Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Mèo Vạc (1962-2015): Phần 1
lượt xem 3
download
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Mèo Vạc (1962-2015): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Huyện Mèo Vạc: Điều kiện tự nhiên - xã hội và truyền thống lịch sử; Đảng bộ huyện Mèo Vạc được thành lâp, trực tiếp lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa tích cực tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1962 – 1975). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Mèo Vạc (1962-2015): Phần 1
- 1
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN MÈO VẠC LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN MÈO VẠC (1962 - 2015) XUẤT BẢN NĂM 2016 2
- Lời giới thiệu Mèo Vạc là huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh Hà Giang, được thành lập ngày 15 tháng 12 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ huyện Đồng Văn, một vùng đất có từ lâu đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, con người nơi đây vốn có đức tính cần cù lao động, kiên cường vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách nghiệt ngã của thiên nhiên và tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất với các thế lực phản động, ngoại xâm để sinh tồn và phát triển. Từ khi có Đảng lãnh đạo, tinh thần kiên trung đó không ngừng được khơi dậy và phát huy mạnh mẽ, đã trở thành truyền thống cực kỳ quý báu. Nhân dân các dân tộc huyện Mèo Vạc luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đi theo Đảng làm cách mạng và đã giành được nhiều thắng lợi qua các thời kỳ lịch sử, góp phần tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của quê hương. Việc ghi lại những trang sử vẻ vang của Đảng bộ huyện Mèo Vạc là nhằm rút ra những kinh nghiệm và bài học quý trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; nâng cao lòng tự hào về truyền thống cách mạng, củng cố lòng tin, động viên tinh thần cán bộ, đảng viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Mèo Vạc vững bước trên con đường xây dựng quê hương trong giai đoạn mới. 3
- Nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng bộ, đáp ứng lòng mong mỏi và nguyện vọng thiết tha của cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Mèo Vạc, năm 2004, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mèo Vạc (Khóa XV) đã cho xuất bản cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Mèo Vạc (1962-2002)”, phản ánh quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ từ 1962 đến năm 2002. Cuốn sách đã được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đón nhận và đóng góp nhiều ý kiến với mong muốn cuốn sách lịch sử Đảng bộ được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2015) được sự nhất trí của Tỉnh ủy và sự giúp đỡ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mèo Vạc (Khóa XVII) đã chỉ đạo việc sưu tầm, khai thác tư liệu, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Mèo Vạc (1962-2015)”. Cuốn sách được xuất bản lần này dựa trên cơ sở cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Mèo Vạc (1962-2002)” xuất bản năm 2004, có chỉnh sửa, bổ sung và biên soạn mới giai đoạn từ 2002 đến 2015. Nội dung cuốn sách đề cập khá toàn diện về vùng đất; về con người; về tình hình kinh tế - xã hội; về sự nghiệp cách mạng ở huyện Mèo Vạc qua các thời kỳ lịch sử dưới sự lãnh đạo của Đảng; những nỗ lực vươn lên của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Mèo Vạc trong công cuộc đổi mới của Đảng. Trong quá trình tổ chức thực hiện, việc sưu tầm, nghiên cứu và biên soạn, được sự quan tâm giúp đỡ của Ban 4
