YOMEDIA
ADSENSE
Ebook Địa chí Bắc Giang - Lịch sử và văn hoá: Phần 1
19
lượt xem 9
download
lượt xem 9
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Ebook Địa chí Bắc Giang - Lịch sử và văn hoá phần 1 gồm 4 chương phân phối như sau: Bắc Giang thời tiền sử và sơ sử; ngàn năm chống giặc phương Bắc; ngót một thế kỷ đánh đổi kẻ thù phương tây; đấu tranh xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Địa chí Bắc Giang - Lịch sử và văn hoá: Phần 1
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG 288 28 ĐỊA CHỈ BACGIANG LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA 88 9883 SỞ VĂN HÓA THÔNG TIN BẮC GIANG VÀ TRUNG TÂM UNESCO THÔNG TIN TƯ LIỆU LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
- Y T I S R V E MIC I Y N T O F HIG I MI U S R E CH V I N IG A AN E E TH H SCIENTA R VE T 1817 LIBRARI ES
- ĐỊA CHÍ BẮC GIANG LỊCH SỬ VÀ VĂN HOÁ
- BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN , XUẤT BẢN • THÂN VĂN MƯU Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang • BÙI VĂN HẠNH Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang • NGÔ QUANG TOẢN Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin • NGUYỄN THÁI HÒA Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy • NGUYỄN MẠNH CƯỜNG Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá • PHÙNG VĂN MINH Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư • TRẦN VĂN LẠNG ( Thư ký ) Giám đốc Bảo tàng Bắc Giang HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NỘI DUNG • NGÔ VĂN TRỤ Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin : Chủ tịch NGUYỄN THÁI HÒA Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy : Phó Chủ tịch • TRẦN VĂN LẠNG Giám đốc Bảo tàng Bắc Giang : ủy viên • BÙI VĂN THÀNH Phó Hiệu trưởng Trường Trung học VHNT Bắc Giang : ủy viên • NGUYỄN HUY HẠNH Phó Giám đốc Bảo tàng Bắc Giang: ủy viên NGUYỄN XUÂN CẦN Nguyên Giám đốc Bảo tàng Bắc Giang: ủy viên
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG ĐỊA CHỈ G BẮC GIAN LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA Chủ biên NGUYỄN QUANG ÂN - NGÔ VĂN TRỤ SỞ VĂN HÓA THÔNG TIN BẮC GIANG VÀ TRUNG TÂM UNESCO THÔNG TIN TƯ LIỆU LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
- ERAD DS 559.92 B34 D528 2006
- GRAD 13283 TODA CEPSI 4-4-6 9 HỒ CHỦ TỊCH THĂM MỘT GIA ĐÌNH NÔNG DÂN Ở XÃ XUÂN CẨM ( HIỆP HÒA ) NGÀY 8-2-1955
- ĐỌC DUYỆT NGÔ QUANG TOẢN - DƯƠNG TRUNG QUỐC TÁC GIẢ Chủ biên NGUYỄN QUANG ÂN - NGÔ VĂN TRỤ Biên soạn - ANH VŨ - NGUYỄN THU MINH - BÙI XUÂN ĐÍNH - NGUYỄN VĂN PHONG - ĐẶNG KIM NGỌC - NGUYỄN VĂN THƯ - ĐỖ QUANG HÀ - NGUYỄN XUÂN CẦN - KHỔNG ĐỨC THIÊM - PHAN TRỌNG BÁU - NGÔ VĂN TRỤ - TRẦN LINH QUÝ - NGUYỄN ĐÌNH BƯU - TRẦN QUỐC THỊNH - NGUYỄN HỮU SƠN - TRẦN VĂN LẠNG - NGUYỄN HỮU TỰ VĂN GIÁ - NGUYỄN THỊ LIÊM - VŨ NGỌC KHÁNH Ảnh Ảnh tư liệu của Bảo tàng Bắc Giang BIÊN TẬP Biên tập chinh NGUYỄN QUANG ÂN - PHẠM ĐÌNH NHÂN Tham gia biên tập - BÙI BIÊN HÒA ·PHẠM NGỌC QUỲNH - DOÃN ĐOẠN TRINH - PHẠM QUẾ LIÊN - NGUYỄN XUÂN CẦN - PHẠM THU HÀ
- LỜI MỞ ĐẦU ắc Giang vốn là miền Thượng của lộ Bắc Giang thời kỳ Lý - Trần (TK X . XIV) , trấn Kinh Bắc thời Lê (TK XV - XVIII ) , tỉnh Bắc Ninh thời Nguyễn B ( TK XIX ). Ngày 10-10-1895 Toàn quyền Đông Dương Rútxô (Rousseau ) ký Nghị định số 983 thành lập tỉnh Bắc Giang, lấy Phủ Lạng Thương làm tỉnh lỵ . Ngày 1-10-1959 Phủ Lạng Thương đổi tên thành thị xã Bắc Giang . Ngày 27-10-1962 , Nghị quyết kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa II hợp nhất 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc , bắt đầu hoạt động từ 1-4-1963 , tỉnh lỵ là thị xã Bắc Giang . Ngày 6-11-1996 , Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX tách tỉnh Hà Bắc thành 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh , bắt đầu từ 1-1-1997 bộ máy hành chính tỉnh Bắc Giang chính thức hoạt động, tỉnh lỵ là thị xã Bắc Giang . Tỉnh Bắc Giang là tỉnh miền núi , có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trên 9 huyện và 1 thị xã là : Sơn Động, Lục Ngạn , Lục Nam , Yên Thế, Lạng Giang, Hiệp Hòa , Tân Yên , Việt Yên , Yên Dũng và thị xã Bắc Giang ; với 227 xã , phường, thị trấn ; diện tích 3.822,5 km ; dân số (tính đến 1-4-1999 ) là 1.429.899 người , đến năm 2005 là 1.563.468 người . Ngày 7-6-2005 , Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định thành lập thành phố Bắc Giang thuộc tỉnh Bắc Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên 3.221 ha , 126.810 nhân khẩu và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bắc Giang cũ . Kể từ ngày thành lập đến nay , Bắc Giang có lịch sử hơn 100 năm , song trước đó các nhà khảo cổ học đã tìm thấy di chỉ đồ đá cũ ở Khe Táu , Chũ ; di chỉ đồng thau ở Đông Lâm , Bắc Lý , Song Giang (Hiệp Hòa) ... Những chứng tích ấy chứng tỏ Bắc Giang là vùng đất cổ phát triển liên tục từ hàng vạn năm trước cho đến ngày nay . Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước , nhân dân các dân tộc Bắc Giang đã lập nên biết bao kỳ tích anh hùng ở Như Nguyệt , Xa Lý - Nội Bàng, Cần Trạm - Xương Giang, Yên Thế ... mà sử sách đã ghi chép . Các di tích lịch sử văn hóa có giá trị để lại đã chứng minh Bắc Giang là vùng đất văn hiến và cách mạng . Có thể nói , ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào Bắc Giang cũng xuất hiện những tên đất tên người tiêu biểu . Mỗi dân tộc chung sống lâu đời trên đất Bắc Giang đều có truyền thống tốt đẹp , mỗi địa phương trong tỉnh đều có những tiềm năng phát triển . Nguồn lực con người Bắc Giang đã , đang và sẽ được phát huy ở các thế hệ hôm nay và mai sau . Trong quá trình xây dựng và phát triển , do nhu cầu bức thiết , trước hết là của
- các nhà quản lý đất nước muốn hiểu biết về đất đai , khí hậu , tài nguyên , sản vật , phong tục tập quán , truyền thống nhân dân ... của địa phương mình để từ đó xây dựng chính sách , chế độ phù hợp . Cuốn sách Bắc Giang địa chí của Trịnh Như Tấu ra đời năm 1937 ; tập sách Địa chí Hà Bắc của tập thể các tác giả trung ương và địa phương xuất bản năm 1982 đã đóng góp những tri thức bổ ích cho cán bộ và nhân dân địa phương. Bước vào thời kỳ mới , thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước , cán bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang hơn bao giờ hết có nhu cầu tìm hiểu về đất nước , con người Bắc Giang . Do đó cần có một bộ sách sưu tầm , biên soạn vừa tổng hợp vừa cụ thể , vừa nâng cao vừa phổ thông , vừa giới thiệu vừa gợi ý về các mặt địa lý , lịch sử , chính trị , quân sự , kinh tế , văn hóa - xã hội Bắc Giang từ cổ xưa tới hiện đại . Bộ sách đó không những thừa hưởng thành tựu những công trình khảo cứu biên soạn của những người đi trước mà còn phải sưu tầm mới , bổ sung tư liệu mới , hiểu biết mới , trình bày mới một cách có hệ thống tri thức và hướng dẫn tra cứu các tư liệu chuyên ngành về đất nước con người Bắc Giang. Nhằm đáp ứng yêu cầu trên , ngay sau khi tỉnh Bắc Giang được tái lập , ngày 19-6-1997 , UBND tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt đề án biên soạn xuất bản bộ sách Địa chỉ Bắc Giang do Sở Văn hóa - Thông tin đề xuất . Bộ sách gồm 4 tập . Tập I : Địa chí Bắc Giang - Địa lý và kinh tế; Tập II : Địa chí Bắc Giang - Lịch sử và văn hóa; Tập III : Địa chí Bắc Giang - Di sản Hán Nôm (đã xuất bản năm 2003) ; Tập IV : Địa chí Bắc Giang - Từ điển (đã đã xuất bản năm 2002) . Bộ sách được biên soạn với sự giúp đỡ của Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam và sự đóng góp trí tuệ của nhiều nhà khoa học ở trung ương và địa phương . Địa chí Bắc Giang sẽ là bộ sách bổ ích cho cán bộ quản lý , cán bộ nghiệp vụ , cán bộ nghiên cứu các ngành , các cấp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong việc xây dựng các chương trình , kế hoạch , đề án mới trên cơ sở truyền thống , tiềm năng, thực trạng vốn có ... Bạn đọc ngoài tỉnh cũng có thể tìm thấy những thông tin tư liệu về Bắc Giang để hiểu biết , cộng tác đóng góp cho Bắc Giang trong quá trình xây dựng và phát triển . Mặc dù được tổ chức biên soạn công phu , song bộ sách không thể tránh khỏi còn những khiếm khuyết , rất mong được bạn đọc xa gần đóng góp ý kiến để khi có điều kiện tái bản , bộ sách đạt chất lượng cao hơn . Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang trân trọng cám ơn các tác giả , các cộng tác viên và vui mừng giới thiệu bộ sách Địa chí Bắc Giang cùng bạn đọc . Bắc Giang , ngày 1 tháng 1 năm 2006 THÂN VĂN MƯU Phó Bí thư tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang
- LỜI GIỚI THIÊU Lịch sử và Văn hóa là Tập II của bộ sách Địa chí Bắc Giang gồm 4 tập : Địa lý và Kinh tế , Lịch sử và Văn hóa , Di sản Hán Nôm , Từ điển . Nội dung tập này có hai phần : Phần I (Lịch sử ) gồm 4 chương phân phối như sau : Bắc Giang thời tiền sử và sơ sử ; Ngàn năm chống giặc phương Bắc ; Ngót một thế kỷ đánh đuổi kẻ thù phương Tây ; Đấu tranh xã hội . Phần II (Văn hóa ) gồm 12 chương , lần lượt giới thiệu : Di tích , danh thắng ; Phong tục, tập quán; Tín ngưỡng ; Tôn giáo; Văn hóa dân gian; Văn học thành văn; Nghệ thuật; Văn hóa Thông tin; Giáo dục; Khoa học công nghệ ; Y tế; Thể thao và kết thúc là Tổng luận được xem như là lời kết của bộ sách . Ưu điểm chung của tập Lịch sử và Văn hóa là đã cung cấp cho bạn đọc một khối lượng tư liệu và tri thức phong phú về cả hai mặt lịch sử và văn hóa , giúp bạn đọc nhận rõ truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời , với nhiều biểu hiện đặc sắc của Bắc Giang trong sự phát triển chung của văn hóa dân tộc . Người đọc rất trân trọng tinh thần cố gắng , thái độ nghiêm túc của chủ biên và tập thể các tác giả trong việc tiến hành điều tra tại chỗ , kết hợp với việc khai thác sưu tầm tài liệu thành văn , trong số đó có các hồ sơ lưu trữ ở Hà Nội và của các cơ quan trong tỉnh ; đồng thời cũng ghi nhận nỗ lực của chủ biên và tập thể các tác giả trong việc vượt nhiều khó khăn để phân tích , sắp xếp , giới thiệu các nguồn tư liệu phong phú theo hệ thống , tạo cho bạn đọc một cái nhìn khái quát . Một cấu trúc như vậy đối với một tập sách đồ sộ về nội dung như Lịch sử và Văn hóa là hợp lý và bảo đảm tính khoa học cần có . Đánh giá chung, tập Lịch sử và Văn hóa tỉnh Bắc Giang đã được biên soạn công phu , có nhiều đóng góp về tư liệu và cập nhật được tri thức về lịch sử , văn hóa Bắc Giang , giúp cho những người đi sau có thể kế thừa và phát triển . Qua nội dung tập sách , bạn đọc không chỉ riêng của Bắc Giang mà còn mở rộng ra bạn đọc cả nước - cả bạn đọc quê hương Bắc Giang nay đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài - có điều kiện hiểu biết sâu hơn , toàn diện hơn về một vùng đất giàu truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước trên cơ sơ một nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc . Tin chắc rằng những người lãnh đạo Bắc Giang có thể qua tập Lịch sử và Văn hóa này - cũng như với ba tập khác trong bộ sách Địa chí Bắc Giang - nắm bắt được một cách cụ thể và toàn diện những đặc điểm của Bắc Giang về các mặt để
- vận dụng có kết quả vào các kế hoạch xây dựng và phát triển Bắc Giang ngày nay trong sự phát triển và đi lên chung của cả nước , sớm đưa Bắc Giang trở thành một tỉnh đầu tầu , tiên tiến , mang lại ấm no , hạnh phúc cho cộng đồng các dân tộc trong tỉnh . Trên cơ sở tin tưởng vững chắc đó , trân trọng giới thiệu tập sách Lịch sử và Văn hóa Bắc Giang với bạn đọc rộng rãi trong và ngoài nước . Đồng thời cũng rất mong muốn bạn đọc góp thêm ý kiến với các tác giả , đó cũng chính là mong muốn của các tác giả để có thể tiến hành tốt một số điều chỉnh , bổ sung cần thiết về nội dung và hình thức cho lần tái bản sau khi có điều kiện . GS . ĐINH XUÂN LÂM Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam 1
- Trụ sở Tỉnh ủy Bắc Giang Trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang
- Tòa sứ Bắc Giang tại Phủ Lạng Thương 1935 Sở cảnh sát Bắc Giang tại Phủ Lạng Thương 1932 Trại lính khố xanh Bắc Giang tại Phủ Lạng Thương 1937
- PHẦN THỨ NHẤT H LỊC SỬ
- BAO ĐAY G N THE YAS B EN A I Định Sơn -G TH NINO G San Vin N Thiết Nhan DAO A L Ham Ly Vercs E D Thôn Gia T LANG - HƯƠNG PHU TAM Dương Thôn N CON VOI E Y U TAY KE H HU YỆ N - INN NOL ES Magua The yet N MANBLONTê Đ .ông nhau D Y E Lam De PHU SON ONG Thông Thiện OM -E PHN TheHe ME Jou Oul Cảm TS ON OAP CAU TRIỆU GKhi FT ) NORD du THI CÂU HUYỆ bở Phủ Ngan Cau To #de LIST Hòa Xuân N NINH B Z AC DE Ke YÊN tình không hom Phuc Die D - ÙN tir the Champ Le Kho G Dinh Ta DONG TRO SO NG OPh HUY uong rdeNAOU6 Lãn Phùg Bac Kiep -de Pagode ⭑ E Mao N NUI DE Con Rue - DoingKhrysl HO U S AN KIEN NUI VO That Quen HU Thoi S- DO Tde SON thus Then - GAN G YỆ ON Gian N Nui BU .. DE Thon N Loa Són Tu Phú - U DE O K PAGODES SEPT PIN Chi thành Bản việcg PAR S Mah SON - V BAT - AN ASO rung LS UHAS KON LAN - H D EN Xam N T-I I B - DE A EN - NUI SonTHEN GI H UY D E Quén Mao N 2 ° N CARTE Dding YỆ HU BAC DE PLAINE LA N - INH Gia Làm Khúc Khus I Echelle : 1 100 000 HANOI ÊU OẠ Quing Môn i Khỏg XI LÈ NE K ( ). D Légende Pho du N YỆ 1884 en chinors forts des approximatifs Emplacements HU Emplacements schématiques redoutes des en Cau Song du .barrage 1884 · avancées les forment Redoutes Bec place la de - inh 1884 en N carte la de adhon premiere le d ('aprés ) ooo too ou
- CHƯƠNG I : BẮC GIANG THỜI TIỀN SỬ VÀ SƠ SỬ 15 Chương I BẮC GIANG THỜI TIỀN SỬ VÀ SƠ SỬ I. THỜI NGUYÊN THỦY 1. Những dấu vết xưa nhất của con người trên đất Bắc Giang Nằm ở vị trí phía Bắc của tổ quốc , Bắc Giang là một miền đất cổ, ngay từ buổi bình minh của lịch sử, đã có nhiều gắn bó với các miền khác trong cả nước . Cho đến nay , giới khảo cổ học vẫn chưa tìm thấy dấu vết di cốt của con người trên đất Bắc Giang , nhưng đã tìm thấy khá nhiều công cụ đá do con người chế tác . Những công cụ đá này nằm rải rác ở nhiều địa điểm trong tỉnh , từ Yên Thế qua Lục Nam , Lục Ngạn đến tận Sơn Động . Đầu năm 1975 , một đoàn công tác đã được thành lập , với mục đích tiến hành điều tra , thám sát khảo cổ học tại một số địa điểm thuộc tỉnh Bắc Giang . Xem xét bản đồ địa hình và địa chất trong tỉnh , đoàn công tác đã chọn trọng điểm điều tra , thám sát trước tiên tại khu vực Bố Hạ , trên lưu vực sông Thương (thuộc huyện Yên Thế) , và khu vực Chũ , trên lưu vực sông Lục Nam (thuộc huyện Lục Ngạn) . Tại khu vực Bố Hạ đã tìm thấy một viên cuội được ghè đẽo , nằm ngay trên cánh đồng Cửa Ngõ , sát phía tây bắc của thị trấn . Tại khu vực Chũ , hơn 20 hòn đá cuội có vết gia công của con người được phát hiện trên sườn phía đông của đồi Non Trúc . Trên một số đồi kế cận khác ở Cầu Cát , Minh Khai cũng phát hiện thêm hàng chục công cụ đá có dấu vết chế tác , đưa tổng số hiện vật lên trên 100 chiếc . Từ Chũ , ngược dòng sông Lục Nam lên vùng Sơn Động, đoàn công tác đã phát hiện thêm 2 địa điểm có chứa công cụ đá . Tại Khe Táu (thuộc xã Yên Định ) đã thu được 12 hiện vật , và ở thị trấn An Châu (Sơn Động) thu được 4 hiện vật . Có thể coi đây là bộ sưu tập công cụ đá đầu tiên được tìm thấy trên đất Bắc ( 1 ) Đoàn gồm có: GS. Trần Quốc Vượng (Trưởng đoàn ) , hai cán bộ Ty văn hóa Hà Bắc lúc đó là Trần Đình Luyện , Nguyễn Ngọc Bích cùng hai sinh viên khoa sử trường Đại học Tổng hợp .
- 16 ĐỊA CHÍ BẮC GIANG - PHẦN LỊCH SỬ Giang” . Những công cụ này đều được chế tác từ một chất liệu là đá cuội rất có sẵn ở các triền sông thuộc lưu vực sông Thương và sông Lục Nam . Kết quả nghiên cứu sơ bộ những công cụ cuội này đã được thông báo tại hội nghị khảo cổ học năm 1975 ). Năm 1978, tại vùng gò Sơn Động lại tiếp tục tìm thấy nhiều công cụ cuội . ở xã Yên Định , trên đồi Hâm Mật , cách Khe Táu khoảng 2 km về phía bắc đã tìm thấy 16 công cụ cuội . Tại xã An Châu , trên dãy đồi thuộc địa phận hợp tác xã Hợp Nhất ngay trên bờ hữu ngạn sông An Châu đã thu lượm được 8 công cụ cuội , đưa tổng số công cụ cuội tìm thấy ở đất Bắc Giang lên 144 chiếc . Miền đất Bắc Giang thuộc tả ngạn Sông Cầu , được phù sa cổ bồi đắp tạo thành hai bậc thềm khá rõ rệt . Thềm bậc I cao từ 6-10m bao gồm những cánh đồng bạc mầu miền Yên Dũng, Lạng Giang , tiếp theo là thềm bậc II với những đồi và ruộng bậc thang cao từ 10 - 30m kéo dài từ Tân Yên qua Lạng Giang, chạy dọc theo thung lũng sông Lục Nam đến Biển Động , Lục Ngạn . Cả hai bậc thềm này đều hình thành trên nền đá gốc của kiến trúc địa tầng cổ3) và chính ở tại thềm bậc II , trong các địa điểm Bố Hạ , Chũ , Khe Táu , An Châu đã tìm thấy những viên cuội có dấu vết gia công (ghè , đẽo) . Những công cụ cuội này thường nằm sâu dưới mặt đất hiện tại vài chục centimét, chỉ được phát hiện khi chỗ đất đó được bật lên để trồng trọt hay xây dựng . Không tìm thấy tầng văn hóa , nhưng có thể khẳng định chắc chắn rằng đây là những công cụ của con người thời cổ để lại , có loại hình và kỹ thuật khá điển hình của công cụ hậu kỳ đá cũ , tương đương và cùng tính chất với nền văn hóa Sơn Vi. Sưu tập công cụ cuội này phát hiện ở Chũ chiếm số lượng nhiều hơn cả , trên 100 hiện vật nằm rải rác ở 3 địa điểm : Chũ Làng, Chũ Phố và Cầu Cát, trong đó tập trung nhiều nhất tại đồi Non Trúc thuộc Chủ Làng . Đá cuội được dùng làm công cụ thuộc loại cuội cứng, mặt vỡ vỏi chai , có đẳng hướng (khi vỡ không theo thớ đá) . Phần lớn là cuội Quắcdít . Loại hình công cụ đá đơn điệu . Nhiều công cụ có kích thước lớn , nặng . Đa số có kích thước vừa phải . Kỹ thuật chế tác duy nhất là ghè đẽo . Những dấu vết từ công cụ cho thấy đó là kỹ thuật ghè đẽo trực tiếp (đá ghè đá) . Trên một số ít công cụ đã thấy có dấu vết gia công lần thứ hai như sửa sang lưỡi bằng những nhát ghè liên tục , nhỏ , nông, tạo thành những công cụ nạo cắt ). Những công cụ đá cuội tìm thấy tại các địa điểm Bố Hạ , Chũ , An Châu là những chứng cứ chắc chắn về sự tồn tại của con người thời cổ trên đất Bắc ( ) Thực ra ngay từ năm 1968, trong khi khai quật di chỉ đồ đồng ở Đồng Lâm (thuộc x . Hương Lâm , h . Hiệp Hòa ) viện khảo cổ học đã tìm thấy 7 công cụ cuội với kỹ thuật ghè đẽo tương tự. (2) Trần Quốc Vượng - Trịnh Năng Chung - Phạm Đức Mạnh - Trần Đình Luyện : "Phát hiện đồ đá cuội ở Hà Bắc" . Trần Quốc Vượng: " Hà Bắc mùa điền dã năm 1975" ("trong NPHMKCH năm 1975" , Viện khảo cổ học xuất bản năm 1976 ) (3) "Đất Hà Bắc" : Ty Nông nghiệp Hà Bắc xuất bản 1969 (4) Trần Đình Luyện : Phát hiện công cụ đá cuội ở Hà Bắc. Bản đánh máy lưu tại phòng BTBT Ty Văn hóa Hà Bắc . Trần Quốc Vượng - Trần Đình Luyện - Trần Năng Chung - Phạm Đức Mạnh . Phát hiện đồ đá cuội ở Hà Bắc. Trong "Những phát hiện mới khảo cổ học năm 1975"
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn