intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Du kí Việt Nam trên chặng đầu hiện đại hóa _2

Chia sẻ: Nguyenkiki Nguyenkiki | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

51
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Và cũng gần như là thế, ở tư cách một bạn đọc bây giờ, sau 80 năm tôi vẫn rất hứng thú với khối tri thức được đem lại bởiNam Phong. Ngay cả trong các du ký tôi cũng tiếp nhận được rất nhiều điều mới mà thời gian vẫn không làm cho cũ đi, hoặc chính cái “cũ” đó lại là cái “mới” đối với các thế hệ sau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Du kí Việt Nam trên chặng đầu hiện đại hóa _2

  1. Du kí Việt Nam trên chặng đầu hiện đại hóa
  2. Và cũng gần như là thế, ở tư cách một bạn đọc bây giờ, sau 80 năm tôi vẫn rất hứng thú với khối tri thức được đem lại bởiNam Phong. Ngay cả trong các du ký tôi cũng tiếp nhận được rất nhiều điều mới mà thời gian vẫn không làm cho cũ đi, hoặc chính cái “cũ” đó lại là cái “mới” đối với các thế hệ sau. Chẳng hạn một cảnh Bờ Hồ ban đêm trong Đêm tháng Sáu chơi Hồ Hoàn Gươm mới chỉ cách đây hơn 80 năm mà tôi đoán chắc, ai là công dân Hà Nội, kể cả những nhà Hà Nội học bây giờ lại không nhận được một ngạc nhiên thích thú khi đọc:“ngoảnh lưng ra phố Hàng Khay mà ngắm cảnh hồ (...) thời tiếng giun tiếng dế trong bãi cỏ, tiếng sát sành nắc nẻ trong bụi cây, mà trên cành cao lại thánh thót tiếng con chim cú; lác đác tiếng xe tay trên đường đưa đến; lại tiếng chuông xe song mộ ai loong coong cùng tiếng chân ngựa lốp cốp, với tiếng ô tô ù ù kèn bóp te te; song chốc lát lại tĩnh, chỉ còn dế kêu, giun rúc, sát sành nắc nẻ vỗ cánh đập chân, con cú nọ rên rĩ gớm ghiếc! Xa xa văng vẳng tiếng chó cắn bốn bề, tiếng gà gáy nửa đêm, thỉnh thoảng lại giật mình vì tiếng người kêu ông “cẩm”: cậu xe bị quỵt, cô đĩ mắc lừa, du côn say rượu, thầy quyền gió trăng, đánh“oái” lên rồi lại thấy thôi ngay! Rồi tiếng đàn bầu, đàn nguyệt đằng sau lưng, tiếng reo hát cười cợt xen tiếng lóc nhóc chuyển động của những chiếc xe cao xu mà các ông lính Tây ở các “ô ten” đi về trong trại. Lời văng tục của kẻ hạ đẳng đi khuya, tiếng chửi nhau của phường kiếm ăn đêm tối, tiếng lũ phu thùng, tiếng xe chở uế. Ôi! Phiền tạp thay mà hữu tình thay!” (I; 264). Chẳng hạn về lịch sử hồ Ba Bể, hoặc phong thổ tỉnh Tuyên Quang... Về Chùa Hương, với hành trình 2 ngày rưỡi, 3 đêm. Về Hội Lim với cuộc đi chơi 5 tầng núi. Về các nơi cổ tích đất Nghệ Tĩnh - một vùng địa linh nhân kiệt, với cuộc đi thăm nhà thờ và phần mộ Nguyễn Du, trong một bùi ngùi thương cảm: “Sè sè nấm đất bên đường”. Về sự du lịch đất Hải Ninh, với cái bẩn thỉu khó đâu sánh bằng ở Đông Hưng - bên kia Móng Cáy, và tục mua - bán vợ của người dân ở đây, để thấy chuyện buôn bán phụ nữ qua biên giới Hoa - Việt là có một lịch sử dài như thế nào.
  3. Về Bà Nà - đất nghỉ mát chỉ dành riêng cho các quan Tây, thế mà cũng có đủ các loại công sở như một đặc khu hành chính... Vân vân... Tôi nghĩ rằng những du ký này rất cần thiết cho sự phát triển ngành du lịch ở xứ ta vào đầu thế kỷ mới này. Và chẳng riêng du lịch. Nó cũng rất cần cho các hoạt động bảo tàng danh nhân và lịch sử. Cho kiến trúc và điện ảnh... Còn với người nghiên cứu văn học thì đây là minh chứng cho một giai đoạn quan trọng của lịch sử văn học dân tộc - giai đoạn bản lề, giao thời trên tất cả các phương diện của ngôn ngữ và thể loại, của tác giả và công chúng, của nội dung học thuật và tư duy nghệ thuật... * Sau thời giao chuyển được phản ánh và kết đọng rất rõ qua Tạp chí Nam Phong, mà 62 du ký là một bộ phận, sẽ đến thời kỳ hoàn thiện diện mạo hiện đại của văn học dân tộc, từ 1930 đến 1945. Nếu truyện ngắn và tiểu thuyết, cùng phóng sự, tùy bút, hồi ký có một bước phát triển mới với nhiều gương mặt tác giả tiêu biểu thì du ký lại có phần chững lại, thậm chí gần như là vắng hẳn, khi văn chương tách ra khỏi học thuật, để trở thành một khu vực chuyên, với giá trị văn chương là chủ yếu, chứ không còn xen cài với các giá trị khảo cứu về văn hóa, phong tục hoặc lịch sử. Người viết, viết với tư cách nhà văn mà không có một tư cách nào khác, nên việc đi để tìm cảm giác lạ (trong một xã hội tù túng, ngột ngạt), đi để thay đổi thực đơn cho dạ dày và giác quan, rồi phô cái Tôi của mình ra trên mặt giấy để cho những ai yêu mình và yêu văn của mình cùng thưởng lãm, thì dường như chỉ riêng Nguyễn Tuân mới có chuyên tâm thực hiện. Nhưng hẳn khó có chuyến đi nào làm vơi được cơn khát thèm đi của Nguyễn; bởi túi tiền thì rỗng, và khi chính quyền kiểm tra giấy tờ tùy thân, hoặc cần một sự khai báo thì ở mục nghề nghiệp, thay vì ghi là: Nhà văn hoặc Nghề viết văn, Nguyễn lại ghi là Sans profession (Vô nghề nghiệp). Còn chuyến đi được viết trong chính tên sách Một chuyến đi (1938) đưa ông sang Hồng Kông làm phim Cánh đồng ma thì lại là một cuộc đi khốn khổ... Một chuyến vào Sài Gòn của Nam Cao với hậu quả là một trận ốm thập tử nhất sinh, hất trả ông trở về quê nhà, chỉ để lại chút ít dấu ấn trong Sống mòn (1944). Còn Tô Hoài thì phải mượn Dế mèn (1941) để làm một cuộc phiêu lưu trong tưởng tượng.
  4. Như vậy sự biến đổi của văn xuôi theo hướng hiện đại hóa thể hiện trước hết ở truyện ngắn và tiểu thuyết, với một đội ngũ tác giả tiêu biểu trên hai trào lưu hiện thực và lãng mạn, chỉ có thể xuất hiện trong thời kỳ 1930-1945; cùng với thể ký, trong đódu ký gần như không còn đất cho sự phát triển mà nhường chỗ cho phóng sự (Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Lạp), bút ký - tùy bút (Thạch Lam, Nguyễn Tuân), hồi ký - tự truyện (Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tư, Tô Hoài). Tóm lại, nhìn tổng thể, du ký Việt Nam mới chỉ có một khúc dạo đầu ấn tượng trước 1930 gắn với sự khởi động của phong trào báo chí, và với những chuẩn bị bước đầu của sự chuyên nghiệp hóa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2