intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: NGƯU TẤT

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

77
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'dược vị y học: ngưu tất', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: NGƯU TẤT

  1. NGƯU TẤT Tên thuốc: Radix Achyranthis Bidentatae; Radix cyathulae. Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume Họ Dền (Amaranthaceae) Bộ phận dùng: rễ. Xuyên hay hoài Ngưu tất rễ to, bề ngoài hồng trong nhiều thịt sắc vàng sậm, dài, mềm, dẻo là tốt. Đồ Ngưu tất sắc đen, nhiều vân và xơ. Còn các thứ khác nữa, kém hơn. Cây Cỏ xước của Việt Nam mọc hoang (Achyranthes aspera L) rễ xơ và cứng hơn. Tính vị: đắng, chua, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Can và Thận. Tác dụng: dùng sống thì phá huyết hành ứ, dùng chín thì bổ Can Thận, mạnh gân cốt. Chủ trị: + Dùng sống: trị kinh bế sinh hòn cục, đẻ ra huyết, khó đẻ, bọc nhau không ra. + Dùng chín: trị lưng gối tê đau, teo, yếu.
  2. - Ứ máu biểu hiện như vô kinh, ít kinh, loạn kinh và đau do chấn thương ngoài: Dùng Ngưu tất với Đào nhân, Hồng hoa, Đương qui và Diên hồ sách. - Can và thận kém biểu hiện như đau và yếu vùng thắt lưng và chân: Dùng phối hợp ngưu tất với tang ký sinh, đỗ trọng và câu kỷ. - Giãn mạch máu quá mức biểu hiện như nôn ra máu và chảy máu cam: Dùng phối hợp ngưu tất với tiểu kế, trắc bách diệp và bạch mao căn. - Âm suy và dương vượng dẫn đến phong can nội chạy lên trên biểu hiện như đau đầu, hoa mắt và chóng mặt: Dùng phối hợp ngưu tất với đại giả trạch, mẫu lệ và long cốt dưới dạng trấn can tức phong thang. - Âm suy và vương hỏa biểu hiện như loét miệng và sưng lợi: Dùng Ngưu tất với Sinh địa và Tri mẫu. - Rối loạn đường niệu biểu hiện như đi tiểu đau, tiểu ra máu và nước tiểu ít: Dùng Ngưu tất với Thông thảo, Hoạt thạch và Cù mạch trong bàing Ngưu Tất Thang. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g Cách Bào chế:
  3. Theo Trung Y: Đào về rửa sạch bùn đất, phơi khô. Khi dùng cắt bỏ đầu cuống, nhúng nước cho mềm, thái lát hoặc cắt đoạn (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao, tẩm muối sao cháy đen (dùng chín) tuỳ từng trường hợp. Theo kinh nghiệm Việt Nam: + Dùng sống (cách này thường dùng): rửa sạch, để ráo nước, thái mỏng 1 - 2mm, sấy khô. + Dùng chín: tẩm rượu hoặc tẩm muối tuỳ từng trường hợp, sấy khô. Bảo quản: tránh ẩm, rất dễ mốc, cần để nơi khô ráo, kín. Nếu mốc, có thể sấy hơi diêm sinh, xong phải phơi lại trước khi đóng gói. Kiêng ky: người khí hư, có thai không nên dùng. NHA ĐỞM TỬ (Sầu Đâu, Cứt Chuột, Sầu Đâu Rừng) Tên thuốc: Fructus Bruceae. Tên khoa học: Brucea javanica (L) Merr (Brucea sumatrana Roxb). Họ Thanh Thất (Simarubaceae)
  4. Bộ phận dùng: quả. Quả nhỏ bằng hạt đậu xanh, vỏ cứng đen, nhăn nheo trong có một nhân trắng ngà. Quả khô, không mọt là tốt. Cây Nha đảm cao từ 1 - 2m. + Không nhầm với cây Khổ luyện tử (xuyên luyện tử) (Melia toesendan S et Z. họ Xoan), cây cao trên 10m. + Không nhầm với cây Xoan nhà (Melia azedarach L. họ Xoan cây cao 8 –10m. + Không nhầm với cây Khổ sâm (sophora flavescens Ait, họ đậu cánh bướm) và cây Khổ nam sâm (Croton tonkinensis Gagnep, họ Thầu dầu). Thành phần hoá học: có chất dầu, các loại chất acid béo, chất glucosid. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: Vào kinh Đại trường. Tác dụng: táo thấp, sát trùng. Chủ trị: trị bệnh lỵ amip, sốt rét, trĩ. Liều dùng: Ngày dùng 5 - 10 nhân. Sốt rét: Ngày dùng 3 lần, mỗi lẫn 1 nhân.
  5. Theo Tây y: Trị lỵ amíp: Ngày dùng 10 - 11 nhân. Thường chỉ dùng trong 1 - 2 ngày, nhưng nên uống liên tục trong 5-7 ngày. Uống liều cao hơn thì có thể bị độc, kích thích. Dùng thụt thì không có hiện tượng này. Cách chế biến: Theo Trung Y: Lấy hột Nha đảm tử đập bỏ vỏ lấy nhân, gói trong giấy bản, ép cho hết chất dầu, hoặc lấy nhân cho vào cùi quả nhãn mà nuốt. Theo kinh nghiệm Việt Nam: + Rửa sạch bụi bẩn, phơi khô, sao qua, giã dập, dùng trong thuốc thang (với các thuốc khác). + Sau khi sao qua, tán bột mịn dùng trong hoàn tán (viên nha đảm của Viện Đông y gồm bột nha đảm và Bách thảo sương đồng lượng, viên 0,10g ngày uống 8 - 12 viên). Theo Tây y: + Lấy nhân quả tán thành bột với một tá dược (bột gạo rang, Bách thảo sương...) để dễ tán, uống bột hay làm thành viên, một liệu trình là 5 ngày, từng ngày uống theo thứ tự như sau: 0,08; 0,16; 0,32; 0,16 và 0, 08 tính theo bột của nhân.
  6. + Thuốc thụt: tán nhỏ nhân Nha đảm với bột bách thảo sương thật mịn (đồng lượng) để làm thuốc thụt vào hậu môn; mỗi ngày thụt độ 0,25g Nha đảm tử và 0,25g Bách thảo sương (Viện Đông y). Bảo quản: dược liệu để thoáng gió, tránh ẩm mốc, bào chế rồi đậy kín. Kiêng ky: Tỳ Vị hư nhược, nôn mửa không nên dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2