intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế việt nam năm 2013

Chia sẻ: Linh Văn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

121
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tốc độ tăng trưởng GDP các quý trong năm 2012 trên đà được cải thiện dần theo từng quý. Việc tốc độ tăng GDP sau mỗi quý trong năm 2012 là không theo thông lệ của tăng trưởng quý . Trong những năm gần đây, diễn biến tương tự chỉ xảy ra một lần trong năm 2009, khi nền kinh tế thực hiện gói kích thích cứu nền kinh tế khỏi ảnh hưởng tiêu cực do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008). Trong điều kiện nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, khởi đầu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế việt nam năm 2013

  1. Dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2013 Phó Thị Kim Chi, Trần Thị Kim Dung, Đỗ Văn Lâm và các cộng sự1 Ban Phân tích và Dự báo, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư I. Một số nét lớnkinh tế Việt Nam năm 2012 1) Tăng trưởng kinh tế tăng dần từng quý nhưng mức tăng cả năm vẫn ở mức thấp. Tốc độ tăng trưởng GDP các quý trong năm 2012 trên đà đ ược cải thi ện d ần theo t ừng quý. Việc tốc độ tăng GDP sau mỗi quý trong năm 2012 là không theo thông lệ của tăng trưởng quý2. Trong những năm gần đây, diễn biến tương tự chỉ xảy ra một lần trong năm 2009, khi nền kinh tế thực hiện gói kích thích cứu nền kinh tế khỏi ảnh hưởng tiêu c ực do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008). Trong điều kiện nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, khởi đầu không được thuận lợi như năm 2012, các mức tăng trưởng quý đạt được là một cố gắng của nền kinh tế nhờ những nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng các quý trong năm 2012 thấp hơn nhiều so với cùng kỳ, nên tốc độ tăng trưởng cả năm 2012 tiếp tục giảm năm thứ 2 liên tiếp, chỉ đạt 5,03%. Trong vòng 20 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng năm 2012 chỉ cao hơn năm 1999 và 2009 3, là hai năm nền kinh tế phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thế giới do tác động các cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997) và toàn cầu (2008). 1 Trần Đức Văn, Chu Thị Nhường, Lương Thu Hương 2 Tăng trưởng theo quý thường cao ở quý I và quý III, giảm ở quý II và quý IV (Nhóm NC). 3 Mức tăng trưởng năm 1999 và 2009 tương ứng là 4,77% và 5,01%
  2. Diễn biến tăng trưởng GDP theo quý, giai đoạn 2008-2012, yoy, % Nguồn: Tổng cục thống kê Mặc dù tăng trưởng kinh tế không phải là ưu tiên số 1 trong mục tiêu phát triển KT-XH Việt Nam 2012, nhưng mức tăng trưởng 5,03% năm là một mức thấp so với mục tiêu đ ề ra (6%) và so với mục tiêu trung hạn (6-6,5% trong kế hoạch 5 năm 2011-2015). Việc giảm tốc độ tăng trưởng của Việt Nam không lạ với xu hướng chung của toàn thế giới4 nhưng ngược với xu hướng tăng trưởng của các nước xung quanh. Lào vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (8,3%) và trở thành nền kinh tế tăng tr ưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á năm 2012. Thái Lan cũng đã đạt được đà hồi phục tăng tr ưởng 2012 ‘đáng nể’ sau khi suy giảm xuống mức thấp năm 2011 (5,7% so với 0,1% năm 2011). Việt Nam cùng với Cambodia và Indonesia có tốc độ tăng GDP năm 2012 thấp hơn so với con số tương ứng của năm 2011 nhưng mức giảm tăng trưởng ở Việt Nam là sâu nhất (0,9 điểm %) và là nước duy nhất trong nhóm suy giảm tốc độ tăng trưởng trong 2 năm liên tiếp kể từ năm 2010 đến nay. Nguyên nhân của giảm tốc tăng trưởng liên tục của Việt Nam trong 2 năm qua là do sự sa sút của các động lực tăng trưởng truyền thống như vốn, tiêu dùng và tăng tr ưởng khu 4 Dự báo về tốc độ tăng trưởng toàn thế giới liên tục liên tục điều chỉnh giảm, hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế 2012 được dự báo là khoảng 3,3% (IMF, 10/2012) thấp hơn so với mức dự báo 4% trước đó (IMF, 10/2011)và thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 (3,9%).
  3. vực CN-XD. Đây đều là những nhân tố có tỷ trọng lớn, quan trọng của nền kinh tế nếu xét tương ứng về các yếu tố sản xuất đóng góp vào tăng trưởng, theo các tiếp cận theo phía chi tiêu (expenditure approach) và theo phía các ngành sản xuất. Cụ thể: - Vốn đầu tư 2012 tăng chậm, hiệu quả chưa được cải thiện nhiều: Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 2012 ước tính chỉ đạt 989,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7%, thấp hơn gần 14% tăng trưởng vốn trung bình giai đoạn 2000-2010. Hiệu quả đầu tư phần nào đ ược c ải thiện (Tỷ lệ vốn/GDP thấp nhất kể từ năm 2000 trở lại đây). Tuy vậy, so sánh với giai đoạn nền kinh tế Việt Nam 1995-1996 khi tỷ lệ vốn đầu tư/GDP ở tương tự nhưng đem lại mức tăng trưởng cao hơn thì có thể thấy hiệu quả đầu tư chưa được cải thiện. - Tiêu dùng tiếp tục giảm sút: Tiêu dùng ở Việt Nam là thành phần quan trọng nhất của tăng trưởng GDP theo phía chi tiêu. Việc tốc độ tăng tiêu dùng cuối cùng gi ảm mạnh trong năm 2011 (từ mức 10,2% xuống còn 4,7%) và tiếp tục giảm hơn trong năm 2012 (4,2%) làm tăng trưởng kinh tế 2012 khó đạt cao. - Tăng trưởng công nghiệp suy giảm: Tốc độ tăng trưởng của khu vực CN-XD thường cao hơn tốc độ tăng trưởng chung và là khu vực ‘đầu tầu’ dẫn dắt nền kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng khu vực CN-XD năm 2012 tiếp tục ở mức thấp, chỉ đ ạt 4,52%, thấp hơn rất nhiều so với mức 5,53% năm 2011, tốc độ trung bình 7%/năm giai đoạn 5 năm 2007-2011. Như vậy, mức đóng góp của khu vực CN-XD vào tăng trưởng chung s ẽ chỉ khoảng 1,9 điểm % (so với 2,7 điểm % tương ứng đóng góp từ khu vực DV). Năm 2012 cũng có một số ‘điểm sáng’ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế như nỗ l ực tăng trưởng của khu vực dịch vụ, hay xuất khẩu duy trì được tốc độ tăng trong điều kiện kinh tế và thương mại thế giới gặp khó khăn, cụ thể: +Tăng trưởng khu vực dịch vụ cao hơn mức tăng trưởng chung, trở thành khu v ực đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng toàn nền kinh tế: Từ năm 2008 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của khu vực DV thường cao tốc độ tăng trưởng chung và khu vực CN- XD. Với t ỷ trọng trong GDP khá lớn (37,7% trong năm 2012), tăng trưởng khu vực DV đang là nhân t ố có tác động tích cực đến tăng trưởng chung và dần trở thành khu vực có ảnh hưởng mạnh nhất đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. + Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vẫn được duy trì, đạt trên 18,2% (vượt mức 13-14% kế hoạch đề ra), mặc dù điều kiện thương mại thế giới và diễn biến kinh tế trong nước không có nhiều thuận lợi, song xuất khẩu của VN năm 2012 vẫn đạt mức khá. Tăng trưởng nhập khẩu ở mức thấp (7,1%) trong khi xuất khẩu vẫn đạt mức tăng tương đối ổn định làm
  4. cán cân thương mại Việt Nam được cải thiện, đóng góp của cán cân thương mại quốc tế vào tăng trưởng GDP cũng tăng lên Tuy nhiên những yếu tố hỗ trợ tăng trưởng chỉ có thể giúp được tăng trưởng kinh tế không giảm quá sâu chứ chưa đủ mạnh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 2) Ổn định kinh tế vĩ mô đạt được nhiều thành tựu nhưng chưa bền vững Năm 2012, nhiều chỉ tiêu vĩ mô quan trọng thể hiện ổn định kinh tế vĩ mô đã đ ược c ải thiện hơn. Đó là: lạm phát và nhập siêu giảm, dự trữ ngoại hối tăng, cán cân tổng thể thặng dư. + Lạm phát giảm là một trong những kết quả quan trọng trong năm 2012 giúp thực hiện mục tiêu ổn định vĩ mô của nền kinh tế. Mức lạm phát năm 2012 khoảng 6,81% đ ạt được mục tiêu đề ra (là 1 con số) và là thành tích rất đáng ghi nhận khi mục tiêu l ạm phát đề ra trong nhiều năm gần đây đều không thực hiện được. + Xuất siêu hàng hóa và tỷ lệ nhập siêu hàng hóa và dịch vụ trên tổng xuất khẩu giảm giúp cải thiện cán cân thương mại. Năm 2012, Việt Nam xuất siêu 284 triệu USD, là năm đầu tiên kể từ 1993, Việt Nam xuất siêu hàng hóa. Việc nhập siêu giảm đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, làm giảm áp lực tăng tỷ giá và thặng dư cán cân tổng thể. + Thị trường ngoại hối ổn định, tỷ giá VND/USD tiếp tục duy trì khá ổn định trong năm 2012. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã có mức cải thiện đáng kể từ mức dự trữ 9 tỷ USD (cuối năm 2011) đã tăng khoảng trên 20 tỷ USD, tương ứng 12 tuần nhập kh ẩu. Cán cân tổng thể được cải thiện đáng kể, mức thặng dư lên đến gần 14 tỷ USD5. Tuy nhiên, những thành tựu về ổn định kinh tế vĩ mô vẫn còn mang tính thời điểm, chưa thật sự bền vững, thể hiện ở một số điểm sau: - Lạm phát được tuy được kiềm chế nhưng diễn biến còn thất thường: Mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức thấp năm 2012 của Việt Nam có thể được đánh giá là khá thành công. Tuy nhiên, ngay khi có những động thái nới lỏng hơn nhằm trợ giúp sản xuất cũng như khi một số mặt hàng thiết yếu và dịch vụ công tăng giá (tháng 8), CPI lập tức tăng vọt trở lại (tháng 9) và ở mức rất cao. Điều này cho thấy, lạm phát tăng vẫn còn là nguy cơ thường trực của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện tại. - Lệch pha trong tín dụng và phương tiện thanh toán: Năm 2012, kinh tế Việt Nam diễn ra hiện tượng lạ: Hệ thống ngân hàng thừa thanh khoản, nhưng một bộ phận rất l ớn 5 Ước tính của Nhóm NC dựa trên số liệu quá khử của ADB.
  5. doanh nghiệp vẫn thiếu vốn đầu tư nghiêm trọng. Đặc biệt điều này xảy với nền kinh tế đang ‘khát’ vốn trong suốt năm 2011. Tính đến hết tháng 12/2012, khi tốc độ tăng M2 đạt 20%, thì dư nợ tín dụng chỉ tăng 7%. - Xuất siêu nhưng vẫn gây lo ngại: Việt Nam là nền kinh tế nhập siêu với đặc điểm là xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Tuy nhiên, trong năm 2012, xuất khẩu vẫn có những tăng trưởng khá về tốc độ trong khi tốc độ nhập khẩu giảm làm Việt Nam lần đầu tiên xuất siêu hàng hóa kể từ năm 1993 đến nay. Theo khu vực sản xuất, xuất siêu năm 2012 thành tích thuộc về khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực này xuất siêu đạt gần 11,9 tỷ USD trong khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu khoảng gần 11,7 t ỷ USD. Tỷ lệ nhập siêu trên tổng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước ở mức rất cao, lên đến 27,6%. 3) Điều hành của chính phủ bám sát với diễn biến nền kinh tế nhưng chưa đ ạt đ ược mục tiêu như mong đợi Chính sách tài chính, tiền tệ năm 2012 song hành với diễn biến nền kinh tế và cũng đã đạt được những thành tích bước đầu, quan trọng như kiềm chế lạm phát, cải thiện thị trường vốn, giảm lãi suất và ổn định thị trường ngoại hối cải thiện cán cân tổng th ể… . Tuy vậy, những hạn chế về chính sách thể hiện như tổng tài sản hệ thống ngân hàng giảm và nợ xấu tăng, chính sách tín dụng ít hiệu lực, giải quyết quan hệ trong tăng tr ưởng tín dụng và lạm phát vẫn còn lúng túng Chính sách trợ giúp doanh nghiệp được ban hành trong thời điểm khó khăn cua công ̉ ̣ đông doanh nghiêp (thang 5/2012) tập trung vào ba nhóm chinh sach: giảm chi phí đầu vào; ̀ ̣ ́ ́ ́ giải quyết khó khăn về vốn lưu động; và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm giảm tồn kho, đ ều là những vấn đề cấp thiết của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiêu quả thực thi chinh sach chưa đat ̣ ́ ́ ̣ như kỳ vong khi số doanh nghiệp giải thể vẫn ở mức cao, khó khăn của doanh nghiệp chưa ̣ giảm nhiều, nhiều chính sách còn chồng chéo, gây khó khăn thêm cho doanh nghiệp. Nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế, tuy đã được Đại hội Đảng XI ghi nhận là vấn đề chiến lược cấp bách hàng đầu, được nhiều nghiên cứu nhìn nhận là giải pháp “căn c ơ” đ ể đưa nền kinh tế thoát khỏi xu hướng khó khăn gay gắt kéo dài đang làm suy kiệt nền kinh tế. Tuy nhiên, sau gần 2 năm, hầu như vẫn chưa được triển khai trên thực tế, trừ một vài công việc có tính khởi động (xây dựng dự án) ở một vài lĩnh vực.
  6. 4) Cộng đồng doanh nghiệp và dân cư còn gặp nhiều khó khăn Cộng đồng doanh nghiệp vẫn vô cùng khó khăn, kém lòng tin vào sự phục hồi : Năm 2012, cộng đồng doanh nghiệp đối mặt với rất nhiều khó khăn, cụ thể như: suy giảm cầu trong nước cũng như cầu thế giới; khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn… Ước tính năm 2012 có khoảng 55.000 doanh nghiệp giai thể hoăc dừng hoat đông, số còn lại trong tình ̉ ̣ ̣ ̣ trạng khó khăn và không mấy lạc quan về tương lai Đời sống người dân thêm khó khăn, nguy cơ gia tăng khoảng cách thu nhập bình quân với các nước xung quanh. Nguyên nhân do lạm phát giảm mạnh nhưng không ổn định, giá cả hàng thiết yếu và phi lương thực vẫn tăng. Thêm vào đó, kinh tế gặp khó khăn làm ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập người dân. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2012 ước đạt khoảng 33 triệu đồng (so với 28,8 triệu đồng tương ứng 2011). Tuy nhiên, có thể thấy với mức tăng này, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người Việt Nam năm 2013 chỉ tăng ở mức 3,8% và đang có xu hướng chậm lại (thấp hơn tốc độ năm 2011 và trung bình 5 năm 2007-2011). Thêm vào đó, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người luôn thấp hơn mức tăng giá cả (tính theo t ốc độ tăng CPI trung bình theo năm) cho thấy cuộc sống người dân đang gặp khó khăn hơn. Đồng thời đây sẽ là một thách thức lớn khi thu nhập bình quân đ ầu người c ủa Vi ệt Nam đang có nguy cơ bị nới rộng so với các nước xung quanh. Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng tăng giá từ 2002-2012, % Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của Nhóm NC
  7. II. Dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2013 1) Bối cảnh kinh tế Việt Nam năm 2013 Thế giới: Kinh tế thế giới năm 2013 được nhận định là năm còn nhiều khó khăn nhưng sáng sủa hơn năm 2012. Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013 dự báo khoảng 3,6%, cao hơn so với năm 2012 được ước tăng (ước khoảng 3,3%) nhưng vẫn sẽ thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế 2011 (3,9%). Dòng vốn đầu tư thế giới năm 2013 nhiều khả năng sẽ tập trung vào khu vực ASEAN do tăng trưởng khu vực này vẫn khá cao và ổn đ ịnh. Tuy nhiên, cũng còn một số yếu tố mà dự báo sẽ tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam như tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản được dự báo sẽ suy giảm trong năm 2013, các bảo hộ thương mại của Mỹ và châu Âu sẽ được sử dụng nhiều hơn… Trong nước: Năm 2013, Chính phủ vẫn kiên trì thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, ưu tiên ổn định vĩ mô, với mục tiêu chính là khống chế lạm phát mức thấp. Việc gi ải quy ết được nợ xấu ngân hàng và thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước sẽ là động lực thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế. 2) Các kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2013. Các kịch bản tăng trưởng kinh tế được xây dựng trên cơ sở xem xét nhiều y ếu t ố, trong đó có giả thiết về tăng trưởng của thế giới và tăng trưởng vốn của Việt Nam. Cụ thể sẽ có 2 kịch bản diễn ra. Kịch bản tăng trưởng cao (KB2) cũng là kịch bản chủ với nhiều khả năng xảy ra hơn. Kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới đạt 3,3%. Trong nước, khó khăn của nền kinh tế trong năm 2012 dần được khắc phục, vốn đầu tư phát triển tăng cao hơn năm 2012 ở mức 11%, khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2012 sẽ đạt khoảng 5,54%. Tuy nhiên, Kịch bản tăng trưởng thấp (KB1) cũng có thể xảy ra trong điều kiện kinh tế thế giới gặp khó khăn, tốc độ tăng tr ưởng chỉ đ ạt kho ảng 2,8%. Trong nước, khó khăn của nền kinh tế trong năm 2012 vẫn tiếp tục duy trì, v ốn đ ầu tư phát triển chỉ tăng khoảng 5,5%; khi đó tốc độ tăng trưởng 2013 sẽ chỉ xấp xỉ ở mức năm 2012, khoảng 4,9% Bảng 1. Các kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo các yếu tố tác động (%) 2012 2013 (ước) Kịch bản 1 Kịch bản 2 Tăng trưởng GDP thế giới (%) 3,3 2,8 3,3 Vốn đầu tư/GDP (%) 33,5 32,6 33,1 Tăng trưởng GDP Việt Nam (%) 5,03 4,9 5,54
  8. Nguồn: Số liệu năm 2012 the TCTK, dự báo 2012 theo tính toán của nhóm NC Về dự báo tăng trưởng ngành: Ở kịch bản chủ, tăng trưởng kinh tế ở cả 3 khu vực đều có những cải thiện so với năm 2012. Khu vực CN-XD tuy còn khó khăn trong nửa đầu năm 2013 nhưng sẽ có khả năng hồi phục khi những khó khăn về vốn được giải quyết. Mức tăng trưởng khu vực này nhiều khả năng sẽ được cải thiện hơn trong năm 2013 (5,6%). Khu vực NLNN dự báo sẽ tiếp tục giữ mức tăng trưởng ổn định (3,1%), trong khi khu vực dịch vụ sẽ đạt tăng trưởng hơn (6,7%). Trong trường hợp nền kinh tế gặp khó khăn hơn (ở kịch bản tăng trưởng thấp) tăng trưởng khu vực CN-XD chỉ đạt ở mức xấp xỉ năm 2012 (4,5%), tăng trưởng khu vực DV và NLNN giảm thấp hơn tương ứng là 6,2% và 2,7%. Cán cân thương mại dự báo xuất khẩu có thể duy trì tốc độ tăng trưởng tốt, nhập khẩu nhiều khả năng tăng trở lại. Về phía cầu, dự báo cả đầu tư và tiêu dùng nhiều khả năng sẽ tăng trở lại. Ngay cả ở kịch bản tăng trưởng thấp, tốc độ tăng đ ầu tư và tiêu dùng v ẫn cao hơn mức tương ứng năm 2012. 3) Dự báo ổn định vĩ mô + Lạm phát nhiều khả năng được khống chế ở mức thấp trong khi t ỷ giá gi ữ xu hướng tăng nhẹ. Do sức ép lạm phát thế giới không cao, xu hướng giảm giá trong năm 2012 dự báo sẽ tiếp tục duy trì, trong nước, nhiều khả năng chính sách tiền tệ thắt chặt vẫn là chính sách chủ đạo. Chỉ số CPI năm 2013 dự báo ở mức khoảng 6,5%. Tỷ giá dự báo vẫn giữ xu hướng tăng nhẹ do đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam và nhiều khả năng tốc độ tăng trưởng nhập khẩu sẽ tăng trở lại. Dự báo tỷ giá trung bình năm 2013 sẽ đạt khoảng 21,3 nghìn đồng/USD. + Cán cân thanh toán quốc tế nhiều khả năng vẫn thặng dư ở mức xấp xỉ gần bằng năm 2012. Cụ thể, với tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 dự kiến là 5,54%, dự báo cán cân vãng lai của Việt Nam năm 2013 thặng dư (+) 6,571 tỷ USD, cán cân vốn đạt 6,022 tỷ USD. Như vậy, cán cân tổng thể năm 2013 dự báo thặng dư khoảng 12,5 tỷ USD.
  9. Cán cân vãng lai, cán cân vốn và cán cân tổng thể (2009-2013) Nguồn: ADB và ước tính của Nhóm nghiên cứu, ước năm 2012, DB năm 2013 Tóm lại, kinh tế Việt Nam năm 2012 chưa khởi sắc được như mong đợi. Tốc độ tăng trưởng GDP còn thấp, nguyên nhân do những động lực tăng trưởng truy ền thống bao gồm: vốn, tiêu dùng và sản xuất khu vực CN-XD đang đang sa sút các nhân tố hỗ trợ tăng trưởng còn chưa đủ mạnh. Đời sống người dân cũng như của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn trước mắt trong lúc tín hiệu hồi phục là chưa rõ ràng. Tuy nhiên, năm 2012, bám sát những khó khăn của nền kinh tế, Chính phủ đã có những chính sách điều hành quan trọng, đúng hướng, phù hợp và đã thu được những kết quả ban đầu trong đó đáng kể là: khống chế lạm phát, giảm nhập siêu, tăng dự trữ ngoại hối, cải thiện cán cân tổng thể, …. là những mục tiêu quan trọng mà nền kinh tế Việt Nam đã phấn đấu mà chưa đạt được trong những năm trước đây. Nền kinh tế Việt Nam tuy không đạt được mức tăng trưởng cao về số lượng năm 2012 nhưng nếu tiếp tục duy trì điều hành kinh tế hợp lý trong điều kiện nền kinh tế th ế gi ới không có quá nhiều biến động tiêu cực, nhiều khả năng tình hình kinh tế vĩ mô sẽ được cải thiện tích cực hơn từ nửa cuối 2013./.
  10. Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế Việt Nam theo các kịch bản tăng trưởng 2013 2013 2012 Kịch bản 1 Kịch bản 2 Tăng trưởng GDP (%) 5,03 4,9 5,54 - Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản 2,72 2,7 3,1 - Công nghiệp và xây dựng 4,52 4,5 5,6 - Dịch vụ 6,42 6,2 6,7 GDP hiện hành (nghìn tỷ đồng) 2.949 3.231 3.364 Cơ cấu trong GDP (%) - Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản 21,65 22,1 21,5 - Công nghiệp và xây dựng 40,65 40 39,9 - Dịch vụ 37,70 37,9 38,6 Lạm phát(%) 6,8 5,5 6,5 Tăng trưởng xuất khẩu (%) 18,3 12,8 16,8 Tăng trưởng nhập khẩu (%) 7,1 10 18 Nhập siêu/xuất khẩu (%) + 0,25 +0,72 -0,78 Vốn đầu tư/GDP (%) 33,5 29 30,5 GDP/người (USD) 1.582 1.680 1.727 Một số chỉ tiêu phía cầu Tốc độ tăng đầu tư nội địa 3,41 4,22 5,29 Tích lũy tài sản cố định 2,67 3,50 4,55 Thay đổi tồn kho 10,23 10,43 11,67 Tốc độ tăng tiêu dùng 4,60 4,74 5,34 Tiêu dùng Chính phủ 3,74 4,52 5,64 Tiêu dùng Tư nhân 4,69 4,76 5,31 Nguồn: GSO (số liệu thực hiện năm 2012) và tính toán của nhóm NC (dự báo 2013)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2