YOMEDIA
ADSENSE
Dự thảo Sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân (Trong khuôn khổ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới)
54
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nội dung của tài liệu bao gồm 3 chương: hướng dẫn chung về xây dựng, tổ chức thực hiện phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn trên địa bàn xã; hướng dẫn sản xuất và dịch vụ nông thôn theo từng lĩnh vực cụ thể trên địa bàn xã; một số văn bản tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dự thảo Sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân (Trong khuôn khổ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới)
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO SỔ TAY HƢỚNG DẪN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƢỜI DÂN (Trong khuôn khổ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới) Hà Nội, năm 2014
- LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện Chƣơng trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020 theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ, phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn là một trong những nội dung quan trọng nhất và cũng là một giải pháp cơ bản để đảm bảo việc phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn xã phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Từ đó, hƣớng đến sản xuất hàng hóa, dịch vụ gắn với thị trƣờng, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân. Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngành nông nghiệp đã phối hợp với các địa phƣơng (huyện, xã) đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề và đảm bảo việc làm cho ngƣời lao động; khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với hộ nông dân đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa và tiêu thụ nông sản cho nông dân; đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn…đến nay đã hình thành nền tảng cơ bản của nền nông nghiệp công nghiệp – hiện đại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy phát triển sản xuất của các địa phƣơng chƣa thực sự phát triển tƣơng xứng với tiềm năng hiện có. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên do hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn chƣa đồng bộ. Bình quân ruộng đất trên đầu ngƣời thấp lại phân tán manh mún. Công tác chỉ đạo, điều hành và năng lực chuyên môn của cấp quản lý trực tiếp chƣa theo kịp tƣ duy thị trƣờng cũng là nhân tố khiến cho công tác phát triển sản xuất ở các địa phƣơng chƣa phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, ngƣời dân vẫn sản xuất, canh tác theo kinh nghiệm cũ do chƣa tiếp cận đƣợc với cơ chế, thông tin thị trƣờng nên đời sống ngƣời dân vẫn còn nhiều khó khăn khi sinh kế không đảm bảo. Để tạo điều kiện cho các địa phƣơng, nhất là cấp xã chủ động triển khai đƣợc việc đổi mới và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông thôn trên cơ sở vận dụng và sử dụng các chính sách hỗ trợ hiện hành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cuốn Sổ tay hƣớng dẫn thực hiện phát triển và dịch vụ nông thôn trong khuôn khổ Chƣơng trình MTQG về xây dựng nông thôn mới để các cán bộ và ngƣời dân tham khảo trong quá trình thực hiện. Cuốn sổ tay này gồm 3 phần: Phần 1 – Hƣớng dẫn chung về xây dựng, tổ chức thực hiện phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn trên địa bàn xã Phần 2 – Hƣớng dẫn sản xuất và dịch vụ nông thôn theo từng lĩnh vực cụ thể trên địa bàn xã Phần 3 – Một số văn bản tham khảo Mặc dù cuốn sổ tay này đã nhận đƣợc nhiều đóng góp hoàn thiện từ các đơn vị, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc góp ý của độc giả để lần tái bản sau chất lƣợng cao hơn./. 2