- Tuyên giáo Tỉnh ủy, các cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước cùng với sự đóng góp ý kiến quý báu của các đồng chí cán bộ, đảng viên đã từng tham gia hoạt động, công tác tại huyện Mèo Vạc qua các thời kỳ. Ban Thường vụ Huyện ủy Mèo Vạc xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và những đóng góp quý báu đó. Mặc dù, các tác giả đã có nhiều cố gắng với tinh thần trách nhiệm cao trong xác minh, thẩm định, bổ sung tư liệu. Song do những tài liệu có liên quan không còn được lưu trữ đầy đủ nên việc biên soạn cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Mèo Vạc cùng bạn đọc để cuốn sách xuất bản lần sau được hoàn chỉnh hơn. Ban Thường vụ Huyện ủy Mèo Vạc xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Mèo Vạc (1962- 2015)” tới toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Mèo Vạc cùng bạn đọc. T/M BCH ĐẢNG BỘ HUYỆN MÈO VẠC Hầu Minh Lợi Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang Bí thư Huyện uỷ Mèo Vạc 5
- CHƯƠNG I HUYỆN MÈO VẠC: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ I- Điều kiện tự nhiên Mèo Vạc là một huyện miền núi phía Đông Bắc tỉnh Hà Giang, là điểm cuối cùng của trục đường Hạnh Phúc Hà Giang - Đồng Văn. Vị trí địa lý của huyện nằm trong tọa độ từ 22°2’ đến 33°19’ vĩ độ Bắc, 105°12' đến 105°24’ kinh độ Đông thuộc cao nguyên Đồng Văn, cách trung tâm tỉnh lỵ Hà Giang 184 km theo đường Quốc lộ 4C. Diện tích tự nhiên của huyện là 56.309 ha. Phía Đông và Đông Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp huyện Yên Minh, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Đồng Văn. Trước năm 1963, huyện Mèo Vạc nằm trong địa phận của huyện Đồng Văn. Cao nguyên Đồng Văn nói chung, huyện Mèo Vạc nói riêng là vùng cao núi đá, độ cao trung bình là 1.100m so với mặt nước biển. Núi đá chiếm hơn 34.000 ha, đất nông nghiệp chỉ chiếm gần 15.000 ha, lâm nghiệp hơn 10.000 ha, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở. Cấu trúc địa lý của cao nguyên Đồng Văn cũng như của huyện Mèo Vạc hết sức phức tạp, địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đá lộ đầu 6
- nhiều, sự chênh lệch về độ cao không đồng đều giữa các vùng trong toàn huyện. Với cấu trúc địa lý phức tạp như vậy ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội giữa các vùng trong và ngoài huyện gặp nhiều khó khăn. Từ đặc điểm địa hình có độ dốc cao dẫn tới mùa mưa thường xảy ra lũ quét, sạt lở, đất mầu bị rửa trôi làm cho đá lộ đầu dầy thêm; đến mùa khô thì hạn hán thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống. Nhìn một cách tổng thể, địa hình huyện Mèo Vạc có thể phân thành ba tiểu vùng có địa hình, địa chất và thế mạnh kinh tế khác nhau. Tiểu vùng phía Nam gồm 5 xã là: Niêm Sơn, Niêm Tòng, Nậm Ban, Tát Ngà và Khâu Vai. Tiểu vùng này được coi là tiểu vùng núi đất có độ dốc lớn. Đây là vùng khá thuận lợi, có nước, khí hậu ôn hoà hơn, thuận tiện cho phát triển kinh tế, đặc biệt là cây lúa nước, có nhiều tiềm năng kinh tế như trồng cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc nhưng hiện nay chưa khai thác hết. Cây lương thực chính ở tiểu vùng này là ngô và lúa. Tiểu vùng biên giới: Tiểu vùng này nằm gọn ở phía tả ngạn sông Nho Quế gồm ba xã là: Sơn Vĩ, Thượng Phùng và Xín Cái. Đây là ba xã biên giới của huyện Mèo Vạc. Địa hình của tiểu vùng này thấp dần từ biên giới Việt - Trung xuống dòng sông Nho Quế. Nhân dân ở đây thường trồng các loại cây lấy gỗ như: xa mộc, tống quán sủ, cây lương thực chính là ngô và lúa nương; chăn nuôi chủ yếu là bò, dê và ong lấy mật. 7
- Chín xã còn lại và một thị trấn nằm trong tiểu vùng giữa của huyện. Khu vực này nằm trên địa tầng đá vôi có nhiều khe, dốc, vết sụt đất và hầu như không có suối hoặc khe nước, mà duy nhất có nguồn nước ở rừng đầu nguồn từ dải Chí Sán. Khả năng lưu giữ nước ở tiểu vùng này rất kém, mưa vừa tạnh sau ít phút là dòng chảy cũng cạn kiệt nước. Vì vậy, tiểu vùng này thường thiếu nước cho sản xuất và đời sống. Các xã trong tiểu vùng này hầu như không cấy lúa nước, cây lương thực chính là ngô; chăn nuôi tập trung chính vào nuôi bò, dê, đặc biệt là nuôi ong lấy mật. Sản lượng mật ong ở vùng này chiếm phần lớn sản lượng mật ong của toàn huyện. Huyện Mèo Vạc nằm trong vành đai chí tuyến Bắc, mang khí hậu á nhiệt đới - cận ôn đới. Khí hậu trong năm phân chia làm hai mùa tương đối rõ rệt. Mùa khô (mùa đông) thường kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Khí hậu mùa này hết sức khắc nghiệt, khô, hanh, có nhiều ngày rét đậm, rét hại và sương muối, nhiều năm có tuyết rơi. Đây là mùa đại hạn, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt hết sức trầm trọng. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1600 - 1700 mm nhưng phân bố không đều trong các tháng, các tiểu vùng. Hệ thống sông suối ở huyện Mèo Vạc khá nghèo nàn. Toàn huyện mới có hai con sông chảy qua, đó là sông Nho Quế và sông Nhiệm. Sông Nho Quế bắt nguồn từ Trung Quốc chảy theo hướng Bắc - Nam qua địa phận huyện Đồng 8
- Văn, chảy qua 10 xã của huyện Mèo Vạc với chiều dài là trên 20 km. Sông Nhiệm bắt nguồn từ huyện Yên Minh chảy qua 3 xã phía Nam của huyện Mèo Vạc là Nậm Ban và Niêm Sơn và Niêm Tòng. Sông Nho Quế và sông Nhiệm hợp lưu tại nơi tiếp giáp với tỉnh Cao Bằng. Hai con sông này chảy ở bình độ thấp so với độ cao trung bình của huyện Mèo Vạc, nhất là sông Nho Quế chảy theo một thung lũng sâu tới 430m so với độ cao trung bình của huyện là 1.100m. Vì vậy, tác dụng tưới tiêu và phục vụ đời sống hết sức hạn chế. Đồng thời, lưu lượng nước của hai con sông này cũng không lớn, có nhiều bãi cạn, đá ngầm, chảy qua vùng đất có nhiều vết nứt, khe ngầm…vv. Do đó, lại càng không có ý nghĩa gì đối với giao thông thủy lợi và xây dựng thủy điện. Ngoài ra, ở Mèo Vạc còn có một số con suối, khe suối nhỏ nằm rải rác ở các xã như: Niêm Sơn, Nậm Ban, Tát Ngà, Khâu Vai và ba xã tả ngạn sông Nho Quế. Tuy nhiên, các con suối, khe suối này có lưu lượng nước ít, bị khô cạn nhanh sau khi mưa. Qua khảo sát, thăm dò của các nhà địa chất học, dưới sâu lòng đất của 2 huyện Đồng Văn và Mèo Vạc có một con suối ngầm tương đối lớn. Nếu khai thác được nguồn nước này sẽ giải quyết được một phần rất quan trọng nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống người dân ở cao nguyên Đồng Văn này. Trước kia, khi con người mới đến khai phá, vùng đất huyện Mèo Vạc nói riêng và cao nguyên Đồng Văn nói chung là rừng rậm rạp với thảm thực vật phong phú, đa dạng, nhiều loại động vật quý hiếm. Nhưng trải qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt từ thời Pháp thuộc đến nay, rừng không 9
- được bảo vệ, bị tàn phá hết sức nghiêm trọng, hầu như không còn diện tích rừng nguyên sinh. Ngày nay, với chính sách trồng và bảo vệ rừng của Chính phủ, rừng huyện Mèo Vạc đã bắt đầu được hồi sinh. Tuy nhiên, trong hơn 21.000 ha rừng của Mèo Vạc thì mới chỉ có khoảng 1.300 – 1.500 ha là rừng có chất lượng gỗ trung bình. Rừng bị tàn phá là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mùa khô thì hạn hán, thiếu nước, mùa mưa thì bị lũ quét, sạt lở, đất mầu bị rửa trôi và bạc màu. Như vậy, điều kiện tự nhiên của huyện Mèo Vạc là hết sức khắc nghiệt, thuận lợi ít, khó khăn nhiều. Qua đây có thể rút ra đặc điểm chung của thiên nhiên huyện Mèo Vạc và cao nguyên Đồng Văn là: ít đất, ít nước, nhưng lại nhiều đá. Từ đặc điểm này đã hình thành nên tính cách và truyền thống của các dân tộc sống trên mảnh đất cao nguyên này. II- Tình hình xã hội Huyện Mèo Vạc ngày nay là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời. Theo truyền ngôn và sử sách từ thời Lê (thế kỷ XV) thì Đồng Văn, trong đó có vùng đất thuộc huyện Mèo Vạc ngày nay nằm trong tổng Đông Quan thuộc châu Bảo Lạc. Đến thời thuộc Pháp, theo như trong “Danh mục các làng xã Bắc kỳ” của Ngô Vĩ Liễn xuất bản năm 1928 thì địa phận của huyện Mèo Vạc ngày nay nằm ở 2 tổng Quang Mậu và Đông Minh. Các xã Niêm Sơn, Sơn Vĩ và Sủng Máng nằm trong tổng Quang Mậu, các xã Mèo Vạc, Lũng 10
- Chinh nằm trong tổng Đông Minh, cả hai tổng này đều nằm trong đại lý Đồng Văn.(1) Huyện Mèo Vạc từ trước đến nay đã qua nhiều thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính. Ngày 5 tháng 7 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định 91- CP chia xã Mèo Vạc thành 5 xã mới là: xã Thống Nhất, Hoà Bình, Đoàn Kết, Tự Do và Lũng Pù. Chia xã Sơn Vĩ thành 3 xã mới là: Sơn Vĩ, Thượng Phùng, Xín Cái. Chia xã Niêm Sơn thành 3 xã là: Niêm Sơn, Khâu Vai và Tát Ngà. Chia Lũng Chinh thành 2 xã là: Lũng Chinh và Sủng Trà. Riêng xã Sủng Máng vẫn giữ nguyên. Ngày 13 tháng 12 năm 1962, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định số 328-NV về việc đổi tên gọi xã Hòa Bình thành xã Mèo Vạc, xã Tự Do đổi thành xã Cán Chu Phìn, xã Thống Nhất đổi thành xã Pả Vi. Ngày 15 tháng 12 năm 1962, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 211-CP chia huyện Đồng Văn thành 3 huyện mới là Đồng Văn, Yên Minh và Mèo Vạc. Huyện Mèo Vạc có 16 xã: Mèo Vạc, Pả Vi, Đoàn Kết, Cán Chu Phìn, Lũng Pù, Khâu Vai, Sủng Trà, Sủng Máng, Lũng Chinh, Lũng Phìn, Hố Quáng Phìn, Sủng Chái, Pải Lủng, Thượng Phùng, Xín Cái và Sơn Vĩ với 159 thôn, bản, 4.259 hộ, 25.086 khẩu thuộc 10 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Mông chiếm hơn 80% dân số toàn huyện. 1 Hà Giang – 110 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển (1891-2011), NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội, 2001, trang 92. 11
- Ngày 14 tháng 5 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 185- CP tách hai xóm Lùng Sư và Thèn Sư của Xín Cái sáp nhập vào xã Thượng Phùng. Ngày 21 tháng 10 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 179/HĐBT tách 3 xã Niêm Sơn, Nậm Ban và Tát Ngà của huyện Yên Minh sáp nhập vào huyện Mèo Vạc. Cùng thời gian đó, huyện Mèo Vạc chuyển giao 3 xã Lũng Phìn, Hố Quáng Phìn và Sủng Trái sáp nhập vào huyện Đồng Văn. Ngày 20 tháng 8 năm 1999, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 74/1999/NĐ-CP phê chuẩn quyết định sáp nhập hai thôn Lùng Vái, Phố Mỳ của xã Sủng Trà vào xã Mèo Vạc để thành lập thị trấn Mèo Vạc và xã Tả Lủng. Thị trấn Mèo Vạc có 1.441 ha diện tích tự nhiên và 4.074 nhân khẩu. Xã Tả Lủng có 1.955 ha diện tích tự nhiên và 2.013 nhân khẩu. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính xã Sủng Trà còn 2.488 ha diện tích tự nhiên và 2.835 nhân khẩu. Ngày 09 tháng 6 năm 2005, Chính phủ ra Nghị định số 104/2005/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập xã Niêm Tòng trên cơ sở tách 3.151,25 ha diện tích tự nhiên và 3.656 nhân khẩu của 2 xã Niêm Sơn và Khâu Vai. Như vậy cho đến nay, huyện Mèo Vạc có 17 xã và một thị trấn, dân số là 77.451 người thuộc 17 dân tộc anh em, trong đó đông nhất là dân tộc Mông chiếm 77,3% dân số toàn huyện. Sự điều chỉnh địa giới hành chính này đã góp phần tích cực và thuận lợi cho Đảng bộ huyện trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo phát triển kinh tế - văn hóa - xã 12
- hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, xây dựng kết cấu hạ tầng để từng bước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xoá đói, giảm nghèo cho nhân dân các dân tộc huyện Mèo Vạc. Cao nguyên Đồng Văn nói chung và trong đó có vùng đất thuộc huyện Mèo Vạc ngày nay là vùng có đông các dân tộc thiểu số sinh sống. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc huyện Mèo Vạc đã đoàn kết, gắn bó với nhau đấu tranh, xây dựng để sinh tồn. Với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt tạo cho con người Mèo Vạc đức tính cần cù, chịu khó, đoàn kết cộng đồng, tối lửa tắt đèn có nhau, cùng nhau góp công, góp sức vượt lên trên khó khăn và thử thách nghiệt ngã của tự nhiên và chiến thắng mọi kẻ thù để tồn tại và phát triển. Trong lĩnh vực truyền thống văn hóa, mỗi dân tộc ở Mèo Vạc có một truyền thống văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Nền văn hóa đó được thể hiện qua ngôn ngữ, văn hóa - văn nghệ dân gian, phong tục tập quán. Dân tộc Mông có các bài hát, chuyện cổ tích ca ngợi cái tốt, cái đẹp, ca ngợi tình yêu nam nữ, tình yêu thiên nhiên, đất nước, phê phán các thói hư, tật xấu trong xã hội, thổi khèn và múa khèn, thổi sáo, kèn lá; các hoạt động văn hóa mang tính chất thể thao như: đánh quay, đánh yến trong dịp tết Nguyên đán. Dân tộc Lô Lô có nhiều câu chuyện cổ tích, nhiều làn điệu dân ca, điệu nhảy dân nữ đặc sắc, lễ cầu mưa... Đặc biệt là trống đồng Lô Lô là một nhạc cụ điển hình, đồng thời cũng là biểu tượng của dân tộc Lô Lô. Dân tộc Giấy có điệu hát phướn, dân tộc Dao có kho tàng câu 13
- chuyện thần thoại, cổ tích, truyện thơ, truyện Bành tổ, phản ánh thế giới quan, đời sống và cuộc di cư đầy vất vả của người Dao. Dân tộc Tày với làn điệu dân ca (lượn), lễ hội “Lồng tồng” tổ chức vào mùa xuân hàng năm. Văn hóa - nghệ thuật các dân tộc Mèo Vạc đã góp phần làm cho nền văn hoá – nghệ thuật của địa phương Hà Giang nói riêng cũng như của đất nước Việt Nam nói chung thêm đa dạng, phong phú. Các dân tộc Mèo Vạc thường cư trú xen kẽ, cho nên nền văn hóa các dân tộc luôn chịu ảnh hưởng lẫn nhau, có nhiều nét tương đồng. Đó là sự đa dạng trong thống nhất của nền văn hóa các dân tộc thiểu số. Tín ngưỡng của dân tộc Mông và các dân tộc thiểu số Mèo Vạc là “vạn vật hữu linh” và thờ cúng tổ tiên. Nguồn gốc các dân tộc ở đây vốn không theo một tôn giáo nào, đặc biệt là Đạo Tin lành. Sự truyền Đạo, học và theo Đạo của một số người trong các dân tộc thiểu số là trái phép, trái với phong tục, tập quán của dân tộc, huỷ hoại truyền thống văn hóa tốt đẹp đã tồn tại hàng ngàn năm nay của các dân tộc. Các hoạt động văn hóa thường được tổ chức trong dịp tết Nguyên đán; chợ tình Khâu Vai, mỗi năm tổ chức một lần vào dịp 27/3 âm lịch; giao lưu văn nghệ tại các phiên chợ mà người ta gọi là “văn hóa chợ”; hội văn hóa thể thao các dân tộc do huyện tổ chức... Đó là những hoạt động văn hóa lành mạnh, bổ ích và mang tính xã hội sâu sắc. Để phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã 14
- hội chủ nghĩa, cần thiết phải gạt bỏ các yếu tố lạc hậu, phản động, mê tín dị đoan còn tồn tại khá nặng nề trong đời sống tinh thần của các dân tộc. Tích cực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lành mạnh, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của Đảng. Nền kinh tế chủ yếu của các dân tộc huyện Mèo Vạc là nông nghiệp, cây lương thực chính là ngô và lúa, trong đó ngô chiếm phần lớn diện tích trồng trọt. Ngô được xay thành bột đồ lên thành “mèn mén”, đây là lương thực chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số trên cao nguyên núi đá này. Ngoài trồng trọt, các dân tộc ở Mèo Vạc còn chú trọng phát triển chăn nuôi bò, dê, lợn, gà, nuôi ong lấy mật để cải thiện cuộc sống và tăng thu nhập cho gia đình. Cái khó ló cái khôn, trong điều kiện đất canh tác dốc và nhiều đá, người dân đã biết xếp đá làm nương bậc thang, địu đất đổ vào các hốc đá để trồng ngô, đặc biệt là sáng tạo ra một phương pháp canh tác truyền thống và hiệu quả. Đó là trồng xen kẽ đồng thời với các loại cây hoa màu như: đậu, đỗ, bí, dưa vào nương ngô nhằm tận dụng hết diện tích. Về tình hình chính trị xã hội hết sức phức tạp. Trước và sau cách mạng tháng Tám, trên danh nghĩa toàn bộ huyện Đồng Vãn (cũ) thuộc quyền cai quản của dòng họ Vương cho Vương Chính Đức, sau đó là Vương Chí Sình cai quản. Nhưng trên thực tế, vùng cao nguyên Đồng Văn lại chia thành 4 khu vực cát cứ, mỗi khu vực do một dòng họ cai quản. Khu vực giữa cao nguyên Đồng Văn (chủ yếu là xã 15
- Đồng Văn và khu vực lân cận ngày nay) do thổ ty Nguyễn Chánh Quay cai quản; vùng Phó Bảng, Xà Phìn do Vương Chính Đức, sau dó là Vương Chí Sình cai quản; khu vực nam cao nguyên (vùng thuộc huyện Yên Minh ngày nay) do thổ ty Nguyễn Doãn Quý và Nguyễn Chánh Tứ cai quản; vùng thuộc huyện Mèo Vạc ngày nay do thổ ty Dương Trung Nhân cai quản. Riêng trong khu vực thuộc huyện Mèo Vạc ngày nay cũng phân thành ba khu cát cứ. Khu vực xã Mèo Vạc và vùng lân cận chịu ảnh hưởng trực tiếp của Dương Trung Nhân, khu vực Lũng Pù và Khâu Vai chịu ảnh hưởng của Dương Nỏ Sình, khu vực Sủng Trà và Lũng Chinh chịu ảnh hưởng của Sùng Sía Cảo. Các dòng họ thổ ty này vừa hợp tác, vừa đối đầu nhau. Chúng thường cấu kết với nhau để bóc lột nhân dân, chống lại sự phản kháng của quần chúng, nhưng đồng thời lại bí mật hoặc công khai cấu kết với bọn phản động bên kia biên giới để tranh giành ảnh hưởng, khuếch trương thanh thế và thôn tính lẫn nhau. Điển hình là cuộc đối đầu giữa Vương Chí Sình với Dương Trung Nhân dẫn tới hai bên phải dàn quân ra đánh nhau. Sự tranh giành, đánh nhau giữa các dòng họ thổ ty làm cho đời sống người dân đã cực khổ, nay lại càng cực khổ, bần hàn hơn. Người dân Mèo Vạc sống trong điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt, ngẩng mặt lên thấy núi đá cao chót vót, cúi mặt xuống thấy vực sâu thăm thẳm. Cộng thêm vào đó là chế độ hà khắc của Đế quốc, Thổ ty, chúng áp bức, bóc lột người dân đến tận xương tuỷ, làm cho đời sống vật chất lẫn 16
- tinh thần vô cùng cực khổ. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, không được học hành, ốm đau không có thuốc, không có trạm xá. Ngoài ra, người dân còn phải có “nghĩa vụ” lao dịch, phu phen cho bọn Thổ ty, phong kiến. Sự cướp bóc của bọn thổ phỉ, bọn phản động bên ngoài. Các tệ nạn xã hội như: mê tín dị đoan, nghiện hút, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp được bọn đế quốc, thổ ty dung túng và khuyến khích thường xuyên xảy ra... Trong điều kiện đó, đời sống người dân thực sự đen tối tưởng chừng không có đường ra. Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, các dân tộc Mèo Vạc đã quyết tâm một lòng một dạ di theo con đường của Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đánh đổ ách thống trị của Đế quốc và bọn phong kiến đưa lại ruộng đất về tay nông dân, xây dựng xã hội mới, cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc. III - Truyền thống lịch sử Cùng với truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Vỉệt Nam, nhân dân các dân tộc sống trên mảnh đất biên cương “nhiều đá, ít đất, ít nước” này đã hun đúc nên bề dày truyền thống lịch sử hào hùng. Đó là truyền thống trong lao động sản xuất, chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt để sinh tồn và phát triển; truyền thống đấu tranh chống kẻ thù để bảo vệ bản làng, bảo vệ nền độc lập dân tộc, góp phần tạo nên bức “Phên dậu” vững chắc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ở biên giới phía Bắc. “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, lao động 17
- sản xuất gặp nhiều khó khăn, các dân tộc huyện Mèo Vạc đã biết đoàn kết, hợp tác và giúp nhau trong lao động sản xuất, xây dựng và phát triển kinh tế. Các yếu tố này dần được hình thành từ thế hệ này qua thế hệ khác và trở thành truyền thống vô cùng quý báu của các dân lộc huyện Mèo Vạc, tạo nên sức mạnh to lớn hơn, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn và thử thách của thiên nhiên để sinh tồn và phát triển như ngày nay. Từ truyền thống này, hình thành nên một tình cảm gắn bó thân thiết “tối lửa tắt đèn” có nhau giữa các dòng họ, giữa các dân tộc cùng chung sống trong một làng, một xã. Trong đó, tình cảm của dòng họ vẫn rất đậm nét, là điển hình nhất cho sức mạnh đoàn kết gắn bó và tương thân, tương ái giữa con người với nhau của các dân tộc thiểu số nói chung và các dân tộc thiểu số huyện Mèo Vạc nói riêng. Như vậy, truyền thống đoàn kết là cái gốc của mọi thắng lợi, kể cả trong lĩnh vực lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Vì vậy, Bác Hồ đã tổng kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”. Do phát huy được truyền thống đoàn kết, kết hợp với đức tính cần cù, chịu khó và sáng tạo, các dân tộc Mèo Vạc đã làm nên những thắng lợi to lớn trong xây dựng quê hương đất nước, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn toàn huyện, xây dựng cho mình cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Là một huyện có chung đường biên giới với Trung Quốc dài trên 45 km, trước và trong thời Pháp thuộc, tình hình vùng biên giới luôn mất ổn định, bọn phản động, thổ 18
- phỉ bên kia biên giới thường xuyên xâm nhập vào địa phận các xã vùng biên để trộm cắp, đốt nhà, cướp của, giết người... Trước tình hình đó, các dân tộc huyện Mèo Vạc, chủ yếu là các xã biên giới luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, đoàn kết nhau chống lại sự cướp bóc, giết người của bọn phản động, giữ yên bản làng, bảo vệ sản xuất và đời sống. Trong thời kỳ này truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm, chống áp bức, bóc lột của các dân tộc Mèo Vạc lại càng được củng cố hơn bao giờ hết. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại Đà Nẵng, đến năm 1887, Pháp bình định xong Hà Giang. Từ đây chúng với tay tới tất cả các vùng trong toàn tỉnh. Chúng cấu kết với bọn thổ ty, bang tá, chánh tổng, lý trưởng để bóc lột nhân dân, chúng xây dựng đồn bốt ở khắp nơi như: Yên Bình, Quản Bạ, Bắc Mê, Bạch Đích, Yên Minh, Đường Thượng, Đồng Văn và sử dụng đội lính khố xanh, khố đỏ do người Pháp chỉ huy làm công cụ chống lại mọi sự phản kháng của nhân dân, chống lại cách mạng. Không chịu khuất phục trước ách đô hộ của thực dân Pháp, sự đè nén, áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến, các dân tộc sống trên cao nguyên Đồng Văn, trong đó có các dân tộc huyện Mèo Vạc ngày nay đã phát huy truyền thống yêu nước, chí căm thù thực dân, phong kiến, đứng lên chống cường quyền, áp bức. Với tinh thân không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ, các dân tộc trên cao nguyên Đồng Văn đã nổi dậy khởi nghĩa chống thực dân Pháp và thổ ty phong kiến. 19
- Tiêu biểu cho tinh thần phản kháng của các dân tộc thiểu số ở cao nguyên Đồng Văn là cuộc khởi nghĩa của đồng bào Mông ở Đồng Văn do Sùng Mí Chảng lãnh đạo (1911) và cuộc khởi nghĩa của đồng bào Mông ở xã Đường Thượng (thuộc huyện Đồng Văn cũ) do Vàng Chỉn Pang chỉ huy (1915) làm cho thực dân Pháp và bọn tay sai hết sức lo sợ. Hai cuộc khởi nghĩa này nổ ra đã tập hợp được đông đảo người Mông trên khắp cao nguyên Đồng Văn hưởng ứng. Ngày 03/3/1917, nghĩa quân đã tấn công mạnh mẽ vào đồn Đồng Văn với sự hưởng ứng của nhiều người Kinh và đồng bào các dân tộc khác. Các cuộc khởi nghĩa này tuy không giành được thắng lợi nhưng nó đã tô thắm thêm truyền thống đoàn kết, anh dũng quật cường, tinh thần yêu nước và quyết tâm không cam chịu chung sống với bọn cướp nước và bán nước của các dân tộc thiểu số ở cao nguyên Đồng Văn nói chung và huyện Mèo Vạc ngày nay nói riêng. Nhưng điều quan trọng hơn cả là các cuộc dấu tranh này đã đặt nền tảng để nhân dân các dân tộc thiểu số tiếp thu và đón nhận ánh sáng cách mạng của Đảng rọi chiếu vào địa phương trong những năm về sau. Thời kì cách mạng giải phóng dân lộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các dân tộc Mèo Vạc đã tích cực tham gia các phong trào cách mạng, tẩy chay Thổ ty, phong kiến, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Chính quyền cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), đồng bào các dân tộc 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Minh (1944-2020): Phần 2
271 p | 8 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Sơn Hà (1945-1990): Phần 1
118 p | 3 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Mèo Vạc (1962-2015): Phần 2
191 p | 13 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Núi Thành (1975-2020): Phần 1
162 p | 12 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lương (1946-2015): Phần 1
280 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì (1947-2017): Phần 2
79 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì (1947-2017): Phần 1
57 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Minh (1944-2020): Phần 1
203 p | 8 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn (1944-2020): Phần 2
365 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn (1944-2020): Phần 1
124 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Thăng Bình (1930-1975): Phần 1
122 p | 14 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Quế Sơn (1975-2000): Phần 1
139 p | 12 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Phước Sơn (1975-2005): Phần 1 (Tập 2)
231 p | 11 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Giang (1945-2005): Phần 2
240 p | 11 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Tuy Phong (1975-2000): Phần 2 (Tập 3)
123 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Núi Thành (1975-2020): Phần 2
286 p | 11 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Thạnh Trị (1975-2000): Phần 1 (Tập 2)
109 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn