intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đột phá sức sáng tạo: phần 2

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:160

79
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 2 gồm các nội dung: phần ii. nghĩ những điều không ai nghĩ tới (chiến lược: tư duy mạch lạc; tạo những kết hợp mới mẻ; kết nối những ý tưởng rời rạc; nhìn vào mặt khác của vấn đề; kiếm tìm trong những thế giới khác; tìm thấy cái bạn không định tìm kiếm; Đánh thức tinh thần hợp tác). mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đột phá sức sáng tạo: phần 2

PHẦN II. Nghĩ những điều không ai nghĩ<br /> tới<br /> Những thiên tài sáng tạo hành động tương tự Thuyết tiến hóa của Darwin. Theo<br /> Darwin, tự nhiên tạo ra nhiều khả năng khác nhau thông qua quá trình khách quan được<br /> thực hiện lặp đi lặp lại rồi để quá trình chọn lọc tự nhiên quyết định loài nào được phép<br /> tồn tại. Trong tự nhiên, 95% loài mới suy vong và chết trong một thời gian ngắn. Điểm<br /> tương đồng của thiên tài với quá trình tiến hoá sinh học là ở chỗ cả hai đều đòi hỏi sự hình<br /> thành không dự đoán trước một số lượng lớn những lựa chọn và phỏng đoán. Từ những<br /> lựa chọn và phỏng đoán này, thiên tài sẽ giữ lại những ý tưởng tốt nhất để phát triển và<br /> truyền đạt xa hơn. Chiến lược đầu tiên “Tư duy mạch lạc” trong Phần II giới thiệu việc<br /> thiên tài tạo ra số lượng phi thường những ý tưởng như thế nào.<br /> Một khía cạnh quan trọng khác của học thuyết này là cũng như quá trình tiến hóa, bạn<br /> cần một số phương tiện để tạo ra sự đa dạng trong ý tưởng của mình và để sự đa dạng đó<br /> hiệu quả thì nó phải “không định trước”. Để được coi là “không định trước”, những biến<br /> đổi phải được định hướng bởi các nhân tố ngẫu nhiên hoặc không liên quan tới nhau.<br /> Trong tự nhiên, hệ gen hoàn toàn không có sự biến đổi thì sẽ không thể có sự thích nghi<br /> với các hoàn cảnh khác nhau, kết quả là sự tồn tại của muôn loài bị đe dọa. Theo thời gian,<br /> các gen mã hóa cho sự thông minh sẽ chuyển thành mã hóa cho sự ngu dốt. Một quá trình<br /> tương tự xảy ra đối với mỗi cá nhân chúng ta. Mỗi cá nhân có khả năng tạo ra những ý<br /> tưởng dựa trên các mô hình tư duy mẫu đang tồn tại theo cách mà người đó được dạy để<br /> suy nghĩ. Nhưng nếu không dự phòng những biến đổi, cuối cùng những ý tưởng sẽ trở nên<br /> trì trệ và mất dần những ưu điểm của chúng. Như đã nói, nếu bạn luôn nghĩ theo cách bạn<br /> đã nghĩ, bạn sẽ chỉ có được những gì bạn đã có. Những ý tưởng cũ kỹ, lặp lại.<br /> Hãy nói to những từ sau: tổ quốc, tổ quốc, tổ quốc. Bây giờ hãy nói xem dụng cụ dùng<br /> để xúc đất gọi là gì? Bộ não của bạn sắp xếp thông tin đầu vào theo mô hình tư duy đang<br /> tồn tại, chọn ra một mô hình để xử lý thông tin. Nếu nói “cái cuốc”, bạn đã bị mô hình<br /> được tạo ra bởi việc lặp đi lặp lại từ “tổ quốc” đánh lừa. Câu trả lời ở đây là “cái xẻng”.<br /> Trí não của chúng ta xây dựng nên những hình mẫu, cho phép chúng ta đơn giản hóa<br /> và xử lý thế giới phức tạo dựa trên những kinh nghiệm thành công từ cuộc sống và công<br /> việc trong quá khứ. Chúng ta nhìn 6x6 và số 36 tự động xuất hiện, không cần suy nghĩ có<br /> ý thức. Chúng ta kiểm tra một sản phẩm mới cho công ty và biết nó được thiết kế tốt với<br /> mức giá phù hợp. Chúng ta xem một kế hoạch kinh doanh và biết phần dự báo tài chính là<br /> chưa đạt yêu cầu. Chúng ta thực hiện những công việc đó theo thói quen nhờ những hình<br /> mẫu tư duy, dựa trên cơ sở là các trải nghiệm quá khứ. Thêm vào đó, những mô hình tư<br /> duy mẫu này còn giúp chúng ta thực hiện chính xác những công việc lặp lại như lái xe<br /> hoặc khi thuyết trình kế hoạch kinh doanh. Nhưng chính cùng một hình mẫu khiến chúng<br /> ta khó đưa ra những ý tưởng mới và giải pháp sáng tạo cho vấn đề đặc biệt khi phải đối<br /> diện với một dữ kiện bất thường.