intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Minh (1944-2020): Phần 2

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:271

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Minh (1944-2020): Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Yên Minh cùng cả nước xây dựng và bảo vệ biên giới Tổ quốc (1975 - 1986); Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Yên Minh trong công cuộc đổi mới đất nước của Đảng (1986 - 2000); Đảng bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm đầu thế kỷ XXI (2000 - 2010). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Minh (1944-2020): Phần 2

  1. Chương V ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC HUYỆN YÊN MINH TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC CỦA ĐẢNG (1986 - 2000) I. THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (1986 - 1991) Trong giai đoạn 10 năm (1976 - 1986), tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động. Hệ thống xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam bước vào thời kỳ khủng khoảng toàn diện. Đến năm 1986, cuộc khủng khoảng lên tới mức nghiêm trọng, tình hình kinh tế - xã hội đất nước ngày càng xuống cấp, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, lòng tin của quần chúng vào Đảng bị giảm sút và lung lay. Để đưa đất nước từng bước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và phát triển đi lên, từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội đã khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội VI đã nghiêm khắc kiểm điểm, đánh giá những hạn chế, sai lầm của Đảng trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà quan trọng hơn là những sai lầm trong đường lối xây dựng và phát triển kinh tế. Đồng thời, Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản, của công cuộc đổi mới đất nước trong 5 năm (1986 - 1990), đề ra ba chương trình kinh tế lớn là: lương thực - thực phẩm - hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu để từng bước vực dậy nền kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và tăng cường tích luỹ cho Nhà nước. Đối với huyện Yên Minh nói riêng và tỉnh Hà Tuyên nói chung, do trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp nên ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lại càng trầm trọng hơn. Đặc biệt 195
  2. là trong giai đoạn 10 năm (1976 - 1986), huyện Yên Minh cùng toàn tỉnh phải đương đầu với cuộc chiến tranh biên giới khốc liệt, hao người, tốn của, sản xuất bị đình trệ, nhất là khu vực biên giới. Như vậy, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội của cả nước với cuộc chiến tranh biên giới, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Yên Minh đã khó khăn, nay lại càng khó khăn gay gắt hơn. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Yên Minh lần thứ X họp từ ngày 16 đến 19 tháng 9 năm 1986, dự đại hội có 97/100 đại biểu thuộc 27 tổ chức cơ sở Đảng. Đại hội đã nghiên cứu, thảo luận Dự thảo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương (khóa V) trình Đại hội lần thứ VI của Đảng và kết luận của Bộ chính trị về quan điểm kinh tế trong thời kỳ đổi mới đất nước. Đại hội tập trung thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ (1982 - 1985) và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ (1985 - 1988). Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành khóa X gồm có 37 ủy viên chính thức, 8 ủy viên dự khuyết, đồng chí Nguyễn Đình Miên được bầu giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy. Trên cơ sở kiểm điểm, phân tích và đánh giá những hạn chế của nhiệm kỳ trước, Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới là tăng cường xây dựng huyện Yên Minh phát triển mạnh về kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, củng cố tuyến phòng thủ biên giới vững chắc, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng mới, củng cố chính quyền và các đoàn thể quần chúng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp sức mình vào xây dựng huyện Yên Minh giầu mạnh, văn minh, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang” mà Nhà nước trao tặng. 196
  3. Bước sang năm 1987, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, được sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên, Đảng bộ huyện Yên Minh đã khẩn trương quán triệt và đưa Nghị quyết Đại hội VI của Đảng vào cuộc sống. Đầu năm 1987, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 1986 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 1987. Hội nghị nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng bộ huyện là tiếp tục xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, củng cố tuyến phòng thủ biên giới, quyết tâm đánh bại cuộc chiến tranh nhiều mặt của kẻ thù, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị xã hội, tạo cơ sở chính trị xã hội thuận lợi để thực hiện công