- Phần 1 HƢỚNG DẪN CHUNG VỀ XÂY DỰNG, TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƢỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ Chƣơng 1 QUY ĐỊNH CHUNG 1. Mục tiêu: Phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn là hoạt động quan trọng trong Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao thu nhập cho ngƣời dân và tạo việc làm ổn định cho ngƣời dân nông thôn, hƣớng đến việc đạt các tiêu chí về thu nhập và việc làm trong khuôn khổ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. 2. Đối tƣợng hƣớng dẫn chính: Hộ gia đình, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chủ gia trại, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã để phát triển sản xuất và dịch vụ tại địa phƣơng theo hƣớng sản xuất hàng hóa và nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lƣợng và giá trị gia tăng. 3. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn xã. 4. Đơn vị hƣớng dẫn: Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã là đơn vị giúp Ủy ban nhân dân xã hƣớng dẫn cho các cá nhân, tổ chức (ngƣời dân) thực hiện phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn trên địa bàn. (Nhƣ vậy, cán bộ cấp xã vừa đóng vai trò hƣớng dẫn thực hiện cho ngƣời dân , hộ gia đình, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chủ gia trại, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn xã và cũng đồng thời là đối tƣợng đƣợc hƣớng dẫn (tham khảo) trong Chƣơng 2, phần 1 – Dành cho ngƣời làm công tác quản lý nói chung – của cuốn sổ tay này). 5. Nguyên tắc thực hiện a) Người dân là chủ thể thực hiện: Trên cơ sở Quy hoạch và Đề án nông thôn mới cấp xã đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt và đƣợc cộng đồng tán thành, Ban Chỉ đạo (Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý)) xã tổ chức hƣớng dẫn, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật giúp ngƣời dân có kiến thức và kỹ năng cơ bản để ngƣời dân lựa chọn và đăng ký thực hiện các hoạt động phù hợp với điều kiện sản xuất của mình b) Tiêu chí hướng dẫn triển khai Các lĩnh vực ƣu tiên hỗ trợ phải nằm trong định hƣớng quy hoạch phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn của xã theo Quy hoạch và Đề án xây dựng NTM cấp xã đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; các tiêu chí đánh giá, lựa chọn đề xuất dự án đƣợc 3
- hƣớng dẫn triển khai của ngƣời dân phải đƣợc xây dựng phù hợp với tình hình thực tế và hƣớng đến nhân rộng hiệu quả mô hình trong tƣơng lai. c) Hiệu quả: Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã hƣớng dẫn cá nhân, tổ chức (ngƣời dân) cách thức xây dựng và vận hành kế hoạch (phƣơng án sản xuất), tổ chức triển khai dịch vụ nông thôn nhằm đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu, bao gồm hiệu quả kinh tế cho đối tƣợng trực tiếp thực hiện, hiệu quả kinh tế-xã hội, góp phần bảo vệ, cải thiện môi trƣờng và khuyến khích sự tham gia của phụ nữ, ngƣời nghèo trong quá trình thực hiện, đảm bảo bình đẳng giới. d) Lồng ghép các nguồn lực tại chỗ có cùng mục tiêu: Trong trƣờng hợp trên địa bàn xã có các nguồn lực khác (các chƣơng trình, dự án trong nƣớc và có nƣớc ngoài tài trợ; các chƣơng trình/dự án của các tổ chức phi chính phủ…) có cùng mục tiêu thì Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã phải chủ động phối kết hợp, lồng ghép các nguồn lực này nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung, tránh trùng lắp, lãng phí. 4
- Chƣơng 2 HƢỚNG DẪN CHUNG TRONG HOẠCH ĐỊNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ NÔNG THÔN VỀ MỘT ĐỐI TƢỢNG SẢN XUẤT CỤ THỂ (HƯỚNG DẪN ĐỐI TƯỢNG LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ CẤP XÃ CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC CÓ THỂ SỬ DỤNG ĐỂ THAM KHẢO, NGHIÊN CỨU VÀ CHỦ ĐỘNG ÁP DỤNG TRONG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT) 1. Các bƣớc cơ bản của công tác xây dựng kế hoạch tiền khả thi áp dụng triển khai thực tế trên địa bàn Bƣớc 1. Tổ chức điều tra số liệu kỹ thuật của các ngành nghề hiện có trên địa bàn. Số liệu phải đảm bảo độ tin cậy, khách quan, đánh giá thật sát, đúng thực trạng các ngành nghề sản xuất, phải làm rõ đƣợc các ngành nghề, sản phẩm chủ lực, loại hình tổ chức, mô hình sản xuất đem lại thu nhập chính cho ngƣời dân trong những năm qua. Cơ quan chủ trì phối hợp với cơ quan thống kê trên địa bàn chuyển giao những số liệu có liên quan và kết hợp với những số liệu tổng hợp báo cáo hàng năm trong Chƣơng trình MTQG về xây dựng nông thôn mới của địa phƣơng để hoàn thiện Bảng điều tra số liệu. Tính toán, đối chiếu và tổng hợp một cách chính xác để có kết quả cuối cùng phục vụ công tác phân tích, định hình hƣớng triển khai tiếp theo. Bƣớc 2. Trên cơ sở số liệu nền, cần dựa vào những định hƣớng mới trong phát triển sản xuất của giai đoạn đó (giai đoạn năm nghiên cứu), kinh nghiệm sản xuất và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong nƣớc và nƣớc ngoài để xác định ngành nghề, sản phẩm chủ lực trên địa bàn (phải bám sát vào quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới của địa phƣơng đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt). Bƣớc này là bƣớc cơ bản hình thành những ý tƣởng chung nhất và kết quả tƣơng lai của kế hoạch. Việc xác định này phải đi cùng với tƣ duy và cách thức tổ chức sản xuất hàng hóa, phải thực sự là ngành nghề, sản phẩm có khả năng cạnh trang và lợi thế trên thị trƣờng. Sau khi hoàn thành, cơ quan chủ trì, đơn vị chuyên môn cần đánh giá tác động về các mặt: kỹ thuật, tài chính, xã hội, môi trƣờng ... nghiêm túc thẩm định giá trị thực mà kế hoạch có thể mang đến khi chính thức triển khai. Yêu cầu quan trọng nhất là đạt đƣợc mục tiêu phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn, tăng thu nhập cho ngƣời dân và gia tăng các lợi ích cộng đồng. Bƣớc 3. Xác định nguồn kinh phí thực hiện. Nguồn kinh phí Chƣơng trình MTQG về xây dựng nông thôn mới của địa phƣơng chủ yếu đƣợc cấp từ Ngân sách Nhà nƣớc, kinh phí đƣợc cấp hạn chế trong khi có quá nhiều hoạt động nghiệp vụ cần phải triển khai. Điều này đòi hỏi cấp chính quyền sở tại cần phải chủ động tìm kế sách để thực hiện, cùng với việc ƣu tiên nguồn Ngân sách Nhà nƣớc của Chƣơng trình MTQG về xây dựng nông thôn mới, cần phải lồng ghép với các chƣơng trình, dự án hiện có trên địa bàn để tập trung đầu tƣ, nâng cấp cơ sở hạ tầng, quy hoạch sản xuất hàng hóa tập trung để phục vụ phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn. 5
- Trong chu trình sản xuất, có hai mắt xích hết sức quan trọng là doanh nghiệp và ngƣời dân. Một bên là nhà cung cấp – một bên là nhà tiêu thụ, đây là quan hệ qua lại cộng sinh cùng phát triển. Cần phải xác định rõ vị trí và vai trò nhƣ vậy để thấy rằng ngoài quan hệ về sản xuất, hai mắt xích này còn có quan hệ về tài chính. Ngoài nguồn kinh phí chủ động đƣợc cấp từ Ngân sách Nhà nƣớc, cơ quan quản lý vận dụng những cơ chế, chính sách hiện hành và ƣu đãi của địa phƣơng để ƣu tiên hỗ trợ doanh nghiệp đầu tƣ vào phát triển sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn. Có đƣợc hỗ trợ ngay từ khâu bắt đầu sản xuất sẽ là động lực khuyến khích ngƣời dân đầu tƣ phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn. Bƣớc 4. Chính sách khuyến khích đầu tƣ trong nông nghiệp Trong điều kiện nền nông nghiệp nƣớc ta còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, ngƣời nông dân luôn gặp nhiều khó khăn và rủi ro cao thì việc Doanh nghiệp bắt tay với nông dân là hƣớng sản xuất hàng hóa hiệu quả, bền vững và an toàn nhất cho ngƣời nông dân. Các chính sách của Nhà nƣớc luôn ƣu tiên phát triển nông nghiệp, các ƣu đãi cho doanh nghiệp, thành lập các Hiệp hội để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị kinh doanh trên trƣờng Quốc tế, môi trƣờng hành chính và kinh doanh thông thoáng đang là hƣớng phát triển đúng đắn và lâu dài của Việt Nam. Chính quyền địa phƣơng cần chủ động, sát sao trong công tác hỗ trợ nông dân từ khâu tập huấn, nâng cao kiến thức và kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ máy móc, cây trồng, vật nuôi...đến vốn sản xuất cho ngƣời nông dân để đảm bảo phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn nâng cao thu nhập cho ngƣời dân. Bƣớc 5. Thị trƣờng tiêu thụ của sản phẩm (Bao tiêu sản phẩm) Trong sản xuất, việc tiêu thụ sản phẩm là khâu rất quan trọng. Nó đảm bảo cho thu nhập ngƣời nông dân và sự phát triển của sản xuất. Công tác bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cần đƣợc đƣa lên hàng đầu và phải đảm bảo đầu ra để ngƣời nông dân yên tâm canh tác cũng nhƣ hƣớng đến xây dựng thành công một nền nông nghiệp công nghệ cao trong tƣơng lai. Để thực hiện có hiệu quả công tác bao tiêu sản phẩm cho ngƣời dân, cơ quan chủ trì cần chủ động phối kết hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn xã (hoặc vùng lân cận) để tính toán giải pháp lồng ghép đầu tƣ cũng nhƣ chuẩn bị khâu đầu ra của sản phẩm sản xuất vừa đảm bảo sản lƣợng và chất lƣợng của nông sản, vừa đảm bảo khâu tiêu thụ, ổn định thu nhập của ngƣời sản xuất. 2. Định hƣớng ƣu tiên triển khai UBND xã ƣu tiên triển khai, hƣớng dẫn những mô hình đảm bảo đáp ứng đƣợc các tiêu chí sau: - Nâng cao khả năng tiếp cận thị trƣờng. 6
- - Phát triển hoặc áp dụng kỹ thuật công nghệ mới (giống, kỹ thuật mới, quy trình sản xuất mới). - Sản xuất sản phẩm giá trị cao, giảm giá thành sản phẩm, có tiềm năng phát triển và thị trƣờng tiêu thụ ổn định. - Đào tạo nhân lực, nâng cao tay nghề gắn với cơ hội hành nghề. - Các tổ chức hợp tác của ngƣời dân, sự tham gia của ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời nghèo (khuyến khích hình thành các tổ, nhóm hợp tác sản xuất) tham gia liên kết sản xuất gắn với doanh nghiệp. - Củng cố đƣợc sự hình thành, phát triển bền vững của vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, thƣơng mại nông, lâm, thủy sản gắn với doanh nghiệp đầu tƣ trên địa bàn. 7
- Chƣơng 3 QUY TRÌNH THỰC HIỆN Phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn là một quy trình bao gồm 9 bƣớc thuộc 2 giai đoạn: Giai đoạn 1. Chuẩn bị và lập kế hoạch, gồm: Bƣớc 1. Xây dựng định hƣớng phát triển. Bƣớc 2. Cung cấp thông tin cho ngƣời dân. Bƣớc 3. Xây dựng đề xuất. Bƣớc 4. Đánh giá và lựa chọn đề xuất của ngƣời dân. Bƣớc 5. Phê duyệt đề xuất và lập kế hoạch. Giai đoạn 2. Tổ chức thực hiện, gồm: Bƣớc 6. Thƣơng thảo, ký kết hợp đồng. Bƣớc 7. Triển khai thực hiện. Bƣớc 8. Tạm ứng, thanh toán và quyết toán. Bƣớc 9. Giám sát, đánh giá và báo cáo. 8
- SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 1- GIAI ĐOẠN 2 CHUẨN BỊ VÀ LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN Bƣớc 1 Bƣớc 2 Bƣớc 3 Bƣớc 4 Bƣớc 5 Bƣớc 6 Bƣớc 7 Bƣớc 8 Bƣớc 9 Xây Cung Xây Đánh Phê Thƣơng Triển Tạm Giám dựng cấp dựng giá và duyệt thảo, ký khai ứng, sát, định thông đề lựa và két hợp thực thanh đánh hƣớng tin xuất chọn lập kế đồng hiện quyết giá phát cho đề xuất hoạch toán và triển ngƣời của báo dân ngƣời cáo dân 9
- I. GIAI ĐOẠN 1 - CHUẨN BỊ VÀ LẬP KẾ HOẠCH Bƣớc 1. Xây dựng định hƣớng phát triển 1. Mục đích: Xác định đƣợc định hƣớng phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn của xã gắn với việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên địa bàn xã trong giai đoạn đến năm 2015 và đến năm 2020 theo đúng quy hoạch và đề án nông thôn mới của xã đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2. Yêu cầu: Định hƣớng phát triển sản xuất phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đƣợc Ủy ban nhân dân xã thông qua và tập trung vào một số ít sản phẩm, dịch vụ chủ lực, có tiềm năng phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, ngƣời dân trên địa bàn thôn, xã. 3. Cách làm: Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã căn cứ vào các tài liệu nhƣ: Quy hoạch, Kế hoạch phát kinh tế xã hội; Quy hoạch và Đề án xây dựng nông thôn mới của xã và các tài liệu khác đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt để xây dựng định hƣớng phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn trên địa bàn xã (Tham khảo phần 2 của Sổ tay để xây dựng định hƣớng phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn trên địa bàn xã). Đây là Định hƣớng phát triển chung trên địa bàn xã. Định hƣớng phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn đƣợc tóm tắt để ngƣời dân dễ theo dõi (Tham khảo Phụ lục 1 – có kèm theo ví dụ 1). Trên cơ sở các định hƣớng phát triển chung này, Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã tổ chức đánh giá, xác định lĩnh vực, địa bàn ƣu tiên (Tham khảo Phụ lục 2 – có kèm theo ví dụ 2). Việc xác định lĩnh vực, địa bàn ƣu tiên cần dựa vào các tiêu chí chủ yếu sau: - Mức độ đóng góp cho việc giải quyết khó khăn, hạn chế trong phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn của địa bàn đó nói riêng và của xã nói chung. - Mức độ đóng góp thực hiện các mục tiêu phát triển của địa phƣơng về thu nhập, tạo việc làm, cải thiện môi trƣờng… - Phát huy đƣợc tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng… - Trong quá trình đánh giá, xác định Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã cần tham khảo ý kiến rộng rãi của các tổ chức quần chúng, ngƣời dân thôn/bản trên địa bàn toàn xã. Danh sách các lĩnh vực, địa bàn ƣu tiên phát triển chỉ có giá trị sau khi đƣợc UBND xã thông qua bằng văn bản. 4. Kết quả: Quyết định phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về định hƣớng phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn trên địa bàn xã nói chung và danh sách các lĩnh vực, địa bàn ƣu tiên phát triển. 10
- Ví dụ 1: Định hƣớng Phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn Xã:………………………..Huyện:…………………..Tỉnh:………………………………….. Năm: TT Lĩnh vực Định hƣớng phát triển Góp phần thực hiện mục tiêu Ghi chú (định tính/định lƣợng/giá trị/ thu (lấy từ tài liệu nhập) nào) Đến 2015 Đến 2020 (1) (2) (3) (4) (5) (6) A Trồng trọt Thâm canh lúa chất lƣợng cao, 60 tạ/ha 65 tạ/ha 1 Khó khăn: năng suất, sử dụng giống lúa - Diện tích canh tác ít lai. - Độc canh cây lúa Phát triển cây lạc 50 ha để xuất 15 tạ/ha Đề án 2 Thuận lợi/tiềm năng: khẩu. - Thủy lợi đảm bảo Phát triển cây đậu tƣơng 70 ha 24 tạ/ha B Chăn nuôi Tập trung phát triển đàn trâu, Đàn trâu Đàn trâu 1 Khó khăn: bò; sử dụng các giống lai 5000 con/năm 7000 con/năm Chăn nuôi đại gia súc nhỏ lẻ Đàn bò Đàn bò Tập quán nuôi lạc hậu 5500 con/năm 7500 con/năm Quy hoạch Kiểm soát dịch bệnh chƣa tốt Đàn dê Đàn dê 2 Thuận lợi/tiềm năng: 2000 con/năm 4000 con/năm Có nguồn thức ăn tại chỗ C Thủy sản Phát triển nuôi cá lồng, bè trên Diện tích nuôi Diện tích nuôi 1 Khó khăn: sông, suối lớn đạt 20ha; đạt giá đạt 40ha; đạt giá Diện tích nuôi thủy sản nhỏ, chủ yếu trị 0,8 tỷ trị 2 tỷ Đề án quy mô hộ gia đình đồng/năm đồng/năm 2 Thuận lợi/tiềm năng: Có nhiều sông suối D Lâm nghiệp Đẩy mạnh phát triển rừng sản Tổng giá trị sản Tổng giá trị sản 1 Khó khăn: xuất xuất đạt xuất đạt Chƣa có cơ sở chế biến lâm sản 15 tỷ/năm; tỷ lệ 22 tỷ/năm; tỷ lệ 2 Thuận lợi/ tiềm năng: che phủ đạt 81% che phủ đạt 82% Quy hoạch Diện tích đất lâm nghiệp nhiều E Bảo quản, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm … 11
- 1 Khó khăn: … 2 Thuận lợi/tiềm năng: G Ngành nghề nông thôn … Hình thành HTX Doanh thu 1 Khó khăn: … đạt doanh thu 1 tỷ/năm Chƣa có dấu hiệu nhân rộng 500 triệu/năm Đề án 2 Thuận lợi/tiềm năng: Nghề dệt truyền thống phát triển Phụ lục 2. Định hƣớng và các lĩnh vực ƣu tiên Phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn Xã:………………………..Huyện:…………………..Tỉnh:………………………………….. Năm: TT Định hƣớng phát triển Ƣu tiên Địa bàn ƣu tiên Lý do (đối với lĩnh vực và địa bàn ƣu tiên) (1) (2) (3) (4) (5) A Trồng trọt Lúa lai, vụ chiêm Thôn A Đất đai màu mỡ, có diện tích đủ rộng Lúa Thôn B Vùng đất bãi, có thị trƣờng Lạc Thôn C Vùng đất bãi, có thị trƣờng Đậu tƣơng B Chăn nuôi Gia súc Trâu Thôn C Có thị trƣờng, rừng nhiều Bò Thôn A, D Có thị trƣờng, có diện tích đồng cỏ C Thủy sản Nuôi cá trên sông suối Có thị trƣờng D Lâm nghiệp Phát triển rừng sản xuất Thôn B, D Đất lâm nghiệp nhiều E Dịch vụ cho sản xuất G Dịch vụ bảo quản, tiêu thụ H Ngành nghề nông thôn Nghề truyền thống Nghề dệt Thôn A, C Chuyển đổi nghề 12
- Bƣớc 2.Cung cấp thông tin cho ngƣời dân 1. Mục đích: Cung cấp thông tin về việc phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn cho toàn thểngƣời dân trong xã biết để tham gia. 2. Yêu cầu: Các thông tin phải đƣợc cung cấp đầy đủ, công khai đến toàn bộ ngƣời dân, bao gồm: - Các cơ chế, chính sách phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn thuộc Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới của địa phƣơng (tỉnh, huyện). - Các mô hình, quy trình, kinh nghiệm (nếu có) về phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn, sản phẩm, thị trƣờng có khả năng phát triển trên địa bàn xã. - Quyết định phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về định hƣớng phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn trên địa bàn xã nói chung và danh sách các lĩnh vực, địa bàn ƣu tiên phát triển. - Kinh phí dự kiến để thực hiện; Tỷ lệ % kinh phí hỗ trợ cho các lĩnh vực ƣu tiên và tỷ lệ % kinh phí hỗ trợ cho các lĩnh vực còn lại (sau khi đã trừ đi kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã). Nếu tại thời điểm này Ban quản xã đã có thông báo về kinh phí đƣợc cấp thì có thể công khai tổng số kinh phí. - Mẫu đề xuất dự án của ngƣời dân (Tham khảo Phụ lục 3) - Tiêu chí đánh giá đề xuất dự án của ngƣời dân (Tham khảo Phụ lục 4) - Thời hạn ngƣời dân gửi đề xuất dự án tới Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã. - Quy trình lựa chọn đề xuất. 3. Cách làm Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông huyện và các cơ quan có liên quan khác để khai thác các thông tin cần thiết, rà soát và biên tập lại các thông tin trƣớc khi cung cấp cho ngƣời dân. Tùy theo điều kiện cụ thể ở từng xã, lựa chọn, kết hợp các hình thức thông tin thích hợp đến ngƣời dân. Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã có thể sử dụng một hay nhiều biện pháp sau: - Công bố trong các kỳ họp thƣờng niên của HĐND xã, UBND xã, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã hoặc các cuộc họp của thôn, bản. - Niêm yết công khai toàn bộ các thông tin về hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn tại trụ sở UBND xã và các trung tâm dân cƣ, văn hoá. - Thông báo trên loa truyền thanh của xã, thôn... - Đƣa thông tin vào tranh, áp phích giấy khổ to, dán công khai tại Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã, Bảng tin của UBND xã, Trụ sở thôn, Nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa của thôn... 13
- - Phổ biến trực tiếp cho ngƣời dân tại các cuộc họp thôn (bản, cụm dân cư..). thông qua việc đối thoại hỏi-đáp với ngƣời dân. - Thông tin đƣợc biên soạn thành các tài liệu/tờ rơi ngắn gọn, đơn giản dễ hiểu (đối với các xã đồng bào dân tộc thì dịch sang tiếng dân tộc), phân phát cho ngƣời dân trong các cuộc họp thôn. 4. Kết quả - Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã có hồ sơ lƣu các thông tin cần cung cấp cho ngƣời dân và thƣờng xuyên cập nhập các thông tin vào hồ sơ. - Ngƣời dân biết đƣợc nơi có thể cung cấp thông tin và nắm bắt đƣợc các thông tin cần đƣợc cung cấp. Bƣớc 3. Xây dựng đề xuất 1. Mục đích:Nâng cao năng lực, chủ động, sáng tạo của ngƣời dân trong việc phát triển sản xuất, dịch vụ trên địa bàn 2. Yêu cầu:Ngƣời dân tự xây dựng đƣợc đề xuất phù hợp với điều kiện, định hƣớng phát triển của địa phƣơng và phù hợp với nguồn kinh phí dự kiến hỗ trợ. 3. Cách làm - Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã phối hợp với Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) thôn và các tổ chức đoàn thể tổ chức họp thôn với sự tham gia của ngƣời dân, các tổ hợp tác, HTX địa bàn xã để cung cấp thông tin cần thiết, dự kiến các lĩnh vực, khu vực đƣợc ƣu tiên thực hiện phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn, các yêu cầu thực hiện để cùng bàn bạc, thống nhất định hƣớng phát triển của thôn, xã trong năm, đến năm 2015 vàđến năm 2020. Hƣớng dẫn ngƣời dân cách xây dựng đề xuất. Các cuộc họp thôn đều phải có biên bản. - Trên cơ sở các thông tin tự tìm hiểu và đƣợc cung cấp, các cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã, trang trại, gia trại xây dựng đề xuất (Tham khảo Phụ lục 3) và gửi Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã để tổng hợp và lựa chọn. 4. Kết quả:Các đề xuất của ngƣời dân đƣợc xây dựng và gửi Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã để tổng hợp và lựa chọn. Bƣớc 4. Đánh giá, lựa chọn các đề xuất của ngƣời dân 1. Mục đích:Lựa chọn đƣợc các đề xuất có hiệu quả, phù hợp với định hƣớng phát triển của xã. 2. Yêu cầu:Việc đánh giá, lựa chọn các đề xuất của ngƣời dân đƣợc tiến hành công khai, công bằng. 3. Cách làm a) Thành lập Tổ đánh giá:Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã thành lập Tổ đánh giá các đề xuất dự án, thành phần bao gồm: Lãnh đạo và một số thành viên của Ban Chỉ 14
- đạo (Ban Quản lý) xã, đại diện một số tổ chức xã hội trong xã (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên...), đại diện Ban phát triển các thôn và có thể mời thêm 1-2 cán bộ chuyên môn cấp huyện làm tƣ vấn (nếu thấy cần thiết). b) Đánh giá, lựa chọn các đề xuất - Tổ đánh giá tổng hợp các đề xuất của ngƣời dân và phân nhóm theo từng lĩnh vực, khu vực để tiến hành đánh giá. - Phân nhóm: các đề xuất đƣợc phân thành 2 nhóm. + Nhóm A: các đề xuất thuộc lĩnh vực, địa bàn ƣu tiên. + Nhóm B: các đề xuất còn lại. - Sơ loại: các đề xuất mắc những lỗi sau đây sẽ bị loại, không đánh giá: + Thông tin không đúng, ví dụ: không thuộc lĩnh vực, địa bàn ƣu tiên nhƣng lại ghi là có; diện tích đất đai không có thật, không đúng loại đất; số ngƣời tham gia không có thật... + Viết không theo mẫu quy định. + Tên, địa chỉ ngƣời đề xuất dự án không rõ ràng. - Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá, Tổ đánh giá tiến hành đánh giá và chấm điểm các đề xuất dự án ở cả 2 nhóm (Nhóm A và Nhóm B), sau đó sắp xếp thứ tự các đề xuất dự án theo số điểm từ cao xuống thấp theo từng nhóm (Tham khảo Phụ lục 4) và gửi báo cáo đánh giá cho Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã (trong thời hạn10 ngày kể từ khi hết hạn nhận đề xuất của người dân). + Các đề xuất không khả thi, không thuộc định hƣớng phát triển sản xuất và dịch vụ chung của xã hoặc có điểm dƣới 50 hoặc không đạt đƣợc số điểm tối thiểu về hiệu quả kinh tế thì bị loại. + Các đề xuất còn lại sẽ đƣợc sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên hỗ trợ theo số điểm từ cao đến thấp và công khai cho dân biết. - Căn cứ vào báo cáo của Tổ đánh giá, Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã lập báo cáo lựa chọn các đề xuất để đề nghị Ủy ban nhân dân xã lập danh sách gửi UBND huyện phê duyệt (trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được đề nghị của Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã). 4. Kết quả:Tờ trình của Ủy ban nhân dân xã trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt danh sách các đề xuất đƣợc lựa chọn (Tham khảo Phụ lục 5). Bƣớc 5. Phê duyệt và lập kế hoạch thực hiện - Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện căn cứ vào quy hoạch và định hƣớng phát triển chung của xã, huyện để xem xét, phê duyệt danh sách các đề xuất của xã. 15
- - Ủy ban nhân dân xã công bố Quyết định phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đến toàn thểnhân dân trong xã biết. - Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã lập kế hoạch triển khai thực hiện (Tham khảo Phụ lục 6). II. GIAI ĐOẠN 2 - TỔ CHỨC THỰC HIỆN Bƣớc 6. Thƣơng thảo và ký hợp đồng 1. Mục tiêu - Làm rõ những điểm chƣa thật cụ thể trong đề xuất. - Thống nhất về kinh phí hỗ trợ (có nhiều dự án đề xuất kỹ thuật rất tốt nhƣng kinh phí có thể chƣa phù hợp giữa các mục đầu tƣ...). - Thảo luận về điều kiện thực hiện đề xuất. 2. Yêu cầu - Các bên tham gia hiểu đƣợc các điều khoản ký kết và cam kết thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng. - Các bên thống nhất về cách thức triển khai, kết quả cần đạt đƣợc. 3. Cách làm - Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã mời các cá nhân, tổ chức có đề xuất đƣợc lựa chọn đến Ủy ban nhân dân xã để thƣơng thảo và ký kết hợp đồng. - Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã hƣớng dẫn cụ thể về nội dung hợp đồng, các bên tham gia (Người đại diện, nhất là phía nông dân và tổ chức); Điều kiện thực hiện hợp đồng…; Trong hợp đồng cầncó điều khoản: nếu ngƣời đƣợc nhận hỗ trợ vì nguyên nhân chủ quan không thực hiện đúng đề xuất, thỏa thuận thì Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã có thể dừng hỗ trợ và ngƣời nhận hỗ trợ phải hoàn trả lại kinh phí hỗ trợ đã nhận mà sử dụng sai mục đích. 4. Kết quả: Hợp đồng đƣợc các bên ký kết. Bƣớc 7. Tổ chức thực hiện - Các cá nhân, tổ chức đƣợc hỗ trợ lập kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện theo đúng đề xuất. - Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã lập kế hoạch bố trí giải ngân, theo dõi đánh giá việc thực hiện và báo cáo UBND xã. Bƣớc 8. Tạm ứng, thanh quyết toán a) Tạm ứng 16
- Sau khi hợp đồng đƣợc ký kết, Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã có trách nhiệm hƣớng dẫn ngƣời đƣợc nhận hỗ trợ hoặc ngƣời đại diện cho đối tƣợng nhận hỗ trợ làm thủ tục tạm ứng kinh phí lần đầu để thực hiện. - Số tiền tạm ứng lần thứ nhất không quá 30% số kinh phí đƣợc hỗ trợ. - Số tiền tạm ứng lần 2 không quá 50% tổng kinh phí hỗ trợ. Để đƣợc tạm ứng lần 2, ngƣời đƣợc nhận hỗ trợ hoặc ngƣời đại diện cho đối tƣợng nhận hỗ trợ lập bảng kê khối lƣợng công việc đã hoàn thành và đề nghị tạm ứng lần 2. b) Thanh quyết toán - Căn cứ kinh phí đƣợc hỗ trợ theo hợp đồng, Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã hƣớng dẫn ngƣời đƣợc nhận hỗ trợ hoặc đại diện đối tƣợng nhận hỗ trợ lập chứng từ thanh quyết toán theo quy định nhƣ: Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, bảng kê khối lƣợng đã hoàn thành kèm kinh phí có xác nhận của Trƣởng thôn và Ban Giám sát, đề nghị thanh toán - Thời gian thanh quyết toán: Chậm nhất 05 ngày làm việc sau khi đề xuất đƣợc hoàn thành, các cá nhân và đơn vị phải hoàn thành thủ tục, chứng từ thanh quyết toán. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đƣợc đầy đủ chứng từ thanh toán, cán bộ Kế toán của Ủy ban nhân dân xã kiểm tra chứng từ và thực hiện thanh quyết toán. Bƣớc 9. Giám sát, đánh giá, báo cáo a) Giám sát Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã phối hợp với Ban Phát triển thôn thực hiện nhiệm vụ giám sát, kết hợp với các biện pháp nhƣ giám sát cộng đồng trong suốt quá trình thực hiện các đề xuất đƣợc hỗ trợ theo các nội dung nhƣ số lƣợng, chất lƣợng, đầu vào, đầu ra, kết quả của dự án, đối tƣợng, kinh phí, tiến độ thực hiện các đề xuất. Báo cáo giám sát phải cung cấp đúng, đủ, kịp thời các thông tin giám sát, đặc biệt là thông tin về hiện tƣợng bất thƣờng cho Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã biết để có các biện pháp xử lý kịp thời, mang lại hiệu quả cao. b) Đánh giá Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã phải tiến hành đánh giá từng đề xuất đƣợc hỗ trợ. Thời điểm đánh giá phải phù hợp với đặc điểm, tiến trình của từng đề xuất cụ thể. Đánh giá tiến độ và kết quả thực hiện các đề xuất hỗ trợ phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn đƣợc thực hiện theo định kỳ: hàng quý, 6 tháng đầu năm, cả năm (tổng hợp các kết quả đánh giá các dự án được hỗ trợ trên địa bàn xã tại thời điểm đánh giá). c) Báo cáo đánh giá tiến độ và kết quả thực hiện các đề xuất hỗ trợ 17
- Trên cơ sở Báo cáo giám sát và đặc biệt là Báo cáo đánh giá định kỳ, Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã xây dựng Báo cáo thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn định kỳ hàng quý, 6 tháng đầu năm và hàng năm gửi Uỷ ban nhân dân xã để tổng hợp. III. THỰC HIỆN NHỮNG NĂM TIẾP THEO Trình tự triển khai trong các năm tiếp theo đƣợc thực hiện nhƣ lần đầu. Tuy nhiên có một số điểm cần lƣu ý: 1. Cập nhật thông tin - Các văn bản điều chỉnh về Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Đề án xây dựng nông thôn mới; Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch/Kế hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp và ngành nghề nông thôn; các tài liệu khác của xã của cấp có thẩm quyền ban hành. - Tình hình thực tế có sự thay đổi, ví dụ: ảnh hƣởng của thiên tai, kinh tế - thị trƣờng có sự biến động mạnh… - Ý kiến đóng góp của ngƣời dân. - Kinh nghiệm, bài học thực tế từ năm trƣớc… Ban Chỉ đạo (Ban Quản lý) xã nếu thấy cần thiết có thể tiến hành rà soát, điều chỉnh các tài liệu: Định hƣớng phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn của xã, các lĩnh vực ƣu tiên, địa bàn ƣu tiên và tiêu chí đánh giá đề xuất dự án, trình Ủy ban nhân dân xã thông qua để áp dụng trong các năm tiếp theo. 2. Kinh phí cho các năm tiếp theo: ƣu tiênhỗ trợ cho các đề xuất năm trƣớc đã cam kết hỗ trợ. Phần còn lại mới đƣợc sử dụng cho các đề xuất mới đƣợc lựa chọn. 18
- Phụ lục 1: Định hƣớng Phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn Xã:………….……..……Huyện:………………….Tỉnh:…………..…………….Năm: TT Lĩnh vực Định hƣớng Góp phần thực hiện Ghi chú phát triển mục tiêu (lấy từ (định tính/định tài liệu lƣợng/giá trị/ thu nào) nhập) Đến 2015 Đến 2020 (1) (2) (3) (4) (5) (6) A Trồng trọt … 1 Khó khăn: … 2 Thuận lợi/tiềm năng: B Chăn nuôi … 1 Khó khăn: … …. 2 Thuận lợi/tiềm năng: …. C Thủy sản … 1 Khó khăn: … … 2 Thuận lợi/tiềm năng: … D Sản xuất kinh doanh tổng … hợp … 1 Khó khăn: …. 2 Thuận lợi/ tiềm năng: Đ Dịch vụ cho sản xuất … 1 Khó khăn: … … 2 Thuận lợi/tiềm năng: … E Bảo quản, sơ chế, tiêu thụ sản … phẩm … 1 Khó khăn: …. 2 Thuận lợi/tiềm năng G Ngành nghề nông thôn … 1 Khó khăn: … …. 2 Thuận lợi/tiềm năng 19
- Phụ lục 2. Định hƣớng và các lĩnh vực ƣu tiên PTSX và dịch vụ nông thôn Xã:………….……..……Huyện:………………….Tỉnh:…………..…………….Năm: TT Định hƣớng phát triển Ƣu tiên Địa bàn ƣu Lý do tiên (đối với lĩnh vực và địa bàn ƣu tiên) (1) (2) (3) (4) (5) A Trồng trọt … … B Chăn nuôi … … C Thủy sản … … D SXKD tổng hợp … … E Dịch vụ cho sản xuất …. …. G Dịch vụ bảo quản, tiêu thụ sản phẩm … … H Ngành nghề nông thôn … … 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn