intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số phương pháp dự báo nguồn nhân lực ở Việt Nam

Chia sẻ: Phạm Kiều Trang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

272
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguồn nhân lực là một bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. Khoảng giới hạn về độ tuổi lao động là quy định riêng của mỗi quốc gia tùy vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu và khả năng của nền kinh tế, đặc điểm lịch sử, phong tục tập quán, tình trạng sức khỏe của người dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số phương pháp dự báo nguồn nhân lực ở Việt Nam

  1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM Dự báo nguồn nhân lực có nhiều nội dung có thể chia thành dự báo số lượng và chất lượng, dự báo cung – cầu nguồn nhân lực. 1. Nội dung dự báo nguồn nhân lực Dự báo về nguồn nhân lực là một nhiệm vụ cần thiết đối với mọi quốc gia, là cơ sở của các dự báo khác, là nguồn tài liệu quan trọng trong việc hoạch định các mục tiêu, giải pháp trong chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng là căn cứ để ban hành các chính sách quản lý kinh tế xã hội trong những thời kỳ nhất định. Nguồn nhân lực là một bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. Khoảng giới hạn về độ tuổi lao động là quy định riêng của mỗi quốc gia tùy vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu và khả năng của nền kinh tế, đặc điểm lịch sử, phong tục tập quán, tình trạng sức khỏe của người dân. Dự báo nguồn nhân lực có nhiều nội dung có thể chia thành dự báo số lượng và chất lượng, dự báo cung – cầu nguồn nhân lực. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực Về mặt số lượng, nguồn nhân lực biểu hiện ở số người lao động hay số lượng giờ lao động thực hiện trong các lĩnh vực của nền kinh tế. Số lượng lao động phụ thuộc vào quy mô dân số, cơ cấu dân số theo độ tuổi, theo giới tính, tỷ lệ nguồn nhân lực trong tổng dân số, số giờ làm việc trong tuần cũng như số tuần làm việc trong năm. Về mặt chất lượng nguồn nhân lực, biểu hiện cuối cùng được thể hiện ở năng suất lao động xã hội. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi (other things equal) chất lượng càng cao sẽ cho năng suất lao động cao hơn. Có thể quy các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động thành ba nhóm chủ yếu sau: + Nhóm 1 bao gồm những hành vi và giá trị người lao động, ví dụ như sự tận tụy với công việc, có tinh thần vượt khó trong công việc, kỷ luật lao động tốt, … Đây là những tố chất được tạo ra trong quá trình đào tạo học tập ở trường, truyền thông gia đình, kinh nghiệm trong công việc, … và có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế.
  2. + Nhóm 2 thuộc về kỹ năng người lao động. Đó là khả năng vận dụng kiến thức thu nhận được vào thực tế công việc. + Nhóm 3 liên quan đến sức khỏe thể chất của người lao động. Vì vậy, việc dự báo nguồn nhân lực không chỉ dừng lại ở dự báo số lượng lao động trong tương lai mà cần chú ý đến biến động về chất lượng của lao động đó, quan trọng nhất là chỉ tiêu về năng suất lao động xã hội. Lao động nhiều nhưng năng suất và chất lượng kém sẽ không tạo được lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế và ngược lại sẽ trở thành gánh nặng trong việc tìm kiếm việc làm và giải quyết các chính sách xã hội khác. Trên phạm vi toàn nền kinh tế, chất lượng lao động còn thể hiện ở cơ cấu lao động theo nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, sự phân bổ theo ngành, theo lãnh thổ, … Cung – cầu nguồn nhân lực Hiện nay, thị trường lao động Việt Nam mới được hình thành nên sự chuyển dịch và vận động của lao động chưa tuân theo quy luật thị trường. lương của lao động chưa phải là thước đo giá trị thực sự của lao động. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi thị trường lao động hoàn thiện hơn thì chuyển dịch của thị trường lao động sẽ tuân theo những quy luật của nó. Việc dự báo cung-cầu lao động trở nên quan trọng nhằm điều tiết chuyển dịch nguồn nhân lực quốc gia, vùng lãnh thổ và các ngành nghề kinh tế. Cầu về nguồn nhân lực thể hiện yêu cầu lao động của một nền kinh tế, vùng lãnh thổ, ngành nghề … cả về số lượng cũng như chất lượng. Yêu cầu này phụ thuộc nhiều nhất vào tiềm năng phát triển, đòi hỏi nghề nghiệp của quốc gia, vùng, ngành đó Cung nguồn nhân lực thể hiện số lượng lao động có thể có trên thị trường. Điều này phụ thuộc vào quy mô và năng lực của các cơ sở đào tạo, chính sách của nhà nước khuyến khích, đầu tư cho đội ngũ giáo viên, và người học. Dự báo cung – cầu nguồn nhân lực cho biết sự thừa thiếu lao động trong các ngành, vùng, theo bằng cấp, … để có thể có những chính sách nhằm chuyển dịch theo hướng hợp lý nhằm sử dụng hợp lý nhất nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động quốc gia. 2. Một số phương pháp dự báo nguồn nhân lực Có nhiều phương pháp được sử dụng để dự báo, được phân loại theo nhiều cách thức khác nhau. Tùy theo mục đích dự báo có thể lựa chọn
  3. phương pháp phù hợp. Với đặc điểm về nguồn nhân lực và điều kiện số liệu thống kê về nguồn nhân lực ở Việt Nam, có thể thấy các phương pháp dự báo nguồn nhân lực phổ biến là phương pháp chuyên gia; ngoại suy xu thế, và mô hình hóa. Phương pháp chuyên gia Bản chất của phương pháp chuyên gia là lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia để làm kết quả dự báo. Phương pháp này sẽ chính xác hơn nếu sử dụng nhiều chuyên gia và tổng hợp các ý kiến chuyên gia theo phương pháp toán học. Đây là phương pháp tương đối dễ thực hiện. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là kết quả dự báo phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên gia được hỏi. Việc tuyển chọn và đánh giá khả năng của các chuyên gia cũng khá khó khăn. Vì thể, phương pháp này được áp dụng có hiệu quả cho những đối tượng thiếu (hoặc chưa đủ) số liệu thống kê. Kết quả của phương pháp dự báo này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu định hướng, quản lý vì thế cần kết hợp (trong trường hợp có thể) với các phương pháp định lượng khác. Phương pháp ngoại suy xu thế Về nguyên tắc có thể dự báo nguồn nhân lực theo phương pháp ngoại suy trên cơ sở các số liệu thống kê tình hình lao động trong quá khứ. Điều kiện có thể tiến hành là thu thập được đủ các số liệu thống kê phản ánh biến động của nguồn nhân lực trong thời kỳ đã qua. Kết quả dự báo có được trên cơ sở giả thiết sự biến động của chỉ tiêu dự báo về cơ bản không khác biệt nhiều so với xu hướng biến động trong quá khứ. Khi dự báo bằng phương pháp này cần chú ý đến tính tự hồi quy trong các chuỗi thời gian mà độ trễ thường kéo dài khoảng trên dưới vài chục năm. Để nâng cao độ tin cậy của dự báo cần có thêm số liệu và thông tin về kinh tế xã hội để điều chỉnh dự báo. Phương pháp mô hình hoá Cách thức tiếp cận của phương pháp này là dùng phương trình toán học để mô tả mối liên hệ giữa đối tượng dự báo với các yếu tố có liên quan. Một số yếu tố có liên quan đến nguồn nhân lực thường được sử dụng để dự báo là dân số, vốn sản xuất, sản lượng (GDP). + Dự báo nguồn nhân lực dựa vào dân số Quá trình dự báo này dựa vào mối quan hệ giữa dân số và nguồn nhân lực. Việc sử dụng dân số để tính toán nguồn nhân lực cho ta dự báo về mức
  4. cung lao động của nền kinh tế nói chung hay những ngành, vùng cụ thể theo mục đích nghiên cứu. Dự báo nguồn nhân lực, đầu tiên ta phải tiến hành dự báo dân số.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2