cuộc đổi mới đất nước thắng lợi. Trên cơ sở an ninh chính trị ổn định, biên giới quốc gia được giữ vững, huyện tập trung vào phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập trung vào thực hiện nội dung 3 chương trình kinh tế lớn của Đảng. Tháng 4 năm 1988, đồng chí Nguyễn Đình Miên, Bí thư Huyện ủy được điều động trở lại quân đội, Tỉnh ủy điều động và cử đồng chí Thiều Khắc Được giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy. Về tình hình chiến tranh biên giới, trong 2 năm (1986 - 1988) tuy chiến sự trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung đã bớt căng thẳng, nhưng tại biên giới thuộc huyện Yên Minh, chiến sự vẫn diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng tới quá trình ổn định đời sống, khôi phục và phát triển sản xuất. Tại thời điểm này, phía Trung Quốc vẫn liên tiếp pháo kích vào các xã vùng biên giới, các đỉnh cao thuộc các xã Thắng Mố, Phú Lũng, Na Khê... Đồng thời chúng tăng cường tung thám báo, biệt kích thâm nhập vào sâu trong nội địa để hoạt động phá hoại kinh tế và quốc phòng, gây tư tưởng hoang mang lo sợ làm cho một bộ phận nhân dân không an tâm lao động sản xuất. 197
  4. Trước âm mưu và thủ đoạn của địch, được sự chỉ đạo của Trung ương, Quân khu II và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện Yên Minh xác định rõ là phải tiếp tục xây dựng, củng cố thế trận chiến tranh nhân dân trong việc bảo vệ biên giới, thực sự trở thành “Phên dậu”, là “bức tường thành” vững chắc bảo vệ Tổ quốc. Nhận thức được tầm quan trọng này, huyện chủ trương không di chuyển dân về tuyến sau, mà tiến hành bố trí lại dân cư tại chỗ cho phù hợp để đảm bảo tốt nhiệm vụ vừa sản xuất, vừa chiến đấu, giữ vững từng tấc đất của Tổ quốc. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết XV của Ban Thường vụ Huyện ủy về “Tổ chức lại các điểm dân cư trên địa bàn 4 xã biên giới” (Bạch Đích, Phú Lũng, Thắng Mố và Na Khê), tăng cường củng cố các điểm dân cư theo 3 tuyến: tuyến hoạt động của lực lượng vũ trang, tuyến sản xuất và tuyến dân cư. Song song với việc bố trí lại các điểm dân cư, chú trọng củng cố, kiện toàn và bố trí lại các lực lượng vũ trang địa phương cho phù hợp, trong đó được phân thành 3 lực lượng với chức năng và nhiệm vụ khác nhau: Lực lượng sản xuất và chiến đấu, lực lượng cơ động và phục vụ chiến đấu, lực lượng hướng dẫn nhân dân sơ tán khi có chiến sự xảy ra. Mục tiêu của chủ trương này là vừa bảo vệ được tính mạng và tài sản cho nhân dân, vừa lao động sản xuất và giữ vững được chủ quyền lãnh thổ. Về xây dựng và phát triển kinh tế, tập trung vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, mà nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của Đảng là lương thực - thực phẩm - hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Chương trình phát triển lương thực - thực phẩm. Đây là vấn đề cốt yếu, vấn đề sống còn của sự nghiệp đổi mới đất nước, đối với huyện Yên Minh càng đặc biệt quan trọng. Trong 2 năm đầu của công cuộc đổi mới, thực hiện Chỉ thị 100 (khoán 100) của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến 198
  5. khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động, giao quyền chủ động sản xuất cho các hợp tác xã. Đến ngày 5 tháng 4 năm 1988, Bộ chính trị (khóa VI) ra Nghị quyết số 10 (khoán 10) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, tiến hành giao đất và khoán sản phẩm đến người lao động. Người lao động hoàn toàn tự chủ về thời vụ và năng suất, giống, phân bón, khoa học kỹ thuật..., đặc biệt là quyền chủ động đối với sản phẩm mình làm ra sau khi đã đóng góp nghĩa vụ cho Nhà nước. Vì vậy, người nông dân rất tin tưởng, phấn khởi, tích cực thâm canh, đầu tư vốn và sức lực đưa năng suất cây trồng lên cao. Một số hợp tác xã đạt năng suất cao như hợp tác xã trồng lúa ở Yên Minh đạt 41,26 tạ/ha, hợp tác xã trồng ngô ở xã Phú Lũng đạt 18,3 tạ/hạ. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu lương thực và thực phẩm, Đảng bộ huyện căn cứ vào đặc điểm khí hậu, đất đai của địa phương đã tích cực và chủ động đưa ra nhiều biện pháp phù hợp thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. Trọng tâm là tập trung đẩy mạnh thâm canh tăng vụ đối với hai cây lương thực chính là lúa và ngô; tích cực khai hoang, phục hóa mở rộng diện tích; đầu tư phân bón, khoa học kỹ thuật, đảm bảo nước tưới tiêu, đưa giống mới năng suất cao vào gieo trồng như giống lúa CR203, giống ngô lai TSB2, đậu tương ĐH4... Yên Minh là huyện vùng cao đại bộ phận diện tích đất trồng trọt có độ dốc lớn, vì vậy Đảng bộ huyện chủ trương tổ chức và hỗ trợ nhân dân xếp đá làm nương bậc thang. Những vùng chủ động được nước tưới thì vận động, khuyến khích và hỗ trợ một phần kinh phí để nhân dân khai phá nương thành ruộng bậc thang. Tăng cường cử cán bộ xuống cơ sở vận động, giúp đỡ nhân dân tháo gỡ khó khăn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng bảo đảm trồng cấy hết diện tích. Ngoài diện tích lúa và ngô, tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực trồng xen kẽ các loại đậu đỗ, bầu bí vào nương ngô để tăng thu nhập, nâng cao đời sống. 199
  6. Khi tình hình biên giới đã bớt căng thẳng, huyện tổ chức đưa nhân dân trở lại quê cũ sinh sống và khôi phục lại sản xuất, vừa sản xuất, vừa bảo vệ quê hương, củng cố tuyến phòng thủ biên giới, chống xâm canh, xâm cư, ổn định đời sống. Chú trọng phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa, lợn, gia cầm, trước mắt là phục vụ đời sống nhân dân, tiếp đến là tăng cường thực phẩm cho xã hội, cung cấp sức kéo, phân bón cho sản xuất nông nghiệp và sức thồ góp phần rất quan trọng vào giải phóng sức lao động. Tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ và phòng trừ dịch bệnh làm cho ngành chăn nuôi của huyện tăng trưởng ổn định. Có chủ trương và hỗ trợ các xã biên giới khôi phục và phát triển lại chăn nuôi. Về chương trình phát triển hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Đối với hàng tiêu dùng, vận dụng Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VI vào thực tiễn địa phương, Đảng bộ và chính quyền huyện Yên Minh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động và phát triển của ngành thủ công nghiệp tại địa phương, góp phần vào sản xuất hàng hóa phục vụ đồng bào các dân tộc. Chú trọng khôi phục và phát triển các nghề thủ công địa phương, trong đó tập trung vào 3 ngành nghề chủ yếu là: rèn cuốc, dao, đúc lưỡi cày phục vụ sản xuất nông nghiệp; sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, ngói địa phương); chế biến lương thực, thực phẩm, dệt vải... Đối với hàng xuất khẩu, đây là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Nhưng đối với huyện thì đây là lĩnh vực còn rất mới mẻ và có nhiều khó khăn, hạn chế. Đảng bộ và chính quyền huyện đã rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân cố gắng khắc phục khó khăn tận dụng hết thế mạnh và tiềm năng để phát triển các mặt hàng xuất khẩu. Một mặt tích cực khai thác các mặt hàng xuất khẩu có sẵn tại địa phương như nghệ, thảo quả, cây có dầu, chè, đậu tương, dược liệu... Mặt khác tích cực tìm kiếm, phát hiện tiềm năng của địa phương để tạo ra các mặt hàng xuất khẩu, góp phần tạo thêm công ăn việc 200
  7. làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Tuy nhiên, sản xuất hàng xuất khẩu của huyện còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, mặt hàng xuất khẩu còn nghèo nàn, số lượng ít ỏi, lại chưa có cơ sở chế biến nên chất lượng thấp, giá cả rẻ không khuyến khích được sản xuất phát triển. Những kết quả đạt được ban đầu tại những bước thử nghiệm để tìm ra mặt hàng xuất khẩu ổn định và có giá trị cao, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện ngày càng phát triển. Lĩnh vực Giao thông - Bưu điện, được quan tâm phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Về giao thông, thường xuyên duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường, bảo đảm giao thông thông suốt phục vụ kịp thời nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn huyện. Nhân dân các xã đã đóng góp trên 11 vạn ngày công đào đắp hơn 109.000m3 đất đá tham gia mở tuyến đường chiến lược Thuận Hoà - Đông Hà của tỉnh. Tích cực mở các tuyến đường từ huyện lỵ đến trung tâm xã, đường dân sinh liên thôn bản phục vụ nhân dân đi lại, giao lưu kinh tế - văn hóa. Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, nhưng nhìn chung mạng lưới giao thông của huyện còn nhiều yếu kém, chất lượng các tuyến đường mới mở chưa bảo đảm; việc tu sửa, nâng cấp các tuyến đường còn yếu, giao thông về mùa mưa còn khó khăn và chia cắt; chưa quản lý tốt các phương tiện giao thông thô sơ. Trong lĩnh vực Bưu điện, tuy đã có nhiều cố gắng, song mạng lưới thông tin liên lạc Đến các xã còn rất ít, chất lượng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh - quốc phòng. Hoạt động lưu thông, phân phối, mặc dù các ngành thương nghiệp, vật tư đã cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu như dầu hoả, muối, nông cụ... phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân, nhưng vẫn gặp không ít khó khăn, vướng 201
  8. mắc, hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện còn thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; công tác thu mua trên địa bàn huyện yếu, không đạt được chỉ tiêu kế hoạch huyện giao; quản lý thị trường giá cả chưa chặt chẽ; quản lý kinh doanh tuỳ tiện, lỏng lẻo, thậm chí vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính. Thị trường hàng hóa chưa phát triển, mạng lưới Thương nghiệp quốc doanh chưa hình thành rộng khắp, chưa theo kịp với cơ chế mới, hoạt động còn nhiều lúng túng, chưa nhanh nhạy và linh hoạt. Về văn hóa - xã hội, sự nghiệp giáo dục - đào tạo sau một thời gian dài xuống cấp, nay đã bắt đầu có sự chuyển biến, số lượng trường lớp và học sinh ngày một tăng; duy trì nề nếp dạy và học; chất lượng giáo dục được chú ý; khôi phục lại trường, lớp học tại các xã biên giới. Đặc biệt trên địa bàn huyện đã hình thành và phát triển mô hình trường nội trú dân nuôi tại xã Sủng Thài. Đây là mô hình giáo dục mới phù hợp với điều kiện địa lý và kinh tế - xã hội của huyện vùng cao còn nhiều khó khăn. Mô hình này tại xã Sủng Thài đã được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đánh giá là mô hình giáo dục mới, có hiệu quả, cần được nghiên cứu, rút kinh nghiệm để tiếp tục mở rộng ở các tỉnh miền núi khó khăn. Hoạt động của mạng lưới y tế và công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân đã có nhiều cố gắng; sự đầu tư cho tuyến y tế cơ sở được tăng cường, bệnh viện huyện được đầu tư thêm về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ, thầy thuốc. Tuy nhiên, hoạt động khám chữa bệnh chưa đáp ứng yêu cầu, hoạt động của tuyến y tế cơ sở còn yếu kém. Việc sử dụng thuốc nam và kinh nghiệm chữa bệnh gia truyền chưa được phát huy, vệ sinh môi trường chưa được chú trọng. Tinh thần, thái độ phục vụ của một số cán bộ y tế, nhất là ở các xã kém, cùng với sự thiếu thốn về trang thiết bị và thuốc men, 202
  9. cho nên số lượng nhân dân đến khám chữa bệnh, xin thuốc uống khi ốm đau bị hạn chế. Sau 2 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, huyện Yên Minh đã bước đầu giành được một số thành tựu đáng khích lệ trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng; đời sống nhân dân được cải thiện. Song, vẫn là một huyện nghèo, kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; văn hóa - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Thực tế trên đòi hỏi phải nỗ lực hơn nữa, khai thác hết tiềm năng, thế mạnh, phát huy nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh và Trung ương để đưa huyện phát triển, tiến kịp các huyện vùng thấp của tỉnh. Để khắc phục những khó khăn và yếu kém, phát huy được những thành tựu đã đạt được tạo bước phát triển đi lên trong giai đoạn mới. Từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 1 năm 1989, Đảng bộ huyện Yên Minh tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XI, tham dự Đại hội có 92/100 đại biểu thay mặt cho 545 đảng viên. Đại hội đã nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá những thành tựu đã đạt được cũng như những yếu kém, hạn chế trong nhiệm kỳ qua, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành khóa mới gồm 35 ủy viên, 9 đồng chí được bầu vào Ban Thường vụ Huyện ủy, đồng chí Thiều Khắc Được được bầu giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy. Về phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ (1989 - 1991), được Đại hội thảo luận và thông qua là: Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện tăng cường đoàn kết thống nhất, tuyệt đối tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng, nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, phát huy ý chí tự lực, tự cường vượt qua khó khăn gian khổ đẩy mạnh sản xuất nông lâm nghiệp, từng bước ổn định đời sống nhân dân, có dự trữ lương thực và thực phẩm. Tăng cường củng cố lực 203
  10. lượng vũ trang, đảm bảo mỗi thôn bản, mỗi làng xã đều có làng xã chiến đấu trong thế trận chiến tranh nhân dân. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền và các đoàn thể quần chúng trong sạch, vững mạnh. Giữ vững và phát huy truyền thống của một huyện anh hùng, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, về phát triển kinh tế, Đại hội Đảng bộ lần thứ XI xác định rõ tiếp tục tập trung thực hiện tốt 3 chương trình kinh tế lớn của Đảng (lương thực, thực phẩm - hàng tiêu dùng - hàng xuất khẩu). Từ thực tế đặc điểm và điều kiện của địa phương, Đại hội nhận định: sản xuất lương thực là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Để phấn đấu thực hiện mục tiêu 16.000 tấn lương thực và bình quân lương thực đầu người đạt 350 kg/người/năm vào năm 1990, Đảng bộ huyện đã tập trung chỉ đạo mở rộng diện tích, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới năng suất cao vào gieo trồng, đầu tư phân bón và nước tưới. Tiếp tục thực hiện khoán 100 trong sản xuất nông nghiệp, đến năm 1989 chuyển sang thực hiện khoán 10 về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, trọng tâm là xóa bỏ hoàn toàn chế độ phân phối theo công điểm, giao quyền tự chủ cho hộ gia đình và xã viên về sản xuất, phân phối và sử dụng sản phẩm. Trước mắt, huyện chọn 2 hợp tác xã lớn là Yên Minh và Mậu Duệ để thí điểm thực hiện khoán 10, sau đó rút kinh nghiệm nhân rộng trên phạm vi toàn huyện. Qua 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng (1986 - 1991), với sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ và các dân tộc huyện Yên Minh, lĩnh vực phát triển kinh tế đã có bước chuyển biến đáng kể. Trong nông nghiệp, tuy không đạt được các chỉ tiêu kế hoạch, song diện tích và năng suất năm sau tăng hơn năm trước. Năm 1986, tổng diện tích gieo trồng đạt 7.106,4 ha, sản lượng lương thực đạt 13.165 tấn; năm 1988, diện tích gieo trồng đạt 7.134,7 ha, sản lượng lương thực đạt 14.422,2 tấn. 204
  11. Đến năm 1991, diện tích gieo trồng đạt 7.826 ha, sản lượng lương thực đạt 15.541 tấn; bình quân lương thực đầu người đạt 280 kg/người/năm. Ngoài 2 cây lương thực chính là ngô và lúa, các hoa màu, rau, đậu, bầu, bí được quan tâm phát triển để cải thiện đời sống người dân. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi để tăng cường sức kéo, phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng. Năm 1986, toàn huyện có 9.700 con trâu, 6.800 con bò, 17.800 con lợn, 3.000 con ngựa; năm 1988 có 9.623 con trâu, 5.600 con bò, 10.755 con lợn, 3.069 con ngựa. Đến năm 1990, toàn huyện có 9.902 con trâu, 6.051 con bò, 117714 con lợn, 3.180 con ngựa. Đồng thời khuyến khích và vận động nhân dân chăn nuôi dê, các loại gia cầm để cải thiện đời sống và góp phần làm giàu cho nhân dân. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi của huyện phát triển chưa mạnh, tốc độ tăng trưởng chậm, không đồng đều, thậm chí có chỉ tiêu năm sau thấp hơn năm trước. Công tác thu mua lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng đạt kết quả khá. Trong 2 năm (1989 - 1990), đã thu mua được 380 tấn lương thực, 70 tấn thực phẩm (chủ yếu là đổi hàng). Tích cực phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu phục vụ xuất khẩu, thu mua được 40 tấn hàng, bao gồm chè khô, nghệ khô, đậu tương và hạt có dầu... Về phát triển lâm nghiệp, thực hiện Quyết định số 176 của Hội đồng Bộ trưởng, huyện đã tiến hành tổ chức lại hoạt động đối với đơn vị Lâm trường Yên Minh theo hướng từ trực tiếp sản xuất sang làm dịch vụ tư vấn cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật ươm cây, trồng và chăm sóc rừng. Để thúc đẩy sản xuất phát triển, huyện tích cực thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, đến tháng 10 năm 1990 đã hoàn thành giao đất, giao rừng cho 8/14 xã. Về trồng rừng, trong năm 1990 toàn huyện trồng được 57 ha rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng được 90,7 ha, góp phần phủ xanh đất trống đồi 205
  12. núi trọc. Mặc dù vậy, lâm nghiệp của huyện còn gặp nhiều khó khăn, kết quả đạt được chưa cao, tốc độ trồng rừng chậm, bảo vệ rừng yếu kém, rừng tự nhiên bị phá ngày càng nhiều, nạn đốt phá rừng làm nương rẫy, lấy gỗ, lấy củi chưa được chấm dứt, công tác giao đất, giao rừng chưa cụ thể... Vì vậy, diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn huyện ngày càng bị thu hẹp. Tình hình đó đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền các cấp, các ngành phải có biện pháp chỉ đạo cụ thể, quản lý và phát triển rừng, nhất là đảm bảo lương thực cho nhân dân để tránh đốt phá rừng làm nương rẫy, tuyên truyền vận động nhân dân có ý thức bảo vệ và trồng rừng. Hoạt động ngành thủ công nghiệp, địa phương được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển. Chủ trương là khuyến khích phát triển các lò rèn, lò đúc tư nhân sản xuất công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Huyện hỗ trợ một phần nguyên liệu, nhiên liệu cho các lò rèn hoạt động. Tích cực phát triển các ngành nghề mới như may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, chế biến nông lâm sản. Sau 5 năm, ngành thủ công nghiệp đã phát triển khá nhanh trên nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế của huyện phát triển, tạo công ăn, việc làm và nâng cao đời sống nhân dân. Đặc biệt là góp phần bình ổn giá cả thị trường, tăng sản lượng hàng phục vụ xuất khẩu, tích cực làm thay đổi bộ mặt thị trấn và nông thôn. Các ngành kinh tế khác như giao thông, xây dựng cơ bản, bưu điện hoạt động tốt đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng tại địa phương. Sự đầu tư của huyện, tỉnh và Trung ương cho các lĩnh vực này ngày càng tăng, góp phần tích cực và có hiệu quả thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Chú trọng mở rộng và nâng cấp các tuyến đường, nhất là giao thông nông thôn. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất 206
  13. nông nghiệp. Mạng lưới thông tin liên lạc từ huyện đến các xã biên giới, đồn Biên phòng bắt đầu được mở rộng phục vụ tốt cho lĩnh vực an ninh - quốc phòng ở vùng biên giới. Hoạt động của khối tài - mậu, hoàn thành được nhiệm vụ làm đòn bẩy thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo. Ngành thương nghiệp ngày càng được củng cố, thị trường ngày càng được mở rộng đáp ứng nhu cầu hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Các ngành Tài chính, Ngân hàng, Kho bạc luôn đảm bảo các nhu cầu chi tiêu phục vụ cho các hoạt động của toàn huyện. Tích cực đổi mới quản lý tài chính, thực hiện đúng nguyên tắc chi đúng, thu đủ, sử dụng vốn của Nhà nước có hiệu quả thiết thực. Do kinh tế ngày càng phát triển và mở rộng nên kết quả thu thuế ngày càng tăng. Tổng thu ngân sách toàn huyện năm 1989 đạt 645 479 đồng, năm 1990 đạt 990.778.000 đồng, đến năm 1991 thu ngân sách đạt 1.042.557.000 đồng. Kết quả này so với toàn tỉnh còn thấp, song đây là bước phát triển đầy triển vọng, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh của huyện. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục được Đảng bộ huyện quan tâm nên bước đầu có sự chuyển biến tích cực. Năm học 1990 - 1991, toàn huyện có 26 trường với 117 lớp và 2.003 học sinh, trong đó: cấp I có 114 lớp với 1.962 học sinh, cấp II có 12 lớp với 223 học sinh, cấp III với 2 lớp với 16 học sinh. Công tác xóa mù chữ, huy động số người trong độ tuổi đi học vượt chỉ tiêu kế hoạch giao là 530/200 người (vượt kế hoạch 265%). Trước những năm 1987 Huyện Yên Minh cũng như các huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh Hà Tuyên còn thiếu rất nhiều giáo viên dạy văn hóa (xóa mù chữ). Trước thực trạng trên, từ năm 1988 Huyện Yên Minh đã phối hợp với các đơn vị 207
  14. chức năng của tỉnh tổ chức mở lớp sơ cấp giáo dục 9+1 đầu tiên tại địa bàn huyện Yên Minh, để đào tạo đội ngũ giáo sinh dạy xóa mù chữ cho huyện Yên Minh và Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ. Trải qua 07 khóa học đã đào tạo được trên 200 giáo sinh thuộc con em huyện Yên Minh và nhiều giáo sinh các huyện bạn gửi học tại huyện Yên Minh(1). Công tác Y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, khám chữa bệnh, phòng trừ dịch bệnh đạt kết quả, tổ chức tốt tiêm chủng vắc xin cho trẻ em. Riêng bệnh sốt rét trên địa bàn huyện đã giảm rõ rệt. Thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình... Hoạt động văn hóa - thông tin, đã tích cực và chủ động tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao phục vụ nhân dân trong các ngày lễ, ngày tết. Tích cực khai thác các tiềm năng văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao các dân tộc phục vụ lại chính các dân tộc, từng bước làm lành mạnh hóa nền văn hóa dân tộc, ngăn chặn các hoạt động văn hóa lạc hậu, mê tín dị đoan, góp phần xây dựng con người mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, đến giai đoạn này quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã bớt căng thẳng, tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội ở vùng biên giới đã dần được cải thiện. Đặc biệt là khi có Thông báo số 118 của Ban Bí thư Trung ương (khóa VI) và Nghị quyết số 135 của Ủy ban Nhân dân tỉnh, nhân dân ở khu vực biên giới giữa hai nước đã có các cuộc thăm thân, trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các xã biên giới hết sức quan trọng, được cấp ủy các cấp từ huyện đến cơ sở đặc biệt chú ý. Tích cực tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân cùng với lực lương vũ trang như quân sự, Biên phòng, Công an và dân quân tự vệ luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, (1) . Theo “Truyền thống ngành Giáo dục & Đào tạo Huyện Yên Minh 55 năm xây dựng và phát triển (1962 - 2017)” xuất bản năm 2018, tr. 38 - 39. 208
  15. kiên quyết đấu tranh phòng, chống các âm mưu, hoạt động vi phạm chủ quyền biên giới quốc gia như: hoạt động vũ trang, xâm canh, xâm cư... và các loại tội phạm ở khu vực biên giới, nhất là trộm cắp tài sản (trâu, bò) bảo vệ phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. Trong giai đoạn này, Đảng bộ huyện lãnh đạo tăng cường củng cố và sắp xếp lại lực lượng vũ trang địa phương phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, bảo đảm hoạt động có hiệu quả. Ngày 31/8/1987, Bộ Tư lệnh Biên phòng ra Quyết định số 415/QĐ-BP thành lập Ban Chỉ huy biên phòng 6 huyện và 18 đồn biên phòng, đảm bảo mỗi xã biên giới đều có đồn biên phòng. Theo đó, huyện Yên Minh có 3 đồn mới được thành lập: Na Khê, Phú Lũng, Thắng Mố và đồn được thành lập từ trước đó là Bạch Đích. Đến năm 1990, để phù hợp với tình hình mới, Bộ Tư lệnh Biên phòng quyết định giải thể 6 Ban Chỉ huy biên phòng cấp huyện và các đồn biên phòng mới thành lập năm 1987. Theo đó, huyện Yên Minh chỉ còn lại đồn biên phòng Bạch Đích. Đầu năm 1990, thực hiện Quyết định của Tư lệnh Quân khu 2 về chấn chỉnh tổ chức biên chế, huyện tiến hành giải thể Tiểu đoàn 3 bộ đội địa phương. Sau gần 12 năm kể từ khi thành lập, Tiểu đoàn 3 bộ đội địa phương của huyện đã hoàn thành trọng trách vẻ vang của mình góp phần cùng quân và dân trong huyện lập nên những chiến công vẻ vang xứng đáng với danh hiệu: “Anh hùng lực lượng vũ trang”. Xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở đủ mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại địa phương. Gắn nhiệm vụ quốc phòng - an ninh với phát triển, kinh tế, xây dựng thế trận phòng thủ chiến tranh nhân dân vững chắc với phương châm mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận quốc phòng - an ninh, bảo vệ xóm làng phát triển sản xuất. Trong 5 năm (1986 - 1991), mặc dù gặp không ít khó khăn, phức tạp, mới tạm thời thoát khỏi chiến tranh, nhưng 209
  16. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Yên Minh đã giành được những kết quả bước đầu trong sự nghiệp đổi mới. Kinh tế - xã hội thu được nhiều thành tựu quan trọng, quốc phòng - an ninh được củng cố và giữ vững. Những thành tựu đó không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền cũng như sự tham gia tích cực của các đoàn thể quần chúng và các tầng lớp nhân dân. Công tác xây dựng Đảng được coi trọng, thực hiện Nghị quyết 04 của Bộ chính trị, Chỉ thị 25 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nhiệm vụ làm trong sạch, nâng cao vai trò, vị trí của cán bộ, đảng viên, Đảng bộ huyện nhận định công tác tư tưởng chính trị và tổ chức của các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên phải được quan tâm và đi trước một bước. Công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong bối cảnh các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới đang khủng hoảng sâu sắc, công cuộc đổi mới ở Việt Nam tuy thu được một số thắng lợi, song vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng, đời sống cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tư tưởng một bộ phận cán bộ, đảng viên còn băn khoăn, dao động thì nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị cho cán bộ, đảng viên là cần thiết. Đảng bộ huyện xác định: Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, lập trường cách mạng cho cán bộ, đảng viên nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, tinh thần vượt khó, khắc phục khó khăn, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước. Trong nhiệm kỳ đã tổ chức triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và Đảng bộ tỉnh đến từng cán bộ, đảng viên để nắm vững chủ trương, đường lối chính sách đúng đắn của Đảng. Tăng cường sinh hoạt chi bộ theo định kỳ, phát huy tinh thần dân chủ, đấu tranh tự phê bình và phê bình để giúp đỡ nhau tiến bộ. Thường xuyên mở các lớp giáo dục lý luận chính 210
  17. trị, bồi dưỡng kiến thức văn hóa để nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo và giác ngộ cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Từ việc triển khai những biện pháp trên, đại bộ phận cán bộ, đảng viên đã tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, giữ vững phẩm chất, đạo đức cách mạng, hoàn thành nhiệm vụ được giao; nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc, góp phần xây dựng huyện ngày càng giàu mạnh, văn minh. Về công tác tổ chức, tích cực củng cố, kiện toàn, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh toàn diện, xóa bỏ dần cơ sở Đảng và đảng viên yếu kém, tăng cường sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và đảng viên. Trong hai năm (1989 - 1990), công tác xây dựng Đảng đã thu được nhiều thành tựu: về chất lượng đảng viên, năm 1989 toàn Đảng bộ có 541 đảng viên, trong đó đảng viên loại 1 là 392 đồng chí, đảng viên loại 2 có 120 đồng chí, đảng viên loại 3 có 29 đồng chí; năm 1990, có 509 đảng viên, trong đó đảng viên loại 1 có 438 đồng chí, loại 2 có 53 đồng chí, loại 3 có 18 đồng chí. Về chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, năm 1989 toàn Đảng bộ có 28 cơ sở Đảng, kết quả xếp loại có 14 cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, 14 cơ sở Đảng đạt khá, không có cơ sở Đảng yếu kém; năm 1990, kết quả xếp loại có 13 tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh, 13 tổ chức cơ sở Đảng đạt khá và 2 cơ sở Đảng yếu, không có cơ sở Đảng kém. Công tác phát triển Đảng, trong hai năm đã tổ chức bồi dưỡng đối tượng cho hơn 200 quần chúng ưu tú, kết nạp được 131 đảng viên mới, trong đó có 61 đồng chí là lực lượng vũ trang, 49 đồng chí đảng viên nông thôn, 21 đồng chí là cán bộ cơ quan. Những kết quả đạt được là rất quan trọng, tuy nhiên công tác xây dựng Đảng còn nhiều yếu kém và hạn chế. Công tác 211
  18. giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện, quản lý đảng viên chưa thường xuyên, thậm chí có lúc còn bị buông lỏng, cho nên không ngăn chặn kịp thời những sai phạm của đảng viên. Trong sinh hoạt Đảng, tinh thần tự phê bình và phê bình còn yếu, nể nang. Đối với cán bộ đảng viên, một số thiếu ý thức rèn luyện, tu dưỡng, mắc sai lầm, khuyết điểm, vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vi phạm phẩm chất đạo đức... gây ảnh hưởng xấu trong Đảng và quần chúng. Một bộ phận đảng viên còn mang nặng tư tưởng bình quân chủ nghĩa, lừng chừng không muốn đấu tranh với những tư tưởng, hành động sai trái trong nội bộ làm hạn chế đến sức chiến đấu, tính tiên phong của đảng viên. Vì vậy, số đảng viên bị thi hành kỷ luật còn khá lớn, trong nhiệm kỳ toàn Đảng bộ đã thi hành kỷ luật là 70 trường hợp, trong đó khai trừ ra khỏi Đảng là 12 trường hợp (trong 12 trường hợp bị khai trừ có 10 trường họp là cấp ủy viên các cấp). Mặc dù còn một số thiếu sót, yếu kém, song những thành tích đạt được trong công tác xây dựng Đảng là hết sức quan trọng cần được phát huy. Để phát huy thành tích đạt được, khắc phục những yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Minh lần thứ XII đã khẳng định: “Xây dựng Đảng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, tiếp tục đổi mới công tác xây dựng Đảng, nâng cao công tác chính trị, tư tưởng, tăng cường sự nhất trí cao với đường lối, quan điểm của Đảng, xây dựng khối đoàn kết thống nhất, chống mọi biểu hiện bè phái, cục bộ, tự mãn, tự cao, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, động viên quần chúng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đấu tranh chống tham nhũng và tiêu cực trong các cơ quan và xã hội”. Tăng cường hoạt động của chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã hội trong thời kỳ đổi mới đất nước là nhiệm vụ cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố và giữ vững an ninh - quốc phòng. 212
  19. Về hoạt động của chính quyền các cấp, thực hiện Chỉ thị số 53 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về kiện toàn và củng cố chính quyền các cấp đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ đổi mới. Đảng bộ huyện đã tập trung rà soát, kiện toàn lại chính quyền cấp huyện và cấp xã. Xây dựng phương hướng, kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ, công chức các cấp; từng bước thực hiện chủ trương trẻ hóa cán bộ, nhất là cán bộ cấp xã. Thực tế đặt ra là chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã còn rất yếu cả về năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện, yếu cả văn hóa, chuyên môn và trình độ lý luận. Một bộ phận cán bộ tính bảo thủ, trì trệ, bệnh kinh nghiệm lớn... từ đó dẫn tới những yếu kém, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành, nhất là quản lý, điều hành về kinh tế - xã hội; tình trạng cửa quyền, quan liêu, bàn giấy và thủ tục phiền hà đối với nhân dân đã xuất hiện trong bộ máy nhà nước và cán bộ, công chức. Vì vậy, phải chấn chỉnh và đổi mới hoạt động của chính quyền các cấp, trong đó chủ yếu nhất là cấp xã để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Với sự nỗ lực cố gắng toàn diện, hoạt động của chính quyền các cấp đã dần đi vào nề nếp, quy củ và có hiệu quả. Phát huy vị trí, vai trò, chức năng và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp đảm bảo quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn. Từng bước sắp xếp lại bộ máy Ủy ban Nhân dân các cấp theo hướng tinh gọn và hoạt động có hiệu quả, thực sự là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Khắc phục dần những mặt hạn chế, mở rộng dân chủ gắn liền với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa và lý luận cho đội ngũ cán bộ, xây dựng các phòng, ban đủ năng lực và trình độ, đảm đương các nhiệm vụ được giao. Thường xuyên củng cố, kiện toàn và đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức đoàn thể như: Mặt 213
  20. trận, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân... Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng. Phát động sâu rộng phong trào thi đua trong mọi tổ chức, đoàn thể, mọi lực lượng để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước. Ra sức xây dựng và phát triển các tổ chức đoàn thể về mặt tổ chức và hoạt động có hiệu quả thiết thực. Tăng cường củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, không ngừng xây dựng mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng với nhân dân nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để hoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong 5 năm (1986 - 1991), qua hai nhiệm kỳ Đại hội, Đảng bộ huyện Yên Minh đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Sự nghiệp đổi mới bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn sự vận dụng sáng tạo các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và Đảng bộ tỉnh vào hoàn cảnh cụ thể, điều kiện cụ thể là một nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới ở huyện Yên Minh. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của huyện còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Kinh tế tăng trưởng chậm, phát triển không toàn diện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế hàng hóa chưa rõ nét; nền kinh tế còn mang nặng tính tự nhiên, tự cung, tự cấp; kết cấu hạ tầng lạc hậu, xuống cấp. Văn hóa - xã hội còn nhiều bất cập, chưa phát triển tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, các tệ nạn xã hội chưa được giải quyết triệt để. Đời sống nhân dân chưa thoát khỏi khó khăn, tỷ lệ đói nghèo còn cao. Những hạn 214
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2