intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đưa doanh nghiệp về nông thôn - Vũ Quốc Tuấn

Chia sẻ: Thuỳ Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

66
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực tiễn nước ta và nhiều nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ nông nghiệp đã cho thấy vấn đề nông nghiệp, nông thông, nông dân là một vấn đề chiến lược không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà còn có ý nghĩa cả về chính trị, xã hội... Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đưa doanh nghiệp về nông thôn - Vũ Quốc Tuấn

  1. ĐƯA DOANH NGHIỆP VỀ NÔNG THÔN Vũ Quốc Tuấn Ban nghiên cứu của Thủ tướng “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân” – vấn đề chiến lược Thực tiễn nước ta và nhiều nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ nông nghiệp đã cho thấy vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân là một vấn đề chiến lược không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà còn có ý nghĩa cả về chính trị, xã hội. Nước ta hiện có 80% dân cư sống ở nông thôn. Nông thôn từng là căn cứ địa, là nơi cung cấp sức người, sức của chủ yếu cho hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc; là nơi có nhiều dân tộc anh em đang sinh sống. Nông thôn đang cung cấp những sản phẩm quan trọng, thiết yếu cho đời sống của toàn dân và cho xuất khẩu. Nhưng nông thôn đang chịu nhiều thiệt thòi; có vùng làm ra nhiều sản phẩm nông nghiệp nhất lại là nơi có đời sống văn hóa tinh thần thấp nhất. Sự phát triển về văn hóa, xã hội ở nông thôn chưa tương xứng với phát triển kinh tế. Chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị đang doãng ra, v.v... Vì những lẽ đó, không thể không quan tâm hơn nữa vấn đề phát triển nông thôn trong giai đoạn mới của công cuộc phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội lần thứ X của Đảng (tháng 4-2006) đã đề cập nhiều điểm rất quan trọng liên quan đến vị trí, vai trò của nông nghiệp, liên quan đến đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới, như: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng” ((Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, 6-2006, tr. 190); phải “Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, nhất là những ngành, nghề sử dụng nhiều lao động, coi đây là hướng chính để tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần tăng nhanh thu nhập cho nông dân” (Sđd, tr. 192); và “Tạo điều kiện thuận lợi hơn để giúp nông dân chuyển sang làm ngành, nghề ngoài nông nghiệp và dịch vụ” (Sđd, tr. 193). Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược này, có thể nêu ra ba loại vấn đề cần được chú trọng như sau. - Trước hết, tập trung sức phát triển nông nghiệp, hình thành một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, có năng suất và chất lượng cao, vừa bảo dảm an ninh lương thực, vừa tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu có sức cạnh tranh cao. Muốn vậy, phải ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp; chú trọng các khâu giống, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, công nghệ sau thu hoạch, v.v... Để phát triển nông nghiệp theo hướng đó, phải khắc phục tình trạng manh mún về đất canh tác của hộ nông dân, khuyến khích việc dồn điền, đổi thửa, phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, các vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung, gắn với việc hình thành các làng nghề, ngành nghề chuyên môn hóa, các hợp tác xã, trang trại. - Phát triển nông thôn một cách toàn diện, xây dựng và thực hiện “Chương trình xây dựng nông thôn mới” như Đại hội X đã quyết định (Sdd, tr. 90). Xây dựng các làng, bản, ấp, bản về cả bốn mặt: kinh tế no đủ, sung túc; văn hóa phát triển, dân trí nâng cao; xã hội văn minh; môi trường lành mạnh. Đặc biệt chú trọng phát huy dân chủ trong nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. Muốn vậy, cần quan tâm xây dựng
  2. 2 kết cấu hạ tầng (đường giao thông, các thiết chế văn hóa, trường học, bệnh viện), phát triển đô thị (chủ yếu là đô thị nhỏ), xây dựng các khu dân cư, hình thành đô thị mới, v.v... Các loại quy hoạch, như quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng kinh tế, v.v... đều phải được nghiên cứu toàn diện, bài bản, có tầm nhìn xa, khắc phục tình trạng manh mún, cục bộ, nhất là “quy hoạch treo”, ảnh hưởng xấu đến bộ mặt nông thôn và đời sống của cư dân nông thôn. - Chú trọng nâng cao đời sống của nông dân, không chỉ về kinh tế mà phải quan tâm các mặt văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ. Nói rộng hơn, đây là vấn đề phát triển con người ở nông thôn. Theo nghĩa rộng, khái niệm phát triển con người bao trùm tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của mọi cá nhân, từ tình trạng sức khỏe tới sự tự do về kinh tế và chính trị. Cấp bách nhất hiện nay là giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông thôn (ở trong và ngoài nông thôn), nhất là những nông dân không có việc làm trong các vùng đô thị hóa; thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ... giảm dần sự cách biệt về thu nhập và đời sống giữa các tấng lớp nhân dân ở thành thị và nông thôn. Nông dân trong thời đại mới phải là nông dân có văn hóa, đủ trình độ tiếp cận và ứng dụng kịp thời công nghệ mới trong kinh doanh cây trồng, vật nuôi bảo đảm năng suất và chất lượng cao. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, nông dân sẽ chuyển sang các ngành nghề mới trong công nghiệp và dịch vụ. Họ sẽ trở thành công nhân, thành chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, chủ doanh nghiệp, chủ trang trại, tự bỏ vốn hoặc hùn vốn với nhau để hình thành những cơ sở kinh doanh ngày càng lớn về quy mô và năng suất, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn. Xin được nhấn mạnh một vấn đề rất quan trọng và cấp bách, đang rất bức xúc trong nông thôn, đó là vấn đề việc làm cho nông dân. Trong thời gian tới, ở nông thôn, sẽ có 5 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Số lao động nông thôn hiện nay vẫn chưa đủ việc làm còn lớn: trong tổng số 24 triệu lao động, mới sử dụng khoảng 80% thời gian làm việc, còn 20% thời gian tương đương với 4,8 triệu người. Đồng thời, cùng với tốc độ đô thị hóa, hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, số nông dân không còn đất canh tác ngày càng nhiều, cần có việc làm mới. Theo dự kiến, trong giai đoạn 2006 – 2010, diện tích đất bị thu hồi sẽ là 331.430 héc-ta, số lao động nông thôn không có việc làm sẽ vào khoảng 2,5 triệu người. Cộng lại, sẽ có khoảng 12,3 triệu người ở nông thôn cần được giải quyết việc làm. Những người này di chuyển ra thành phố, nhưng không nghề, không việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập không ổn định, đang tạo ra sức ép lớn với thành phố về nhiều mặt và nếu không giải quyết tốt, sẽ nảy sinh tệ nạn xã hội. Vì vậy, giải quyết việc làm cho nông dân ngay trên địa bàn nông thôn phải là hướng chủ yếu, bằng việc phát triển ngành nghề sản xuất và dịch vụ, qua việc phát triển mạnh mẽ hơn nữa các loại hình doanh nghiệp. Trên đây là những gợi ý bước đầu về phương hướng giải quyết vấn đề “nông nghiệp, nông thôn, nông dân”, bảo đảm cho nông thôn phát triển bền vững trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước ngày nay. Không thể có sự phát triển bền vững của đất nước nếu không có sự phát triển bền vững của nông thôn. Ba vấn đề nói trên gắn bó chặt chẽ với nhâu; làm tiền đề cho nhau, vì vậy, không thể không giải quyết bộ và đồng thời. Trong đó, quan trọng nhất là phát triển con người ở nông thôn, với ý nghĩa đặt con người vào vị trí trung tâm của phát triển xã hội. Phát triển con người là mục dích cuối cùng, tăng trưởng kinh tế chỉ là phương tiện. Phải bảo đảm hình thành những người lao động phát triển toàn diện có văn hóa, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, coi đây là nhân tố quyết định việc phát triển nông thôn bền vững. Đó là những vấn đề rất lớn, cần được tổ chức nghiên cứu một cách căn cơ về quan điểm, chủ trương; đồng thời có hệ thống thể chế, chính sách phù hợp và có tổ chức thực hiện bài bản, đạt hiệu quả thiết thực trong từng giai đoạn.
  3. 3 Phát triển các loại hình doanh nghiệp 1. Để góp phần giải quyết vấn đề “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trong giai đoạn hiện nay, không thể không phát triển các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn nông thôn. Thực tiễn cho thấy, cần phát triển đồng bộ các doanh nghiệp kinh doanh trong các khu vực như sau. Một là, trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. Đây là những doanh nghiệp mà sản phẩm của họ là cây trồng, vật nuôi. Trong giai đoạn này, yêu cầu đặt ra với họ là sản phẩm có chất lượng cao, chất lượng tốt, từ hạt gạo, con cá, con tôm, những con gia súc cho đến mủ cao su, hạt hồ tiêu, v.v... đều phải có sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại để có thể tiêu thụ được trong nước và xuất khẩu. Doanh nghiệp kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp chịu nhiều rủi ro do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chu kỳ một số cây trồng, vật nuôi dài, cho nên đầu tư lớn mà vòng vốn lại quay chậm. Do những khó khăn trên, hiện nay, chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp dân doanh hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp (không kể các hợp tác xã nông nghiệp), hầu hết có quy mô nhỏ. Nguồn sản phẩm hàng hóa về nông, lâm, ngư nghiệp vẫn do các hộ nông dân cung ứng là chủ yếu; ở đây, khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao chất lượng hàng hóa còn rất hạn chế. Chính vì vậy, cần có thể chế, chính sách khuyến khích, trợ giúp hơn nữa các hộ gia đình nông dân, các tổ sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp: một mặt, trợ giúp về tìm kiếm thị trường, vốn liếng, đất đai, kinh nghiệm quản lý, ứng dụng khoa học, công nghệ gắn với các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, v.v...; mặt khác, tổ chức lại sản xuất, hình thành các cơ sở kinh doanh quy mô lớn, vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung như khu nông nghiệp công nghệ cao, các hợp tác xã, trang trại, làng nghề, v.v... để có đủ điều kiện về quy mô đất đai, vốn liếng cũng như quản lý kinh doanh, bảo đảm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Hai là, trong khu vực công nghiệp, xây dựng phục vụ cho các yêu cầu phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, yêu cầu xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống của cư dân nông thôn. Đó là các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản nhằm giảm nhanh và hết sức hạn chế việc xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chưa qua chế biến. Chú trọng các ngành thủ công, mỹ nghệ, dệt, may, da giày, cơ khí nhỏ, thủy điện nhỏ (cung cấp điện cho các vùng sâu, vùng xa). Công nghiệp ở nông thôn phải gắn với chiến lược phát triển công nghiệp trong phạm vi cả nước, phù hợp với đặc điểm tình hình nước ta và hội nhập kinh tế quốc tế. Như vậy, các vấn đề như phát triển ngành nghề, quy mô doanh nghiệp, trình độ công nghệ, phân bố trên địa bàn lãnh thổ, v.v... cũng đều phải được quy hoạch một cách tổng thể với tầm nhìn dài hạn, không thể manh mún, cục bộ, địa phương. Ba là, trong khu vực dịch vụ. Thực tiễn phát triển kinh tế ở các nước trên thế giới đã cho thấy dịch vụ là khu vực góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, nâng cao chất lượng và giá trị các ngành sản xuất; đồng thời cũng là khu vực phục vụ mọi nhu cầu của con người, nâng cao dân trí, làm cho đời sống con người văn minh hơn và cũng từ đó, góp phần tái tạo sức lao động, nâng cao hiệu quả công việc. Do có vai trò quan trọng như thế, tại nhiều nước phát triển trên thế giới, dịch vụ (chứ không phải là công nghiệp) đã là khu vực đóng góp nhiều nhất cho GDP. Đáng tiếc là ở nước ta, trong thời gian qua, các ngành dịch vụ chưa được coi trọng và quan tâm phát triển đúng mức (tỷ trọng dịch vụ trong GDP mới chiếm 38% là quá thấp).
  4. 4 Trong thời gian tới, để phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân phát triển toàn diện, rất cần đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp kinh doanh ba loại dịch vụ dưới đây: (a) các loại dịch vụ có tính thị trường trực tiếp góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, như thương mại, xuất nhập khẩu, vận tải, xây dựng (riêng đối với nông nghiệp, là các dịch vụ tưới tiêu nước, cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ ...); các dịch vụ thông tin (thông tin thị trường, giá cả, văn bản pháp quy ...); các dịch vụ tư vấn, như tư vấn phát triển kinh doanh (tư vấn về thị trường, tín dụng, tư vấn đầu tư, giám định, ứng dụng công nghệ mới, lập kế hoạch/dự án sản xuất, kinh doanh, v.v...; tư vấn về quản trị doanh nghiệp (về kỹ năng qnản lý sản xuất, quản lý nhân sự, tiền lương, về văn bản pháp quy, kế toán, v.v...); (b) các dịch vụ khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, thể dục thể thao, là các dịch vụ trợ giúp đắc lực cho việc nâng cao năng suất, chất luợng sản phẩm; nâng cao trình độ công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, thúc đẩy áp dụng quản lý chất lượng, quản lý môi trường của doanh nghiệp; đồng thời cũng là những loại dịch vụ trực tiếp phục vụ việc nâng cao đời sống của cư dân nông thôn; và (c) các dịch vụ hành chính công, tức là các dịch vụ mà Nhà nước phải cung ứng cho nhân dân, bảo đảm cho cuộc sống của người dân dược an toàn, xã hội nông thôn được ổn định, quan hệ giữa cơ quan công quyền với người dân và doanh nghiệp được lành mạnh. Đó là các việc như sinh, tử, giá thú, hộ tịch, hộ khẩu ... đối với người dân và đăng ký kinh doanh, các loại giấy phép để sản xuất, kinh doanh, các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp. 2. Để phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân tốt hơn, rất cần khuyến khích phát triển mọi loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế nhà nước và dân doanh, như Nghị quyết Đại hội X đã nhấn mạnh “Phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển bền vững các làng nghề” (Sdd, tr.194). Khái niệm “doanh nghiệp” có thể được dùng theo nghĩa rộng. Đó là các tổ sản xuất, hợp tác xã, trang trại, các loại công ty: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hơp danh, doanh nghiệp tư nhân, nói cách khác, đó là những tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa có đăng ký. Thực tế là hiện nay, đã và đang có nhiều tổ sản xuất, tổ hợp tác có quy mô kinh doanh khá lớn, kể cả về doanh thu và số lượng lao động mà do nhiều nguyên nhân, họ vẫn kinh doanh ở hình thức tổ sản xuất, tổ hợp tác mà không chuyển lên hình thức doanh nghiệp. Vì vậy, để phát huy được mọi nguồn vốn, phát triển ngành nghề, tạo ra nhiều chỗ làm việc cho nông dân, không thể không coi trọng tất cả các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh này. Trong nông thôn, các làng nghề có một vị trí rất đặc biệt, do đang bao gồm hàng triệu cơ sở sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, trong đó có nhiều nghề truyền thống, với nhiều loại hình tổ chức sản xuất, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Làng nghề có nhiều thuận lợi trong việc khai thác các tiềm năng rất phong phú trong dân, từ trí tuệ, tay nghề tinh xảo, vốn liếng, các bí quyết nghề nghiệp, nhất là của các nghệ nhân. Cần phát triển bền vững các làng nghề hiện có đồng thời tổ chức phát triển thêm ngành nghề phi nông nghiệp trong từng làng, xã. Việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với du lịch có ý nghĩa phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc trong tăng trưởng kinh tế, cũng là một thế mạnh của chúng ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Trong thời gian qua, với việc thi hành Luật Doanh nghiệp 1999, chúng ta đã có khoảng 160.000 doanh nghiệp đăng ký, đưa tổng số doanh nghiệp hiện nay lên trên 200.000. Song số doanh nghiệp đó chủ yếu là tập trung ở các thành phố, đô thị lớn; số doanh nghiệp kinh doanh ở vùng nông thôn còn quá ít, có huyện miền núi mới có 3 – 4 doanh nghiệp (theo thống kê, vùng Đông Nam Bộ chiếm 40,7% về số doanh nghiệp và 36,5% về số vốn; vùng
  5. 5 đồng bằng Sông Hồng chiếm lần lượt 29,8% và 34,6%; trong khi đó, vùng Tây Bắc chỉ chiếm 0,94% và 0,79%). Để đưa doanh nghiệp về nông thôn, phát huy khả năng của tất cả các loại hình doanh nghiệp (theo nghĩa rộng) trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là phục vụ yêu cầu giải quyết vấn đề “nông nghiệp, nông thôn, nông dân”, phải tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, thực hiện đầy đủ những chủ trương, chính sách phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế như Đại hội lần thứ X của Đảng (4-2006) đã khẳng định. Đó là thi hành đúng đắn Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư (có hiệu lực từ 1-7-2006), bảo đảm sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; tiếp tục cải cách hành chính, xóa bỏ những quy định trái luật, gây phiền hà, tốn kém cho doanh nghiệp trong việc gia nhập thị trường cũng như trong suốt quá trình triển khai sản xuất, kinh doanh, v.v... phấn đấu đến năm 2010, cả nước có 500.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Cần thực hiện tốt các chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cùng với việc phát triển doanh nghiệp ở nông thôn, rất cần khuyến khích thành lập các hội, hiệp hội ngành nghề là những tổ chức xã hội có tác dụng hỗ trợ nhiều mặt cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh. Các cơ quan nhà nước cần đổi mới mạnh mẽ tổ chức bộ máy, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, chống quan liêu, tham nhũng, hướng về phục vụ doanh nghiệp. Những vấn đề này đã được quy định trong các văn bản pháp quy, nay cần được thi hành nghiêm chỉnh. -------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2