DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ – GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG MÔ HÌNH<br />
QUYỀN CHỌN ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ TẠI<br />
TỈNH KON TUM<br />
<br />
TS Nguyễn Thị Mỹ Linh & ThS Bùi Ngọc Toản1<br />
Tóm tắt<br />
Nhằm dự báo xu hướng biến động giá cà phê trong tương lai cũng như đưa ra các giải<br />
pháp phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê một cách hữu hiệu nhất, các tác giả đã tiến<br />
hành nghiên cứu thực nghiệm dựa trên mô hình GARCH với dữ liệu về giá cà phê được<br />
thu thập trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 04/01/2010 – 31/12/2013. Kết quả<br />
nghiên cứu cho thấy, giá cà phê tại tỉnh Kon Tum biến động khá nhiều qua các năm và bị<br />
tác động mạnh nhất bởi sự biến động về diễn biến giá cà phê trong quá khứ, kế tiếp là bởi<br />
những biến đổi bất thường (những cú sốc) về giá cà phê trong quá khứ. Trên cơ sở đó,<br />
các tác giả đã dự báo xu hướng biến động giá cà phê trong tương lai và đưa ra giải pháp<br />
ứng dụng mô hình quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại tỉnh Kon<br />
Tum.<br />
Từ khóa: Dự báo, biến động giá, rủi ro, giá cà phê, quyền chọn, phòng ngừa rủi ro, tỉnh<br />
Kon Tum.<br />
<br />
ORCASTING FLUCTUATION OF COFFEE PRICES – SOLUTIONS BASED<br />
OPTIONAL MODELING TO HEDGE RISKS OF EVOLVING THESE PRICES<br />
IN KONTUM PROVINCE<br />
<br />
Abstract<br />
GARCH model is used to forecast the fluctuating trend of coffee prices in the future and<br />
introduce solutions to hedge risks of evolving these prices effectively with data collected<br />
in Kon Tum province from 04/01/2010 – 21/12/2013. As the results, coffee prices in this<br />
area have significantly fluctuated for years and been effected strongly by themselves as<br />
well as fairly unexpected shocks in the past. From this conclusion, writers make some<br />
assumptions for their trends in the future and solutions based optional modeling to<br />
manage risks of evolving coffee prices in Kon Tum province.<br />
<br />
Keywords: Forecasting, price fluctuations, risks, coffee prices, option, risk management,<br />
Kon Tum province.<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Cà phê được coi là cây chủ lực trong các loại cây công nghiệp của tỉnh Kon Tum. Có thể<br />
nói, cây cà phê đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm và tăng thu<br />
nhập, cải thiện đời sống người dân tại tỉnh Kon Tum. Bên cạnh những thuận lợi mang lại<br />
<br />
1<br />
Trường Đại học Công Nghiệp Tp.Hồ Chí Minh.<br />
<br />
1<br />
cho phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, thì vấn đề mà các chủ thể liên quan quan tâm đến<br />
chính là sự biến động của giá cà phê bán ra. Không chỉ vậy, rủi ro biến động giá cà phê<br />
cũng thường là chủ đề trung tâm của nhiều diễn đàn, hội thảo trong và ngoài nước trong<br />
thời gian qua. Xu hướng biến động giá cà phê thường rất khó lường trước, những biến<br />
động này có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, người nông dân, các<br />
thương lái, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê. Do đó, việc dự báo xu hướng<br />
biến động giá cà phê trong tương lai cũng như đưa ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro<br />
biến động giá cà phê một cách hiệu quả là hết sức cần thiết. Nghiên cứu này tập trung dự<br />
báo xu hướng biến động giá cà phê trong tương lai thông qua mô hình GARCH và đưa ra<br />
giải pháp ứng dụng mô hình quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại<br />
tỉnh Kon Tum. Ở các nước phát triển, có khá nhiều công cụ để phòng ngừa rủi ro biến<br />
động giá cà phê, trong đó phổ biến nhất là ứng dụng các công cụ phái sinh. Tuy nhiên,<br />
với các công cụ phái sinh thông thường như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp<br />
đồng tương lai,… người nông dân có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro khi giá giảm, tuy<br />
nhiên những công cụ này đều hạn chế lợi nhuận tiềm năng khi giá tăng. Với hợp đồng<br />
quyền chọn, đây là một công cụ bảo vệ người mua trước những dao động giá bất lợi trong<br />
khi vẫn tạo cơ hội tìm kiếm lợi nhuận khi giá thay đổi theo chiều hướng có lợi. Do đó,<br />
hợp đồng quyền chọn là công cụ phái sinh thích hợp nhất mà người nông dân cũng như<br />
các chủ thể liên quan tại Kon Tum có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro cà phê.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu<br />
2.1 Phương pháp nghiên cứu<br />
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên cơ sở thống kê mô<br />
tả, phân tích mô hình GARCH (Generalised Autoregressive Conditional<br />
Heteroskedasticity) để dự báo rủi ro biến động giá cà phê tại tỉnh Kon Tum, công cụ được<br />
chọn sử dụng là phần mềm phân tích thống kê Stata.<br />
2.2 Dữ liệu nghiên cứu<br />
Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu là chuỗi dữ liệu về giá cà phê bình quân theo<br />
tuần tại tỉnh Kon Tum, được thu thập từ nguồn của Công ty Xuất nhập khẩu cà phê Đắk<br />
Hà.<br />
Thời gian nghiên cứu trong giai đoạn 04/01/2010 – 31/12/2013 với 208 quan sát.<br />
3. Xây dựng và kiểm định mô hình dự báo biến động giá cà phê<br />
3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu<br />
Gọi giá cà phê tại thời điểm t là St, khi đó lợi suất của cà phê trong khoảng thời gian một<br />
chu kỳ nắm giữ từ thời điểm (t-1) đến thời điểm t sẽ là:<br />
S t S t 1<br />
Yt với t 1 .<br />
S t 1<br />
Vì thế, ta có thể phân tích chuỗi giá cà phê St thông qua việc phân tích chuỗi Yt.<br />
<br />
2<br />
Mô hình GARCH được xây dựng để lập mô hình và dự báo về phương sai có điều kiện.<br />
Mô hình GARCH(p,q) có dạng sau đây:<br />
Y t = β 1 + β 2 X t + ut (*)<br />
u t N 0, ht <br />
ht 0 i 1 i ht i j 1 j u t2 j<br />
p q<br />
(**)<br />
Trong đó:<br />
p: Bậc của mô hình GARCH. .<br />
q: Bậc của mô hình ARCH.<br />
Yt: Biến phụ thuộc (lợi suất của cà phê trong khoảng thời gian một chu kỳ nắm giữ từ<br />
thời điểm (t-1) đến thời điểm t).<br />
Xt: Các biến giải thích, có thể bao gồm các biến trễ của Yt và các biến giải thích khác có<br />
ảnh hưởng đến Yt.<br />
Ut: hạng nhiễu.<br />
Ở đây, phương trình (*) được gọi là phương trình ước lượng giá trung bình của cà phê;<br />
phương trình (**) là phương trình ước lượng giá trị phương sai (sự biến động về giá cà<br />
phê), phương trình này nói lên rằng phương sai ht bây giờ phụ thuộc vào cả giá trị quá<br />
khứ của những cú sốc, đại diện bởi các biến trễ của hạng nhiễu bình phương; và các giá<br />
trị quá khứ của bản thân ht đại diện bởi các biến ht-i .<br />
3.2 Kiểm định mô hình nghiên cứu<br />
3.2.1. Thống kê mô tả dữ liệu<br />
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ Công ty Xuất nhập khẩu cà phê Đắk Hà, Kon Tum<br />
giai đoạn từ 04/01/2010 đến 31/12/2013 với 208 quan sát, được thống kê các thông số<br />
như sau:<br />
Bảng 1: Thông số thống kê mô tả<br />
Đơn vị tính: đồng/kg<br />
Chỉ tiêu thống kê Giá cà phê<br />
Trung bình 37.252,5<br />
Độ lệch chuẩn 7.059,5<br />
Giá trị nhỏ nhất 21.985<br />
Giá trị lớn nhất 50.325<br />
Tổng số quan sát 208<br />
Nguồn: Công ty Xuất nhập khẩu cà phê Đắk Hà<br />
Nhìn chung, giá cà phê tại Kon Tum biến động khá mạnh qua các năm và đạt giá trị trung<br />
bình là 37.252,5 đồng/kg, đạt mức thấp nhất vào khoảng 21.985 đồng/kg vào tháng<br />
2/2010 và đạt mức cao nhất vào khoảng 50.325 đồng/kg vào tháng 6/2011.<br />
<br />
3<br />
3.2.2. Kiểm định tính dừng<br />
Theo Nguyễn Trọng Hoài và các cộng sự (2009), một chuỗi thời gian dừng có các đặc<br />
điểm sau đây:<br />
Dữ liệu dao động xung quanh một giá trị trung bình cố định trong dài hạn.<br />
Dữ liệu có giá trị phương sai xác định không thay đổi theo thời gian.<br />
Dữ liệu có một giản đồ tự tương quan với các hệ số tự tương quan sẽ giảm dần khi độ<br />
trễ tăng lên.<br />
Cũng theo Nguyễn Trọng Hoài và các cộng sự (2009), nếu Yt là một chuỗi không dừng,<br />
thì sai phân bậc một của nó có thể là một chuỗi dừng vì một chuỗi thời gian sau khi lấy<br />
sai phân bậc một thì nó đã loại trừ yếu tố xu thế hoặc ngẫu nhiên. Điều này rất có ý nghĩa<br />
trong việc phân tích và dự báo các chuỗi thời gian không dừng, cụ thể là nhà dự báo có<br />
thể biến một chuỗi không dừng thành một chuỗi dừng nhằm phục vụ cho quá trình dự báo.<br />
Để kiểm định một chuỗi thời gian dừng hay không dừng, kiểm định nghiệm đơn vị là một<br />
kiểm định được sử dụng khá phổ biến.<br />
Ta có giả thuyết H0: Yt là chuỗi không dừng.<br />
Với chuỗi dữ liệu về giá cà phê tại tỉnh Kon Tum, kết quả kiểm định cho thấy chuỗi dừng<br />
ở sai phân bậc một, cụ thể như sau:<br />
Bảng 2: Kiểm định tính dừng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Tính toán tổng hợp của các tác giả<br />
Với mức ý nghĩa alpha là 1%, kiểm định cho kết quả là: P-value = 0,0000 (nhỏ hơn 1%)<br />
nên bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận Yt là chuỗi dừng ở sai phân bậc một. Việc lấy sai<br />
