày để tiếp<br />
cận các vấn đề dần dần được tích lũy cho đến lúc chúng làm giảm đáng kể nhận thức của<br />
chúng ta về những vấn đề khác. Khả năng sáng tạo vốn có của chúng ta dần dần phải<br />
nhường chỗ cho những thói quen. May mắn thay, chúng ta có thể loại bỏ lối nhận thức và<br />
suy nghĩ lặp lại đó bằng việc thay đổi cách quan sát và học cách nhìn nhận vấn đề của<br />
mình theo nhiều hướng khác nhau.<br />
Hãy xem xét hai đoạn thẳng bằng nhau trong hình vẽ sau. Chúng ta nhận ra đó là 1 + 1<br />
= 2. Đó là khi xem xét chúng dưới góc độ là những “đường thẳng” và “đoạn thẳng”. Nếu<br />
thay đổi lối nhìn nhận chúng từ “đường thẳng” và “đoạn thẳng” sang “khoảng” và “bề<br />
mặt”, bạn có thể đếm những đoạn chiều rộng bằng nhau và được kết quả là 3 (với một<br />
đoạn trống). Lúc đó 1 + 1 = 3. Hơn thế nữa, với hai đoạn đó, nếu đặt chúng vuông góc với<br />
<br />
nhau, bạn có thể tạo ra bốn nhánh hay khoảng trống và 1 + 1 = 4. Bằng trí tưởng tượng,<br />
bạn cũng có thể thấy được 4 hình chữ nhật, 4 tam giác và 4 hình vuông. Khi thay đổi điểm<br />
giao nhau và góc, các nhánh và các hình trong đó không còn bằng nhau. Như vậy, một<br />
đoạn thẳng cộng với một đoạn thẳng có kết quả theo nhiều ý nghĩa.<br />
I + I = II<br />
<br />
Việc nhìn 2 đoạn thẳng theo những cách khác nhau cho thấy rằng: bất cứ cách nhìn<br />
nhận sự việc nào trong thực tế chỉ là một trong số rất nhiều cách có thể. Khi bạn nhìn một<br />
sự việc theo nhiều góc độ khác nhau, bạn sẽ có được hiểu biết mới về nhiều khả năng<br />
khác. Đó là lý do tại sao những thiên tài duy trì được nhiều góc nhìn khác nhau hơn người<br />
bình thường. Ví dụ Aristotle tìm ra một số dạng khác nhau của “nguyên nhân” trong<br />
nghiên cứu của mình. Leonardo da Vinci sử dụng một cách có hệ thống một số hướng<br />
nhìn nhận khi thư giãn cùng những ý tưởng còn Edison trình bày các vấn đề theo rất nhiều<br />
hướng khác nhau, bao gồm cả những cách thức trực quan.<br />
Những chiến lược trong Phần I trình bày cách mà các thiên tài sáng tạo tạo ra vô vàn<br />
khả năng bằng việc diễn giải một vấn đề theo những hướng khác nhau. Chúng bao gồm:<br />
▪ Đặt lại vấn đề theo những cách khác nhau.<br />
▪ Đồ thị hóa, bản đồ hóa và vẽ ra vấn đề đó.<br />
Giả dụ bạn có một túi chứa các viên kẹo màu đen và chỉ có một viên kẹo màu trắng.<br />
Khả năng nhặt được viên kẹo màu trắng là rất thấp. Nếu thêm vào túi 5 viên kẹo màu<br />
trắng, khả năng bạn nhặt được viên kẹo trắng sẽ tăng lên. Nếu lại thêm 10 viên kẹo trắng,<br />
khả năng đó tăng hơn nữa. Nhìn nhận một vấn đề theo những cách khác nhau được xem là<br />
một quá trình tương tự với việc cho thêm những viên kẹo trắng vào túi. Mỗi lần nhìn vấn<br />
đề theo một cách khác, bạn sẽ làm tăng khả năng khám phá một khía cạnh hoặc bản chất<br />
mới mẻ để dẫn đến một ý tưởng đột phá.<br />
<br />