Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Minh (1944-2020): Phần 1
lượt xem 2
download
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Minh (1944-2020): Phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Điều kiện tự nhiên - xã hội - truyền thống và con người Yên Minh; Nhân dân các dân tộc Yên Minh trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, kháng chiến chống thực dân Pháp và những năm đầu sau hoà bình (1944 - 1962); Đảng bộ huyện Yên Minh được thành lập, trực tiếp lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện đẩy mạnh sản xuất, tích cực chi viện cho tiền tuyến, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược (1962 - 1975). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Minh (1944-2020): Phần 1
- ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ GIANG BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN MINH *** LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN MINH (1944 - 2020) (Tài liệu phục vụ nghiệm thu) Yên Minh, tháng 11 năm 2022
- LỜI GIỚI THIỆU Yên Minh là một trong bốn huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh Hà Giang, là nơi cư trú lâu đời của 22 dân tộc anh em, là nơi tiếp thu và giác ngộ cách mạng sớm nhất ở phía Bắc tỉnh Hà Giang. Gắn với chiều dài lịch sử dân tộc, trong quá trình đấu tranh chống kẻ thù xâm lược bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, đấu tranh chống thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển, nhân dân các dân tộc Yên Minh đã không quản ngại khó khăn, gian khổ và hy sinh lập nên những trang sử vẻ vang, hào hùng. Trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Yên Minh đã thể hiện rõ chí khí quật cường, tinh thần dũng cảm, truyền thống vươn lên xây dựng huyện Yên Minh ngày một giàu mạnh, văn minh. Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, tuy kết quả đạt được chưa nhiều, đời sống nhân dân còn khó khăn. Song, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Yên Minh vẫn một lòng, một dạ tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đã và đang giành được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Từ khi được thành lập đến nay (tháng 12/1962), những thành tựu đạt được về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh và quốc phòng của huyện Yên Minh không tách rời sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện. Các chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ huyện luôn thể hiện sự sáng tạo, linh hoạt phù hợp với thực tế địa phương, tạo được sự thống nhất về nhận thức và hành động trong toàn Đảng bộ và sự đồng thuận của nhân dân. 3
- Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Kế hoạch số 342- KH/TU ngày 02 tháng 8 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về việc tiếp tục tăng cường nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, giáo dục lịch sử Đảng; nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập huyện Yên Minh (15/12/1962 - 15/12/2022), để ôn lại truyền thống cách mạng, đồng thời tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Yên Minh trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Minh quyết định biên soạn, xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Minh (1944 - 2020) trên cơ sở chỉnh sửa, bổ sung và tái bản cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Minh (1944 - 2000) và Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Minh (1944 - 2010) đã được xuất bản trước đó. Nội dung cuốn sách đề cập khá toàn diện các lĩnh vực như vùng đất và con người, dân