phân giúp chuỗi giá cà phê dừng vì đã loại trừ yếu tố xu thế hoặc ngẫu nhiên, điều này có<br />
ý nghĩa rằng chuỗi dữ liệu phù hợp để đưa vào phân tích ở những bước tiếp theo và dự<br />
báo biến động giá cà phê.<br />
3.2.3. Kiểm định hiện tượng phương sai có điều kiện của chuỗi giá cà phê thay đổi<br />
theo thời gian<br />
Các tác giả kiểm định hiện tượng phương sai có điều kiện của chuỗi giá cả thay đổi theo<br />
thời gian bằng kiểm định hiệu ứng ARCH.<br />
Ta có giả thiết H0: Không tồn tại hiệu ứng ARCH<br />
Với bộ dữ liệu hiện có, kết quả kiểm định như sau:<br />
Bảng 3: Kiểm định hiện tượng phương sai có điều kiện của chuỗi giá cà phê thay đổi<br />
theo thời gian<br />
4<br />
Nguồn: Tính toán tổng hợp của các tác giả<br />
Với mức ý nghĩa alpha là 1%, kiểm định cho kết quả là: Prob = 0,0000.<br />
Vậy, với Prob < 0,01 nên bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận tồn tại hiệu ứng ARCH trong<br />
mô hình. Kết quả kiểm định hiệu ứng ARCH có ý nghĩa rất quan trọng vì giúp chúng ta<br />
có thể kết luận rằng chuỗi giá cà phê có thể tồn tại hiệu ứng ARCH hay không. Nói cách<br />
khác, ta có thể sử dụng hiệu ứng ARCH để xác định phương trình ước lượng giá trị<br />
phương sai (sự biến động về giá cà phê), phương trình ước lượng này sẽ cho ta thấy diễn<br />
biến về giá cà phê sẽ bị tác động mạnh nhất bởi sự biến động về diễn biến giá cà phê<br />
trong quá khứ hay chịu tác động bởi những biến đổi bất thường (những cú sốc) về giá cà<br />
phê trong quá khứ.<br />
3.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu<br />
Bảng 4: Kết quả mô hình GARCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Tính toán tổng hợp của các tác giả<br />
Dựa vào bảng kết quả trên, ta thấy phương trình ước lượng giá trị phương sai (sự biến<br />
động về giá cà phê) phù hợp và kết quả có thể sử dụng được, với:<br />
- Hiệu ứng ARCH trong mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, với hệ số hồi<br />
quy là 0,2806. Điều này cho thấy, diễn biến về giá cà phê ở hiện tại bị tác động bởi giá trị<br />
quá khứ của những cú sốc (những biến đổi bất thường của giá cà phê trong quá khứ). Kết<br />
quả này có nghĩa rằng, khi có một sự biến đổi bất thường về giá cà phê trong quá khứ thì<br />
sẽ tác động làm cho giá cà phê ở hiện tại có nguy cơ cũng sẽ biến đổi bất thường theo.<br />
- Hiệu ứng GARCH trong mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, với hệ số hồi<br />
quy là 0,4802. Điều này nói cho thấy, diễn biến về giá cà phê ở hiện tại bị tác động bởi<br />
những biến động về giá cà phê trong quá khứ. Kết quả này có nghĩa rằng, diễn biến giá cà<br />
phê trong quá khứ biến động nhiều sẽ làm cho giá cà phê ở hiện tại cũng biến động theo.<br />
<br />
5<br />
Vậy, giá cà phê tại tỉnh Kon Tum biến động khá nhiều qua các năm và bị tác động mạnh<br />
nhất bởi sự biến động về giá cà phê trong quá khứ do tác động của yếu tố mùa vụ, diễn<br />
biến thời tiết theo quy luật tự nhiên. Ngoài ra, diễn biến về giá cà phê ở hiện tại còn chịu<br />
tác động bởi những biến đổi bất thường (những cú sốc) về giá cà phê trong quá khứ do<br />
các hiện tượng biến đổi bất thường của thời tiết, hiện tượng El Nino, mưa cục bộ tại một<br />
số địa phương, thời tiết khô hạn đột biến, hoặc những biến đổi bất thường do khủng<br />
hoảng kinh tế,… nhưng mức độ thấp hơn. Có thể nhìn thấy sự biến động giá cà phê qua<br />
các năm rõ hơn ở biểu đồ dưới (Hình 1)<br />
Đơn vị tính: đồng/kg<br />
<br />
Giá cà phê<br />
<br />
<br />
60,000<br />
<br />
<br />
50,000<br />
<br />
<br />
40,000<br />
VND/ Kg<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
30,000 Giá cà phê<br />
<br />
<br />
20,000<br />
<br />
<br />
10,000<br />
<br />
<br />
-<br />
04-01-10 - 10-01-10<br />
<br />
22-03-10 - 28-03-10<br />
<br />
07-06-10 - 13-06-10<br />
<br />
23-08-10 - 29-08-10<br />
<br />
08-11-10 - 14-11-10<br />
<br />
24-01-11 - 30-01-11<br />
<br />
11-04-11 - 17-04-11<br />
<br />
27-06-11 - 03-07-11<br />
<br />
12-09-11 - 18-09-11<br />
<br />
28-11-11 - 04-12-11<br />
<br />
13-02-12 - 19-02-12<br />
<br />
30-04-12 - 06-05-12<br />
<br />
16-07-12 - 22-07-12<br />
<br />
01-10-12 - 07-10-12<br />
<br />
17-12-12 - 23-12-12<br />
<br />
04-03-13 - 10-03-13<br />
<br />
20-05-13 - 26-05-13<br />
<br />
05-08-13 - 11-08-13<br />
<br />
21-10-13 - 27-10-13<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngày<br />
<br />
<br />
Nguồn: Công ty Xuất nhập khẩu cà phê Đắk Hà<br />
Hình 1: Diễn biến giá cà phê tại Kon Tum giai đoạn 2007 - 2013<br />
<br />
Nông dân là người chịu thiệt đầu tiên. Khi thời tiết thuận lợi được mùa thì thu nhập ổn<br />
định, tuy nhiên điều này cũng làm cho giá bán cà phê trên thị trường có thể giảm, tạo lợi<br />
ích cho người tiêu dùng nhiều hơn. Khi thời tiết xấu, dịch bệnh hoành hành thì sẽ mất<br />
mùa, thu nhập của người nông dân giảm xuống, cùng với tình trạng thiếu hụt hàng hóa sẽ<br />
làm cho giá bán cà phê trên thị trường tăng cao, người nông dân sẽ được bù đắp. Tuy<br />
nhiên, trong thực tế thì chỉ một phần nhỏ khoản tiền tăng thêm từ việc tăng giá sẽ đến tay<br />
người nông dân, còn phần lớn lại rơi vào tay của các nhà thương lái trung gian, những<br />
người môi giới. Chính vì thế, đời sống của người nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn.<br />
Cũng như người nông dân, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng chịu rủi ro lớn khi<br />
giá cà phê giảm. Những biến động bất thường không thể dự đoán trước được của giá cà<br />
<br />
6<br />
phê không chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến thị phần, sức<br />
cạnh tranh, uy tín với đối tác và thậm chí là cả sự tồn tại của doanh nghiệp.<br />
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trên, chúng ta có thể dựa vào diễn biến giá cà phê ở hiện<br />
tại để dự báo sự biến động về giá cà phê trong tương lai, cụ thể như sau:<br />
Dự báo xu hướng biến động giá cà phê trong ngắn hạn:<br />
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu ở trên, ta thấy rằng giá cà phê chịu sự tác động mạnh nhất<br />
bởi diễn biến thời tiết hàng năm theo quy luật tự nhiên, bởi sự biến động về giá cà phê<br />
(chịu tác động trực tiếp bởi cung cầu) trong quá khứ do tác động của yêu tố mùa vụ (đại<br />
diện thông qua hệ số của hiệu ứng GARCH). Ngoài ra, diễn biến về giá cà phê ở hiện tại<br />
còn chịu tác động bởi những biến đổi bất thường (những cú sốc) về giá cà phê trong quá<br />
khứ nhưng ở mức độ thấp hơn do các hiện tượng biến đổi bất thường của thời tiết hoặc<br />
những biến đổi bất thường do khủng hoảng kinh tế (đại diện thông qua hệ số của hiệu<br />
ứng ARCH). Do vậy, nghiên cứu dự báo trong ngắn hạn giá cà phê sẽ có xu hướng tăng<br />
do nguồn cung trong nước và thế giới giảm, các nhà xuất khẩu ở những nước sản xuất cà<br />
phê cũng đang hạn chế lượng bán ra (Theo thông tin của Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt<br />
Nam (Vicofa)). Ngoài ra, giá cà phê được dự báo có xu hướng tăng do báo động của hiện<br />
tượng El Nino - có khả năng sẽ tăng nhiệt độ hơn bình thường (những cú sốc bất thường)<br />
tại một số vùng trồng cà phê trọng yếu của Việt Nam cũng như trên thế giới (Theo thông<br />
tin dự báo của Trung tâm Thông tin AGROINFO).<br />
Dự báo xu hướng biến động giá cà phê trong dài hạn:<br />
Trong dài hạn, nhu cầu về cà phê được dự báo vẫn sẽ tăng. Trong khi đó, nguồn cung về<br />
cà phê có xu hướng giảm do tác động của những diễn biến theo quy luật tự nhiên và<br />
những biến động bất thường của thời tiết (Theo thông tin của Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt<br />
Nam (Vicofa)). Căn cứ vào kết quả nghiên cứu ở trên, giá cà phê chịu sự tác động mạnh<br />
nhất bởi diễn biến về giá cà phê (chịu tác động trực tiếp bởi cung cầu) trong quá khứ, kế<br />
tiếp là những biến động bất thường (những cú sốc) do các hiện tượng biến đổi bất thường<br />
của thời tiết hoặc do khủng hoảng kinh tế. Vì vậy, giá cà phê trong dài hạn vẫn được kỳ<br />
vọng sẽ có xu hướng biến động theo chiều hướng tăng.<br />
4. Ứng dụng mô hình quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại<br />
tỉnh Kon Tum<br />
Theo Frederic S. Mishkin & Stanley G. Eakins (2012), hợp đồng quyền chọn là hợp đồng<br />
cung cấp cho người mua sự lựa chọn, quyền để mua hoặc quyền để bán các công cụ cơ sở<br />
ở một mức giá quy định, được gọi là giá thực hiện, trong một thời gian nhất định (thời<br />
điểm đáo hạn). Hợp đồng quyền chọn có thể được sử dụng như một công cụ bảo hiểm<br />
hiệu quả đối với các rủi ro do sự biến động về giá cả. Khi nhà đầu tư có dự định mua<br />
hàng hóa và kỳ vọng giá của hàng hóa đó sẽ tăng lên trong tương lai thì họ sẽ phòng ngừa<br />
rủi ro bằng cách mua một quyền chọn mua. Đến thời điểm đáo hạn của hợp đồng quyền<br />
<br />
7<br />
chọn, nếu giá hàng hóa cơ sở lên cao như dự đoán thì người sở hữu quyền chọn sẽ thực<br />
hiện hợp đồng và hàng hóa cơ sở theo giá đã thoả thuận tại thời điểm ký hợp đồng; nếu<br />
giá hàng hóa diễn biến ngược lại so với dự đoán thì người sở hữu quyền chọn sẽ không<br />
thực hiện hợp đồng và chỉ chịu một khoản lỗ giới hạn bằng với khoản phí mua quyền<br />
chọn. Ngược lại, khi nhà đầu tư đang sở hữu hàng hóa và họ dự đoán trong tương lai giá<br />
hàng hóa sẽ giảm thì sự lựa chọn để phòng ngừa cho rủi ro về giá đối với hàng hóa đang<br />
sở hữu là mua một quyền chọn bán. Đến thời điểm đáo hạn của hợp đồng quyền chọn,<br />
nếu giá hàng hóa xuống thấp như dự đoán thì người sở hữu quyền chọn sẽ thực hiện hợp<br />
đồng và bán hàng hóa theo giá đã thoả thuận tại thời điểm ký hợp đồng; nếu giá hàng hóa<br />
diễn biến ngược lại so với dự đoán thì người sở hữu quyền chọn sẽ không thực hiện hợp<br />
đồng và chỉ chịu một khoản lỗ giới hạn bằng với khoản phí mua quyền chọn. Chính vì<br />
vậy, hợp đồng quyền chọn là một công cụ phòng ngừa rủi ro giá cà phê rất hữu hiệu và<br />
được các nước phát triển sử dụng khá phổ biến.<br />
Song, nhằm thực hiện bài nghiên cứu này, một cuộc điều tra được tiến hành trên địa bàn<br />
với 185 hộ nông dân và 18 doanh nghiệp được khảo sát chủ yếu tại các huyện Đăk Hà,<br />
Kon Rẫy và thành phố Kon Tum. Kết quả điều tra cho thấy: 100% nông hộ và doanh<br />
nghiệp được khảo sát tại địa bàn tỉnh Kon Tum đều không sử dụng công cụ này trong<br />
phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê. Nhận thức được hạn chế này, các tác giả đề xuất<br />
nên áp dụng mô hình quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại tỉnh Kon<br />
Tum. Tuy nhiên, với những hạn chế khách quan tại địa phương mà chúng ta chưa thể<br />
nóng vội thành lập Sở giao dịch quyền chọn ngay được do: (1) Trình độ nhận thức của<br />
nông dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế về quyền chọn vẫn còn khá hạn chế;<br />
(2) Đồng thời, cơ sở pháp lý còn nhiều bất cập sẽ hạn chế sự phát triển của thị trường<br />
phòng ngừa rủi ro biến động giá bằng mô hình quyền chọn. Do đó, nghiên cứu đề xuất<br />
việc ứng dụng mô hình quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại tỉnh<br />
Kon Tum nên thực hiện theo hai giai đoạn như sau:<br />
4.1 Giai đoạn 1: Xây dựng tiền đề để hình thành thị trường phòng ngừa rủi ro biến<br />
động giá cà phê bằng mô hình quyền chọn<br />
Đây là giai đoạn mà thị trường phòng ngừa rủi ro biến động giá cần phải xây dựng những<br />
tiền đề, nền tảng vững chắc để chuẩn bị mở cửa thị trường theo lộ trình cam kết hội nhập<br />
WTO và cũng là để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo. Công việc thực hiện cho giai đoạn<br />
này bao gồm:<br />
- Thứ nhất, mô hình phòng ngừa rủi ro biến động giá phù hợp cho thị trường đối với<br />
mặt hàng cà phê tại địa bàn tỉnh Kon Tum trong giai đoạn này là sử dụng quyền chọn bán<br />
có sự tham gia của Chính quyền tỉnh Kon Tum, trong đó Chính quyền tỉnh Kon Tum<br />
đóng vai trò hỗ trợ nông dân thanh toán phí mua quyền chọn bán và mua hợp đồng quyền<br />
chọn bán trên thị trường quốc tế phù hợp. Sử dụng hợp đồng quyền chọn bán là giải pháp<br />
<br />
8<br />
áp dụng theo đúng qui luật thị trường nhằm tránh tình trạng rớt giá, đồng thời vẫn tạo cơ<br />
hội tìm kiếm lợi nhuận khi giá tăng. Đồng thời, giúp người nông dân có thể làm quen dần<br />
với việc sử dụng quyền chọn bán cà phê trong phòng ngừa rủi ro biến động giá. Với mô<br />
hình này, sự hỗ trợ của Chính quyền tỉnh Kon Tum chỉ nên được sử dụng trong giai đoạn<br />
đầu, trong điều kiện nông dân sản xuất quy mô nhỏ, thiếu kiến thức và năng lực cần thiết.<br />
Thông qua việc thực hiện mô hình này, Chính quyền tỉnh Kon Tum sẽ tạo nên văn hóa,<br />
thói quen phòng ngừa rủi ro cho toàn xã hội, cho người nông dân, cho những người có<br />
nguy cơ đối diện với rủi ro. Từ đó, người nông dân sẽ tích lũy kiến thức, nguồn lực, năng<br />
lực và có kinh nghiệm hơn trong việc sử dụng hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro<br />
biến động giá cà phê. Điều quan trọng hơn hết là sẽ thay đổi nhận thức của các bên liên<br />
quan và thực thi kế hoạch phát triển dài hạn thị trường cà phê tỉnh Kon Tum.<br />
Mô hình và qui trình giao dịch quyền chọn trong giai đoạn 1:<br />
Mô hình sử dụng quyền chọn bán có sự tham gia của Chính quyền tỉnh Kon Tum để<br />
phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong giai đoạn này<br />
được minh họa như sau:<br />
NÔNG DÂN TRUNG<br />
TÂM GIAO<br />
(1) DỊCH SÀN<br />
QUYỀN GIAO<br />
CHỌN DỊCH<br />
TRANG TRẠI, BÁN CÀ KỲ<br />
HTX, DOANH PHÊ KON HẠN<br />
(3)<br />
NGHIỆP SẢN TUM QUỐC<br />
XUẤT CÀ PHÊ (2) TẾ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Mô hình phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê bằng quyền chọn bán có sự<br />
tham gia hỗ trợ của chính quyền địa phương<br />
(1) Dưới sự hướng dẫn, tuyên truyền và tư vấn của Hiệp hội ngành, nông dân trồng cà<br />
phê trên địa bàn tỉnh Kon Tum có nhu cầu phòng ngừa rủi ro về giá sẽ đến Trung tâm<br />
giao dịch quyền chọn bán cà phê Kon Tum mua hợp đồng quyền chọn bán cà phê. Tùy<br />
theo giá mà nông dân thỏa thuận ký kết với Trung tâm giao dịch quyền chọn bán mà<br />
nông dân có thể không thanh toán hoặc thanh toán phần chênh lệch phí mua quyền chọn<br />
bán như sau:<br />
i.Mua quyền chọn bán cà phê với giá thực hiện nhỏ hơn hoặc bằng giá bán mục tiêu (giá<br />
sàn) thì người nông dân không phải thanh toán phí mua quyền cho Trung tâm giao dịch<br />
quyền chọn bán cà phê Kon Tum, vì Chính quyền địa phương tỉnh Kon Tum đã thanh<br />
9<br />
toán hộ nông dân phí mua quyền chọn bán này. Giá bán mục tiêu (giá sàn) là giá do Sở<br />
công thương và Sở tài chính tỉnh Kon Tum xác định sao cho với mức giá này người nông<br />
dân có thể bù đắp được chi phí sản xuất nông sản và đảm bảo được mức sống tối thiểu.<br />
ii.Mua quyền chọn bán cà phê với giá thực hiện cao hơn giá bán mục tiêu (giá sàn) thì<br />
người nông dân sẽ phải thanh toán khoản phí tương ứng với phần chênh lệch giữa giá<br />
mong muốn thực hiện và giá mục tiêu (giá sàn).<br />
(2) Trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tỉnh Kon Tum có nhu<br />
cầu phòng ngừa rủi ro do biến động giá bán cà phê dưới sự tư vấn của Hiệp hội ngành<br />
mua hợp đồng quyền chọn bán cà phê với giá thực hiện, thời hạn sẽ được thỏa thuận trên<br />
hợp đồng với Trung tâm giao dịch quyền chọn bán cà phê Kon Tum và thanh toán phí<br />
mua quyền.<br />
(3) Trung tâm giao dịch quyền chọn bán cà phê Kon Tum là một tổ chức tài chính phi lợi<br />
nhuận, được thành lập và hoạt động dựa trên nguồn ngân sách của tỉnh Kon Tum cấp.<br />
Trung tâm giao dịch quyền chọn bán cà phê Kon Tum ngoài việc bán quyền chọn bán<br />
cho nông dân và các thành phần kinh tế có nhu cầu phòng ngừa rủi ro, cũng có thể tham<br />
gia phòng ngừa rủi ro trên thị trường quốc tế bằng cách mua quyền chọn bán trên các Sàn<br />
giao dịch kỳ hạn quốc tế (có thể mua quyền chọn bán thông qua công ty môi giới của Sàn<br />
giao dịch kỳ hạn quốc tế), như: Sàn NYSE Liffe (London), Sàn ICE (New York),…. Nếu<br />
giá bán cà phê trên thị trường hàng thực tăng cao hơn giá thực hiện trên hợp đồng, nông<br />
dân và các thành phần kinh tế mua quyền không thực hiện quyền. Nếu giá bán cà phê trên<br />
thị trường hàng thực thấp hơn giá thực hiện trên hợp đồng, nông dân và các thành phần<br />
kinh tế mua quyền thực hiện quyền chọn bán, lúc đó Trung tâm giao dịch quyền chọn bán<br />
cà phê Kon Tum phải mua hàng theo số lượng và chất lượng đã cam kết, đồng thời thực<br />
hiện quyền chọn bán trên sàn giao dịch quốc tế.<br />
- Thứ hai, hoàn thiện khung pháp lý về thị trường phòng ngừa rủi ro biến động giá và<br />
các công cụ phái sinh cũng như hợp đồng quyền chọn để chuẩn bị hình thành và vận hành<br />
thị trường phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê.<br />
- Thứ ba, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để chuẩn bị hình thành và vận<br />
hành thị trường phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê.<br />
- Thứ tư, tăng cường giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về các công cụ phái<br />
sinh cũng như hợp đồng quyền chọn, lợi ích của việc sử dụng công cụ này trong việc<br />
phòng ngừa rủi ro về giá cho nông dân, các doanh nghiệp cũng như toàn thể các thành<br />
phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum.<br />
- Thứ năm, chuẩn bị đội ngũ nguồn nhân lực để vận hành thị trường phòng ngừa rủi ro<br />
biến động giá.<br />
<br />
<br />
10<br />
4.2. Giai đoạn 2: Phát triển Sở giao dịch quyền chọn và hình thành thị trường phòng<br />
ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại tỉnh Kon Tum<br />
- Thứ nhất, mô hình phòng ngừa rủi ro biến động giá phù hợp cho thị trường cà phê<br />
trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong giai đoạn này là phát triển thị trường giao dịch quyền<br />
chọn theo qui luật thị trường nhằm tạo điều kiện cho nông dân và các thành phần kinh tế<br />
phòng ngừa rủi ro biến động giá một cách hiệu quả nhất. Trong giai đoạn này, chúng ta<br />
nên tập cho nông dân và các thành phần kinh tế chủ động sử dụng công cụ quyền chọn để<br />
phòng ngừa rủi ro mà không cần sự hỗ trợ phí mua quyền chọn như ở giai đoạn 1.<br />
Mô hình sử dụng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê trên địa bàn tỉnh<br />
Kon Tum trong giai đoạn này được minh họa như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Chủ thể có nhu cầu SỞ GIAO Chủ thể có nhu cầu phòng ngừa<br />
phòng ngừa giá giảm: DỊCH HÀNG giá tăng:<br />
- Nông dân HÓA KON - Doanh nghiệp xuất khẩu<br />
TUM<br />
- Trang trại - Doanh nghiệp chế biến<br />
<br />
- Hợp tác xã - Doanh nghiệp thu mua<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
b<br />
1 5 6<br />
a 5<br />
a<br />
CÔNG TY CÔNG TY b<br />
MÔI GIỚI MÔI GIỚI<br />
<br />
<br />
2 2 Chủ thể đầu tư:<br />
a b - Các nhà đầu tư<br />
SỞ GIAO DỊCH 2c CÔNG TY 1c - Công ty tài chính<br />
QUYỀN CHỌN MÔI GIỚI<br />
KON TUM - Ngân hàng<br />
5c -<br />
3<br />
a<br />
KẾT QUẢ GIAO DỊCH<br />
(Bảng Điện)<br />
4 4c<br />
4<br />
a<br />
b<br />
<br />
3<br />
b<br />
<br />
TRUNG TÂM THANH TOÁN BÙ TRỪ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Mô hình giao dịch quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê<br />
trên Sở giao dịch theo qui luật thị trường<br />
<br />
<br />
12<br />
(1a): Các chủ thể (như nông dân, các hợp tác xã, trang trại và các doanh nghiệp sản xuất<br />
cà phê) có nhu cầu phòng ngừa rủi ro giá cà phê có thể đến gặp các công ty môi giới để<br />
mua quyền chọn bán cà phê. Trước hết, họ phải mở một tài khoản giao dịch quyền chọn<br />
tại một công ty môi giới, một tài khoản thanh toán tại ngân hàng và trước khi giao dịch<br />
họ phải nộp cho công ty môi giới chứng chỉ hàng hóa do Hiệp hội ngành hàng cấp, để<br />
đảm bảo năng lực giao dịch, chất lượng và qui mô hàng hóa giao dịch. Sau đó, họ đặt<br />
lệnh cho công ty môi giới tiến hành thực hiện mua quyền chọn bán với khối lượng hàng<br />
hóa xác định và một mức giá thực hiện nhất định hoặc giá đang niêm yết trên sở.<br />
(1b): Các chủ thể (doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp thu<br />
mua,…) có nhu cầu phòng ngừa rủi ro do cà phê tăng giá vào thời điểm mua hàng. Họ<br />
đến gặp các công ty môi giới để mua quyền chọn mua cà phê. Công ty môi giới yêu cầu<br />
họ phải mở một tài khoản giao dịch quyền chọn, một tài khoản thanh toán tại ngân hàng.<br />
Sau đó, họ đặt lệnh cho công ty môi giới tiến hành thực hiện mua quyền chọn mua với<br />
khối lượng hàng hóa xác định và một mức giá thực hiện nhất định hoặc giá đang niêm yết<br />
trên sở.<br />
(1c): Chủ thể đầu tư (gồm các nhà đầu tư, các công ty tài chính, ngân hàng, quỹ đầu<br />
tư,…) có nhu cầu tham gia bán quyền chọn mua hoặc chọn bán cà phê, nhà đầu phải mở<br />
một tài khoản giao dịch quyền chọn tại một công ty môi giới, tài khoản thanh toán tại<br />
ngân hàng và trước khi giao dịch nhà đầu tư phải ký quỹ tương ứng, sau đó ra đặt lệnh<br />
cho công ty môi giới tiến hành thực hiện bán quyền chọn mua hoặc chọn bán với khối<br />
lượng hàng hóa xác định và một mức giá thực hiện nhất định hoặc giá đang niêm yết trên<br />
sở. Chủ thể đầu tư có thể phòng ngừa rủi ro bằng cách mua quyền chọn mua hoặc chọn<br />
bán trên các Sở giao dịch kỳ hạn quốc tế.<br />
(2a), (2b), (2c): Các công ty môi giới sau khi nhận được lệnh của các chủ thể phòng ngừa<br />
rủi ro giá và các nhà đầu tư quyền chọn, sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu với số dư tài<br />
khoản của nhà đầu tư và nếu phù hợp với các điều kiện qui định thì nhập lệnh và chuyển<br />
lệnh vào hệ thống giao dịch của Sở giao dịch quyền chọn Kon Tum. Các công ty môi giới<br />
có thể tiến hành giao dịch trực tiếp tại quầy, qua điện thoại hoặc giao dịch qua internet<br />
giống như giao dịch mua bán chứng khoán hiện nay.<br />
(3a), (3b): Các lệnh mua bán quyền chọn được các công ty môi giới chuyển đến máy chủ<br />
của Sở giao dịch quyền chọn Kon Tum sẽ được hiển thị trên bảng điện của Sở giao dịch.<br />
Kết quả giao dịch sẽ được thông báo về Trung tâm thanh toán bù trừ.<br />
(4a), (4b), (4c): Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ thanh toán bù trừ tài khoản của các công<br />
ty môi giới với nhau và chuyển kết quả này về cho các công ty môi giới.<br />
(5a), (5b), (5c): Các công ty môi giới thông báo kết quả giao dịch cho khách hàng đặt<br />
mua hoặc bán quyền chọn. Các công ty môi giới sẽ trừ phí mua quyền của các khách<br />
<br />
13<br />
hàng đặt lệnh mua quyền chọn, chuyển phí bán quyền cho các khách hàng đặt bán quyền<br />
chọn, đồng thời thu phí môi giới mua bán quyền chọn.<br />
(6): Đến ngày đáo hạn của hợp đồng quyền chọn, nếu người mua quyền quyết định thực<br />
hiện hợp đồng sẽ thông báo cho công ty môi giới. Công ty môi giới sẽ thông báo ngay<br />
cho Sở giao dịch quyền chọn Kon Tum. Sở giao dịch quyền chọn Kon Tum kết hợp với<br />
Sở giao dịch hàng hóa Kon Tum để tiến hành các thủ tục cần thiết như nộp tiền và giao<br />
nhận hàng hóa tương ứng với số lượng và giá cả trong hợp đồng quyền chọn.<br />
- Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về thị trường phòng ngừa rủi ro biến động<br />
giá với hợp đồng quyền chọn để vận hành thị trường phòng ngừa rủi ro biến động giá cà<br />
phê.<br />
- Thứ ba, tiếp tục xây dựng, kiện toàn cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng để vận<br />
hành thị trường phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê.<br />
- Thứ tư, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hợp đồng quyền chọn, lợi ích của<br />
việc sử dụng hợp đồng quyền chọn trong việc phòng ngừa rủi ro biến động về giá cho<br />
nông dân, các doanh nghiệp cũng như toàn thể các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh<br />
Kon Tum.<br />
- Thứ năm, củng cố đội ngũ nguồn nhân lực để vận hành thị trường phòng ngừa rủi ro<br />
biến động giá.<br />
Kết luận<br />
Bài nghiên cứu đã đạt được mục tiêu phân tích, dự báo được xu hướng biến động giá cà<br />
phê trong tương lai thông qua mô hình GARCH và đưa ra giải pháp ứng dụng mô hình<br />
quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại tỉnh Kon Tum một cách hiệu<br />
quả nhất. Hy vọng rằng, giải pháp trên sẽ góp phần hạn chế rủi ro biến động giá cà phê tại<br />
tỉnh Kon Tum. Hạn chế của nghiên cứu này là chưa đề xuất được việc ứng dụng một số<br />
công cụ khác (ngoại trừ hợp đồng quyền chọn) có sử dụng tại các nước phát triển vào<br />
phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê, đây cũng là hướng gợi ý cho các nghiên cứu tiếp<br />
theo.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Anderson, R. W., & Danthine, J. P. (1983). The time pattern of hedging and the<br />
volatility of futures prices. Review of economics , 50, 249-266.<br />
2. CBOT. (1998). An introduction to futures and options. Student manual.<br />
3. Chính phủ (2011), Quyết định 581/QĐ-TTg ngày 20/04/2011, phê duyệt Qui hoạch<br />
tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020.<br />
4. Công ty Xuất nhập khẩu cà phê Đắk Hà (2014), Diễn biến giá cà phê tại Kon Tum<br />
giai đoạn 2007 - 2013.<br />
<br />
14<br />
5. Edwards, F. R., & Ma, C. W. (1992). Futures and options. Oxford: McGraw-Hill<br />
series in Finance.<br />
6. Frederic S. Mishkin and Stanley G. Eakins (2012), Financial markets & institutions.<br />
The Prentice Hall series in finance<br />
7. Fontenay, Patrick de và Leung, Suiwah (2001), Managing Commodity Price<br />
Fluctuations in Vietnam’s Coffee Industry, National Centrefor Development Studies,<br />
Australian National University.<br />
8. Hà Ban (2008), UBND tỉnh Kon tum, Phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh Kon tum:<br />
triển vọng và thách thức, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 4 (27)<br />
2008.<br />
9. John C Hull (2006), Options, Futures and Other Derivatives, New Jersey: Prentice<br />
Hall.<br />
10. Patwari D.C. and Bhargava A.(2006), Options and Futures An IndianPerspective,<br />
Jaico Publishing, Mumbai.<br />
11. UBND tỉnh Kon Tum (2013), Báo cáo số 868/BC - SCT về "Tình hình thực hiện Nghị<br />
quyết số 03-NQ/TU, ngày 27/7/2011 của tỉnh ủy Khóa XIV về xây dựng, phát triển các<br />
ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực", ngày 08/09/2013.<br />
12. UBND tỉnh Kon Tum (2010), Đề án “Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi<br />
nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh Kon Tum đến năm 2020”.<br />
13. UBND tỉnh Kon Tum (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công thương tỉnh<br />
Kon tum giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2025.<br />
14. UNCTAD (2002), Farmers and farmers’ associations in developing countries and<br />
their use of modern financial instruments, UNCTAD/ITCD/COM/35.<br />
15. UNCTAD (2009), Development Impacts of Commodity Exchanges in Emerging<br />
Markets, UNCTAD/DITC/COM/2008/9.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />