intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Du học - trở về và… “hư hỏng”

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

62
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khăn gói va ly đi du học, khi trở về, người thì thành công với những tấm bằng danh giá, kẻ thì đắm chìm trong cái hư danh “Tây hóa”. Tiếp sau những năm tháng du học ấy có thể là những buổi ăn chơi thâu đêm, phong cách sống phóng túng buông thả bất cần đời. Lắm bệnh nhiều tật Bị trả về nước sau 2 năm du học tại Anh vì đã bỏ học quá nhiều, thi lại và nợ môn liên miên, nhưng khi về nước Phong vẫn tự hào với đám bạn cũ vì mình đã được...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Du học - trở về và… “hư hỏng”

  1. Du học - trở về và… “hư hỏng” Khăn gói va ly đi du học, khi trở về, người thì thành công với những tấm bằng danh giá, kẻ thì đắm chìm trong cái hư danh “Tây hóa”. Tiếp sau những năm tháng du học ấy có thể là những buổi ăn chơi thâu đêm, phong cách sống phóng túng buông thả bất cần đời.
  2. Lắm bệnh nhiều tật Bị trả về nước sau 2 năm du học tại Anh vì đã bỏ học quá nhiều, thi lại và nợ môn liên miên, nhưng khi về nước Phong vẫn tự hào với đám bạn cũ vì mình đã được “Âu hóa”. Để chứng tỏ cách suy nghĩ và lối sống “thoáng, hiểu đời” và sành điệu, Phong liên tục tổ chức những bữa tiệc nhảy nhót hát hò thâu đêm suốt sáng, nốc rượu như nước bởi khi còn đang du học, Phong đã quen mùi rượu trong những cuộc vui với bạn bè. Bố mẹ chạy vạy xin cho Phong vào làm tại công ty của người quen, nhưng cậu kiên quyết không chịu nhuộm lại mớ tóc vàng khè, quần áo hip hop lùng nhùng và tháo những chiếc khuyên chi chít một bên tai dù cho bố mẹ có đe dọa hay ngon ngọt khuyên bảo, vì với Phong, đó mới
  3. là “Tây” mà “Tây” kiểu này thì chắc chắn Phong không thể làm ở công ty này được. Còn Thu Phương, sau khi du học đúng 5 năm trên đất Mỹ trở về đã tách ra riêng nhất định không chịu ở cùng bố mẹ. Khi còn đang học ở Mỹ, Phương nổi tiếng trong đám du học sinh Việt bởi cách sống phóng túng, buông thả của mình Phương cặp kè với hết học sinh Việt đến học sinh Tây để “giết thời gian” nhàm chán, khỏa lấp sự trống trải khi xa nhà. Tách ra ở riêng, sống trong căn nhà trọ tươm tất, Phương vẫn giữ “nếp sinh hoạt” của mình như thời còn du học. Mặc cho gia đình bạn bè khuyên bảo, hàng xóm, đồng nghiệp dị nghị, Phương vẫn đi sớm về khuya chơi bời với đám đàn ông mà cô hay cặp kè. Không thiếu những cậu ấm, cô chiêu khi du học về nước mang theo hành trang là những vết sẹo đánh nhau, vết xăm mình gớm giếc hay những câu chửi thề bằng tiếng nước ngoài như một thứ ngôn ngữ thông dụng. Rượu và
  4. sex là hai thứ mà thanh niên trẻ du học dễ bị ngập sâu vào nhất. Thói quen sinh hoạt phóng túng, thoải mái, học đòi theo các bạn uống rượu cho đỡ “nhớ nhà”, uống rượu vì phong trào chung đã khiến không ít bạn kể cả nữ giới trở thành ma men. Phan Nam – một du học sinh Pháp cho hay: “Nhiều đôi đến với nhau khi đang du học không hẳn bởi họ yêu nhau, chỉ vì thiếu thốn tình cảm hoặc dọn về sống chung chia đôi tiền nhà…”. Nam cho biết thêm: “Mỗi du học sinh đều được trang bị máy tính nối mạng, nên việc kết nối tới những trang web sex, chat sex là phổ biến trong giới du học trẻ”. Giá của cái “mác”! Trở lại chuyện của Phong – sau những chuỗi ngày gia đình đi theo sau khuyên bảo lo lắng cho cậu, Phong vẫn không từ bỏ lối sống lạc lõng với gia đình, cộng đồng. Đã trải qua nhiều chỗ làm việc, nhưng với tác phong ngông nghênh, phớt đời, cộng với cách ăn mặc “Âu hóa”
  5. thái quá nơi công sở, Phong mau chóng bị cho thôi việc. Đi học trở lại một trường ĐH dân lập thì bạn bè ghét bỏ Phong bởi thói khinh người, hợm hĩnh và những câu chửi thề liên tục khiến người khác khó chịu, Phong lại một lần nữa bị nhà trường trả về với gia đình. Còn Thu Phương, sau những năm tháng rong ruổi với lối sống “mở” hết mình, cô bị chính những người đàn ông đã “đi qua” khinh khỉnh, bạn bè đồn thổi về nhân cách. Phương không thể nào tìm được cho mình một mối tình đẹp như cô mơ ước nữa, cái tiếng xấu, vết nhơ do thói quen sinh hoạt vô tình đã đẩy cô vào hàng ngũ những đứa con gái “hư hỏng”. Phương lầm lũi đi về một mình nơi nhà trọ, thỉnh thoảng tổ chức những party “tại gia” quậy tung trời cho đỡ buồn, rồi lao vào rượu và quan hệ bừa bãi để trốn tránh sự cô đơn. Ảo tưởng với kiến thức đã học được từ trời Tây, những cậu ấm cô chiêu hễ mở mồm ra là đòi lương tính bằng nghìn đô, những chỗ ổn định bố mẹ xin cho họ chê lương thấp, nhạt nhẽo.
  6. Phương đã từng tuyên bố: “Làm việc một tháng không được 2.000 USD thì bố mẹ đừng bao giờ giới thiệu cho con”. Chưa chắc họ đã làm việc có kết quả tương xứng với số tiền ấy, nhưng cái mác “đi Tây” vẫn là thứ họ đem ra khoe khoang và ngã giá đòi hỏi hàng ngày. Cha mẹ nào cũng mong con cái xác định được mục đích du học để học tập được kiến thức mới, mở ra con đường tương lai tươi sáng. Và tất nhiên đã có rất nhiều bạn sau khi đi du học về, đã học hỏi được nhiều kiến thức tiên tiến, mang những hoài bão lớn lao, vun đắp sự nghiệp, với niềm đam mê cháy bỏng phụng sự đất nước. Bên cạnh những người trẻ tích cực học tập, có lối sống lành mạnh, sôi nổi như vậy thì có những kết cục đau buồn khi những đứa con du học về “trả ơn” cha mẹ bằng căn bệnh nghiện ma túy, thuốc lắc. ***
  7. Những bạn trẻ kể trên chỉ là số ít, song nó cũng đủ là lời cảnh báo cho những ai đã và đang có ý định đi du học mà không vì sự học nghiêm túc, coi đó là bài học để tự răn mình. Bởi sống ở nơi không ai quản lý, cách xa gia đình, một số người không đủ bản lĩnh để vượt qua những “ảo giác trắng” để chạy theo lối sống phóng túng, nguy hiểm. Đó là những trăn trở khôn nguôi của mỗi người cha người mẹ lo lắng khi có con đi du học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2