intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: VĂN CÁP

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

87
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên khoa học: Meratrix meretrix lusoria Gmalin Họ Hến (Veneridae) Bộ phận dùng: vỏ. Vỏ hình quạt, ngoài vỏ có văn hoa, trong vỏ trắng, rắn chắc là tốt; mềm, bở, mục là xấu. Thành phần hoá học: Calci cacbonat... Tính vị: vị mặn, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Phế và Thận. Tác dụng: thanh nhiệt, lợi thấp, tán uất kết. Chủ trị: trị ho hen, tràng nhạc, đờm kết, tiểu tiện ít, ngực hông đau, băng huyết, bạch đới hạ. Kiêng ky: Tỳ Vị hư hàn không nên dùng. Cách bào chế: Theo Trung Y: Lấy được nước...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: VĂN CÁP

  1. VĂN CÁP (Con Ngao, Hến) Tên khoa học: Meratrix meretrix lusoria Gmalin Họ Hến (Veneridae) Bộ phận dùng: vỏ. Vỏ hình quạt, ngoài vỏ có văn hoa, trong vỏ trắng, rắn chắc là tốt; mềm, bở, mục là xấu. Thành phần hoá học: Calci cacbonat... Tính vị: vị mặn, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Phế và Thận. Tác dụng: thanh nhiệt, lợi thấp, tán uất kết. Chủ trị: trị ho hen, tràng nhạc, đờm kết, tiểu tiện ít, ngực hông đau, băng huyết, bạch đới hạ. Kiêng ky: Tỳ Vị hư hàn không nên dùng. Cách bào chế: Theo Trung Y: Lấy được nước cọc rào nấu 50 phút, lại tẩm nước Kỷ tử cho đều, đồ một lúc, tán bột dùng.
  2. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Mục đích của việc bào chế là làm thế nào tán được thành bột gọi là Cáp phấn. Rửa cọ sạch, để ráo, cho vào nồi đất nóng rang độ một giờ, trở thành trắng, bóp thấy bở ra là được. Tán bột mịn. Rửa cọ sạch, để ráo cho vào nồi đất, trét kín nung chín, khi thấy đã trắng và bở ra là được, nếu thấy còn xanh thì là còn sống. Để nguội tán bột mịn. Nếu dùng ít có thể để trên mặt ngói hoặc miếng tôn, nung thành trắng ra, để nguội tán bột. Có thể trải lên mặt than hồng đốt cho đến bở ra là được, tán bột. Thuốc đã sắc được, lấy cáp phấn cho vào đánh mạnh, để lắng chắt lấy nước thuốc, bỏ cặn. Bảo quản: đựng trong lọ, hộp tuỳ điều kiện, tránh acid. Thứ đã bào chế rồi đựng trong lọ kín. VIỄN CHÍ Tên khoa học: Polygala sp Họ Viễn Chí (Polygalaceae) Bộ phận dùng: rễ. Rễ to, vỏ dày đã bỏ hết lõi là tốt.
  3. Thành phần hoá học: có chất senegin A, senegin B, có tinh dầu (chủ yếu là Methyl salicylat và Valerianat), có acid Salicylic. Tính vị: vị đắng, cay, tính ấm. Quy kinh: Vào kinh Tâm và Thận. Tác dụng: bổ cả thuỷ hoả và dưỡng huyết, bổ khí, cường Tâm, an thần, long đờm, tán uất. Chủ trị: trị ho đờm, kém trí nhớ, hồi hộp, trị mụn nhọt sang lở. Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g. Kiêng ky: cơ thể thực nhiệt không nên dùng. Cách bào chế: Theo Trung Y: Rửa sạch, ủ mềm thấu, rút bỏ lõi, dùng nước cam thảo ngâm một đêm, phơi khô hoặc sao dùng (Lôi Công Bào Chích Luận) Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch bỏ lõi thái mỏng ngâm nước cam thảo một đêm (1kg Viễn chí dùng 50gam cam thảo giã nhỏ hoà với nước) rồi sao vàng. Có người tẩm mật ong, hoặc tẩm nước đậu đen rồi sao vàng. Theo Tây y: Cũng dùng để trị ho.
  4. Cách chế như sau: Viễn chí 100g, Nước cất 150ml, Đường kính vừa đủ. Đun sôi nước cất đổ vào Viễn chí, đậy kín ngâm trong 6 giờ, ép, lọc qua vải. Để lắng gạn lấy nước trong, cứ 100 phần nước ngâm thì thêm 180 phần đường. Đun sôi ngay và nhanh rồi lọc qua một cái rây thưa. Còn dùng ở thể bột: sấy khô, tán bột. Liều dùng: Ngày dùng 0,30 đến 2g. Bảo quản: không nên bào chế nhiều, dùng đến đâu bào chế đến đấy, để nơi khô ráo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2