intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Du lịch an toàn cho bệnh nhân đái tháo đường

Chia sẻ: Ca Cavien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

58
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mùa du lịch, nghỉ mát đã đến nhưng đừng để bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cản trở niềm vui của bạn. Bạn có thể đi bất cứ đâu mà người không bị mắc ĐTĐ có thể đến, nhưng hãy nhớ một số mẹo đơn giản để giúp chuyến đi của bạn thuận lợi và vui vẻ hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Du lịch an toàn cho bệnh nhân đái tháo đường

  1. Du lịch an toàn cho người bệnh đái tháo đường Mùa du lịch, nghỉ mát đã đến nhưng đừng để bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cản trở niềm vui của bạn. Bạn có thể đi bất cứ đâu mà người không bị mắc ĐTĐ có thể đến, nhưng hãy nhớ một số mẹo đơn giản để giúp chuyến đi của bạn thuận lợi và vui vẻ hơn.
  2. Trước khi khởi hành Người bệnh ĐTĐ nên kiểm tra sức khỏe trước khi đi. Nếu bạn đi tới vùng hay có bệnh tiêu chảy, hãy nói với bác sĩ cho những đơn thuốc chữa tiêu chảy dự phòng. Bạn có thể cần đến thuốc chống say xe trong suốt cuộc hành trình. Đem theo vài tấm thẻ, trên đó ghi rằng bạn mắc ĐTĐ (đề phòng bạn bị hôn mê hạ đường huyết...). Bạn cũng cần đem theo thêm insulin và bơm kim tiêm dự phòng cũng như thuốc viên hạ đường huyết, đem
  3. theo bữa ăn phụ, đề phòng bị trễ giờ hoặc thay đổi lịch trình. Trong khi đi du lịch, bạn không nên đi giày, dép mới vì chúng có thể làm bạn bị đau chân, khiến chuyến đi gặp trở ngại. Khi đến nơi du lịch, người bệnh ĐTĐ sẽ phải tiếp xúc và ăn những thực phẩm có thể hoàn toàn khác ở nhà nên bạn đừng ngại dành một chút thời gian để học xem nên ăn gì sẵn có tại nơi du lịch. Và quan trọng nhất là đem theo máy đo đường huyết và que thử. Có rất nhiều thay đổi xảy ra khi đi, chỉ có cách duy nhất giúp kiểm soát bệnh là thử máu nhiều hơn.
  4. Trong khi di chuyển Người bệnh ĐTĐ cần đem theo tất cả bơm tiêm, máy thử đường huyết lên máy bay hay các phương tiện giao thông khác như ô tô, tàu hỏa, tàu thủy... Thuốc uống còn nguyên dạng trong vỉ hoặc lọ của nhà sản xuất, insulin chưa mở, các thuốc trên sẽ dễ được chấp nhận nếu có kèm theo đơn của bác sĩ. Cần giữ đúng hoặc gần giờ ăn và uống thuốc nhất có thể. Uống thêm nước và cố gắng vận động nhiều nhất có thể khi di chuyển. Nếu bạn đi bằng xe hơi, mỗi lần dừng xe, hãy đi bộ quanh khoảng 5 phút. Nếu đi
  5. bằng tàu hỏa, hãy đi dọc theo toa tàu. Nếu đi bằng máy bay, hãy đứng dậy đi hoặc co duỗi chân tay sau 1-2 giờ. Nếu bạn đi bằng xe hơi nên đem theo thức ăn dự phòng để phòng trường hợp sự cố hỏng xe bất kỳ có thể xảy ra. Tại nơi đến Đi du lịch bao giờ cũng thú vị, đồ ăn thì ngon và mới lạ, nhưng thường là thừa thãi. Người bệnh ĐTĐ không nên ăn hết suất của mình, hãy cảnh giác với kiểu ăn tự chọn, hãy nếm mỗi thứ ít một và thưởng thức bữa ăn thật chậm, duy trì được khối lượng gần giống với mọi ngày. Điều cần
  6. thiết nữa là bạn không nên quên luyện tập thể dục, có như vậy bạn mới không phải khó nhọc “ép cân” sau chuyến đi. Luôn đem theo hộp nước quả, bánh quy, quả chín, trứng... những thứ này có thể dùng thay thế một bữa ăn không đúng giờ. Dùng kem chống nắng và luôn nhớ nguyên tắc bảo vệ chân: kiểm tra chân hằng ngày, không đi giày mới, không đi chân trần trên cát nóng, những vỏ sò có thể làm chân bị tổn thương. Nếu lỡ bị phồng rộp chân, hãy dùng chất sát khuẩn nhẹ, băng bảo vệ, không chọc thủng vết rộp. Nếu không may bạn bị ốm: hãy thử đường máu thường xuyên hơn. Ăn ngũ cốc, bánh mỳ, cháo, phở,
  7. súp... thay cho bữa ăn thường quy. Uống đủ nước. Nếu đường máu vẫn cao, hãy đến bệnh viện gần nhất. Với người đang tiêm insulin Đem theo insulin bên người, không cần thiết bảo quản trong tủ lạnh. Chỉ cần tránh nhiệt độ quá cao (trên 30oC). Đem theo thư của bác sĩ nói rằng bạn mắc ĐTĐ nên phải đem theo bơm tiêm, insulin, thiết bị đo đường máu, đề phòng trường hợp bạn cần phải giải thích hoặc bị mất, cần thay thế. Thường xuyên đem theo đường hấp thu nhanh. Bạn có thể cần điều chỉnh liều insulin cho phù hợp
  8. với nhịp sống mới. Đi bộ, bơi lội, đi dạo đốt cháy khá nhiều năng lượng. Để an toàn, hãy thử đường máu thường xuyên hơn. Cần cho người cùng đi biết các dấu hiệu của hạ đường huyết và giúp bạn dùng đường khi cần. Có thể nếm mọi loại thức ăn, nhưng hãy lưu ý đến khối lượng để tránh bị lên cân. Dừng lại và nghỉ ngơi khi cần. Với người tiêm insulin đi du lịch đến nơi có múi giờ khác
  9. Khi đi đến nơi có múi giờ khác quá nhiều, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về điều chỉnh liều insulin cũng như lịch trình tiêm. Khi đi qua các múi giờ khác nhau, hãy giữ đồng hồ chỉ giờ ở thời điểm xuất phát: ăn thêm bữa phụ và tiêm thêm insulin nhanh nếu bay từ Đông sang Tây (vì ngày dài hơn); giảm liều insulin bán chậm nếu bay từ Tây sang Đông (vì ngày ngắn hơn). Trở lại giờ tiêm và liều tiêm vào ngày hôm sau tại nơi đến.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2