Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC CỦA CÁC KHÁCH SẠN 4-5 SAO<br />
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG - TỈNH KHÁNH HÒA<br />
THE FORECASTING LABOUR DEMANDS IN THE FOUR-AND-FIVE-STAR HOTELS<br />
IN NHA TRANG CITY, KHANH HOA PROVINCE<br />
Ngô Thị Như Thùy1, Quách Thị Khánh Ngọc2<br />
Ngày nhận bài: 04/6/2013; Ngày phản biện thông qua: 06/8/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu dự báo nhu cầu lao động tại các khách sạn 4-5 sao trên địa bàn thành phố Nha<br />
Trang, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 định hướng đến 2020. Tác giả đã sử dụng phương pháp ngoại suy xu thế dựa trên số<br />
liệu điều tra 10 khách sạn 4-5 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang từ năm 2007 đến năm 2011 và phương pháp chuyên<br />
gia để dự báo. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu nhân lực ngành du lịch tại các khách sạn này ngày càng gia tăng về<br />
qui mô và người lao động ngày càng phải được nâng cao về trình độ đào tạo, tay nghề chuyên môn, trình độ ngoại ngữ....<br />
Từ khóa: nhu cầu nhân lực ngành du lịch, khách sạn 4-5 sao, phương pháp ngoại suy xu thế, phương pháp chuyên gia<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The article shows the results forecasting labour demands such as quantity, quality and structure of labour in the<br />
four- and - five - star hotels in Nha Trang City, Khanh Hoa Province up to 2015 and orientation to 2020. The author uses<br />
the trend extrapolation method, based on the survey data on 10 hotels of the four- and - five – stars ratings in Nha Trang<br />
City from 2007 to 2011 and specialist method to produce the forecast results. The research findings show that tourism<br />
labour demands in the four - and - five - star hotels in Nha Trang City increase, so it is necessary to enhance level,<br />
professional skills and foreign languages….<br />
Keywords: the tourism labour demands, the four - and - five - star hotels, trend extrapolation method, specialist method<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch<br />
Khánh Hòa đến năm 2020, một trong những mục<br />
tiêu chính trong công tác đầu tư đối với du lịch tỉnh<br />
nhà từ nay đến năm 2020 là: “Đầu tư phát triển nâng<br />
cao chất lượng dịch vụ du lịch Khánh Hòa nhằm<br />
thu hút hơn nữa khách du lịch cao cấp, đặc biệt là<br />
khách du lịch quốc tế, đưa Khánh Hòa thực sự là<br />
một trọng điểm du lịch của Nam Trung bộ nói riêng<br />
và của cả nước nói chung” [08, tr.23].<br />
Thực tế cho thấy trên địa bàn thành phố Nha<br />
Trang thị trường khách du lịch phát triển rất nhanh,<br />
nhu cầu của khách du lịch ngày càng đa dạng. Các<br />
công ty du lịch lữ hành hay các nhà hàng, khách<br />
sạn luôn cần đội ngũ nhân viên có trình độ, có tay<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
nghề cao, sử dụng được một hay hai ngoại ngữ…<br />
Đặc biệt trong các hệ thống khách sạn 4-5 sao, đây<br />
là hệ thống khách sạn cung cấp các dịch vụ lưu trú,<br />
vui chơi giải trí cao cấp, thì sự đòi hỏi về chuyên<br />
môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ càng khắt khe<br />
hơn. Do đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch<br />
khi lựa chọn dịch vụ du lịch cao cấp này ngoài hệ<br />
thống phòng ngủ, trang thiết bị, cơ sở vất chất đạt<br />
tiêu chuẩn, đòi hỏi cần phải có nguồn nhân lực có kỹ<br />
năng cả về lượng lẫn về chất.<br />
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, các<br />
cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố Nha Trang<br />
mở rộng quy mô đào tạo chuyên ngành về du lịch.<br />
Tuy nhiên hầu hết các khách sạn 4-5 sao đều gặp<br />
những khó khăn nhất định trong việc tuyển dụng<br />
<br />
Ngô Thị Như Thùy: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 – Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Quách Thị Khánh Ngọc: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 201<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
và sử dụng nhân sự. Trong bối cảnh này, việc: “Dự<br />
báo nhu cầu nhân lực của các khách sạn 4-5 sao<br />
trên địa bàn thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa”<br />
là hết sức cần thiết và có ý nghĩa.<br />
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Cơ sở lý thuyết<br />
1.1. Khái niệm nguồn nhân lực ngành Du lịch<br />
Nguồn nhân lực ngành Du lịch bao gồm toàn bộ<br />
lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan<br />
đến quá trình phục vụ khách du lịch. Lao động trực<br />
tiếp bao gồm những công việc trực tiếp phục vụ<br />
khách du lịch như trong khách sạn, nhà hàng, lữ<br />
hành, các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách du lịch,<br />
cơ quan quản lý du lịch,… Lao động gián tiếp bao<br />
gồm những công việc cung ứng, hỗ trợ cho các hoạt<br />
động trực tiếp phục vụ khách du lịch như: cung ứng<br />
thực phẩm cho khách sạn nhà hàng, cung ứng hàng<br />
hoá cho các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách du<br />
lịch, các dịch vụ của Chính phủ hỗ trợ phát triển du<br />
lịch, đào tạo nhân lực du lịch, xây dựng khách sạn,<br />
sản xuất máy bay, các trang thiết bị phục vụ khách<br />
du lịch.<br />
1.2. Vai trò và đặc điểm của nguồn nhân lực ngành<br />
Du lịch<br />
1.2.1. Lực lượng lao động trong ngành Du lịch được<br />
chia thành 3 nhóm<br />
a) Nhóm lao động chức năng quản lý Nhà nước<br />
về du lịch, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng<br />
chiến lược phát triển du lịch của quốc gia và từng<br />
địa phương, tham mưu hoạch định chính sách phát<br />
triển du lịch, giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh<br />
nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả.<br />
b) Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành<br />
Du lịch. Đây là bộ phận có trình độ học vấn cao, có<br />
kiến thức chuyên sâu về ngành Du lịch, có chức<br />
năng đào tạo, nghiên cứu khoa học về du lịch và có<br />
vai trò to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực<br />
ngành Du lịch.<br />
c) Nhóm lao động chức năng kinh doanh. Nhóm<br />
lao động này chiếm số lượng đông đảo nhất trong<br />
hoạt động của ngành Du lịch và cần được nghiên<br />
cứu kỹ lưỡng nhất.<br />
1.2.2. Lực lượng lao động làm việc trực tiếp trong<br />
các doanh nghiệp du lịch<br />
Được chia thành 4 nhóm cơ bản với vai trò và<br />
đặc trưng khác nhau trong quá trình hoạt động kinh<br />
doanh du lịch.<br />
- Nhóm lao động chức năng quản lý chung<br />
Gồm những người đứng đầu các đơn vị kinh tế<br />
<br />
202 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 1/2014<br />
cơ sở (doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, hãng<br />
lữ hành du lịch, vận chuyển du lịch, là Tổng Giám<br />
đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc các chức danh<br />
tương đương).<br />
- Nhóm lao động chức năng quản lý theo các<br />
nghiệp vụ kinh tế<br />
Bao gồm lao động thuộc Phòng Kế hoạch đầu<br />
tư và Phát triển; Phòng Tài chính - Kế toán (hoặc<br />
Phòng Kinh tế); Phòng Vật tư thiết bị, Phòng Tổng<br />
hợp; Phòng Quản lý nhân sự...<br />
- Nhóm lao động chức năng đảm bảo điều kiện<br />
kinh doanh của doanh nghiệp du lịch<br />
Lao động thuộc nhóm này gồm nhân viên<br />
thường trực bảo vệ; nhân viên làm vệ sinh môi<br />
trường; nhân viên phụ trách công tác sửa chữa điện<br />
nước; nhân viên cung ứng hàng hóa; nhân viên<br />
tạp vụ;<br />
Nhóm lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ<br />
cho khách<br />
Đây là những lao động trực tiếp tham gia vào<br />
quá trình kinh doanh du lịch, trực tiếp cung cấp dịch<br />
vụ và phục vụ cho du khách. Trong khách sạn có lao<br />
động thuộc nghề lễ tân; nghề buồng; nghề chế biến<br />
món ăn; nghề bàn và pha chế đồ uống; Trong kinh<br />
doanh lữ hành có lao động làm công tác điều hành<br />
tour, marketing du lịch hướng dẫn viên du lịch... [4].<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu hướng đến việc dự báo nhu cầu<br />
lao động của các khách sạn 4-5 sao trên địa bàn<br />
thành phố Nha Trang đến năm 2015 định hướng<br />
đến 2020.<br />
Để có một chiến lược phát triển nguồn nhân<br />
lực đúng đắn, điều quan trọng nhất là phải dự<br />
báo đúng nhu cầu của xã hội. Các phương pháp<br />
dự báo nguồn nhân lực được áp dụng hiện nay là:<br />
1) Phương pháp chuyên gia; (2) Phương pháp<br />
ngoại suy xu thế; (3) Phương pháp mô hình hóa;<br />
(4) Phương pháp dự báo dựa vào mối quan hệ đào<br />
tạo - việc làm. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng<br />
phương pháp ngoại suy xu thế để cho ra kết quả dự<br />
báo ban đầu sau đó áp dụng phương pháp chuyên<br />
gia để phân tích và cho ra kết quả cuối cùng về dự<br />
báo một cách khoa học và tương đối chính xác.<br />
- Phương pháp chuyên gia: Bản chất của<br />
phương pháp chuyên gia là lấy ý kiến đánh giá của<br />
các chuyên gia để làm kết quả dự báo. Phương pháp<br />
này sẽ chính xác hơn nếu sử dụng nhiều chuyên<br />
gia và tổng hợp các ý kiến chuyên gia theo phương<br />
pháp toán học. Vì thế, phương pháp này được áp<br />
dụng có hiệu quả cho những đối tượng thiếu (hoặc<br />
chưa đủ) số liệu thống kê. Kết quả của phương pháp<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
dự báo này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu định<br />
hướng, quản lý vì thế cần kết hợp (trong trường hợp<br />
có thể) với các phương pháp định lượng khác.<br />
- Phương pháp ngoại suy xu thế: Dự báo nguồn<br />
nhân lực theo phương pháp ngoại suy xu thế trên<br />
cơ sở các số liệu thống kê tình hình lao động trong<br />
quá khứ. Phương pháp ngoại suy xu thế là phương<br />
pháp dự báo theo đường xu hướng (hồi quy theo<br />
thời gian), còn có tên gọi là đường hồi quy. Trong<br />
nghiên cứu này tác giả sử dụng phương trình<br />
đường thẳng có dạng: Y = ax + b.<br />
Trong đó:<br />
Y - Số nhu cầu thực tế (nếu là thời kỳ quá khứ);<br />
- Số dự báo (nếu là thời kỳ tương lai);<br />
x - Số thứ tự các thời kỳ (biến thời gian); số giai<br />
đoạn khảo sát;<br />
a - Độ dốc của đường xu hướng;<br />
b - Tung độ gốc;<br />
n - Số lượng quan sát.<br />
<br />
Lưu ý: Trường hợp a >0: Đường biểu diễn dốc<br />
lên; a