intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Bắc Quang (1947-2022): Phần 2

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:309

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách được biên soạn nhằm giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện đối với đồng bào các dân tộc Bắc Quang, thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Kế hoạch số 342- KH/TU, ngày 02/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư về việc tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, giáo dục lịch sử Đảng. Mời các bạn cùng tham khảo phần 2 dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Bắc Quang (1947-2022): Phần 2

  1. Chương V ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC HUYỆN BẮC QUANG TRONG THỜI KỲ CẢ NƯỚC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1975 - 1985) I- TẬP TRUNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, GIỮ VỮNG AN NINH CHÍNH TRỊ (1975 - 1978) Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Bắc Quang cùng toàn tỉnh và cả nước bước vào thời kỳ mới - thời kỳ cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1976 là năm mở đầu của thời kỳ xây dựng đất nước trong điều kiện thời bình, thống nhất; năm đầu của kế hoạch 5 năm (1976 - 1980). Nhiều sự kiện trọng đại đánh dấu bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc: ngày 25/4/1976, cử tri cả nước phấn khởi, vui mừng cầm lá phiếu bầu Quốc hội khoá VI - Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất. Ngày 02/7/1976, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá VI đã quyết định đổi tên nước thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ đô là Hà Nội. Từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam là Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá V, kỳ họp thứ hai, ngày 27/12/1975 về việc hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên, đầu tháng 4/1976 việc hợp nhất hai tỉnh đã được tiến hành. Thị xã Tuyên Quang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh. Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời tỉnh Hà Tuyên đã được thành lập theo sự chỉ định của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Đồng chí Trần Hoài Quang được cử giữ chức Bí thư Tỉnh ủy. Ngày 23/02/1976, Hội đồng nhân dân tỉnh hợp nhất Hà Tuyên họp phiên đầu tiên thông qua mục tiêu 126
  2. kinh tế - xã hội năm 1976, bầu ra Ủy ban nhân dân tỉnh, do đồng chí Kim Xuyến Lượng làm Chủ tịch. Từ ngày 01/4/1976, các cơ quan, đơn vị, địa phương chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Bắc Quang sau 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đạt được nhiều thành tích quan trọng trong cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chế độ người bóc lột người bị xoá bỏ hoàn toàn, quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa được xác lập, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và từng bước được nâng cao. Tuy vậy, nền kinh tế của Bắc Quang vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, tự túc tự cấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, nền kinh tế nông nghiệp còn phụ thuộc vào thiên nhiên; thiên tai bão lụt, hạn hán xảy ra liên tiếp; trình độ quản lý kinh tế và năng lực tổ chức thực hiện còn hạn chế. Bên cạnh đó, hậu quả của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để lại còn rất nặng nề. Trước tình hình đó, Đảng bộ tập trung lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi khó khăn, từng bước thực hiện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, đưa phong trào cách mạng của huyện vững chắc tiến lên. Thực hiện Nghị quyết 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tuyên, ngay đầu năm 1976, Đảng bộ lãnh đạo nhân dân trong huyện khắc phục mọi khó khăn vươn lên quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước năm 1976. Ngày 31/8/1976, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bắc Quang lần thứ XI được tiến hành tại thôn Thượng Mỹ, xã Việt Vinh. Đại hội đã đánh giá, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng bộ trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ X và các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước. 127
  3. Đại hội nhất trí khẳng định trong nhiệm kỳ (1974 - 1976), dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong toàn huyện đã đem lại kết quả quan trọng, khá toàn diện: Thực hiện xong một bước về củng cố và phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý hợp tác xã, thực hiện chế độ ba khoán thống nhất toàn hợp tác xã, từng bước đưa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Toàn huyện được chia làm hai vùng rõ rệt, có 9 xã vùng cao, 27 xã vùng thấp. Toàn huyện có 242 hợp tác xã với 10.945 hộ tham gia đạt 99,02% so với số hộ nông dân trong toàn huyện. Huyện xây dựng được 4 hợp tác xã toàn xã. Trên địa bàn của huyện còn có 2 nông trường, 4 lâm trường. Trên cơ sở quy mô mới, các hợp tác xã tiến hành quy hoạch lại đồng ruộng, khoanh vùng kinh tế, tổ chức quản lý theo hướng tập trung thâm canh, chuyên canh, tăng vụ, coi trọng cả lúa và màu, khai hoang phục hoá hợp lý, mở rộng diện tích gieo trồng, mạnh dạn sử dụng giống mới cho năng suất cao và cải tiến kỹ thuật canh tác. Với những bước đi đó, đang tạo ra những sự chuyển biến mới trong sản xuất nông nghiệp. Năm 1976, diện tích đất nông nghiệp được sử dụng là 11.476 ha, trong đó diện tích lúa gieo cấy được 9.214,15 ha, so với kế hoạch đạt 102%, so với năm 1975 bằng 107%. Vụ đông xuân, huyện đưa 73,8% giống lúa mới vào gieo trồng, trong đó chủ lực là giống 314 chiếm 57%. Vụ mùa, huyện đưa 50,51% giống lúa mới vào gieo trồng, trong đó chủ lực là Bào thai lùn chiếm 33,3% điển hình như ở Tồng Mừng (Đồng Yên). Các loại hoa màu như ngô, sắn, khoai lang, khoai sọ, dong riềng trồng được 2.168 ha và 93,92 ha lạc, mía. Tổng sản lượng thóc cả năm huyện đạt 17.041 tấn thóc (kể cả lúa nương), 773 tấn ngô, 6.289 tấn sắn. Năng suất lúa vụ đông - xuân bình quân là 16,29 tạ/ha, vụ mùa là 19,86 tạ/ha, lúa nương là 9 tạ/ha, ngô là 9,12 tạ/ha, sắn là 60 tạ/ha. Các loại cây công nghiệp như chè, mía đường; các loại cây ăn quả như cam, quýt, và các loại rau màu khác đều phát triển mạnh khắp các vùng trong huyện. Thực hiện chính sách khai hoang, năm 1976, huyện đã khai hoang được 68,8 ha 128
  4. ruộng bậc thang, nâng diện tích trồng lúa lên 9.282,95 ha. Chăn nuôi tiếp tục được đẩy mạnh phát triển theo hai hình thức, vừa đẩy mạnh chăn nuôi tập thể, vừa khuyến khích chăn nuôi hộ gia đình. Cơ sở chăn nuôi tập thể được xây dựng ở hầu hết các xã. Huyện lấy chăn nuôi trâu, bò, ngựa, lợn thịt làm hướng chính, đồng thời phát triển rộng khắp chăn nuôi gia cầm để cải thiện đời sống của từng hộ gia đình. Năm 1976, đàn gia súc, gia cầm của huyện đều phát triển mạnh, đàn trâu: 24.052 con, bò: 309 con, ngựa: 3.732 con, lợn: 42.270 con. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng được chú trọng. Nhiều công trình phục vụ sản xuất được tu sửa, xây dựng phát huy tác dụng tốt. Về thủy lợi, huyện đã đầu tư 6,5 tấn xi măng, 13.000 để tu sửa 63 kênh mương, 56 phai, 16 cọn và xây dựng 2 công trình thủy nông. Về giao thông, huyện huy động 24.100 công làm đường giao thông với tổng kinh phí sử dụng là 24.404 đồng. Do công tác thủy lợi, giao thông có nhiều thành tích đáng kể, đã góp phần tích cực thực hiện mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế, văn hoá, quốc phòng của huyện. Tiểu thủ công nghiệp của huyện có bước phát triển mới. Toàn huyện có 11 hợp tác xã thủ công nghiệp, sản phẩm chính là các mặt hàng cày, cuốc, dao, bóng đèn, đồ gốm, nón lá; 138 tổ ngành nghề thủ công ở trong hợp tác xã nông nghiệp gồm có: nghề rèn, nghề mộc, vôi, gạch và các nghề khác hoạt động ngày càng ổn định, có hiệu quả, năng suất không ngừng nâng lên. Các hoạt động thương mại phát triển mạnh, đáp ứng về cơ bản cho nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của nhân dân. Lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục, thể dục - thể thao được đẩy mạnh, việc xây dựng nếp sống mới đã trở thành phong trào trong toàn huyện. Công tác quốc phòng, an ninh được củng cố và đảm bảo tốt trật tự trị an. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và các đoàn thể nhân dân được trú trọng và đặc biệt quan tâm. Vì vậy, 129
  5. sự lãnh đạo của Đảng bộ được tăng cường mọi mặt. Công tác xây dựng Đảng được tiến hành thường xuyên, rộng khắp. Năng lực lãnh đạo của cấp ủy Đảng, các tổ chức Đảng được nâng cao hơn trước. Vai trò lãnh đạo của Đảng được nâng cao rõ rệt là yếu tố quyết định trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, vẫn còn nhiều yếu kém cần được khắc phục, cụ thể việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện còn yếu, nhất là trong việc chỉ đạo sản xuất. Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu ở cơ sở, và chưa phát huy tốt. Quy mô hợp tác xã còn nhỏ bé, hiệu quả chưa cao, dân cư phân tán, chăn nuôi đưa vào hợp tác xã quản lý, hiệu quả còn thấp, công tác định canh định cư chưa kết hợp với hợp tác hoá chưa được đẩy mạnh. Trình độ, năng lực quản lý, chỉ đạo còn nhiều hạn chế. Tiềm năng thế mạnh của huyện rất lớn, nhưng chưa được khai thác tốt. Để khắc phục tình trạng trên, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI xác định rõ phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu của nhiệm kỳ 1976 - 1980 của huyện là: Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết nhất trí cùng với chính quyền các cấp, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, văn hoá nâng cao vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, ra sức xây dựng, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất nông - lâm nghiệp. Tích cực phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. Đẩy mạnh quá trình tổ chức lại nền sản xuất lớn trên địa bàn huyện theo hướng tập trung, thâm canh, chuyên canh, lấy cây lúa, cây ngô làm lương thực chủ lực của huyện, khai hoang phục hoá một cách hợp lý, đi đôi với phát triển các thế mạnh: Rừng, chăn nuôi, cây công nghiệp, nâng cao năng xuất lao động, nâng cao mức thu nhập. Đẩy mạnh công tác lưu thông, phân phối, cải thiện đời sống nhân dân trong huyện. Hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ với Nhà 130
  6. nước. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác, giữ vững an ninh trật tự. Thông qua các nhiệm vụ trên mà làm tốt công tác xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Nâng cao chất lượng đảng viên và năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng cho ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ tới, Đại hội nêu rõ, tập trung tổ chức sản xuất, nâng cao quy mô hợp tác xã, từng bước xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, trực tiếp chỉ đạo các hợp tác xã tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, nghiệp vụ quản lý kinh tế cho cán bộ hợp tác xã. Mạnh dạn đưa giống mới vào trồng trọt. Ngoài việc trồng lúa, ngô, cần phát triển cây màu, cây công nghiệp (chè). Chú trọng công tác trồng rừng, đồng thời tăng nhanh sản lượng hàng hoá, tự túc lương thực vững chắc. Một số mục tiêu chủ yếu đến năm 1977 là: Tổng sản lượng lương thực quy ra thóc 25.258 tấn, trong đó thóc 17.658 tấn, ngô 7.600 tấn, khoai lang 5.000 tấn, sắn 87.500 tấn, đưa đàn trâu lên 23.300 con, đàn lợn 14.000 con, đàn bò 320 con, ngựa 3.880 con, phát triển mạnh đàn gia cầm gà, vịt, ngan… Đồng thời, mở rộng mặt nước ao hồ để tăng diện tích nuôi thủy sản. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 27 đồng chí, Ban Thường vụ Huyện ủy gồm 9 đồng chí: Ma Thị Lâm, Hoàng Ngọc Canh, Hoàng Kim Hác, Ma Văn Kỳ, Đặng Ngọc Tâm, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Quang Kế, Phạm Ngọc Nhật, Dương Minh Toại, đồng chí Ma Thị Lâm được bầu làm Bí thư Huyện ủy, đồng chí Hoàng Ngọc Canh làm Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Tháng 12/1976, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IV họp tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, đề ra nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (1976 - 1980). Thành công của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI và Đại hội 131
  7. Đảng toàn quốc lần thứ IV cổ vũ toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Bắc Quang phấn khởi, hăng hái bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên lần thứ nhất, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Bắc Quang thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế và thu được nhiều thành tích đáng kể, nhất là xác định phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên canh, thâm canh, tăng vụ, sử dụng giống mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất cây trồng. Năm 1977, với diện tích trồng cây lương thực là 12.790 ha. Tổng sản lượng lương thực là 23.136 tấn. Năm 1978, diện tích là 13.148 ha, trong đó, diện tích ruộng cấy hai vụ đạt 9.430 ha, năng suất bình quân 21,76 tạ/ ha. Diện tích lúa nương 857 ha. Tổng sản lượng lương thực quy ra thóc năm 1978 đạt 26.130 tấn, vượt năm 1977 là 2.994 tấn. Bình quân sản lượng lương thực quy ra thóc theo mỗi người năm 1977 là 251,5 kg/năm, năm 1978 là 267,1 kg/năm. Việc chỉ đạo sản xuất nông nghiệp luôn khuyến khích phát triển sản xuất của hộ gia đình xã viên nhưng chỉ được sản xuất màu còn sản xuất lúa do hợp tác xã quản lý. Vì vậy, sản lượng hoa màu tăng cao. Đối với cây lúa do hợp tác xã quản lý sản xuất, nhưng trình độ quản lý, trình độ thâm canh còn hạn chế; đồng thời, khí hậu, thời tiết khắc nghiệt. Bởi vậy, diện tích, năng suất, sản lượng lúa đạt thấp. Tỷ trọng lúa trong sản lượng lương thực năm 1976 là 82,3%, năm 1977 là 77,2%, năm 1978 là 82,8%. Việc trồng cây công nghiệp phát triển mạnh; năm 1977, huyện trồng được 126 ha; đến năm 1978 trồng được 161 ha, chủ yếu là cây chè, sở và một số loại cây khác. Cùng với việc trồng trọt, chăn nuôi cũng tiếp tục được đẩy mạnh phát triển. Với sự nỗ lực phấn đấu của các hợp tác xã nông nghiệp và của xã viên, tốc độ phát triển chăn nuôi đạt 132
  8. được mức độ khá: Năm 1977, đàn trâu bò đã có 24.801 con, lợn có 43.537 con, đến năm 1978, đàn trâu bò có 25.550 con tăng 749 con, lợn có 44.136 con, tăng 599 con. Tuy số lượng gia súc có tăng, nhưng trọng lượng xuất chuồng thì chưa đạt yêu cầu do thiếu thức ăn cho gia súc và bệnh dịch chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Chăn nuôi tập thể của huyện tiếp tục được duy trì. Trại chăn nuôi của huyện năm 1977 có 86 con trâu, bò, đến năm 1978 có 120 con. Ngoài ra, huyện còn phát triển mạnh nghề nuôi cá và các loại gia cầm khác. Hằng năm, huyện thực hiện đầy đủ lương thực, thực phẩm đối với Nhà nước. Năm 1977, huyện cung cấp cho Nhà nước 96 tấn lợn hơi, đến năm 1978 đạt 108 tấn lợn hơi. Đồng thời với việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, huyện còn trú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp. Ngành tiểu thủ công nghiệp được phát triển theo hướng phục vụ nông nghiệp và đáp ứng một phần nhu cầu đời sống của nhân dân các dân tộc trong huyện như làm nón, mũ lá, két đựng tiền, bóng đèn, đồ gốm, đồ thuỷ tinh, dao cuốc… Các lò vôi, gạch được mở ra đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng và phục vụ cải tạo đồng ruộng. Nghề rèn thủ công sửa chữa nông cụ và đồ dùng thông thường tiếp tục duy trì và phát triển. Về lâm nghiệp, Đảng bộ chỉ đạo công tác lâm nghiệp một cách chặt chẽ, liên tục. Huyện đã lập kế hoạch tổng thể, phân vùng, quy hoạch đất nông nghiệp, đất trồng cây công nghiệp, đất rừng. Công tác quản lý, khai thác, bảo vệ tu bổ và trồng rừng được quan tâm hơn. Huyện tổ chức học tập cho nhân dân ở các xã về chính sách bảo vệ rừng. Xây dựng được 104 tổ với 1.189 tổ viên để kiểm tra chấp hành luật bảo vệ rừng, phát hiện 176 vụ phát rừng làm nương, tiến hành xử lý 39 vụ với 303 người. Đồng thời thu tiền nuôi rừng được 237.435,68 đồng. Huyện phân bổ cho 4 lâm trường và các hợp tác xã trồng rừng theo kế hoạch. Năm 1978, đất trồng cây lâu năm của huyện có diện tích 2.775 ha, cây công nghiệp lâu năm 2.137 ha, cây ăn quả 319 ha và các loại khác 319 ha. 133
  9. Phong trào hợp tác hoá nông nghiệp được đẩy mạnh. Đảng bộ đã chỉ đạo thí điểm tổ chức lại sản xuất theo Chỉ thị 208 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Ngày 06/9/1976, Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện Bắc Quang sơ kết thí điểm tổ chức lại sản xuất ở hai hợp tác xã Việt Thắng và Vĩnh An. Qua đợt thí điểm, huyện rút kinh nghiệm chỉ đạo rộng trong huyện. Đảng bộ huyện đề ra chủ trương và chỉ đạo triển khai củng cố các hợp tác xã nông nghiệp trên cả ba mặt: Tổ chức, quản lý và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Về tổ chức, vừa phát triển về số lượng, vừa mở rộng về quy mô, Đảng bộ trực tiếp chỉ đạo các xã hợp nhất nhiều hợp tác xã nhỏ thành hợp tác xã lớn, trong đó 12 xã có 02 hợp tác xã, 07 xã có 03 hợp tác xã, 04 xã có 04 hợp tác xã, 01 xã có 05 hợp tác xã, 01 xã có 07 hợp tác xã, 01 xã có 08 hợp tác xã. 10 xã được nâng lên qui mô hợp tác xã toàn xã. Về quản lý, cùng với việc mở rộng quy mô hợp tác xã, Huyện tiến hành cuộc vận động đưa Điều lệ Hợp tác xã bậc cao vào hợp tác xã, chú trọng đến công tác bồi dưỡng kiến thức cơ bản kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý kinh tế, phân phối cho đội ngũ cán bộ kế toán và Ban quản trị Hợp tác xã. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhiều Hợp tác xã như: đường giao thông, các công trình thủy lợi nhỏ, nhà kho, sân phơi, chuồng trại, ruộng khai hoang được mở mang thêm và dựa vào vốn đóng góp của các hộ nông dân, sự hỗ trợ của ngân hàng thương nghiệp quốc doanh huyện. Sau khi tổ chức lại các Hợp tác xã, Ban Chấp hành huyện đã chỉ đạo tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền đối với Hợp tác xã, phương hướng sản xuất được xác định rõ, ngành nghề được mở rộng. Phong trào hợp tác hoá được mở rộng về qui mô nhưng chưa thật vững chắc do trình độ kiến thức và năng lực quản lý kinh tế của cán bộ, đảng viên còn hạn chế. Phân phối trong các hợp tác xã còn mang tính bao cấp, bình quân không kích thích sản xuất. Trong quá trình hợp tác hoá nông nghiệp, Hợp tác xã 134
  10. chỉ quản lý ruộng lúa, còn ngô, sắn, khoai giao cho xã viên làm riêng, do đó xã viên dành nhiều thời gian sản xuất hoa màu, không tích cực trồng lúa, khâu tài vụ không thanh toán dứt điểm, nợ nần dây dưa trong các Hợp tác xã kéo dài khiến quần chúng thiếu tin tưởng. Sự nghiệp giáo dục của huyện có những tiến bộ mới. Các xã đều có trường cấp I, II, toàn huyện có 40 trường cấp I gồm 380 lớp với 21.781 học sinh; 28 trường cấp II gồm 127 lớp với 6.778 học sinh; 2 trường cấp III gồm 58 lớp với 1.147 học sinh; 158 lớp vỡ lòng với 6.326 học sinh; 15 lớp mẫu giáo với 1.147 cháu. Ngoài hệ thống trường phổ thông, Bắc Quang còn có trường thanh niên vừa học vừa làm, 1 trường bổ túc văn hoá tại chức ở huyện với 335 người theo học. Năm học 1977- 1978, toàn huyện có 36.032 học sinh phổ thông với 723 lớp, bình quân cứ 3,6 người dân có 1 người đi học. Cơ sở vật chất các nhà trường ngày càng được quan tâm. Bên cạnh đó, hệ thống nhà trẻ của huyện được mở rộng. Riêng năm 1977, huyện xây dựng mới được 14 nhà trẻ ở nông thôn, tổng số cháu được gửi vào nhà trẻ 1.077 cháu, số cô nuôi dạy trẻ 147 cô. Khu vực cơ quan công, nông, lâm trường có 23 nhà trẻ, trong đó năm 1977 mới xây được 04 nhà trẻ, với 57 cô và 442 cháu. Chất lượng nuôi dạy trẻ của các cô có nhiều tiến bộ. Các nhà trẻ tiên tiến như: Bằng Lang, Việt Vinh, Việt Lâm và Yên Bình. Song, phong trào nuôi dạy trẻ chưa phát triển rộng khắp, chưa đều, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa chưa tổ chức được. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ được đẩy mạnh, các xã đều có đội văn nghệ, tuy chất lượng chưa cao, nhưng đã góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân. Cuộc vận động “Thực hiện nếp sống văn minh”, “Gia đình văn hoá mới” được đồng bào hưởng ứng tích cực. Công tác y tế - dân số - kế hoạch hoá gia đình được đẩy mạnh và phát triển. Bệnh viện huyện được trang bị thêm y cụ 135
  11. khám chữa bệnh. Các trạm xá được củng cố, các tủ thuốc Hợp tác xã, tủ thuốc cơ quan được xây dựng và hướng dẫn sử dụng có hiệu quả. Hằng năm, huyện vẫn duy trì phong trào vệ sinh phòng bệnh, các dịch bệnh được kịp thời dập tắt, công tác vận động dứt điểm 3 công trình vệ sinh được đẩy mạnh. Việc sinh đẻ có kế hoạch và công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình bước đầu được quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và vận động thực hiện. Từ cuối năm 1977 đến đầu năm 1978, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trở nên phức tạp, tình hình biên giới ở phía Bắc trở nên căng thẳng. Đảng bộ chú trọng tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao tinh thần cảnh giác cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trước âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ địch. Nhận thức rõ tầm quan trọng của mối quan hệ giữa xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng, năm 1978, tỉnh thành lập ở Bắc Quang bốn lâm trường: Lâm trường Bằng Lang, Lâm trường Cầu Ham, Lâm trường Sơn Hà, Lâm trường Vĩnh Hảo. Nhiệm vụ của các lâm trường là vừa trồng rừng theo hướng tập trung, một phần để lấy gỗ, một phần cung cấp nguyên liệu để lấy giấy, bảo đảm thực hiện chương trình sản xuất vừa tăng cường lực lượng tự vệ ở vùng biên giới... góp phần đẩy mạnh các hoạt động kinh tế - xã hội, công tác an ninh - quốc phòng ngày càng vững mạnh. Kết hợp với lực lượng tự vệ của lâm trường, Đảng bộ tiếp tục củng cố tăng cường cả về số lượng và chất lượng của lực lượng dân quân tự vệ ở xã, quân dự bị động viên và mạng lưới công an xã, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc với ba nhiệm vụ: Bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, bảo vệ tốt tài sản xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tốt trật tự xã hội. Trọng tâm của phong trào là giáo dục ý thức cảnh giác và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền quốc gia. Huyện xây dựng các tổ an ninh nhân dân. Lực lượng công an nắm vững địa bàn, phân loại đối tượng, kịp thời giải quyết những vụ gây 136
  12. rối trật tự trị an và an ninh trên địa bàn. Công tác đăng ký, quản lý hộ tịch hộ khẩu được duy trì chặt chẽ, các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, được xử lý nghiêm minh. Nhờ có công tác an ninh, quốc phòng được củng cố và tăng cường nên tình hình chính trị, an ninh, trật tự xã hội được ổn định và giữ vững, văn hoá, giáo dục phát triển. Công tác xây dựng Đảng trong hai năm (1977 - 1978) của huyện tập trung vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng đảng viên và sức chiến đấu của Đảng, giải quyết những tồn tại trong qúa trình thực hiện Chỉ thị 192 và triển khai thực hiện Thông tri 22 đưa những đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng. Công tác củng cố, kiện toàn cấp ủy Đảng cơ sở đã được tiến hành ở 30/35 tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn. Trong năm 1977 đã có 3 chi bộ xã được nâng lên thành Đảng bộ đó là các xã: Đồng Tâm, Bạch Ngọc, Việt Lâm. Các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Huyện ủy đều tổ chức Đại hội nhiệm kỳ. Ban Chấp hành các tổ chức cơ sở Đảng được kiện toàn và nhiệm vụ của các cấp ủy được xác định rõ ràng hơn. Cấp ủy các cấp chú trọng đẩy mạnh công tác giáo dục rèn luyện nâng cao chất lượng đảng viên và phát triển đảng viên mới. Riêng năm 1977, Đảng bộ huyện đã kết nạp được 29 đồng chí vào Đảng. Hàng trăm các đảng viên được cử đi học các lớp lý luận chính trị, nghiệp vụ chuyên môn cho huyện, tỉnh, Trung ương tổ chức. Trong điều kiện về cơ sở vật chất có khó khăn, lớp học lý luận chính trị về chương trình cơ sở của huyện cũng không mở được thường xuyên. Năm 1977, huyện mở được 01 lớp với 46 đảng viên học tập. Đến đầu năm 1978, toàn huyện có 35 chi, đảng bộ nông thôn, với tổng số đảng viên là 2.324 đồng chí và 30 chi bộ cơ quan, trường học, công, nông, lâm trường trực thuộc huyện có 364 đảng viên với tổng số 2.637 đảng viên. Cùng với công tác xây dựng Đảng, chính quyền các cấp được củng cố, kiện toàn qua việc Đảng bộ tập trung lãnh đạo 137
  13. thắng lợi bầu cử Hội đồng nhân dân ba cấp: tỉnh, huyện, xã tháng 4/1977. Việc xây dựng và điều hành thực hiện kế hoạch Nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện có tiến bộ, khắc phục khó khăn trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, tổ chức huy động sức dân trong toàn huyện tham gia xây dựng các công trình lớn như làm đường giao thông, thủy lợi… Công tác quản lý thực thi pháp luật được tăng cường. Các tổ chức Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân tập thể từ huyện đến cơ sở từng bước được củng cố, phát triển thêm hội viên mới, cải tiến nội dung và hình thức hoạt động. Các đoàn thể quần chúng đã phát huy được vai trò vận động các tầng lớp nhân dân trong việc thâm canh tăng năng suất lúa ruộng, trồng cây công nghiệp, cây lương thực, phá thế độc canh, phát triển chăn nuôi, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, đoàn kết thôn bản và hỗ trợ giữa các dân tộc anh em trong huyện, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn. Sau ba năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XI, Bắc Quang đã có bước phát triển mạnh. Đảng bộ quán triệt Nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh, vận dụng vào thực tế của huyện, bước đầu khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đảng bộ đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý, nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội, lãnh đạo nhân dân vượt mọi khó khăn, thử thách, khôi phục, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, từng bước ổn định đời sống nhân dân. Phát triển kinh tế kết hợp với củng cố an ninh, quốc phòng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân, phát huy cao độ quyền làm chủ tập thể của quần chúng nhân dân lao động. Tuy vậy, Bắc Quang vẫn còn chưa phát huy mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế chưa cao, vùng chuyên canh phát triển còn chậm, trình độ thâm canh của các Hợp tác xã vẫn còn hạn chế, năng suất, tổng sản lượng thóc hàng năm tăng chưa cao. Đời 138
  14. sống của nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, sản xuất hàng hoá chậm phát triển. Song với kết quả đạt được trong ba năm (1976 - 1978) đã tạo những bước đi mới để Đảng bộ huyện và nhân dân các dân tộc Bắc Quang tiếp tục tiến bước trên con đường xây dựng quê hương và bảo vệ vững chắc Tổ quốc thân yêu của mình. II- ĐẢNG BỘ HUYỆN BẮC QUANG LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, VỪA THAM GIA CHIẾN ĐẤU VÀ PHỤC VỤ CHIẾN ĐẤU, BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC CỦA TỔ QUỐC (1979 - 1985) Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (30/4/1975), miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, quân và dân ta lại phải tiếp tục cuộc chiến đấu chống bọn phản động Campuchia gây chiến tranh biên giới phía Tây Nam Tổ quốc. Tình hình biên giới phía Bắc cũng trở nên căng thẳng. Từ giữa năm 1978, Trung ương Đảng ra Nghị quyết 4 chuyển từ hoà bình xây dựng sang vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu. Thực hiện Thông tri số 22, tháng 5/1977 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đảng bộ đã xem xét và đưa những đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng, đưa đảng viên ưu tú vào nắm các vị trí then chốt. Cùng với củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng đảng viên, Đảng bộ luôn quan tâm đến công tác cán bộ, nâng cao năng lực quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật, trình độ chính trị cho cán bộ lãnh đạo cơ quan, xí nghiệp, cấp huyện và xã. Đến năm 1979, huyện đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng 03 lớp với 138 đảng viên học qua chương trình chính trị ở cơ sở, 475 đồng chí cấp ủy xã được cử đi học tại trường Đảng tỉnh, huyện cử một số đồng chí đi học trường Đảng Trung ương và đi học văn hoá để nâng cao trình độ. Tháng 02/1979, chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, Ban Bí thư Trung ương Đảng mở cuộc vận động lớn tăng cường cán bộ cho các huyện biên giới phía Bắc. Bắc Quang đã cử 139
  15. một số cán bộ tăng cường cho các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì…Cán bộ được phân công đến các xã biên giới, cùng sinh hoạt với các chi bộ, Đảng bộ nơi công tác, góp phần củng cố vững chắc tổ chức Đảng và chính quyền cơ sở ở tuyến đầu của biên giới. Đầu năm 1979, công tác chuẩn bị chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu trở thành nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất. Theo quyết định của Bộ Chính trị và của Tỉnh ủy, Ban chỉ huy quân sự huyện được thành lập do đồng chí Bí thư Huyện ủy lãnh đạo trực tiếp và giữ chức Chính ủy. Các thành viên của Ban Chấp hành quân sự huyện gồm: đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, đồng chí Huyện đội trưởng và đồng chí Trưởng công an huyện. Công tác xây dựng tuyến phòng thủ và chiến đấu được khẩn trương xây dựng với quyết tâm bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị trong mọi tình huống, khi chiến tranh lan tới, ta kiên quyết chặn đánh địch, thực hiện tiêu hao sinh lực địch, chặn phá hậu cần của địch không cho chúng lợi dụng sức người sức của để phục vụ chiến tranh của chúng, chống các hình thức chiến tranh của địch. Công tác quân sự địa phương được đẩy mạnh. Lực lượng chiến đấu của huyện được tổ chức thành ba thứ quân: Tiểu đoàn chủ lực địa phương, mỗi xã có một trung đội dân quân cơ động chiến đấu được trang bị đầy đủ vũ khí, mỗi thôn bản có một tiểu đội dân quân chiến đấu và một bộ phận lực lượng làm nhiệm vụ hướng dẫn và bảo vệ nhân dân sơ tán và duy trì sản xuất tại chỗ. Các phương án tác chiến và cơ động được các xã xây dựng luyện tập khẩn trương với tinh thần sẵn sàng chiến đấu. Ngoài ra huyện thành lập tiểu đoàn quân dự nhiệm sẵn sàng động viên chiến đấu. Nhân dân khẩn trương đào hầm hào phòng tránh đạn địch. Cuối năm 1978, địch kích động lôi kéo các gia đình người Mông ở các xã giáp biên giới của các huyện Xín Mần, 140
  16. Hoàng Su Phì… sang Trung Quốc. Để đối phó với âm mưu thủ đoạn mới của địch, các huyện biên giới như Xín Mần đã chuyển dịch 235 hộ với 1.536 khẩu người Hoa về Bắc Quang và Hàm Yên…trước ngày 30/10/1978. Huyện thu xếp và tạo điều kiện cho số đồng bào này ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất. Đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể để quản lý tốt đồng bào, không để kẻ địch lợi dụng kích động, gây chia rẽ tình đoàn kết các dân tộc. Đi đôi với việc quản lý, ổn định đời sống nhân dân, huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động làm cho mọi người nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, các cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc Bắc Quang luôn ý thức rõ nhiệm vụ của mình là hậu phương đối với tiền phương, huyện đã ra sức đóng góp sức người, sức của phục vụ tiền tuyến. Các huyện Bắc Quang, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hoá, Na Hang và hai thị xã đã huy động 12.100 dân quân tự vệ lên biên giới phục vụ chiến đấu, xây dựng tuyến phòng thủ; đóng góp hàng chục tấn lương thực, thực phẩm; tăng cường một số cán bộ cho các huyện, xã… biên giới. Công tác bảo vệ an ninh, trật tự được tiến hành sâu rộng và chặt chẽ. Huyện ủy đã chỉ đạo triển khai ba cuộc vận động trên quy mô toàn huyện: cuộc vận động bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới gắn với cuộc vận động bảo vệ Đảng theo tinh thần Chỉ thị 72 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, cuộc vận động đấu tranh chống tiêu cực ngoài xã hội theo tinh thần Thông tri số 01 và 02 của liên bộ Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng, cuộc vận động xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh theo tinh thần Chỉ thị 92 của Trung ương Đảng. Lực lượng công an được tăng cường cả về số lượng và chất lượng từ huyện xuống xã và tăng cường cán bộ xuống các vùng xung yếu, giữ vững chính trị, củng cố về tổ 141
  17. chức, đập tan luận điệu phản cách mạng, chống gián điệp, biệt kích, gây bạo loạn, chống chiến tranh tâm lý. Các tổ an ninh nhân dân ở từng đường phố, thôn bản được thành lập và xây dựng quy chế bảo vệ an ninh. Ngày 17/02/1979, chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra, hưởng ứng lời kêu gọi tổng động viên quân đội của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, hàng nghìn thanh niên, nhân dân các dân tộc Bắc Quang tình nguyện lên đường cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Đảng bộ chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất từ trên xuống dưới, từ trong Đảng đến mọi người dân, quán triệt sâu sắc về tình hình mới và nhiệm vụ mới, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện tốt quan điểm của Đảng về quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Sau gần 1 tháng chiến đấu ác liệt (17/02/1979 - 15/3/1979), trước sự chiến đấu kiên cường của quân và dân ta và sự phản đối mạnh mẽ của nhân dân thế giới, Trung Quốc buộc phải rút quân về nước, nhưng vẫn tiếp tục cho quân áp sát biên giới Việt Nam, chiếm giữ các điểm cao, liên tục gây tình hình căng thẳng1. Tình hình chiến sự ác liệt diễn ra trên địa bàn của tỉnh đã tác động trực tiếp và gây rất nhiều khó khăn cho công cuộc xây dựng, phát triển của tỉnh. Quán triệt Nghị quyết của Tỉnh ủy và tình hình thực tế của địa phương, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bắc Quang đã lãnh đạo nhân dân trong huyện vừa đẩy mạnh sản xuất, tổ chức lại sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, vừa tiếp tục củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường xây dựng Đảng bộ, chính quyền các cấp và các đoàn thể. Ngày 12/8/1979, Đảng bộ huyện Bắc Quang tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ XII, tại thôn Thượng Mỹ, Xã Việt Vinh. Đại hội đã bầu 35 đồng chí vào Ban Chấp hành. Đồng 1 Cuốn sách Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang: Hà Giang - 110 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển (1891 - 2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.336. 142
  18. chí Nguyễn Ngọc Chung được bầu làm Bí thư, đồng chí Hoàng Ngọc Canh làm Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Ban Thường vụ Huyện ủy gồm 9 đồng chí: Nguyễn Ngọc Chung, Hoàng Ngọc Canh, Hứa Phúc Cảm, Hoàng Kim Hác, Ma Văn Kỳ, Phạm Ngọc Nhật, Dương Minh Toại, Phùng Phú, Đặng Ngọc Tâm. Đại hội đã khẳng định những thành tích to lớn mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đạt được trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng là một kỳ tích trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của huyện. Đại hội cũng chỉ rõ những mặt yếu kém còn tồn tại cần khắc phục của huyện. Đó là chưa khai thác tốt đất đai, lao động nên sản xuất phát triển chậm, năng suất lao động chưa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Trình độ quản lý kinh tế, năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu. Một số còn bộc lộ sự trông chờ, ỷ lại trong lao động tập thể. Hiện tượng móc ngoặc, hối lộ, buôn bán trái phép… vẫn còn tồn tại. Chưa phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân lao động. Trên cơ sở nhận định các mặt yếu kém, khuyết điểm còn tồn tại, quán triệt các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng và do vị trí quan trọng của Bắc Quang trên địa bàn của tỉnh Hà Tuyên có khả năng phát huy tốt ba thế mạnh của miền núi, kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng kinh tế với quốc phòng, Đại hội xác định những nhiệm vụ chủ yếu của Đảng bộ trong hai năm (1980 - 1981): vừa ra sức đẩy mạnh phát triển kinh tế và văn hoá, vừa củng cố quốc phòng, tập trung lực lượng để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thực hiện tốt cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến bước quản lý nông nghiệp, lâm nghiệp từ cơ sở theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tự túc lương thực. Trong sản xuất nông nghiệp, huyện 143
  19. xác định sản xuất lương thực là số một, lúa là hàng đầu, phát triển mạnh diện tích trồng màu, tập trung trồng chè, lạc, đậu tương, cây ăn quả và cây thực phẩm, phát triển chăn nuôi lợn, trâu, nuôi trồng thủy sản và các loại gia cầm khác… theo hình thức chủ yếu là gia đình xã viên. Đẩy mạnh tốc độ trồng rừng nguyên liệu giấy, rừng phòng hộ, tu bổ khoanh nuôi rừng, khai thác hợp lý lâm thổ sản. Trên cơ sở tập trung thâm canh, chuyên canh, mở rộng diện tích bằng khai hoang phục hoá, tăng vụ nhằm tăng nhanh diện tích gieo trồng trong năm tạo ra nhiều nông lâm sản, sản phẩm hàng hoá thực hiện ba mục tiêu cơ bản: Đẩy mạnh sản xuất, ổn định và đảm bảo đời sống nhân dânh; tăng cường quốc phòng va an ninh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho hợp tác xã. Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, củng cố, xây dựng chính quyền và các đoàn thể ngày càng trong sạch - vững mạnh, không ngừng phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Kiên quyết đấu tranh khắc phục những mặt tiêu cực trong xã hội. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn cách mạng mới, những nhiệm vụ cấp bách của Trung ương, nghị quyết của Tỉnh, nhân dân các dân tộc huyện Bắc Quang đã đoàn kết nhất trí khắc phục mọi khó khăn, tập trung đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp, tạo được sự chuyển biến lớn, nhất là sản xuất lương thực. Năm 1980, tổng sản lượng lương thực quy ra thóc đạt 32.463 tấn, tăng 7.230 tấn so với năm 1979, trong đó sản lượng thóc cả năm 1980 đạt 22.298 tấn, tăng 568 tấn so với năm 1979, năng xuất năm 1979 đạt 20,8 tạ/ha, năm 1980 đạt 21,69 tạ/ha. Lương thực quy ra thóc tính bình quân cho một nhân khẩu trong huyện năm 1979 đạt 267,2 kg, năm 1980 đạt 303 kg1. 1 Chi cục Thống kê Hà Tuyên: 5 năm 1976 - 1980 xây dựng và phát triển kinh tế và văn hoá tỉnh Hà Tuyên, lưu tại Tổng cục Thống kê. Số liệu này chưa trừ các khoản giống, thuốc, các loại quỹ. 144
  20. Bên cạnh trồng cây lương thực, huyện tích cực đẩy mạnh việc trồng các loại rau xanh cung cấp cho địa phương và các khu vực lân cận. Năm 1979, sản lượng rau đạt 257 tấn, năm 1980 đạt 202 tấn. Đồng thời huyện mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm, chủ yếu là trồng chè, năm 1979, diện tích đạt 1.099 ha; năm 1979, diện tích cây công nghiệp hàng năm đạt 148 ha, năm 1980 đạt 153 ha. Tại huyện còn có 2 nông trường quốc doanh chủ yếu sản xuất chè đó là Nông trường quốc doanh Việt Lâm do Trung ương quản lý và Nông trường quốc doanh Hùng An do huyện quản lý gồm 697 lao động, giá trị tổng sản lượng 933.000 đồng, trong đó nông nghiệp là 326.000 đồng. Tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các hợp tác xã trong huyện đạt gần 300.000 đồng. Về chăn nuôi, chủ yếu trong huyện chăn nuôi theo hộ gia đình. Năm 1980, đàn trâu, bò có 25.711 con, tăng 1.645 con so với năm 1979; năm 1980, đàn lợn có 43.417 con, tăng 1.492 con so với năm 1979. Còn chăn nuôi tập thể tăng chậm, năm 1980 đạt 343 con, tăng hơn năm 1979 là 176 con. Đến năm 1980, lao động trong nông nghiệp của huyện có 57.236 người, qua cuộc vận động tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp, huyện xây dựng được 182 Hợp tác xã với 13.062 hộ tham gia, trong đó có 93 Hợp tác xã bậc cao với 10.590 hộ xã viên. Như vậy, số hộ gia đình tham gia hợp tác xã chiếm 97,7% trong tổng số hộ nông dân lao động, 81% số hộ nông dân tham gia hợp tác xã bậc cao. Quy mô hợp tác xã ngày càng được nâng cao, huyện đã xây dựng xong quy hoạch tổng thể về đất đai, các loại cây trồng… tạo điều kiện cho nền kinh tế nông nghiệp của huyện tiếp tục phát triển. Với nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân, để thúc đẩy sản xuất, công tác phân phối lưu thông đã được cải tiến một bước, góp phần đáp ứng mối quan hệ cung cầu, thu chi của huyện. 145
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2