intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự trữ bắt buộc - Từ lý thuyết đến thực tiễn

Chia sẻ: Nguyễn Hoàng Giang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

290
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để có thể thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng thông qua việc cung ứng tiền và điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông, Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) các nước có thể sử dụng các công cụ khác nhau: lãi suất, chính sách chiết khấu, thị trường mở... Trong đó, dự trữ bắt buộc là công cụ nhận được khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách - họ đã tốn không ít giấy mực để nói về dự trữ bắt buộc....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự trữ bắt buộc - Từ lý thuyết đến thực tiễn

  1. Dự trữ bắt buộc - Từ lý thuyết đến thực tiễn PGS.,TS.Nguyễn Thị Nhung1 Để có thể thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng thông qua việc cung ứng tiền và điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông, Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) các nước có thể sử dụng các công cụ khác nhau: lãi suất, chính sách chiết khấu, thị trường mở... Trong đó, dự trữ bắt bu ộc là công cụ nhận được khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách - họ đã tốn không ít giấy mực đ ể nói v ề dự tr ữ bắt buộc. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta ch ỉ nghiên c ứu mang tính lý thuyết ở các góc cạnh khác nhau của dự trữ bắt buộc và t ừ đó nhìn nhận lại thực tế với hy vọng là nguồn tham khảo cho nh ững ai quan tâm đến vấn đề này. Như một yêu cầu tất yếu, dự trữ bắt buộc ra đời: Dự trữ bắt buộc là một phần số dư tiền gửi các loại mà các ngân hàng th ương m ại (NHTM) phải dự trữ dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi tại NHTƯ. Trong hoạt động kinh doanh của mình, các NHTM sử dụng các khoản tiền gửi của khách hàng để cho vay hoặc đầu tư một cách khá linh ho ạt. N ếu nh ư các khoản cho vay đều có thời hạn, một ngày hay cho vay qua đêm cũng đều có thời hạn, thậm chí thời hạn có thể còn kéo dài h ơn d ự ki ến vì đ ến hạn thu nợ, có thể ngân hàng vẫn không thu được nợ - trong khi đó, đối với nguồn tiền gửi của khách hàng thì các ngân hàng lại rất khó khăn trong việc kiểm soát thời hạn, ngay cả khi gửi tiết kiệm có kỳ h ạn thì khách hàng gửi tiền vẫn có thể rút tiền trước khi đến h ạn; tình tr ạng ti ền cho vay ra chưa thu hồi về nhưng khách hàng gửi tiền lại có nhu cầu rút tiền trước hạn là hiện tượng luôn có thể... Điều này cho th ấy r ủi ro thanh khoản luôn là mối lo của các NHTM. Mặt khác, trên thực t ế, th ời h ạn cho vay còn dài hơn thời hạn của nguồn tiền gửi, nói khác đi là kỳ h ạn g ửi tiền của mỗi loại tiền gửi không phải lúc nào cũng là cơ sở để xem xét và quyết định thời hạn cho vay, mà ngân hàng có thể khai thác tính ổn đ ịnh tương đối của tổng số dư tiền gửi không kỳ h ạn để cho vay có th ời h ạn, dùng nguồn tiền gửi thời hạn ngắn để cho vay với thời h ạn dài h ơn... nên nguy cơ rủi ro cao hơn. Khi rủi ro thanh khoản xảy ra, ngân hàng m ất kh ả năng thanh toán - các khoản tiền gửi ở các ngân hàng sẽ nhanh chóng “bay hơi”, không những thế nó còn làm “bay hơi” giá trị tài sản và các khoản dự trữ của ngân hàng đó và theo phản ứng dây chuyền thì rủi ro này s ẽ làm chấn động toàn hệ thống ngân hàng. Vì thế, như một kết quả c ần 1 Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh
  2. phải có, các nhà phân tích đã chỉ ra rằng các NHTM phải để dự trữ b ắt buộc vì đây chính là kho dự trữ lỏng để trợ giúp cho các ngân hàng trong thời kỳ hoảng loạn. Việc bắt buộc các NHTM phải để dự trữ tối thiểu cần thiết lần đầu tiên được sử dụng ở Mỹ vào năm 1913, với mục đích là nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của các NHTM. Vào những năm 30 của thế kỷ 20, sau những cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, tỷ lệ dự trữ bắt buộc dần được sử dụng phổ biến ở các nước khác. Và lúc này, người ta nhìn nhận dự trữ bắt buộc trong một vai trò khác - d ự trữ b ắt bu ộc là công c ụ để NHTƯ các nước sử dụng để điều tiết tiền tệ trong nền kinh tế. Nói cách khác, dự trữ bắt buộc làm tăng khả năng kiểm soát của NHTƯ đối với quá trình cung ứng tiền. Thông qua việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHTƯ có thể tác động vào nguồn dự trữ, thay đổi vốn khả dụng của các ngân hàng để làm thay đổi tiềm năng tín dụng của các ngân hàng - nhưng NHTƯ không phải là người quyết định việc sử dụng các tiềm năng ấy. Mặc dù lịch sử ra đời của dự trữ bắt buộc là từ những năm đầu của thế kỷ 20, song ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng Việt Nam mới chỉ làm quen với khái niệm này vào năm 1990. Tháng 5/1990, sau khi “Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam”, “Pháp lệnh Ngân hàng, các h ợp tác xã tín dụng và công ty tài chính” được ban hành thì các NHTM Vi ệt Nam mới bắt đầu thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc. Tác động của dự trữ bắt buộc Dự trữ bắt buộc và tiềm năng tín dụng của các ngân hàng Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc thay đổi, nó trực tiếp tác động đ ến ngu ồn vốn khả dụng của mỗi ngân hàng. Với tổng số nguồn tiền gửi huy động được, tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng thấp thì phần chênh lệch còn lại - vốn khả dụng của bản thân ngân hàng này càng cao, khả năng cho vay ra của ngân hàng càng lớn và ngược lại. Bên cạnh đó, mỗi động tác c ấp tín d ụng cho một đối tượng nào đó thông qua chuyển khoản của ngân hàng - hoạt động này mở ra một nguồn vốn mới cho một ngân hàng kế tiếp, sự tiếp tục của quá trình này chính là quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng làm cho tổng nguồn có thể cho vay của toàn hệ thống được nhân lên nhiều lần so với số tiền gửi ban đầu, mức độ được nhân lên chính là h ệ số nhân tiền. Qua đó cho thấy, tỷ lệ dự trữ bắt buộc có quan h ệ ch ặt ch ẽ với nguồn vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, vốn kh ả dụng chỉ thể hiện được tiềm năng tín dụng, còn thực sự nó có làm cho khối lượng tín dụng tăng lên hay không lại phụ thuộc vào thái độ sẵn sàng cấp tín dụng của các ngân hàng và nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Dự trữ bắt buộc và lãi suất
  3. Dự trữ bắt buộc có thể tác động đến lãi suất bằng hai cách: Thứ nhất, do dự trữ bắt buộc có thể thu mở rộng hay thu h ẹp ti ềm năng tín dụng cho nên lãi suất thị trường cũng vì thế mà có th ể giảm xuống hoặc tăng lên. Thứ hai, hiệu ứng của tác động trên càng tăng lên khi phần dự trữ bắt buộc của các ngân hàng ở NHTƯ không được tính lãi hoặc mức lãi không đáng kể. Khi dự trữ bắt buộc tăng lên thì lãi thu đ ược từ hoạt đ ộng cho vay giảm xuống làm giảm lợi nhuận của các NHTM. Điều này được các ngân hàng khắc phục bằng cách điều chỉnh tăng lãi suất cho vay trên thị trường tín dụng. Dự trữ bắt buộc và khối lượng tiền cung ứng Khối lượng tiền cung ứng thay đổi là kết quả tất yếu của việc thay đổi tiềm năng tín dụng, thay đổi lãi suất trên th ị trường, nó cũng là mục tiêu cuối cùng mà NHTƯ muốn đạt được khi điều ch ỉnh d ự trữ b ắt bu ộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được nâng lên nếu NHTƯ thực hiện việc thắt chặt tiền tệ, hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát và ngược lại, để mở rộng tiền tệ nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động thì NHTƯ sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động ngược chiều đến khối lượng tiền cung ứng thể hiện qua công thức tính hệ số nhân tiền: 1 Hệ số tạo tiền = Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Có thể nói sự tác động của tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với khối lượng tiền trong nền kinh tế là khá toàn diện, nó tác động rất mạnh mẽ không chỉ đến quy mô, khối lượng tín dụng mà cả đối với lãi suất tín dụng. Mức độ tác động không đơn giản chỉ làm tăng hay giảm đơn thu ần mà làm thay đổi theo số lần về tiền trong lưu thông. Cơ sở xác định dự trữ bắt buộc NHTƯ các nước thường sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong vai trò là công cụ điều hành chính sách tiền tệ, giúp NHTƯ kiểm soát h ệ số nhân tiền và trên cơ sở đó kiểm soát khối lượng tiền cung ứng, do đó, tùy vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ mà tỷ lệ dự trữ bắt bu ộc được quy định khác nhau. Điều này được chứng minh rất rõ ở nước ta trong thời gian qua: Bảng 01: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD Việt Nam từ tháng 01/2008- 01/2011
  4. Tỷ lệ dự trữ bắt bụôc Văn bản (VND) 11%1- 5%2 187/QĐ-NHNN ngày 16/1/2008 10%1- 4%2 2560/QĐ-NHNN ngày 03/11/2008 8%1- 2%2 2811/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008 6%1- 2%2 2951/QĐ-NHNN ngày 03/12/2008 5%1- 1%2 3158/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008 3%1 - 1%2 379/QĐ-NHNN ngày 24/02/2009 (1): đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng (2): đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên Nguồn: http://www.sbv.gov.vn Bảng 01 cho thấy từ tháng 01/2008 - 01/2011 đến nay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh giảm, việc điều chỉnh này của NHNN, một mặt, nhằm đưa ra tín hiệu nới lỏng tiền tệ; mặt khác, thông qua việc nâng cao hệ số nhân tiền chính thức mở rộng khả năng cho vay, kích thích các ngân hàng thương mại đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tích cực cung ứng vốn cho nền kinh tế. Ngày nay, khi sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc, nghĩa là, NHTƯ đang muốn điều chỉnh hệ số nhân tiền, mặc dù vậy nh ưng m ục tiêu đ ảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng của dự trữ b ắt bu ộc v ẫn không bị mất đi ý nghĩa của nó, không những thế, nó còn là cơ s ở đ ể xác đ ịnh t ỷ lệ dự trữ bắt buộc. Những căn cứ cụ thể sau thường được sử dụng để đưa ra yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc: - Tính chất kỳ hạn của mỗi loại tiền gửi - tùy vào tính ch ất kỳ h ạn của tiền gửi mà nghĩa vụ dự trữ bắt buộc khác nhau; thông thường kỳ hạn càng dài thì mức độ ổn định càng cao và độ rủi ro thanh khoản càng thấp và vì thế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi này thường thấp hơn so với loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn hơn. - Mức độ của các khoản nợ - quy mô của các nguồn tiền gửi. Thông thường quy mô của các nguồn tiền gửi càng cao thì khả năng rủi ro càng cao và vì thế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tỷ lệ thuận với quy mô ngu ồn ti ền
  5. gửi. Về điều này, ta có thể tham kh ảo yêu cầu t ỷ l ệ d ự tr ữ b ắt bu ộc c ủa FED. - Loại tiền gửi khác nhau cũng chứa đựng khả năng an toàn thanh khoản khác nhau nên NHTƯ có thể quy định tỷ lệ khác nhau cho ti ền g ửi của các đồng tiền khác nhau (Xem bảng 03). Bảng 02: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD ở Mỹ tháng 12/2010 Yêu cầu dự trữ Yêu cầu Loại trách nhiệm % Của các Ngày có khoản nợ hiệu lực Tài khoản giao dịch thuần $ 0 đến $ 10.700.000 0 30/12/2010 Nhiều hơn $ 10.700.000 đến 58.800.000 3 30/12/2010 $ Nhiều hơn $ 58.800.000 10 30/12/2010 Nonpersonal tiền gửi thời gian 0 27/12/1990 Eurocurrency nợ 0 27/12/2010 Nguồn: http://www.federalreserve.gov Bảng 03: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo Quyết định 379 và Quyết định 79 379/QĐ-NHNN 79QĐ-NHNN Tiền gửi Tiền gửi Loại hình tổ chức tín dụng VND không Tiền gửi ngoại tệ Tiền gửi kỳ hạn và VND từ 12- không kỳ ngoại tệ từ dưới 12 24 tháng hạn và dưới 12-24 tháng tháng 12 tháng 1. NHTM nhà nước, NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân 3% 1% 4% 2% hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính.
  6. 2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt 1% 1% 3% 1% Nam 3. NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng 1% 1% 3% 1% nhân dân. 4. Tổ chức tín dụng khác. 0% 0% 0% 0% Nguồn: http://www.sbv.gov.vn Ngoài ra, tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn có thể quy định tùy theo quy mô và mức độ an toàn chung của mỗi ngân hàng... Khi quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHTƯ Trung Quốc cũng căn cứ vào quy mô của ngân hàng, NHTM lớn chịu tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao h ơn NHTM có quy mô nhỏ. Ngày 27/11/2010, để kiềm chế lạm phát, NHTƯ Trung Quốc đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 17,5% áp d ụng cho ngân hàng lớn lên 18%; và từ 15,5% lên 16% áp dụng cho ngân hàng nh ỏ. Đ ồng thời với tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHTƯ Trung Quốc cũng tăng lãi su ất cơ bản từ 5,56% lên 5,81%. (www.thesaigontimes.vn) Ở nước ta, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng được phân chia tùy theo tính chất kỳ hạn, loại tiền gửi và thông thường, loại tiền gửi kỳ h ạn ngắn, tiền gửi bằng ngoại tệ phải duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao hơn. Bên cạnh đó, sự khác biệt về tỷ lệ dự trữ bắt buộc giữa các ngân hàng cũng được quan tâm. Theo quy định tại Quyết định số 379/QĐ-NHNN áp dụng từ ngày 24/2/2009 (đối với VND) và Quyết định 79/QĐ-NHNN áp dụng từ 01/2/2010 (đối với ngoại tệ) thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định như sau: Để khuyến khích một số NHTM cho vay nông nghiệp và nông thôn ngày 08/12/2010, NHNN đã ban hành các thông báo số 457; 458; 459; 460; 461 về việc áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng có tỷ trọng cho vay nông nghiệp và nông thôn cao theo Thông tư 20/2010/TT- NHNN ngày 29/9/2010 của NHNN. Theo đó, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/20 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, NHTM cổ phần Quốc Tế Việt Nam, NHTM cổ phần Kiên Long, NHTM cổ phần Mê Kông được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/5 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường. (www.sbv.gov.vn). Với quy định này NHNN đã bổ sung thêm một cơ sở mới cho việc xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, đó là tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn tùy thu ộc vào đ ối t ượng đầu tư của các NHTM.
  7. Một số gợi ý khi sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc: Ngoài việc khai thác các góc độ khác nhau của tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thi ết nghĩ trong quá trình sử dụng công cụ này để điều hành chính sách tiền t ệ NHTƯ nên quan tâm đến một số vấn đề sau: Dự trữ bắt buộc có thể duy trì dưới dạng tiền mặt tại quỹ các NHTM. Theo Điều 14 “Luật NHNN Việt Nam” ban hành năm 2010 thì “Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại NHNN để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia”, với khái niệm này, toàn b ộ d ự tr ữ bắt buộc buộc phải gửi tại NHNN. Trên thực tế, ngoài tiền g ửi ở NHNN, các NHTM luôn phải có dự trữ tiền dưới dạng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu rút tiền thường xuyên của khách hàng. Nhất là trong th ời kỳ l ạm phát cao, mặc dù dự trữ bắt buộc theo quy định thường đã cao hơn bình thường nhưng ngoài dự trữ bắt buộc thì đế đối phó với lạm phát, bản thân các ngân hàng còn phải đối phó với tình trạng rút tiền bất thường của khách hàng, cho nên các ngân hàng còn phải để dự trữ tiền mặt nhiều h ơn. Th ực ra tiền mặt tại các NHTM cũng là một dạng dự trữ và mức đ ộ d ự tr ữ ti ền mặt cũng có tác động đến hệ số nhân tiền của toàn hệ thống ngân hàng không khác gì tiền dự trữ bắt buộc gửi ở NHNN. Nếu khi tính toán h ệ s ố nhân tiền gửi để kiểm soát mức độ mở rộng quy mô tiền gửi chỉ căn cứ vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc gửi tại NHNN sẽ không phản ánh đúng th ực t ế đang diễn ra - hệ số nhân tiền thực tế sẽ luôn nhỏ hơn hệ số nhân tiền dự báo và như vậy, khối lượng tiền cung ứng thực tế thấp hơn so với mức mong muốn. Dự trữ bắt buộc chỉ là yếu tố quyết định hệ số nhân tiền tệ trong dự báo, dự trữ thực của các NHTM mới thực sự quyết định hệ số nhân tiền trong thực tế. Trong tác động của dự trữ bắt buộc đối với khối lượng tiền cung ứng có thể dễ dàng nhận ra rằng việc giới hạn cụ thể lượng ti ền mỗi ngân hàng muốn đưa vào lưu thông không ph ải là vi ệc khó, b ởi vì m ỗi ngân hàng đơn lẻ chỉ có thể cho vay trong ph ạm vi dự trữ c ủa nó mà thôi. Trong khi đó, đối với cả hệ thống ngân hàng thì việc tôn trọng giới h ạn trên trở lên bấp bênh, cho dù NHTƯ có thể th ực hiện tốt vai trò phát hành nhưng lại khó có thể kiểm soát được một cách chính xác mức độ tạo ti ền của toàn hệ thống, bởi lẽ, ngoài tỷ lệ dự trữ bắt buộc ra thì kh ả năng t ạo tiền còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Mỗi ngân hàng có nhi ều lý do để duy trì dự trữ của mình ở mức độ cao hay thấp, đó là: đáp ứng nhu c ầu rút tiền của khách hàng trong từng thời kỳ; lý do về sự an toàn cần ph ải cân nhắc mỗi khi quyết định cho vay; lý do quản lý n ợ lành m ạnh... Ngoài những giới hạn xuất phát từ chính bản thân ngân hàng thì nh ững ràng buộc bên ngoài tác động đến quá trình tạo tiền cũng rất đáng k ể nh ư: nhu
  8. cầu tín dụng của khách hàng có khả năng hoàn trả; nhu cầu giao dịch bằng tiền mặt trong nền kinh tê... Một trong nh ững biểu hiện c ủa vấn đ ề này là sự vượt trội quá mức về dự trữ ở các ngân hàng so với dự trữ bắt buộc, với tình trạng này sẽ gần như vô hiệu hóa khả năng chi ph ối quá trình cung ứng tiền của NHTƯ. Và ngược lại, trong trường h ợp n ền kinh tế có xu hướng tăng trưởng, cầu về vốn có xu h ướng tăng, các ngân hàng thỏa mãn nhu cầu này bằng cách giảm mức dự trữ hiện h ữu và vì th ế, khối cung tiền tệ được mở rộng nằm ngoài dự kiến của NHTƯ. Vì khả năng gây ảnh hưởng của dự trữ bắt buộc là rất lớn cho nên, một mặt, cần quan tâm đến những nhân tố tác động đến quá trình t ạo ti ền đ ể có nh ững ứng xử kịp thời và hiệu quả, bên cạnh đó, cũng cần quan tâm và tìm ra phương pháp thích hợp để quản lý dự trữ nói chung của các NHTM. Dự trữ bắt buộc - công cụ khá hiệu nghiệm trong việc kiểm soát lạm phát Dĩ nhiên là các công cụ dù là lãi suất, tỷ giá, thị trường mở hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc... thì việc sử dụng chúng đều nhằm đạt được mục tiêu của chính sách tiền tệ, song mỗi công cụ có đặc điểm riêng và vì th ế, nó có những mặt mạnh và mặt yếu riêng. Khác với các công c ụ khác, d ự tr ữ bắt buộc là công cụ luôn được khuyến cáo về mức độ tác động cực mạnh của nó - làm thay đổi “số lần” khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông nên phải sử dụng một cách thận trọng. Thận trọng nghĩa là không thay đổi một cách đột ngột với một mức độ lớn ch ứ không đồng nghĩa v ới không sử dụng, chính trong khi khai thác nó một cách th ận trọng thì đây lại là một điểm mạnh của dự trữ bắt buộc. Nếu quan sát diễn biến của tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong quá trình điều hành chính sách ti ền t ệ c ủa Trung Quốc sẽ thấy được mức độ quan tâm của NHTƯ Trung Quốc đối với công cụ này trong việc kiềm chế lạm phát. Chỉ riêng năm 2010, Trung Quốc đã điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc tới 6 lần, lần gần nhất trong năm này được điều chỉnh vào ngày 20/12/2010, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh tăng lên 0,5% đạt mức 18,5% đối với những ngân hàng có quy mô lớn. Tháng 01/2011, lần đầu tiên trong năm t ỷ l ệ d ự tr ữ b ắt buộc được nâng thêm 0,5% (vào ngày 15/01/2011); ngày 18/2/2011, tỷ lệ dự trữ bắt buộc lại một lần nữa được nâng 0,5% để đối phó với lạm phát hiện đang là 4,9%, nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 19,5%. (www.xaluan.com). Ở nước ta, để ngăn ngừa sự tăng trưởng tín dụng quá nóng nhằm kiểm soát lạm phát, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được điều chỉnh khá mạnh vào năm 2007 (từ 5% lên 10%) và năm 2008 - khi tình hình dần bình ổn trở lại, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được điều giảm dần một cách linh hoạt. Tuy nhiên, gần như suốt năm 2009 và 2010, kể cả nh ững tháng đ ầu năm 2011
  9. - lạm phát không còn là nỗi lo mà là thực tế đang phải đối mặt thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với VND vẫn không thay đổi (Xem bảng 01). Nên chăng khai thác công cụ này một cách thận trọng để kiểm soát lạm phát, nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ - điều chỉnh tăng từ từ, không cần tạo sự bất ngờ và nếu cần, vẫn áp dụng việc trả lãi cho dự trữ bắt buộc. TÀI LIÊU THAM KHẢO: - Nguyễn Thị Nhung: “Có thể trả lãi cho dự trữ bắt buộc?”, Tạp chí Ngân hàng số 29/2008 - www.sbv.gov.vn - www.federalreserve.gov - www.thesaigontimes.vn - www.xaluan.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2