<br /> Sáng tạo biểu hiện sự lệch hướng với những trải nghiệm và thói quen cũ. Ví dụ: hãy<br /> cắt một chiếc bánh thành tám miếng mà không dùng quá ba nhát cắt. Hầu hết chúng ta gặp<br /> <br /> khó khăn khi đưa ra giải pháp vì kinh nghiệm cắt bánh trước đó. Để giải quyết vấn đề này,<br /> bạn cần thay đổi cách suy nghĩ về chiếc bánh, miếng bánh và việc cắt bánh như thế nào<br /> của mình. Một giải pháp là cắt bánh làm đôi và chồng hai nửa đó lên nhau. Cắt làm đôi<br /> chồng bánh đó và lại đặt các miếng lên nhau rồi cắt tiếp. Hoặc chia bánh làm bốn phần và<br /> cắt ngang qua bốn phần đó. Hoặc chia theo các hình minh họa dưới đây.<br /> <br /> Khi bạn thoát khỏi hình mẫu đã được thiết lập và không quan tâm đến những kinh<br /> nghiệm thường lệ, bạn sẽ khám phá ra rằng có rất nhiều giải pháp.<br /> Trong tự nhiên, biến đổi gen là sự biến đổi được tạo ra bởi một sự kiện tùy ý hoặc<br /> ngẫu nhiên, không bận tâm đến những “kinh nghiệm” sẵn có trong nhiễm sắc thể bố mẹ.<br /> Sau đó, tự nhiên sẽ để quá trình chọn lọc quyết định biến đổi nào được tồn tại và phát<br /> triển. Một quá trình tương tự xảy ra trong mỗi thiên tài. Các thiên tài sáng tạo nghĩ ra một<br /> lượng dồi dào những ý tưởng và giải pháp mới mẻ vì họ không quan tâm đến những cách<br /> suy nghĩ thông thường và tìm kiếm cách tư duy khác nhau về vấn đề. Thiên tài thận trọng<br /> thay đổi cách tư duy của mình bằng việc gợi lên những mô hình tư duy khác để sáp nhập<br /> những nhân tố ngẫu nhiên và không có liên quan với nhau vào trong suy nghĩ của họ.<br /> Những mô hình tư duy khác nhau cho phép họ xem cùng một thông tin như mọi người<br /> khác và nhận ra những điều khác biệt.<br /> Những chiến lược trong Phần II cho phép những thiên tài sáng tạo đưa ra một lượng<br /> lớn các ý tưởng độc đáo và các giải pháp sáng tạo cho vấn đề bằng cách gợi lên những mô<br /> hình tư duy khác nhau. Chúng bao gồm một số chiến lược sau:<br /> • Kết hợp những sự vật theo các phương pháp mới lạ trong “Tạo những kết hợp mới<br /> mẻ”.<br /> • Sử dụng những tác nhân kích thích ngẫu nhiên trong “Kết nối những ý tưởng rời<br /> rạc”.<br /> • Suy nghĩ về những điều trái ngược trong “Tìm kiếm trong những thế giới khác”.<br /> • Chủ động tìm kiếm những khám phá ngẫu nhiên trong “Tìm thấy cái bạn không định<br /> tìm kiếm”.<br /> Những chiến lược không tái tạo lại kinh nghiệm sáng tạo, chúng chỉ đề xuất những<br /> kinh nghiệm đó. Để minh họa, hãy coi như bạn đã chấp nhận quan điểm sau đây của tôi:<br /> cách tốt nhất để nhìn sang nhà hàng xóm là đứng trên mái nhà mình. Điều này không tái<br /> tạo kinh nghiệm, nó chỉ là một gợi ý. Để nhận ra kinh nghiệm này, bạn không thể chỉ<br /> muốn mình bay lên trên mái nhà. Bạn cần một công cụ cụ thể, một cái thang chẳng hạn,<br /> cho phép bạn leo lên mái nhà và nhìn ra xung quanh. Cũng theo cách đó, khi đồng ý với<br /> quan điểm của tôi rằng thiên tài lấy ý tưởng từ việc kết hợp sự vật theo những cách mới lạ,<br /> bạn không thể chỉ muốn bản thân đột nhiên tư duy theo cách đó. Bạn cần những kỹ năng<br /> thực hiện. Đó là lý do tại sao mỗi chiến lược ở đây lại kèm theo những kỹ năng cụ thể và<br /> những công cụ thiết thực cùng các giới thiệu chính xác về việc sử dụng chiến lược như thế<br /> <br /> nào để có được những ý tưởng bạn cần trong công việc và cuộc sống cá nhân.<br /> Các chiến lược này giải phóng sức sáng tạo của bạn bằng cách phá vỡ những hình mẫu<br /> tư duy thường lệ và gợi lên những hình mẫu tư duy mới khi đặt những thông tin không<br /> giống nhau bên cạnh nhau. Hình minh họa A cho thấy mô hình tư duy thông thường, trong<br /> đó suy nghĩ chuyển từ một vấn đề tới một giải pháp theo đường thẳng. Đây chính là cách<br /> chúng ta được dạy để tư duy. Khi đối đầu với một vấn đề, chúng ta phân tích, lựa chọn<br /> cách tiếp cận có triển vọng nhất dựa trên những kinh nghiệm quá khứ trong cuộc sống,<br /> học tập và công việc, loại bỏ những hình thức tiếp cận khác và thực hiện theo phương<br /> hướng đã xác định rõ ràng tới một giải pháp như thường lệ.<br /> <br /> Hình minh họa B cho thấy thiên tài phá vỡ những hình mẫu tư duy thông thường như<br /> thế nào bằng việc giới thiệu những tác nhân kích thích ngẫu nhiên. Hoạt động này gợi lên<br /> những hình mẫu tư duy mới, dẫn đến sự hình thành những ý tưởng và khái niệm mới mà<br /> bạn không thể có được khi sử dụng cách thức tư duy thông thường.<br /> <br /> Chiến lược cuối cùng “Làm thức dậy tinh thần hợp tác” giới thiệu những điều kiện để<br /> có tư duy tập thể trung thực và thông thoáng trong những buổi tư duy nhóm.<br /> <br /> CHIẾN LƯỢC 3<br /> Tư duy mạch lạc<br /> Một điểm khác biệt của thiên tài là năng suất làm việc thần kỳ. Tất cả các thiên tài đều<br /> lao động. Bach viết một bản cantat mỗi tuần, ngay cả khi ông ốm hay kiệt sức. Mozart<br /> sáng tác hơn 600 bản nhạc. Einstein được biết đến nhiều nhất với công trình Thuyết tương<br /> đối nhưng ông còn công bố 248 công trình khác. Darwin nổi tiếng với Thuyết tiến hóa<br /> nhưng ông còn viết 119 nghiên cứu khác trong cuộc đời. Freud công bố 330 công trình<br /> còn Maslow là 165. Rembrandt vẽ khoảng 650 bức tranh và 2.000 phác thảo, Picasso sáng<br /> tác trên 20.000 tác phẩm. Shakespeares viết hơn 154 bài sonnet. Một số là kiệt tác, còn lại<br /> không khá hơn những bài thơ mà những người đồng nghiệp của ông đã viết, và một số bài<br /> khá tệ. Thực tế, những nhà thơ lớn sáng tác nhiều bài thơ dở hơn là những nhà thơ bình<br /> thường. Họ sáng tác nhiều bài thơ tệ hơn đơn giản vì họ sáng tác được nhiều hơn.<br /> Quan niệm sai lầm thông thường cho rằng những thiên tài sáng tạo phi thường chỉ tạo<br /> ra một vài kiệt tác chọn lọc là hoàn toàn sai. Thomas Edison được biết đến nhiều nhất bởi<br /> phát minh bóng đèn dây tóc và máy hát nhưng ông còn nắm giữ 1.093 sáng chế khác, đến<br /> nay vẫn là một kỷ lục. Edison nhìn nhận sáng tạo thuần túy là lao động vất vả, trung thực<br /> và đạt kết quả tốt, như có lần ông đã nói: “Thiên tài chỉ có 1% là trí thông minh và 99%<br /> mồ hôi công sức”. Ông đã phải thực hiện 9.000 thí nghiệm để hoàn thiện bóng đèn và<br /> 50.000 thí nghiệm khác để phát minh ra ắc quy. Một lần, một trợ lý của ông đã hỏi tại sao<br /> ông tiếp tục kiên trì phát minh ra một loại dây tóc bóng đèn có tuổi thọ lâu dài sau hàng<br /> nghìn lần thất bại, Edison nói ông không hiểu câu hỏi đó. Trong tâm trí ông, ông chưa một<br /> lần thất bại. Thay vào đó, ông đã khám phá hàng nghìn loại dây tóc không hoạt động tốt.<br /> Tư duy kiên định<br /> Các thiên tài tạo được nhiều ý tưởng do họ suy nghĩ mạch lạc. Sự mạch lạc của tư duy<br /> có nghĩa là tạo một khối lượng lớn ý tưởng. Để tư duy mạch lạc, bạn cần sắp xếp suy nghĩ<br /> của mình xung quanh một bộ nguyên tắc được gọi là “Tư duy kiên định”. Kiên định là một<br /> tiêu chuẩn đối lập với tất cả những tiêu chuẩn dùng để đánh giá những cách giải quyết<br /> khác. Một la bàn bình thường có kim nam châm chỉ về hướng Bắc và thường xuyên dịch<br /> chuyển. Chỉ có la bàn hồi chuyển mới chỉ hướng chính Bắc, một điểm cố định và không<br /> bao giờ dẫn tàu thuyền đi lạc hướng. Chỉ khi nào bạn tổ chức suy nghĩ của mình quanh bộ<br /> nguyên tắc tư duy kiên định khi suy nghĩ tìm ý tưởng thì bạn mới tạo ra những ý tưởng<br /> đích thực tiếp theo đó. Những nguyên tắc này có giá trị lâu dài, phù hợp và ổn định.<br /> Nguyên tắc tư duy kiên định để suy nghĩ sáng tạo là:<br /> • Đừng vội phán xét khi phát triển ý tưởng.<br /> • Tạo càng nhiều ý tưởng càng tốt.<br /> • Ghi chép lại những ý tưởng khi chúng được hình thành.<br /> • Xây dựng và phát triển các ý tưởng.<br /> Không vội vàng phán xét<br /> <br /> Khi tìm kiếm ý tưởng dù một cá nhân hay cùng nhóm, điều thiết yếu là không nhận<br /> xét, đánh giá hay chỉ trích khi ý tưởng được tạo ra. Không có gì tiêu diệt sự sáng tạo<br /> nhanh hơn và tuyệt đối hơn sự phê phán, nhận xét.<br /> Đối với chúng ta, việc này thật khó thực hiện. Chúng ta đã được dạy dỗ trở thành<br /> những cá nhân giỏi nhận xét, chỉ trích, và chúng ta phán xét những suy nghĩ và ý tưởng<br /> mới một cách bản năng, ngay tức khắc. Chỉ có con người mới có thể cố gắng đưa ra những<br /> ý tưởng mới, đồng thời tìm kiếm nguyên nhân tại sao những ý tưởng đó không thực hiện<br /> được. Nó cũng giống như lái xe với chân này đạp ga và chân kia đạp phanh cùng một lúc<br /> vậy. Do đó, bất cứ khi nào kích não tìm ý tưởng, chúng ta lại dành phần lớn thời gian tìm<br /> kiếm mọi nguyên nhân tại sao ý tưởng không hiệu quả hay không thực hiện được, thay vì<br /> tạo ra càng nhiều ý tưởng càng tốt. Có vẻ như việc phán xét an toàn hơn việc cố gắng tạo<br /> ra một điều mới mẻ và người ta thường tập trung vào phán xét những ý tưởng quá sớm và<br /> loại bỏ nó trước khi mọi ẩn ý của chúng được xem xét tới.<br /> Dưới đây là biểu đồ của người phán xét các ý tưởng khi chúng được đưa ra. Người đó<br /> nghĩ đến ý tưởng A và loại bỏ nó vì nó không đáng tin cậy. Sau đó anh ta nghĩ đến ý tưởng<br /> B và C rồi loại bỏ cả hai vì chúng không kiểm soát được. Cuối cùng, người đó chuyển<br /> hướng về ý tưởng D, một ý tưởng an toàn, thận trọng, đã được đối chiếu với kinh nghiệm<br /> trong quá khứ và không có rủi ro. Khi ý tưởng bị phán xét, suy nghĩ sáng tạo bị ngưng trệ<br /> và dừng lại. Chỉ một vài ý tưởng được tạo ra và cuối cùng, suy nghĩ được hướng tới những<br /> ý tưởng kém, an toàn và dè dặt.<br /> <br /> Biểu đồ tiếp theo trình bày quá trình tư duy của người không đánh giá ý tưởng khi<br /> chúng được đưa ra. Ở đây, người đó có thể suy nghĩ liên tục, tự do, nhờ hoặc dựa trên ý<br /> tưởng của người khác và kết hợp để tạo ra nhiều ý tưởng hơn cho đến khi đạt tới ý tưởng<br /> đột phá “eureka”. Tư duy không phán xét rất năng động và linh hoạt. Ý tưởng này bật lên<br /> từ ý tưởng kia, khơi dậy những ý tưởng phụ và sự kết hợp của chúng, nhân lên gấp bội<br /> những điều có thể xảy ra.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2