intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: KHỔ LUYỆN BÌ

Chia sẻ: Abcdef_38 Abcdef_38 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

64
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốc: Cortex meliae Radicis. Tên khoa học: Melia azedarach L; Melia toosendam Sieb, et Zucc. Bộ phận dùng: vỏ. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Qui kinh: Vào kinh Tỳ, Vị và Can. Tác dụng: diệt ký sinh trùng. Chỉ định và phối hợp: - Giun đũa: Dùng 1 mình Khổ luyện bì. - Giun móc: Dùng Khổ luyện bì với Bách bộ và Ô mai, sắc đặc uống. Cũng có thể dùng để bơm ruột vào buổi tối. Dùng trong 2-4 lần. Bào chế: Hái vào mùa xuân hoặc mùa thu. Sau khi sấy cắt thành lát mỏng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: KHỔ LUYỆN BÌ

  1. KHỔ LUYỆN BÌ Tên thuốc: Cortex meliae Radicis. Tên khoa học: Melia azedarach L; Melia toosendam Sieb, et Zucc. Bộ phận dùng: vỏ. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Qui kinh: Vào kinh Tỳ, Vị và Can. Tác dụng: diệt ký sinh trùng. Chỉ định và phối hợp: - Giun đũa: Dùng 1 mình Khổ luyện bì. - Giun móc: Dùng Khổ luyện bì với Bách bộ và Ô mai, sắc đặc uống. Cũng có thể dùng để bơm ruột vào buổi tối. Dùng trong 2-4 lần. Bào chế: Hái vào mùa xuân hoặc mùa thu. Sau khi sấy cắt thành lát mỏng. Liều dùng: 6-15g. Chú ý: Dược liệu có độc vì vậy không nên dùng thời gian dài.
  2. Kiêng kỵ: Không dùng Khổ luyện bì cho người có thể trạng yếu hoặc có rối loạn về gan. KHỔ SÂM Tên thuốc: Radix sophorae flavescentis. Tên khoa học: Sophora flavescens Ait. Họ Cánh Bướm (Fabaceae) Bộ phận dùng: rễ. Rễ dài to sắc vàng trắng, vị rất đắng. Không nhầm với rễ cây Sơn đậu căn. Ở Việt Nam cây Khổ sâm cho lá có Tên khoa học là Croton tonkinensis Gagnep (Họ Thầu dầu, Eupliorbiaceae). Thường dùng cành lá và rễ. Lá hình bầu dục nHọn đầu, mặt trên xanh sẫm có chấm lốm đốm, mặt dưới bạc, ít rễ con, ít đắng so với rễ Khổ sâm bắc. Tính vị: vị rất đắng, tính hàn. Quy kinh: : vào kinh Tâm, Tỳ và Thận. Tác dụng: táo thấp, thanh nhiệt. Chủ trị: trị sên lãi, tiêu hoá kém, bụng tích đau, bí đại tiện, kiết lỵ, xuất huyết ở ruột.
  3. . Vàng da do thấp - nhiệt: Dùng Khổ sâm với Hoàng bá, Chi tử, Long đởm thảo và Nhân trần cao. . Tiêu chảy và lỵ do thấp nhiệt: Dùng Kkhổ sâm với Mộc hương và Cam thảo. . Khí hư do thấp nhiệt và nấm sinh dục: Dùng Khổ sâm với Hoàng bá, Xà xàng tử và Long đởm thảo. - Các bệnh về da gồm ngứa, ghẻ và chốc lở: Dùng Khổ sâm (dùng trong hoặc ngoài) có thể dùng phối hợp với Đương qui, Bạch tiên bì, Địa phu tử và Xích thược. - Tiểu buốt do thấp nhiệt: Dùng Khổ sâm với Bồ công anh và Thạch vi. Liều dùng: Khổ sâm bắc: Ngày dùng 4 - 8g. Khổ sâm nam: Ngày dùng 6 - 12g (rễ lá). Cách Bào chế: Theo Trung Y: Mới hái về, ngâm nước vo gạo nếp một đêm, rửa sạch, đồ trong 2 giờ lấy ra thái lát, phơi khô (thường dùng). Theo kinh nghiệm Việt Nam: - Mới đào rễ về, rửa sạch đất cát, thái nhỏ, phơi khô.
  4. - Lá dùng tươi hoặc khô, sắc uống hoặc tán bột. Bảo quản: dễ mốc mọt nên cần để nơi khô, ráo, kín. Chú ý: không dùng chung với Lê lô. Kiêng ky: Không dùng vị thuốc này trong các trường hợpTỳ Vị hư mà không thấp, Tỳ Vị hư hàn, Can Thận hư mà không nhiệt. KHƯƠNG HOÀNG Tên thuốc: Rhizoma Curcumae longae Tên khoa học: Curcuma longa L. Tên thông thường: Củ Nghệ vàng Bộ phận dùng: Củ. Tính vị: Vị cay, đắng, tính ấm. Quy kinh: Vào kinh Can, tỳ Tác dụng: Hành khí hoạt huyết. Thúc đẩy kinh nguyệt và giảm đau. Chủ trị: Trị cánh tay đau, té ngã bị tổn thương.
  5. - Khí huyết ngưng trệ biểu hiện đau ngực, bế kinh và đau bụng: Khương hoàng hợp với Ðương qui, Uất kim, Hương phụ và Diên hồ sách. - Chứng phong thấp ứ trệ biểu hiện cổ cứng, đau vai gáy và giảm cử động chi: Khương hoàng hợp với Khương hoạt và Ðương qui. Bào chế: Đào củ vào mùa thu hoặc mùa đông. Sau khi cạo vỏ và bỏ những củ xơ, củ được rửa sạch, đồ chín, phơi nắng cho khô và thái miếng. Liều dùng: 5-10g
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2