intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự phòng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xác định bệnh nhân COPD có nguy cơ cao mắc đợt cấp và quản lý tốt bệnh nhân nhằm giảm nguy cơ mắc đợt cấp trong tương lai là thách thức đối với các bác sĩ lâm sàng. Nhiều phương pháp điều trị đã được nghiên cứu nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa bệnh nhân vào đợt cấp, đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân có kiểu hình đợt cấp thường xuyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự phòng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

  1. Tổng quan DỰ PHÒNG ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH PGS.TS. Vũ Văn Giáp Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai E-mail: vuphanvangiap@gmail.com Tóm tắt: Xác định bệnh nhân COPD có nguy cơ cao mắc đợt cấp và quản lý tốt bệnh nhân nhằm giảm nguy cơ mắc đợt cấp trong tương lai là thách thức đối với các bác sĩ lâm sàng. Nhiều phương pháp điều trị đã được nghiên cứu nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa bệnh nhân vào đợt cấp, đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân có kiểu hình đợt cấp thường xuyên. Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài được GOLD nhấn mạnh là thuốc trung tâm trong điều trị COPD, do vậy tối ưu hóa các thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài được xem như là chiến lược ban đầu để giảm nguy cơ mắc đợt cấp cho tất cả các nhóm bệnh nhân. Những bệnh nhân có kiểu hình đợt cấp thường xuyên (> 1 đợt / năm), khuyến cáo điều trị ban đầu bằng thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài (LAMA)/thuốc đồng vận β2 tác dụng kéo dài (LABA). Đối với những bệnh nhân tiếp tục mắc > 1 đợt cấp/năm mặc dù đã tối ưu hoá thuốc giãn phế quản LAMA/LABA, cần lựa chọn thuốc điều trị theo kiểu hình bệnh nhân. Dựa vào dữ liệu hiện nay về corticosteroid dạng phun hít (ICS) cho thấy, ICS cần bổ sung thêm vào LABA hoặc LAMA/LABA trong điều trị chồng lấp hen và COPD (ACO), tăng bạch cầu ái toan. Những bệnh nhân có kiểu hình đợt cấp thường xuyên kèm theo viêm phế quản mạn tính, cần xem xét điều trị bằng chất ức chế phosphodiesterase (PDE) -4 (roflumilast) hoặc các thuốc nhóm mucolytic liều cao. Đối với những bệnh nhân đợt cấp thường xuyên do nhiễm trùng do căn nguyên vi khuẩn và/hoặc kèm theo giãn phế quản, cần phải xem xét thêm các thuốc nhóm mucolytic hoặc kháng sinh nhóm macrolide. Tất cả các bệnh nhân có nguy cơ mắc đợt cấp thì các biện pháp cai thuốc lá, phục hồi chức năng hô hấp, tiêm phòng vắc xin phòng ngừa cúm và phế cầu… cần được đưa vào trong kế hoạch quản lý toàn diện. Từ khoá: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, kiểu hình, dự phòng đợt cấp. 8 Hô hấp số 13/2017
  2. Tổng quan ĐẠI CƯƠNG, ĐỊNH NGHĨA tầm quan trọng của phát hiện các triệu chứng Đợt cấp COPD được định nghĩa là một biến của đợt cấp và khi nào thì liên lạc với bác sĩ cố cấp tính đặc trưng bởi sự nặng lên của các điều trị. triệu chứng hô hấp so với mức độ thường YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ CĂN NGUYÊN ngày và đòi hỏi thay đổi điều trị. ĐỢT CẤP Đợt cấp của COPD là biến cố nguy hiểm Căn nguyên gây đợt cấp thường do nhiễm xảy ra trong quá trình diễn biến của bệnh virus đường hô hấp, tuy nhiên nhiễm vi bởi vì đợt cấp gây ảnh hưởng xấu đến chất khuẩn, ô nhiễm môi trường và nhiệt độ xung lượng cuộc sống, tăng tỉ lệ nhập viện, tăng quanh có thể khởi phát và/hoặc khuếch đại tỉ lệ tái nhập viện và tăng tốc độ tiến triển các đợt cấp này (6). Virus thường gặp nhất là nặng lên của bệnh(1,2). Đợt cấp của COPD là rhinovirus (nguyên nhân gây cảm lạnh thông tập hợp các sự kiện thường liên quan tới hiện thường) và có thể tìm thấy trong vòng 1 tuần tượng tăng đáp ứng viêm đường thở, tăng sau khởi phát đợt cấp(6,7). Nhiễm virus làm đợt bài tiết đờm và bẫy khí. Những thay đổi này cấp thường nặng hơn, kéo dài hơn, tăng tỉ lệ góp phần làm tăng mức độ khó thở, là triệu nhập viện, xảy ra trong mùa lạnh. chứng chủ yếu của đợt cấp COPD. Các triệu Các đợt cấp có thể tăng số lượng đờm, chứng khác bao gồm tăng số lượng đờm và nếu đờm đục các nghiên cứu cho thấy số khạc đờm mủ, tăng ho và khò khè(3). Các bệnh lượng vi khuẩn trong đờm tăng lên(3,7,8). Bạch đồng mắc rất phổ biến ở bệnh nhân COPD cầu ái toan tăng trong đường thở, trong phổi, do vậy cần chẩn đoán phân biệt đợt cấp với trong máu một cách đồng nhất ở bệnh nhân các bệnh bệnh đồng mắc với COPD như hội COPD. Hơn nữa, số lượng bạch cầu ái toan chứng vành cấp, suy tim sung huyết, tắc mạch cũng tăng cùng với bạch cầu đa nhân trung phổi và viêm phổi. tính và các tế bào viêm khác trong đợt cấp(9- PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ NẶNG ĐỢT CẤP 11) . Sự có mặt của bạch cầu ái toan trong đờm liên quan tới việc dễ nhiễm virus(8).Đợt cấp có - Nhẹ: chỉ cần điều trị với thuốc giãn phế tăng bạch cầu ái toan trong đờm hoặc máu có quản tác dụng ngắn (SABDs). thể đáp ứng với điều trị Corticosteroid đường - Vừa: cần SABDs và kháng sinh và/hoặc toàn thân(12)mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu corticosteroid đường uống. tiến cứu để kiểm tra giả thiết này(12). - Nặng: bệnh nhân cần nhập viện hoặc Đợt cấp COPD thường kéo dài 7-10 ngày phải khám cấp cứu. Đợt cấp nặng có thể liên hoặc lâu hơn. Sau đợt cấp 8 tuần, khoảng 20% quan tới suy hô hấp cấp. bệnh nhân chưa phục hồi về mức nền ban đầu Nhiều đợt cấp không được phát hiện và của bệnh nhân(13). Đợt cấp COPD ảnh hưởng báo cáo cho bác sĩ điều trị, mặc dù các đợt rất xấu tới tiến triển của bệnh(14). cấp này thường ngắn nhưng ảnh hưởng nhiều Các đợt cấp có thể chồng lên nhau, khi tới tình trạng sức khỏe của bệnh nhân(4,5). Vì bệnh nhân COPD bị đợt cấp thì sẽ dễ bị tái vậy bệnh nhân COPD cần được giáo dục về phát đợt cấp trong tương lai(15,16). 9 Hô hấp số 13/2017
  3. Tổng quan Bảng 1. Yếu tố nguy cơ gây đợt cấp COPD cấp trở lên mỗi năm). Những bệnh nhân bị đợt cấp thường xuyên toàn trạng sức khỏe Tuổi cao kém và mức độ bệnh nặng hơn so với bệnh Chỉ số BMI thấp nhân ít bị đợt cấp(2). Bệnh nhân có nguy cơ Tiếp tục hút thuốc cao mắc đợt cấp thường xuyên gặp ở tất cả Khả năng gắng sức kém các nhóm mức độ nặng của bệnh, số đợt cấp trong năm vừa qua là yếu tố tiên lượng Tắc nghẽn đường thở nặng mạnh nhất dự đoán nguy cơ mắc đợt cấp Tiền sử mắc đợt cấp trước đó trong tương lai(15). Những bệnh nhân này Thời gian mắc bệnh càng lâu, nguy cơ càng cao thuộc nhóm ổn định trung bình mặc dù có Bệnh đồng mắc kèm theo vài nghiên cứu cho thấy sự thay đổi đáng kể về mức độ nặng của bệnh đặc biệt bệnh + Bệnh tim mạch nhân có FEV1 thấp(17). + Giãn phế quản Các yếu tố khác liên quan tới tăng nguy + Tăng áp động mạch phổi cơ đợt cấp và/hoặc mức độ nặng của đợt cấp + Trào ngược dạ dày thực quản bao gồm tăng tỉ lệ đường kính của động mạch Nhiễm trùng hô hấp (do vi rút hoặc do vi khuẩn) phổi với động mạch chủ (ví dụ tỉ lệ> 1)(18), tăng tỷ lệ giãn phế nang hoặc dày thành phế Kiểu hình viêm phế quản mạn tính ho khạc quản (19) trên CT ngực và có dấu hiệu viêm nhiều đờm phế quản mạn tính(20,21). Ô nhiễm môi trường PHÒNG NGỪA ĐỢT CẤP Khí hậu thời tiết lạnh Biện pháp không dùng thuốc KIỂU HÌNH ĐỢT CẤP THƯỜNG XUYÊN Một số biện pháp điều trị không dùng thuốc Một số bệnh nhân COPD thường xuyên cho bệnh nhân từ nhóm A đến nhóm D được bị đợt cấp (được định nghĩa là từ hai đợt tóm tắt trong bảng 2. Bảng 2. Biện pháp quản lý COPD không dùng thuốc (theo GOLD 2017) Nhóm bệnh nhân Cần thiết Khuyến cáo Tuỳ theo quốc gia A Cai nghiện thuốc lá Tập vận động Vaccin phòng cúm Vaccin phòng phế cầu B-D Cai nghiện thuốc lá Tập vận động Vaccin phòng cúm Phục hồi chức năng hô hấp Vaccin phòng phế cầu - Tiêm vacxin phòng cúm được khuyến nhân COPD > 65 tuổi. Vacxin PPSV23 cũng cáo cho tất cả các bệnh nhân COPD. được khuyến cáo cho bệnh nhân COPD trẻ - Tiêm vacxin phòng phế cầu, PCV13 tuổi khi có các bệnh đồng mắc như các bệnh và PPSV23 được khuyến cáo cho tất cả bệnh lý tim mạch hoặc các bệnh hô hấp mạn tính(22). 10 Hô hấp số 13/2017
  4. Tổng quan Biện pháp dùng thuốc giảm nguy cơ đợt cấp của các thuốc ICS và Dưới đây là tổng hợp các nghiên cứu về hiệu ICS/LABA (bảng 4) và hiệu quả giảm nguy quả giảm nguy cơ đợt cấp của các thuốc giãn cơ đợt cấp của các thuốc chống viêm và chống phế quản tác dụng kéo dài (bảng 3), hiệu quả oxy hóa (bảng 5). Bảng 3. Hiệu quả giảm nguy cơ đợt cấp của các thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài Tần suất Quần thể bệnh nhân COPD Tần suất nghiên cứu đợt cấp Giảm đợt cấp Placebo hoặc Thuốc [ref] trong năm nguy cơ Số đợt trong năm thuốc so sánh của nhóm đợt cấp cấp/ FEV1 % predicted của thuốc so sánh năm LAMA Glycopyrronium [69] 0.54 Placebo 0.80 34 % NA ≥30–
  5. Tổng quan IND/GLY [62] 0.84 Glycopyrronium 0.95 12 % ≥1
  6. Tổng quan Tần suất Tần suất đợt Placebo đợt cấp Giảm cấp trong Quần thể bệnh nhân COPD Thuốc [ref] hoặc thuốc trong năm nguy cơ năm của nghiên cứu so sánh của nhóm đợt cấp thuốc so sánh Bud/Form [138] 0.70 (320/9 Formoterol 1.07 34.6 % ≥1 ≤50 % (pre-BD) μg) 0.79 (160/9 μg) 25.9 % Bud/Form [139] NR Formoterol NR 36 % ≥1 ≤50 % (pre-BD) FF/VI [79] 0.81 Vilanterol 1.11 30 % ≥1
  7. Tổng quan Tần suất Quần thể bệnh nhân COPD Tần suất Placebo đợt cấp Giảm Nghiên cứu đợt cấp hoặc Thuốc [ref] trong năm nguy cơ trong năm thuốc so FEV1 % của nhóm đợt cấp Số đợt cấp/năm của thuốc sánh predicted so sánh PDE-4 inhibitor Roflumilast [99] 0.81 Placebo 0.93 NS ≥2 (and chronic
  8. Tổng quan Tài liệu tham khảo 1. Wedzicha JA, Seemungal TA. COPD exacerbations: 12. Bafadhel M, McKenna S, Terry S, et al. Blood defining their cause and prevention. Lancet 2007; eosinophils to direct corticosteroid treatment of 370(9589): 786-96. exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease: a randomized placebo-controlled trial. 2. Seemungal TA, Donaldson GC, Paul EA, Bestall JC, Am J Respir Crit Care Med 2012; 186(1): 48-55. Jeffries DJ, Wedzicha JA. Effect of exacerbation on quality of life in patients with chronic obstructive 13. Seemungal TA, Donaldson GC, Bhowmik A, Jeffries pulmonary disease. Am J Respir Crit Care Med DJ, Wedzicha JA. Time course and recovery of 1998; 157(5 Pt 1): 1418-22. exacerbations in patients with chronic obstructive pulmonary disease. Am J Respir Crit Care Med 3. Anthonisen NR, Manfreda J, Warren CP, Hershfield 2000; 161(5): 1608-13. ES, Harding GK, Nelson NA. Antibiotic therapy in exacerbations of chronic obstructive pulmonary 14. Donaldson GC, Law M, Kowlessar B, et al. Impact disease. Ann Intern Med 1987; 106(2): 196-204. of Prolonged Exacerbation Recovery in Chronic Obstructive Pulmonary Disease. Am J Respir Crit 4. Wilkinson TM, Donaldson GC, Hurst JR, Seemungal Care Med 2015; 192(8): 943-50. TA, Wedzicha JA. Early therapy improves outcomes of exacerbations of chronic obstructive 15. Hurst JR, Vestbo J, Anzueto A, et al. Susceptibility pulmonary disease. Am J Respir Crit Care Med to exacerbation in chronic obstructive pulmonary 2004; 169(12): 1298- 303. disease. N Engl J Med 2010; 363(12): 1128-38. 5. Vijayasaratha K, Stockley RA. Reported and 16. Hurst JR, Donaldson GC, Quint JK, Goldring unreported exacerbations of COPD: analysis by JJ, Baghai-Ravary R, Wedzicha JA. Temporal diary cards. Chest 2008; 133(1): 34-41. clustering of exacerbations in chronic obstructive pulmonary disease. Am J Respir Crit Care Med 6. Woodhead M, Blasi F, Ewig S, et al. Guidelines for 2009; 179(5): 369-74. the management of adult lower respiratory tract infections. Eur Respir J 2005; 26(6): 1138-80. 17. Donaldson GC, Mullerova H, Locantore N, et al. Factors associated with change in exacerbation 7. White AJ, Gompertz S, Stockley RA. Chronic frequency in COPD. Respir Res 2013; 14: 79. obstructive pulmonary disease 6: The aetiology of exacerbations of chronic obstructive pulmonary 18. Wells JM, Washko GR, Han MK, et al. Pulmonary disease. Thorax 2003; 58(1): 73-80. arterial enlargement and acute exacerbations of COPD. N Engl J Med 2012; 367(10): 913-21. 8. Papi A, Bellettato CM, Braccioni F, et al. Infections and airway inflammation in chronic obstructive 19. Han MK, Kazerooni EA, Lynch DA, et al. Chronic pulmonary disease severe exacerbations. Am J obstructive pulmonary disease exacerbations Respir Crit Care Med 2006; 173(10): 1114-21. in the COPDGene study: associated radiologic phenotypes. Radiology 2011; 261(1): 274-82. 9. Bafadhel M, McKenna S, Terry S, et al. Acute exacerbations of chronic obstructive pulmonary 20. Kim V, Han MK, Vance GB, et al. The chronic disease: identification of biologic clusters and bronchitic phenotype of COPD: an analysis of the their biomarkers. Am J Respir Crit Care Med COPDGene Study. Chest 2011; 140(3): 626-33. 2011; 184(6): 662-71. 21. Burgel PR, Nesme-Meyer P, Chanez P, et al. 10. Baines KJ, Pavord ID, Gibson PG. The role of Cough and sputum production are associated biomarkers in the management of airways disease. with frequent exacerbations and hospitalizations Int J Tuberc Lung Dis 2014; 18(11): 1264-8. in COPD subjects. Chest 2009; 135(4): 975-82 11. Groenke L, Disse B. Blood eosinophil counts as 22. Stockley RA, O’Brien C, Pye A, Hill SL. Relationship markers of response to inhaled corticosteroids in of sputum color to nature and outpatient COPD? The Lancet Respiratory medicine 2015; management of acute exacerbations of COPD. 3(8): e26. Chest 2000; 117(6): 1638-45. 15 Hô hấp số 13/2017
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2