intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để an toàn khi ra biển

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

56
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mùa hè đến, rất nhiều người chọn biển là điểm đến du lịch. Làm thế nào để an toàn khi đi chơi ở biển, để có những ngày hè thư giãn thật sự? Ảnh minh họa Nguồn: iternet. Giữ sức khỏe, không mang quá nhiều đồ Bác sĩ Duy Anh (Phòng khám BV E Hà Nội) cho biết: Khi đi biển, du khách cần ăn uống điều độ, tránh thức ăn lạ, nghỉ ngơi điều độ để có đủ sức khỏe cho chuyến du lịch vui vẻ. Theo anh Thế Công, hướng dẫn viên du lịch của Fiditour: Đi nghỉ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để an toàn khi ra biển

  1. Để an toàn khi ra biển Mùa hè đến, rất nhiều người chọn biển là điểm đến du lịch. Làm thế nào để an toàn khi đi chơi ở biển, để có những ngày hè thư giãn thật sự? Ảnh minh họa Nguồn: iternet. Giữ sức khỏe, không mang quá nhiều đồ Bác sĩ Duy Anh (Phòng khám BV E Hà Nội) cho biết: Khi đi biển, du khách cần ăn uống điều độ, tránh thức ăn lạ, nghỉ ngơi điều độ để có đủ sức khỏe cho chuyến du lịch vui vẻ. Theo anh Thế Công, hướng dẫn viên du lịch của Fiditour: Đi nghỉ mát không nên mang quá nhiều đồ đạc bởi ở khách sạn hay nhà nghỉ đều có một số vật dụng thiết yếu. Nhưng không thể thiếu một số vận dụng thiết yếu như: Thuốc, đồ dùng y tế bông, cồn y tế, thuốc giảm đau, dầu gió, các loại thuốc chống mẩn
  2. ngứa, dị ứng, thuốc hạ sốt, tiêu chảy... đề phòng trường hợp cần khẩn cấp. - Ra biển đừng chạm vào các con vật lạ ở biển như sứa vì có thể đau và gây bỏng. Dặn trẻ nếu lỡ chạm phải cần nói sớm để người lớn kịp trấn an và xử trí. - Trẻ em hay sợ cát nhũn và ướt. Hãy cho trẻ chơi ở cát khô rồi ra cát ướt, dần dần xuống nước. - Không đi dạo biển lúc nắng nóng. Nếu phải ra ngoài cần đội mũ, mặc áo dài tay. - Không bơi sau bữa ăn, không bơi khi có ảnh hưởng của chất kích thích. Không bơi khi không thấy nhân viên cứu hộ trực. - Nếu thấy bụng có triệu chứng lạ, nên dừng ăn hải sản, đồ
  3. BS Duy Anh khuyên: Du khách nên chú ý chua cay ngay. mang kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để bảo vệ làn da cho cả nhà khi xuống biển tắm hoặc phơi nắng. Không nên coi thường ánh nắng vì da có nguy cơ phỏng nắng, bong tróc sau khi đi biển về do không được thoa kem chống nắng bảo vệ. Nếu ngại nhớp dính, có thể dùng kem chống nắng dạng xịt, có tác dụng thẩm thấu nhanh và tiện lợi. Phụ nữ nếu mang mỹ phẩm, nên chọn loại không thấm nước (nếu là bộ set sữa tắm - dầu gội - nước hoa xịt toàn thân... càng gọn gàng). Mũ rộng vành, kính mát rất quan trọng để bảo vệ tóc và đôi mắt khi ở biển. Nên dùng kính râm có độ lọc sáng 15 - 30% để chắn bớt tia tử ngoại, mắt kính lớn như kính chuồn chuồn bảo vệ cho đôi mắt. Nước biển hay có cát, nhất là gần bờ, do đó rất cần đeo kính bơi khi xuống nước. Đã có người gặp "tai nạn" với những cơn sóng mạnh, vì vậy cần chọn đồ bơi "an toàn", tránh những bộ bikini quá "ít vải", mỏng manh. Nam giới không nên mặc loại quần đùi cạp chun ống rộng vì rất dễ bị sóng đánh bay. Dù tiết kiệm cũng đừng mua hay thuê áo tắm... second hand vì áo bơi đã qua sử dụng có thể mang theo các mầm bệnh về da! Phái đẹp nên có thêm tấm khăn choàng mỏng vừa làm tăng vẻ đẹp, vừa kín đáo, che bớt khiếm khuyết. Nên chọn loại khăn quấn quanh người, thắt nơ, chất liệu lụa, màu sắc tươi tắn. Nếu không có khăn choàng thì khăn tắm to vừa che nắng bảo vệ da, vừa giữ ấm khi từ dưới nước lên. Nhớ mang theo tampon (băng vệ sinh tròn) đề phòng chuyến đi trùng với chu kỳ "đèn đỏ".
  4. Tampon giúp chị em bơi lội, vận động thoải mái và hiệu quả bảo vệ cao trong thời kỳ "nhạy cảm". Nên mang theo túi xách để đựng các đồ lỉnh kỉnh như: Khăn giấy, kem chống nắng, kính, tiền, đồ dùng y tế cần thiết, máy ảnh... Nhớ dùng xăng đan, dép kẹp, giày búp bê đế bệt để chân được thoáng, lại hợp với trang phục đi biển. Đàn ông nên đi dép lê tổ ong, dép tông. Không nên dùng dép da, xăng đan. Thị trường hiện có những bộ đi biển cho trẻ gồm kính bơi, mũ bơi, kẹp mũi, bịt tai bán với giá 120.000 đ/bộ. Mặt hàng kính bơi ngoài những kiểu ngộ nghĩnh, nhí nhảnh còn có kính bơi Disney nhiều màu mang hình Bạch Tuyết, gấu Pu, chuột Micky, cá heo... giá 95.000đ/c. Nên chọn kính bơi sậm màu để bảo vệ mắt cho bé. Ở Hà Nội, tại Công ty Đầu tư du lịch và dã ngoại, Công ty cổ phần Umove, một số cửa hàng như 204 Lò Đúc, 178, Hoàng Văn Thái, hệ thống Metro, BigC, phố Lương Văn Can, Trịnh Hoài Đức... có bán nhiều loại phao bơi. Theo chị Minh Thi, cửa hàng du lịch và dã ngoại 111 Láng Lạ (Hà Nội), loại phao mới có mái che hình cây dừa, chim cánh cụt, mái nhà, mu rùa... rất đẹp dành cho bé 1 - 3 tuổi, có chỗ đút chân và tay. Phao thuyền, phao ngôi sao xỏ chân có mái che giá 160.000 đ/c. Các loại phao khác như phao rùa, khủng long, phao tròn, phao chim cánh cụt... giá 80.000 - 140.000 đ/c. Phao tay Disney 40.000 đ/đôi. Phao nằm thư giãn Ecomat 90.000 đ/c... Mua phao ngoài màu sắc, kích cỡ thì quan trọng là yếu tố an toàn. Phao đi biển có thể dùng lại khi bơi ở bể bơi. Nhưng phao bơi ở bể bơi không nên dùng khi ra biển vì quá nhẹ, dễ làm trẻ dạt xa bờ và hụt chân khi ngã. Loại phao bơi có đáy lỗ để trẻ bỏ
  5. chân cũng không an toàn thực sự bởi trẻ sẽ bị vướng hai chân, không thể trồi lên mặt nước. Nên chọn phao đi biển loại tròn, chắc chắn, có tay vịn trên thành phao để trẻ dễ bám, đảm bảo luôn căng phồng. Có thể chọn phao đôi cho hai trẻ cùng ngồi, nhưng chú ý yếu tố vững và hoàn toàn tự do phần chân. Lưu ý khi ra biển Theo anh Văn Lâm (nhân viên cứu hộ Sun Spa Quảng Bình), khi ra bãi tắm biển, du khách đừng ngại ngần, nên hỏi nhân viên cứu hộ xem sóng có mạnh không, có thể bơi ở chỗ nào cho an toàn, tránh chỗ nào hay nơi nào có dòng chảy mạnh, hoặc xoáy nước dễ cuốn người ra xa. Nước biển thay đổi rất nhanh, có bãi tắm buổi sáng bơi an toàn, nhưng chiều chưa chắc đã an toàn. Luôn bơi ở khu vực cho phép, không bơi ra quá xa, khuất tầm mắt của nhân viên cứu hộ. Khi bơi, nếu cảm thấy bị cuốn vào dòng chảy mạnh, hãy bơi song song với bờ để giữ sức, nếu cảm thấy lo lắng, khó bơi cần vẫy tay và gọi trợ giúp sớm để giữ sức. Nếu mang theo trẻ nhỏ cần luôn giữ bé trong tầm mắt giám sát của cha mẹ để xử trí kịp thời các tình huống phát sinh. Nếu đi chơi thuyền câu mực, đi thuyền ra đảo cần mặc áo phao cá nhân. Luôn tuân theo hướng dẫn của nhân viên cứu hộ. Đừng bơi quá xa và cũng đừng bao giờ giả vờ chết đuối vì dễ gặp phiền phức. Không bơi tại các bãi biển không có cứu hộ làm nhiệm vụ. Không ra biển bơi một mình. Luôn ở nơi mà nhân viên cứu hộ có thể nhìn thấy và trong khu vực được khuyến cáo có thể bơi được
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2