<br />
<br />
<br />
DƯ LUẬN TIẾP NHẬN VĂN HỌC HẬU HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM<br />
PHAN TUẤN ANH<br />
Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Vấn đề tranh luận và đối thoại về bất cứ một hệ hình lý thuyết mới<br />
nào đang được tiếp nhận cũng là phản ứng cần thiết trong mỗi nền văn học.<br />
Thứ nhất, nó bổ sung cho nền văn học dân tộc những góc nhìn mới, kỹ thuật<br />
mới, nhằm thúc đẩy sự phát triển những tinh hoa văn học nội tại theo hướng<br />
hiện đại hóa, quốc tế hóa. Thứ hai, không có hệ lý thuyết nào là không có<br />
những giới hạn và nhược điểm. Để tránh tâm lý sùng ngoại quá mức và tiếp<br />
nhận không giới hạn, cần những nhận định và thái độ có tính điềm tĩnh,<br />
nhằm tránh tâm lý tự ti, hoang mang và đánh mất những giá trị cổ truyền.<br />
<br />
1. Mỗi lý thuyết đang trên hành trình tiếp nhận vào một nền văn hoá, mà cụ thể và rõ rệt<br />
nhất là trên lĩnh vực lý luận và phê bình, luôn phải chấp nhận các luồng ý kiến khác<br />
nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau gay gắt. Hiện tượng tiếp nhận lý thuyết hậu hiện đại ở<br />
Việt Nam lại càng mang tính chất đặc biệt, và gần như gây ra một hiệu ứng xã hội khá<br />
rộng rãi. Sự đặc biệt thể hiện ở chỗ, mọi lĩnh vực và bộ môn đều cảm thấy mối quan hệ<br />
giữa mình với trào lưu tư tưởng mới được du nhập này. Tuy nhiên, số người e dè, thậm<br />
chí phủ định về những giá trị tư tưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại cũng đông đảo và<br />
quyết liệt không kém bộ phận ủng hộ nhiệt thành và tích cực đề cao những giá trị của lý<br />
thuyết hậu hiện đại. Ngay trong bản thân ý kiến và các công trình nghiên cứu của các<br />
học giả Việt Nam có tín thế về hậu hiện, bên cạnh sự khẳng định những giá trị mới mẻ,<br />
các đóng góp đáng chú ý của nó, thì vẫn còn tồn tại những băn khoăn, thậm chí những<br />
phê phán sâu sắc về các mâu thuẫn trong hệ hình lý thuyết này.<br />
Nhìn chung, xét về phía ủng hộ lý thuyết văn học hậu hiện đại ở Việt Nam, đồng tình<br />
với quy luật văn học nước nhà cần bước sang thời kì hậu hiện đại, các nhà lý luận<br />
thường sử dụng một số luận điểm chính như sau:<br />
- Quá trình chuyển đổi sang hậu hiện đại là mang tính khách quan của lịch sử, không<br />
thể nào thay đổi chỉ bởi một số ý chí cá nhân. Tiến trình văn học là một dòng chảy được<br />
nối liền bởi những trào lưu văn học, sự thay thế nhau giữa các trào lưu và khuynh<br />
hướng là một quá trình có tính chất lịch sử tự nhiên. Trào lưu văn học cũng là một<br />
“phạm trù lịch sử”, tức là có sinh ra và có mất đi, không có trào lưu nào tồn tại vĩnh<br />
viễn. Do đó, sự cáo chung của nghệ thuật hiện đại dẫu chưa xảy ra một cách toàn diện,<br />
nhưng nhu cầu đổi mới và chuyển sang một nền nghệ thuật khác, khi nhân loại bước<br />
sang thiên niên kỷ mới, với một nền văn minh hậu công nghiệp trong “làn sóng thứ ba”<br />
(A.Toffler), đó là một nhu cầu không thể chối bỏ.<br />
Tính khách quan không thể cưỡng lại trong việc tiếp nhận lý thuyết văn học hậu hiện<br />
đại còn được thể hiện ở chỗ, thế giới đang sống trong thời kì toàn cầu hoá, đất nước<br />
đang tiến hành công cuộc giao lưu với bạn bè năm châu và hội nhập một cách toàn diện<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(12)/2009: tr. 81-86<br />
<br />
82<br />
<br />
PHAN TUẤN ANH<br />
<br />
với thế giới. Trong một trật tự thế giới mang tính toàn cầu hoá, sẽ không thể có những<br />
nền văn hoá duy trì mãi được tính tự trị và khép kín. Ra biển lớn vừa là một điều kiện,<br />
vừa là một nhu cầu tất yếu trong hội nhập. Đó là một quá trình có tính khách quan lịch<br />
sử trong nghệ thuật.<br />
- Quá trình chuyển biến sang hậu hiện đại đồng nghĩa với quá trình phủ định, nhằm tiến<br />
đến sự đổi mới. Chủ nghĩa hậu hiện đại gắn với tinh thần đổi mới một cách toàn diện.<br />
Nó phá bỏ không thương tiếc những giá trị tưởng chừng như đã ổn định, bất biến trong<br />
quá khứ. Một loạt những cống hiến, ít ra là về mặt đổi mới khái niệm nghệ thuật, đã<br />
được các nhà hậu hiện đại đề xuất. Tất cả cống hiến ấy, ít ra đã làm xuất hiện cái mới;<br />
mà có xuất hiện cái mới tức là đưa nghệ thuật vận động trong sự phát triển.<br />
Văn học hậu hiện đại luôn chủ trương đả phá mạnh mẽ các hệ hình giá trị đã có, tuy<br />
người ta có quyền nghi ngờ về sự kiến tạo một hệ hình giá trị mới, dựa trên lý thuyết<br />
hậu hiện đại, nhưng tiếc thay đó lại không phải là tham vọng của các nhà hậu hiện đại.<br />
Bản thân hệ hình giá trị mới mà chủ nghĩa hậu hiện đại mang lại đã nằm trong quá trình<br />
giải cấu trúc và huỷ tạo những hệ hình giá trị cũ, các học thuyết cũ. Không phải ngẫu<br />
nhiên mà trong văn học hậu hiện đại xuất hiện một cách thường xuyên tiếp đầu ngữ anti<br />
(phản), từ phản - tiểu thuyết cho đến phản - thơ, phản - thẩm mỹ, phản - nghệ thuật…<br />
Tham vọng của văn học nghệ thuật hậu hiện đại không phải là xây dựng một hệ hình giá<br />
trị mới, hoặc xoá bỏ hoàn toàn những giá trị cũ, mà là giải kiến tạo tất cả những hệ hình<br />
đã có, nhằm tạo ra một nền nghệ thuật mang tính phản tỉnh, dung hợp những “cái khác”<br />
hoặc “cái đối lập”. Đó chính là quy luật phủ định của phủ định mà Marx đã đề xuất.<br />
Mọi cái mới ra đời không phải từ hư vô, mà từ sự phủ định (có kế thừa) những cái đã<br />
từng tồn tại trước đó. Đối với văn học nghệ thuật hậu hiện đại, sự huỷ tạo đồng nghĩa<br />
với sáng tạo.<br />
- Lý thuyết văn học hậu hiện đại là một hệ thống lý luận có tương lai và phù hợp với<br />
hoàn cảnh đất nước ta hiện nay. Trước tiên, cần phải thấy rằng, chưa bao giờ không khí<br />
học thuật của nước nhà lại sôi động và cởi mở như thời điểm hiện tại. Một loạt các<br />
nguyên tác triết học phương Tây lần lượt được chuyển ngữ, từ Platon, Kant cho đến<br />
Hegel, Max Weber, Nietzsche, John Dewey… Các lý thuyết văn học phương Tây cũng<br />
không ngừng được tiếp nhận một cách có bài bản, hệ thống, mang tính chất cập nhật cao<br />
và có không ít những ứng dụng đạt tầm sáng tạo. Mười mấy năm qua, có thể thấy, một<br />
loạt các trường phái lý luận phê bình từng bị kì thị đã được trả lại vị thế học thuật vốn<br />
có của nó. Chính trong môi trường cởi mở đó, lý thuyết hậu hiện đại đã được tạo nền<br />
tảng đáng kể trong việc thông hiểu và đánh giá chính xác những cống hiến. Nếu không<br />
có tư liệu về chủ nghĩa cấu trúc và hậu cấu trúc, phân tâm học cấu trúc, triết học về khoa<br />
học, triết học về ngôn ngữ, mỹ học tiếp nhận… rõ ràng sẽ không thể hiểu tinh thần hậu<br />
hiện đại một cách sâu sắc. Đến lượt nó, lý thuyết hậu hiện đại cũng góp phần giải quyết<br />
nhiều vấn đề của các trường phái nghiên cứu văn học khác. Ngoài ra, cũng cần tính đến<br />
sự phát triển vượt bậc của mạng lưới truyền thông, nhất là truyền thông mạng, khả năng<br />
ngoại ngữ và lực lượng du học sinh cũng ngày một đông đảo, tạo ra tiền đề lớn cho việc<br />
tiếp nhận lý thuyết văn học hậu hiện đại vào Việt Nam.<br />
<br />
<br />
<br />
DỰ LUẬN TIẾP NHẬN VĂN HỌC HẬU HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM<br />
<br />
83<br />
<br />
2. Một trong những đóng góp và có tính sáng tạo trong quá trình tiếp nhận lý thuyết văn<br />
học hậu hiện đại ở Việt Nam là nỗ lực rút ra những hạn chế, mâu thuẫn trong bản thân<br />
nội tại các nguyên lý của văn học hậu hiện đại. Một cái nhìn có tính phê phán, từ góc độ<br />
học thuật và khoa học, chính là sự tiếp nhận có chọn lọc, tiệm cận đến trình độ thông<br />
hiểu cốt lõi của vấn đề. Bởi vì, suy cho cùng, không có hệ thống lý thuyết nào là toàn<br />
bích, bản thân lý thuyết hậu hiện đại cũng là hệ thống mở, không có tham vọng xây<br />
dựng một hệ hình lý thuyết toàn tri và toàn năng. Có thể xem những ý kiến phê phán<br />
(sau khi đã chỉ ra các ưu điểm) của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam là một trong những<br />
đóng góp đáng ghi nhận, thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ thống lý thuyết văn học hậu<br />
hiện đại trên thế giới. Hệ thống ý kiến phê phán này, có thể nói ít nhiều được tiếp thu và<br />
ảnh hưởng từ các luận đề của J.Harbemas, F.Jameson C.Noris, M.Spiro, R.D’Andrade,<br />
M.Sahlins… nhưng cũng có nhiều ý kiến mang tính sáng tạo riêng. Có thể tổng kết một<br />
số luận điểm phê phán chính của các nhà nghiên cứu Việt Nam như sau:<br />
- Thứ nhất: Phê phán những cách hiểu sai lầm về các quan điểm triết học của Lyotard.<br />
Trong bài nghiên cứu Hậu hiện đại [1], Thụy Khuê đã phê phán hiện tượng những nhà<br />
nghiên cứu ở nước ta vẫn thường nghiễm nhiên chọn Lyotard làm ông tổ của văn học<br />
hậu hiện đại, trong khi không hề xuất phát từ nền tảng thông hiểu các luận điểm trong<br />
triết học của ông. Thuật ngữ “hậu hiện đại” trong triết học của Lyotard luôn có một độ<br />
lệch cơ bản so với quan niệm về chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học ở Mỹ. Cách hiểu<br />
đồng nhất hai quan niệm “hậu hiện đại” nói trên, theo Thụy Khuê là một “trường hợp<br />
xuất cảng tri thức và tiêu dùng tri thức một cách bừa bãi, mà Lyotard đã đả phá” [1].<br />
Chính hệ quả đó, một loạt nhà nghiên cứu, mà tiêu biểu là I.P.Ilin (Nga), đã đưa mọi<br />
nhà văn có khuynh hướng kì dị, khác lạ trong phương thức biểu hiện nghệ thuật vào<br />
chung trong trào lưu văn học hậu hiện đại như: A.Robbe Grillet, S.Beckett, R.Barthes…<br />
trong khi họ là những nhà tiểu thuyết mới, hoặc kí hiệu học.<br />
- Thứ hai: Phê phán triết học Hậu hiện đại. Theo Thuỵ Khuê, trong công trình Điều<br />
kiện hậu hiện đại, Lyotard đã quá cường điệu về những tác hại của đời sống vi tính hoá.<br />
Rõ ràng đời sống bị chi phối bởi máy tính có làm biến dạng tri thức, nhưng đồng thời nó<br />
cũng mở ra cơ hội lớn lao cho việc tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc và phi lợi nhuận<br />
cho toàn thể nhân loại. Lập luận về sự áp chế của khoa học lên các truyện kể cũng có<br />
phần cực đoan. Hơn nữa, mục đích, đối tượng và phương pháp của khoa học với truyện<br />
kể cũng khác hẳn nhau, việc tôn giáo và khoa học vẫn cùng nhau phát triển trong đời<br />
sống hậu hiện đại là một minh chứng.<br />
Chủ trương biện hộ cho “ngộ luận” (cách hiểu sai, cách nói sai) của Lyotard cũng cần<br />
phải suy nghĩ, bởi người ta có thể “ngộ luận” về những cái sai được không? Khi sai của<br />
sai sẽ là cái đúng, như thế, ngộ luận đã trở thành chính luận.<br />
- Thứ ba: Thời hậu hiện đại có đúng là thời đại mất niềm tin vào các đại tự sự? Học<br />
thuyết Lyotard chủ thuyết chống lại các “đại tự sự”, nhưng bản thân việc lập thuyết của<br />
nhà triết học người Pháp cũng đang muốn dụng công tạo ra một đại tự sự khác. Hơn<br />
nữa, muốn đập bỏ một đại tự sự, luôn cần có một đại tự sự mạnh hơn nó. Đánh đổ đại tự<br />
sự do đó là một giấc mơ không tưởng của nhà triết học người Pháp. Theo Nguyễn Văn<br />
<br />
84<br />
<br />
PHAN TUẤN ANH<br />
<br />
Dân [2], thời kì hậu hiện đại đúng có diễn ra sự sụp đổ, hoặc mất niềm tin vào một số<br />
đại tự sự như chủ nghĩa duy lý, niềm tin vào sự nhân bản của khoa học… Tuy nhiên, đó<br />
cũng là giai đoạn đồng thời hình thành những “đại tự sự” khác, không kém phần “đồ sộ”<br />
và có tính toàn trị. Chủ nghĩa khủng bố, phong trào ly khai, căng thẳng quân sự ở tầm<br />
quốc tế, các chính thể tài chính đang lan tràn và giữ quyền lực quan trọng. Bản thân hệ<br />
thống “toàn cầu hoá” cũng là một “đại tự sự” lớn lao qui định trật tự thế giới. Bản thân<br />
triết học của Lyotard cũng là sự ứng dụng và xây dựng trên nhiều hệ hình lý thuyết có<br />
tính đại tự sự như: triết học ngôn ngữ của Wittgenstein, bản thể luận của Heidegger,<br />
hiện tượng luận của Husserl, triết học khoa học của Th.Kuhn, phương pháp luận của<br />
Dercartes…<br />
- Thứ tư: Văn học hậu hiện đại chủ trương những mục tiêu không thể thực hiện một<br />
cách toàn vẹn. Các nhiệm vụ bất khả thi do văn học hậu hiện đại đề xuất bao gồm: thứ<br />
nhất, đó là sự phá vỡ cấu trúc ngôn ngữ, tính thống nhất về mặt cú pháp, tính hoàn<br />
chỉnh về mặt trình bày, nhằm đưa tác phẩm văn học trở thành vi văn bản, được nối kết<br />
trong một hệ thống liên văn bản khác. Thứ hai, phá bỏ tính chủ thể áp đặt trong văn bản,<br />
tuyên cáo cái chết của tác giả, nhằm đưa vị trí người đọc lên ngôi. Cả hai đặc trưng này<br />
khó thực hiện toàn vẹn ở chỗ, muốn hiểu được các tác phẩm văn học hậu hiện đại một<br />
cách toàn vẹn, người đọc bắt buộc phải được trang bị đầy đủ các lý thuyết về triết học,<br />
mỹ học và lý luận văn học hậu hiện đại. Có một thực tế rằng, văn học hậu hiện đại<br />
không dành cho bạn đọc phổ thông, muốn tiếp cận nó, người đọc bắt buộc phải là bạn<br />
đọc lý tưởng (nhà phê bình, nghiên cứu, sinh viên Ngữ văn)… Như vậy, rõ ràng muốn<br />
tiếp cận văn học hậu hiện đại, bạn đọc phải có một tiền giả định lý thuyết, đó chính là sự<br />
áp đặt một “đại tự sự” lên bạn đọc trong quá trình tiếp nhận.<br />
Phạm vi độc giả nhỏ hẹp của văn học hậu hiện đại cũng dần biến trào lưu này mang tính<br />
hàn lâm hoá, tức là chỉ phục vụ cho một số ít có trình độ cao. Như vậy, không thể không<br />
nhận định rằng, văn học hậu hiện đại cũng có những tiêu chí thẩm mỹ của riêng nó, thậm<br />
chí khá khắt khe trong các tiêu chí. Một loạt các quan niệm thẩm mỹ của văn học hậu hiện<br />
đại như: giải phong cách, phi lựa chọn, nguỵ tạo, phân mảnh, hư cấu siêu sử ký, diễu<br />
nhại… cũng góp phần làm văn bản hậu hiện đại giống một cuộc trình diễn và phô bày<br />
những quan niệm triết học về nghệ thuật, hơn là một văn bản nghệ thuật đơn thuần.<br />
Văn học hậu hiện đại còn chủ trương phi lý tính trong quan niệm sáng tác, nhưng bản<br />
thân các sáng tạo hậu hiện đại lại vô cùng lý tính. Các ý niệm mang lại trong các tác phẩm<br />
hậu hiện đại không gợi ra xúc cảm trong quá trình tiếp nhận, mà chủ yếu tác động đến quá<br />
trình nhận thức luận về bản thể và thế giới. Chủ nghĩa cực hạn trong văn chương hậu hiện<br />
đại chính là sự thu gọn đến tối đa mọi cảm xúc của người viết trong tác phẩm. Văn bản<br />
hậu hiện đại luôn chỉ là “bản tường trình” về sự kiện, mà không bình luận, do đó, tính duy<br />
lý là một ván cờ mà văn học hậu hiện đại không thể nào đánh thắng.<br />
- Thứ năm: Khó xác định về mặt lịch đại. Không có một hệ hình lý thuyết nào khó xác<br />
định về mặt lịch đại hơn chủ nghĩa hậu hiện đại. Với Inrasara, vào những năm 60 thế kỉ<br />
trước, khuynh hướng hậu hiện đại đã được giới trí thức và nghệ sĩ áp dụng, sang thập kỉ<br />
70 thì trở thành phổ biến, tuy nhiên vào đầu những năm 80 mới trở thành một lý thuyết<br />
<br />
<br />
<br />
DỰ LUẬN TIẾP NHẬN VĂN HỌC HẬU HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM<br />
<br />
85<br />
<br />
[3]. Điểm mốc xác định thời gian ra đời chủ nghĩa hậu hiện đại còn khó khăn hơn, có<br />
học giả lấy sự kiện Trân Châu Cảng làm điểm mốc, một số người khác lấy sự ra đời của<br />
computer (cuối những năm 30 đầu những năm 40 thế kỉ XX), một số nhà nghiên cứu lấy<br />
sự hiện Holocaust (diệt chủng người Do Thái), một số người xem sự kiện đánh sập toà<br />
nhà ở Pruit - Igore ở St.Louis, nhiều người khác lại lấy sự kiện ra đời cuốn Phê bình văn<br />
học của F.de Onis (1934) làm điểm xác định…<br />
Ở ta, một số nhà nghiên cứu như Trịnh Lữ xem năm ra đời cuốn Hoàn cảnh hậu hiện<br />
đại (Lyotard-1979) là điểm mốc của chủ nghĩa hậu hiện đại. Hoàng Ngọc Hiến thì lấy<br />
năm ra đời của cuốn Ngôn ngữ kiến trúc hậu hiện đại (Charles Jencks - 1977) làm điểm<br />
xác định… Hoàng Ngọc Tuấn trong bài viết Một quái trạng văn hoá [4] lại cung cấp<br />
một hệ thống thông tin phức tạp và cực kì rối rắm hơn nữa. Nói chung, cứ có bao nhiêu<br />
nhận định là lại có bấy nhiêu điểm mốc khác nhau. Khuynh hướng chung của những<br />
nhà nghiên cứu là đẩy lùi thời điểm hậu hiện đại, từ cuối thế kỉ XX về thời Khai sáng,<br />
đến thời Phục Hưng và thậm chí là cả thời cổ đại của Homer.<br />
3. Nhìn nhận lại quá trình tranh luận về văn học hậu hiện đại ở Việt Nam, theo quan<br />
điểm của chúng tôi, trước khi thông hiểu và học hỏi cho đến nơi đến chốn một hệ lý<br />
thuyết, chúng ta vẫn cần một thái độ cầu thị. Hơn nữa, tiếp nhận không phải là tiếp nhận<br />
vô điều kiện, mà còn là cả quá trình kế thừa, chọn lọc, lược bỏ và cải biến cho phù hợp<br />
với nền tảng văn hoá dân tộc và tinh thần đời sống học thuật nước nhà. Điều mà mấy<br />
trăm năm qua, các thế hệ cha ông đã làm cực kì hoàn hảo trong việc tiếp nhận các hệ<br />
hình lý thuyết từ bên ngoài như Nho giáo, Phật giáo, Kyto giáo, chủ nghĩa Marx…<br />
Không có tiếp nhận sẽ không có phát triển và đổi mới, bởi thực chất trong lịch sử tư<br />
tưởng nước nhà, không có một hệ hình lý thuyết triết học hay văn học nào hoàn toàn<br />
mang tính chất nội địa, đó là một thực tế cần nhìn nhận. Hơn nữa, trong bản thân sự tiếp<br />
nhận đã có sự khúc xạ sáng tạo, sự cải biến và ứng dụng đậm đà bản sắc truyền thống<br />
dân tộc và cá tính của người tiếp nhận.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]<br />
[2]<br />
[3]<br />
[4]<br />
<br />
Diễm Cơ (2004), Hậu hiện đại, Tạp chí Nghiên cứu văn học, 8, tr.89-108, 9, tr.75-84.<br />
Lại Nguyên Ân và cs. (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới - những vấn đề lý thuyết,<br />
NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.<br />
Inrasara (2006), Hậu hiện đại & thơ hậu hiện đại Việt: Một phác họa,<br />
http://inrasara.com/?p=407, ngày truy cập 21/12/2007.<br />
Hoàng Ngọc Tuấn (2008), Một quái trạng văn hóa,<br />
http://tranthienthi.vnweblogs.com/print/2061/100539, ngày truy cập 18/10/2008.<br />
<br />