tộc và truyền thống, kinh tế và an ninh - quốc phòng, văn hóa và xã hội, đấu tranh và xây dựng… Đặc biệt quan trọng hơn cả và chiếm phần lớn nội dung cuốn sách là vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Yên Minh, nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc và trong công cuộc đổi mới đất nước ngày nay. Trong quá trình xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung và tái xuất bản cuốn sách, tuy đã có nhiều cố gắng, song do gặp nhiều khó khăn về thực tiễn và phương pháp luận; tư liệu để nghiên cứu và biên soạn thiếu thốn, bị thất lạc, bị hỏng do chiến tranh; trình độ cán bộ biên soạn còn hạn chế… Vì vậy cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và phương 4
- pháp luận. Ban biên soạn rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để không ngừng nâng cao chất lượng cuốn sách trong những lần tái bản sau. Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Minh xin chân thành cảm ơn các nhân chứng lịch sử, các đồng chí cán bộ lãnh đạo của huyện qua các thời kỳ, cán bộ cách mạng lão thành, các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và giúp đỡ để cuốn: Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Minh (1944 - 2020) được chỉnh sửa, bổ sung và tái xuất bản ra mắt bạn đọc. T/M BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY BÍ THƯ Ngô Xuân Nam 5
- 6
- Chương I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI - TRUYỀN THỐNG VÀ CON NGƯỜI YÊN MINH I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Yên Minh là một huyện vùng cao biên giới phía Bắc của tỉnh Hà Giang, nằm trong khoảng tọa độ từ 22° 16’ 22” đến 22° 52’ 35” vĩ độ Bắc, từ 104° 57’ 21” đến 105° 23’15” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Đồng Văn (Hà Giang) và giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) với đường biên giới quốc gia dài 25,269 km(1), phía Nam giáp huyện Bắc Mê và huyện Vị Xuyên (Hà Giang), phía Đông giáp huyện Mèo Vạc (Hà Giang) và huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng), phía Tây giáp huyện Quản Bạ (Hà Giang). Theo số liệu năm 2020 huyện Yên Minh có diện tích tự nhiên là 78.365,17 ha. Trung tâm huyện cách thành phố Hà Giang 100 km, nằm ở vị trí trung tâm trên trục trung chuyển giữa vùng Công viên địa chất toàn cầu - cao nguyên đá Đồng Văn với thành phố Hà Giang và Trung Quốc. Về địa lý, Yên Minh kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, tính từ đỉnh 1554,4 thuộc xóm Sủng Lảng (xã Thắng Mố) giáp với Trung Quốc đến xóm Khâu Vạc II (xã Du Tiến) giáp huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng dài gần 46 km tiếp giáp hoàn toàn và tạo sự ngăn cách giữa huyện Đồng Văn, huyện Mèo Vạc với thành phố Hà Giang. Nằm án ngữ trên các tuyến đường giao thông quan trọng đi huyện Bắc Mê, thành phố Hà Giang và tỉnh Cao Bằng. Vị trí đó vừa là lợi thế, vừa là thách thức mọi mặt đối với huyện Yên Minh trong các giai đoạn lịch sử. (1) . Theo Văn bản số: 3487/BNG – UBBG, ngày 04/10/2011 của Bộ Ngoại giao: chiều dài biên giới các xã Na Khê 5,110 km, Bạch Đích 6,981 km, Phú Lũng 5,384 km, Thắng Mố 7,794 km. Chiều dài tuyến biên giới quốc gia trên địa bàn huyện Yên Minh là 25,269 km. 7
- Về địa hình, Yên Minh nằm trong vùng lún sâu trong kỷ Tri - Át được bồi đắp, lấp đầy bởi trầm tích tụ nguyên. Các trầm tích này nằm kẹp giữa hai khu vực núi đá vôi Đồng Văn và Quản Bạ. Hình thành trên cấu trúc địa chất phức tạp nên huyện có địa hình rất phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc lớn (trên 76% diện tích tự nhiên có độ dốc từ 25° trở lên). Chênh lệch về độ cao giữa các vùng lớn nên điều kiện đi lại, phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác độ dốc lớn thường xuyên gây ra hiện tượng rửa trôi, xói mòn làm cho đất dễ bị bạc màu, thoái hóa, hiếm nước. Nhìn một cách tổng quan địa hình Yên Minh chia thành các vùng: - Địa hình núi cao, phân bố ở các xã Lao Và Chải, Ngam La, Ngọc Long và Du Già với độ cao thay đổi từ 900 mét đến 1.800 mét so với mực nước biển, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn trên 25°, trong đó có đỉnh núi Ba Tiên cao 2.274 mét. - Địa hình núi thấp, phân bố ở các xã Mậu Duệ, Na Khê và thị trấn Yên Minh. Vùng này có độ cao thay đổi dưới 900 mét, địa hình, độ dốc, mức độ chia cắt rất phức tạp. Nhiều khu vực có độ dốc lớn trên 25°, chia cắt mạnh, đá lộ đầu nhiều, tầng đất mỏng; có một số khu vực khác độ dốc dưới 25°, chia cắt yếu, tầng đất hình thành dày. - Địa hình thung lũng, Yên Minh có những thung lũng kín, xung quanh là núi thấp hoặc núi cao phân bố ở thị trấn Yên Minh, Mậu Duệ, Bạch Đích... Địa hình các thung lũng này khá bằng phẳng. Đất trên địa hình này được cấu tạo từ các sản phẩm bồi đắp của Aluvi và Deluvi. - Địa hình Castơ, phân bố ở các xã Thắng Mố, Phú Lũng, Sủng Thài, Sủng Cháng, Lũng Hồ và Đường Thượng. Vùng này chủ yếu là các dãy núi đá vôi, tầng đất dày, kết cấu đất tốt. Song có hạn chế lớn là đá lộ đầu quá nhiều, về mùa khô thường thiếu nước một cách nghiêm trọng gây khó khăn cho đời sống và sản xuất của nhân dân. 8
- Do địa hình chia thành các vùng khác nhau đã tạo nên những loại đất mang đặc điểm khác nhau được hình thành từ đá mẹ, mẫu chất hình thành bao gồm: nhóm đá trầm tích, nhóm đá biến chất. Ngoài ra còn có mẫu chất dốc tụ và phù sa mới tạo nên các loại đất tầng dày, độ phì nhiêu khá. Dựa trên kết quả bản đồ thổ nhưỡng huyện Yên Minh tỷ lệ 1/50.000, bản vẽ năm 1999 do Viện Quy hoạch và Thiết kế Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều tra, xây dựng theo tiêu chuẩn phân loại định lượng của FAO - UNESCO, đất đai huyện Yên Minh được chia thành 5 nhóm: nhóm đất phù sa, nhóm đất Gley, nhóm đất đen, nhóm đất xám và nhóm đất đỏ. Yên Minh nằm trong vùng khí hậu Á nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Mùa hè trùng với gió mùa Đông - Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông trùng với gió mùa Đông - Bắc kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh và ít mưa. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 20,5°, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 26,4°c (tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất 10,4°c (tháng 1). Nhìn chung yếu tố nhiệt độ thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp, đặc biệt đối với các loại cây ăn quả và cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và một số loại cây á nhiệt đới sinh trưởng và phát triển. Lượng mưa trung bình năm là 1.745 mm, là một trong những vùng có lượng mưa thấp của tỉnh nhưng lại phân bố không đều trong năm: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 15% tổng lượng mưa cả năm. Tổng số ngày mưa trung bình trong một năm khoảng từ 175 - 180 ngày, riêng các tháng 6, 7 và 8 có số ngày mưa cao từ 20 - 22 ngày/tháng. Cường độ mưa lớn làm xói mòn, rửa trôi đất, nhất là ở những vùng đất trống, đồi núi trọc có độ dốc lớn và độ che phủ của thảm thực vật thấp. 9
- Trên địa bàn huyện có 2 con sông chảy qua là sông Nhiệm chảy từ Tây sang Đông (qua thị trấn Yên Minh, Mậu Duệ), sông này có nhiều nhánh hợp thủy và sông Miện chảy trên địa bàn huyện theo dọc tuyến biên giới phía Tây Bắc. Do yếu tố địa hình nên các sông, suối, khe đều ngắn và dốc, vào mùa khô chỉ những xã núi đất mới có nước đáp ứng nhu cầu đời sống và sản xuất, còn các xã vùng cao núi đá thiếu nước trầm trọng. Về mùa mưa, do lượng mưa lớn tập trung vào thời gian ngắn, độ dốc lớn, độ che phủ của thảm thực vật ít đã tạo nên dòng chảy mạnh gây lũ ống, lũ quét ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất và giao thông đi lại. Yên Minh có diện tích rừng khá lớn. Rừng Yên Minh có thảm thực vật rất phong phú, đa dạng, có các loại gỗ quý hiếm như đinh, lim, nghiến, trai, sồi, lát hoa, pơ mu, thông đá, tre nứa, vầu, kháo và nhiều dược liệu, động vật quý hiếm... Tuy tiềm năng tài nguyên rừng lớn, nhưng do tập quán du canh phát nương, làm rẫy từ lâu đời và do ý thức bảo vệ phát triển rừng chưa cao, tình trạng khai thác gỗ và săn bắt động vật bừa bãi... làm cho vốn rừng, quỹ động thực vật ngày càng cạn kiệt, nhiều loại gỗ quý, động vật quý hiếm không còn trên địa bàn huyện. Trong cơ cấu kinh tế của huyện, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính. Ngoài gieo trồng cây lương thực là chủ yếu (cây lúa và cây ngô), trên địa bàn huyện còn trồng một số loại cây có giá trị kinh tế như: cây có củ (sắn, dong giềng, khoai lang), cây công nghiệp (đậu tương, lạc, chè, mía, trẩu), cây thực phẩm (bí, rau, đậu các loại), cây ăn quả (xoài, lê, hồng, mận, đào...) và môt số loại cây dược liệu quý, hiếm. Về chăn nuôi, trên địa bàn huyện chủ yếu là phát triển đàn bò, trâu, dê và lợn để lấy thịt, sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất. Ngoài ra còn chăn nuôi các vật nuôi phổ biến như gà, vịt, ngan, cá, ong mật và một số vật nuôi khác. Do các yếu tố thuận lợi về tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết...), nên một số sản phẩm nông nghiệp của huyện có 10
- chất lượng cao như: gạo (dẻo, thơm, ngon), quả xoài cùng một số thực phẩm có nguồn gốc bản địa (thịt trâu, bò, dê và gia cầm...) đã được thị trường trong và ngoài tỉnh biết đến, người tiêu dùng ca ngợi. Đây là một trong những thế mạnh của huyện trong việc phát triển kinh tế hàng hóa. Sản xuất công nghiệp nhìn chung chưa phát triển. Ngoài một số ngành, nghề truyền thống như rèn, đúc công cụ sản xuất, nung gạch, ngói máng, dệt vải lanh, thổ cẩm, chế tác khèn Mông, đan quẩy tấu... trong những năm gần đây đã hình thành và phát triển thêm một số ngành nghề khác như sản xuất đồ mộc dân dụng, chế biến nông sản (xay sát ngô, lúa, chế biến chè), sản xuất gạch Tuynel, gạch không nung, khai thác đá sản xuất vật liệu xây dựng, thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản... nhưng quy mô còn nhỏ, phân tán, năng lực sản xuất thấp. Về khoáng sản, qua thăm dò khảo sát, hiện nay trên địa bàn huyện có mỏ Antimon ở Mậu Duệ, Đông Minh với trữ lượng khai thác hàng năm ước tính 350 tấn. Ngoài ra còn phát hiện mới mỏ Măng Gan và một số khoáng sản khác được phân bổ ở các xã Na Khê, Du Già, Du Tiến và Đông Minh. So với các huyện vùng cao phía Bắc thì huyện Yên Minh có tổng diện tích tự nhiên khá lớn, đất đai phì nhiêu, có tiềm năng về kinh tế lâm nghiệp, vườn rừng. Tuy nhiên, vì là một huyện vùng cao, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh nên điều kiện đi lại, phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội... gặp rất nhiều khó khăn, chi phí lớn, công trình nhanh xuống cấp. Tài nguyên, khoáng sản không nhiều, đất đai tuy rộng lớn và khá phì nhiêu nhưng những khu vực bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất ít, phân tán. Những khu vực có độ dốc cao và do canh tác không hợp lý làm đất bị xói mòn, đá lộ đầu... chiếm diện tích lớn. Nằm ở trung tâm 4 huyện thuộc Công viên địa chất toàn cầu - cao nguyên đá Đồng Văn với nhiều di sản địa chất, di sản 11
- văn hóa và đa dạng sinh học. Trên địa bàn huyện có một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Hang Nà Luông (xã Mậu Long), Hang Nà Lèng (thị trấn Yên Minh), hang Du Già… rừng thông Yên Minh, rừng nguyên sinh xã Du Già, núi Ba Tiên… Đồng thời, Yên Minh là nơi cư trú lâu đời của nhiều dân tộc ít người, mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng biệt với nhiều lễ hội đặc sắc. Đây là tiềm năng to lớn, là thế mạnh để phát triển dịch vụ du lịch theo hướng “Trung tâm du lịch sinh thái, đô thị xanh”. II. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Trước đây, Yên Minh thuộc tổng Đông Quan, châu Bình Nguyên, phủ Tương Yên, tỉnh Tuyên Quang. Sau đó thuộc về châu Bảo Lạc (Cao Bằng) do một thổ ty phong kiến người Tày họ Nông ở Bảo Lạc cai quản như một lãnh địa. Khi thực dân Pháp xâm lược, chúng tách Đông Quan ra khỏi Bảo Lạc, toàn bộ phủ Tương Yên trong đó có huyện Yên Minh ngày nay được đặt trong đạo Quan binh thứ hai Hà Giang. Ngày 20 tháng 8 năm 1891, thực dân Pháp chia đạo quan binh thứ 2 thành ba tỉnh: Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng. Đến ngày 28 tháng 11 năm 1905, Quyền Toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1906, thiết lập các trung tâm hành chính tại các Đạo quan binh 2, 3 và 4. Theo đó, tại Đạo quan binh thứ 3 có thêm 4 trung tâm hành chính mới: 1. Đồng Văn (các tổng Đông Minh và Quang Mậu). 2. Quản Bạ (tổng Yên Bình). 3. Bắc Quang (các tổng Bằng Hành, Trinh Tương, Mục Hà và Tiên Yên). 4. Hoàng Su Phì (tổng Tụ Nhân). Trong “Danh mục các làng xã Bắc Kỳ” của Ngô Vi Liễn, xuất bản năm 1928 thì tỉnh Hà Giang có 2 châu (châu Bắc 12
- Quang, Vị Xuyên) và 2 đại lý (Đồng Văn, Hoàng Su Phì). Đại lý Đồng Văn có tổng Quang Mậu và tổng Đông Minh, gồm 465 làng, 19 xã. Tổng Quang Mậu gồm các xã: Đồng Văn, Niêm Sơn, Sơn Vĩ, Sủng Máng. Tổng Đông Minh gồm các xã: Bạch Đích, Đường Thượng, Lũng Chinh, Lũng Phìn, Mậu Duệ, Mèo Vạc, Na Khê, Ngam La, Phố Cáo, Phú Lũng, Sà Phìn, Sủng Là, Sủng Thài, Vần Chải, Yên Minh. Đến tháng 01 năm 1950, tỉnh Hà Giang thuộc khu Lao - Hà - Yên (Lào Cai - Hà Giang - Yên Bái), toàn tỉnh Hà Giang có 4 huyện là Bắc Quang, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và huyện Đồng Văn (bao gồm huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và một phần của huyện Quản Bạ ngày nay). Toàn huyện Đồng Văn lúc đó có 22 xã: Đồng Văn, Niêm Sơn, Sủng Máng, Sơn Vĩ, Bạch Đích, Lũng Phìn, Đường Thượng, Lũng Chinh, Mậu Duệ, Mèo Vạc, Na Khê, Ngam La, Phố Cáo, Phú Lũng, Sà Phìn, Sủng Là, Sủng Thài, Vần Chải, Yên Minh, Cán Tỷ, Ngọc Long(1), Du Già(2). Ngày 23 tháng 3 năm 1959, Chủ tịch nước ký Sắc lệnh bãi bỏ cấp hành chính khu Lao - Hà - Yên, sáp nhập tỉnh Hà Giang vào Khu tự trị Việt Bắc. Ngày 05 tháng 7 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 91-CP chia 13 xã thuộc huyện Đồng Văn thành các xã mới. Trong đó: (1) . Năm 1931, xã Ngọc Long tách khỏi xã Mậu Duệ thành lập đơn vị hành chính mới với tên gọi xã Thanh Sơn, thuộc tổng (khu) Đông Minh (khu Yên Minh), châu Đồng Văn. Tháng 01 năm 1946, xã Thanh Sơn được đổi tên thành xã Ngọc Long. Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Long (1945 - 2017), xuất bản năm 2018, tr. 10. (2) . Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, để thuận tiện cho việc xây dựng phong trào cách mạng, xã Du Già được chuyển từ huyện Vị Xuyên về huyện Đồng Văn quản lý. Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Du Già (1945 - 2018), xuất bản năm 2019, tr. 11. 13
- Xã Niêm Sơn tách thành 3 xã: Khâu Vai, Niêm Sơn, Tát Ngà. Xã Mậu Duệ tách thành 2 xã: Nậm Ban, Mậu Duệ. Xã Phú Lũng tách thành 3 xã: Phìn Lồ (sau đổi thành Phú Lũng), Thắng Mố, Sủng Chiếng (Sủng Cháng). Xã Cán Tỷ tách thành 4 xã: Cán Tỷ, Bát Đại Sơn, Lao Và Chải, Lùng Tám. Xã Đường Thượng tách thành 2 xã: Đường Thượng, Lũng Hồ. Ngày 15 tháng 12 năm 1962, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 211-CP tách Đồng Văn làm 3 huyện: Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Kể từ đây Yên Minh trở thành đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Hà Giang. Khi mới chia tách huyện Yên Minh có 3.294 hộ với 16.775 người, sinh sống trong 13 xã: Yên Minh, Bạch Đích, Mậu Duệ, Ngọc Long, Lao Và Chải, Đường Thượng, Tát Ngà, Du Già, Ngam La, Na Khê, Lũng Hồ, Nậm Ban và Niêm Sơn. Ngày 27 tháng 12 năm 1975, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa V nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra nghị quyết bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính và hợp nhất một số tỉnh. Tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang hợp nhất thành tỉnh Hà Tuyên. Ngày 01 tháng 4 năm 1976, tỉnh Hà Tuyên chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới, huyện Yên Minh trở thành 1/15 huyện, thị xã của tỉnh Hà Tuyên. Đến năm 1982 do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tổ quốc, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 179-HĐBT ngày 21 tháng 10 năm 1982, “Về phân vạch địa giới một số xã của huyện Mèo Vạc, Yên Minh và Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Tuyên”. Theo đó, huyện Yên Minh tiếp nhận 4 xã: Phú Lũng, Thắng Mố, Sủng Cháng và xã Sủng Thài từ huyện Đồng Văn và bàn giao 3 xã phía 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Minh (1944-2020): Phần 2
271 p | 8 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Mèo Vạc (1962-2015): Phần 2
191 p | 13 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Sơn Hà (1945-1990): Phần 1
118 p | 3 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Mèo Vạc (1962-2015): Phần 1
74 p | 11 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lương (1946-2015): Phần 1
280 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì (1947-2017): Phần 2
79 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì (1947-2017): Phần 1
57 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn (1944-2020): Phần 2
365 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn (1944-2020): Phần 1
124 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Núi Thành (1975-2020): Phần 1
162 p | 12 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Thăng Bình (1930-1975): Phần 1
122 p | 14 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Quế Sơn (1975-2000): Phần 1
139 p | 12 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phước Sơn (1975-2005): Phần 1 (Tập 2)
231 p | 11 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Giang (1945-2005): Phần 2
240 p | 11 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Tuy Phong (1975-2000): Phần 2 (Tập 3)
123 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Núi Thành (1975-2020): Phần 2
286 p | 11 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Thạnh Trị (1975-2000): Phần 1 (Tập 2)
109 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn