intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Núi Thành (1975-2020): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:162

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Núi Thành (1975-2020): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Đảng bộ lãnh đạo ổn định tình hình, khắc phục hậu quả chiến tranh; bước đầu xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa (1975 - 1983); Huyện Nú Thành được thành lập, từng bước khắc phục khó khăn, thực hiện đường lối đổi mới của đảng (1984 - 1996). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Núi Thành (1975-2020): Phần 1

  1. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN NÚI THÀNH (1975 - 2020)
  2. ∆ CHỈ ĐẠO NỘI DUNG: BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY NÚI THÀNH ∆ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY NÚI THÀNH ∆ CHỦ BIÊN Lê Năng Đông, Phó trưởng Phòng Thông tin - Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam ∆ THAM GIA BIÊN SOẠN Đoàn Xuân Quang, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Núi Thành Nguyễn Văn Hiếu, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Núi Thành
  3. ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NAM HUYỆN ỦY NÚI THÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN NÚI THÀNH (1975 - 2020) NHÀ XUẤT BẢN ĐÀ NẴNG
  4. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN NÚI THÀNH (1975 - 2020) LỜI NÓI ĐẦU Theo dòng chảy của lịch sử, vùng đất Núi Thành ngày nay đã nhiều lần thay đổi về tên gọi và địa giới hành chính. Trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng phù hợp với đặc điểm tình hình, tháng 4-1963, Tỉnh ủy Quảng Nam quyết định chia huyện Tam Kỳ thành 3 đơn vị hành chính gồm: huyện Nam Tam Kỳ (nay là huyện Núi Thành), huyện Bắc Tam Kỳ và thị xã Tam Kỳ. Sau giải phóng, từ ngày 20-11-1975 huyện Nam Tam Kỳ được sáp nhập với thị xã Tam Kỳ thành huyện Tam Kỳ. Ngày 03-12-1983, huyện Núi Thành được thành lập theo Quyết định số 144-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng (24-3-1975), Đảng bộ và nhân dân huyện Núi Thành phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (từ năm 1997 là Quảng Nam), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Núi Thành đã phát huy truyền thống quê hương trận đầu thắng Mỹ; đoàn kết, sáng tạo, tự lực, tự cường, nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, từng bước vượt qua khó khăn và đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhằm ghi lại những trang sử vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân huyện Núi Thành qua các giai đoạn lịch sử, năm 2007, Ban Thường vụ Huyện ủy Núi Thành đã phối hợp với Ban Thường vụ Thành ủy Tam Kỳ và Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Ninh biên soạn, xuất bản chung tập sách “Lịch sử Đảng bộ Tam Kỳ (1930-1954)”. Năm 2010, Ban Thường vụ Huyện ủy Núi Thành đã biên soạn, xuất bản tập sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Núi Thành (1954-1975)”. Thể theo nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện nhà, Ban Thường vụ Huyện ủy Núi Thành tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn tập sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Núi Thành (1975 - 2020)”. 5
  5. BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY NÚI THÀNH Tập sách tái hiện chặng đường 45 năm khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân và tiến hành công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và là tài liệu phục vụ công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn tập sách này, Ban Thường vụ Huyện ủy Núi Thành đã sưu tầm, tập hợp những tư liệu lịch sử của địa phương; tổ chức nhiều cuộc hội thảo và nhận được nhiều lượt ý kiến đóng góp của các đồng chí nguyên là lãnh đạo của huyện qua các thời kỳ; các chuyên gia, nhân chứng, các nhà nghiên cứu lịch sử đảng bộ địa phương trên địa bàn tỉnh; đồng thời nhận được sự hướng dẫn, thẩm định nội dung của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Ban Thường vụ Huyện ủy xin trân trọng cám ơn những ý kiến đóng góp quý báu, giúp chúng tôi hoàn thành tập sách này. Mặc dù ban biên soạn đã có nhiều cố gắng, nhưng sau ngày giải phóng huyện Núi Thành với những lần sáp nhập, chia tách, một số tư liệu lịch sử giai đoạn này bị thất lạc và những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác, nên không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Ban Thường vụ Huyện ủy Núi Thành rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các đồng chí và bạn đọc để tập sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản. Nhân dịp chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Núi Thành lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Ban Thường vụ huyện ủy Núi Thành xuất bản tập sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Núi Thành (1975-2020)”. Đây cũng là món quà mà Ban Thường vụ Huyện ủy khóa XXI tặng Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025. BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY NÚI THÀNH KHÓA XXI, NHIỆM KỲ 2015-2020 6
  6. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN NÚI THÀNH (1975 - 2020) Chương một ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH; BƯỚC ĐẦU XÁC LẬP QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1975 - 1983) I. ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, KHÔI PHỤC SẢN XUẤT (3.1975 - 10.1976) 1. Tình hình quê hương sau giải phóng (3.1975 - 11.1975) Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975, nhân dân và các lực lượng vũ trang huyện Nam Tam Kỳ đã đập tan bộ máy chính quyền địch, làm tan rã toàn bộ lực lượng ngụy quân, ngụy quyền cùng các đảng phái phản động trên địa bàn. Ngày 24-3-1975 cùng với thị xã Tam Kỳ và huyện Bắc Tam Kỳ, huyện Nam Tam Kỳ được giải phóng, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30-4-1975. Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã tạo nên một không khí vô cùng phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân cả nước nói chung, nhân dân huyện Nam Tam Kỳ nói riêng. Thắng lợi đó đã tạo nên niềm tin, sức mạnh 7
  7. BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY NÚI THÀNH to lớn để Đảng bộ và nhân dân huyện Nam Tam Kỳ bắt tay vào công cuộc xây dựng lại quê hương. Sau ngày giải phóng, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, Đảng bộ và nhân dân huyện Nam Tam Kỳ đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, huyện Nam Tam Kỳ là địa bàn trọng điểm đánh phá ác liệt của địch, nơi Mỹ xây dựng căn cứ quân sự Chu Lai, nơi tập trung một lượng lớn quân và các phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ và tay sai. Vì vậy, hậu quả chiến tranh để lại hết sức nặng nề, có 66/86 thôn toàn huyện bị cày ủi, trong đó có hàng chục thôn bị cày trắng hoàn toàn; hầu hết đường sá, cầu cống, nhà cửa bị phá hủy; diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, phần lớn bị hoang hóa, bạc màu, nhiễm mặn; nhiều diện tích rừng do chiến tranh tàn phá đã biến thành đất trống, đồi trọc; bom, mìn sau chiến tranh còn nằm rải rác khắp nơi đe dọa đến tính mạng của nhân dân. Đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, nhất là nhân dân từ các khu dồn, ấp chiến lược trở về làng cũ phải đối mặt với tình trạng không có nhà cửa, không có ruộng vườn, không có lương thực và không có tư liệu sản xuất. Sau ngày giải phóng, một lực lượng ngụy quân, ngụy quyền tan rã tại chỗ làm cho công tác quản lý xã hội hết sức khó khăn. Bên cạnh đó, các tổ chức đảng phái phản động vẫn lén lút hoạt động chống phá cách mạng. Một số đối tượng phản động đội lốt tôn giáo thường xuyên hội họp, tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, đồng thời chúng còn ra sức phá hoại tài sản của nhà nước và nhân dân. 8
  8. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN NÚI THÀNH (1975 - 2020) Đội ngũ cán bộ, đảng viên mặc dù rất kiên cường, dũng cảm trong chiến tranh, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ mới. Để nhanh chóng ổn định tình hình, khắc phục hậu quả chiến tranh, các cơ quan Đảng, chính quyền và đoàn thể của huyện từ thôn 2, xã Kỳ Thạnh (nay là thôn Trung Hòa, xã Tam Thạnh) chuyển xuống Khương Thọ, xã Kỳ Khương (nay là thôn Thọ Khương, xã Tam Hiệp) bắt tay vào củng cố bộ máy chính quyền và các đoàn thể. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Nam Tam Kỳ từ trong chiến tranh được duy trì, do đồng chí Nguyễn Lẫm làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Văn Tâm, làm Phó Bí thư Huyện ủy, kiêm Chính trị viên Huyện đội; đồng chí Lê Tư Đặng (Đặng Đình Ngoạt), Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời; đồng chí Nguyễn Kim Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, phụ trách Dân vận - Mặt trận huyện1. Ngày 27-3-19752, Huyện ủy tổ chức Lễ mitting mừng ngày quê hương giải phóng tại Nổng Còi, thôn Khương Nhơn, xã Kỳ Khương (nay thuộc xã Tam Hiệp) với hơn 10 ngàn người từ khắp các địa phương trong huyện về tham dự. 1. Ban Chấp hành Đảng bộ Nam Tam Kỳ từ trong chiến tranh được duy trì gồm các đồng chí: Nguyễn Lẫm, Nguyễn Văn Tâm, Lê Tư Đặng (Đặng Đình Ngoạt), Nguyễn Kim Phương, Châu Ngọc Huệ, Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Thế Vinh, Võ Đệ, Mai Văn Thạnh, Nguyễn Ngọc Lạc, Trần Đình Tuấn, Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Thanh Lễ (Cốc), Phạm Văn Tòa, Nguyễn Thanh Quý, Nguyễn Xuân Công, Trần Công Minh, Nguyễn Thị Thuấn. 2. Có ý kiến cho rằng, ngày miting chào mừng chiến thắng diễn ra sau ngày Hội nghị Huyện ủy mở rộng. Thời gian trên, Ban biên soạn căn cứ theo: Lịch sử Đảng bộ huyện Núi Thành 1954-1975, xuất bản tháng 5-2010, trang 300. 9
  9. BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY NÚI THÀNH Tại buổi Lễ, Huyện ủy đã phát động nhân dân hăng hái thi đua tăng gia sản xuất, ổn định đời sống, hàn gắn vết thương chiến tranh; tiếp tục huy động sức người, sức của phục vụ cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ngày 28-3-1975, Huyện ủy Nam Tam Kỳ tổ chức hội nghị mở rộng. Hội nghị xác định nhiệm vụ chung, đó là: Tuyên truyền trong lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân thực hiện nghiêm túc chính sách hòa hợp dân tộc của Đảng. Chỉ đạo các đơn vị vận động nhân dân đề phòng các đối tượng ngụy quân, ngụy quyền và các đảng phái phản động ngoan cố không ra trình diện, đang còn lẩn trốn và tìm cách chống phá chính quyền cách mạng; ổn định tình hình, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Có kế hoạch giúp đỡ nhân dân trở về quê cũ làm ăn để ổn định cuộc sống, không để bà con bị thiếu đói, dịch bệnh. Xây dựng, củng cố bộ máy chính quyền, đội ngũ cán bộ, nhất là ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại của huyện và có kế hoạch đào tạo cán bộ lâu dài. Huyện ủy chỉ đạo tiếp tục duy trì Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời và các đoàn thể cấp huyện, ở cấp xã thì thành lập Ủy ban quân quản1. Hội nghị đã bàn và quyết định sáu nhiệm vụ cấp bách trước mắt: Một là, tiếp tục sắp xếp, ổn định tổ chức Đảng và chính quyền. Đối với tổ chức Đảng ở các xã, chủ trương giải thể các loại chi bộ lập ra trong những năm chiến tranh như chi bộ 1. Ngày 31-5-1975, Ủy ban Quân quản các cấp hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, chấm dứt hoạt động và chuyển giao nhiệm vụ cho Ủy ban nhân dân cách mạng. 10
  10. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN NÚI THÀNH (1975 - 2020) đội công tác, chi bộ các xã vùng giải phóng, chi bộ hợp pháp, thành lập lại chi bộ và Ủy ban quân quản cấp xã theo đơn vị hành chính các xã hiện tại. Hai là, kiện toàn, củng cố bộ máy tổ chức đoàn thể như: thanh niên, phụ nữ, nông hội, Mặt trận... trọng tâm là củng cố, nâng cao hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, để các tổ chức này thật sự đóng vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, hướng dẫn các tầng lớp nhân dân tập trung vào thực hiện nhiệm vụ cấp bách trước mắt là ổn định tình hình, khắc phục hậu quả chiến tranh; Ba là, tổ chức học tập đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cho tất cả cán bộ, đảng viên, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân vùng mới giải phóng, đặc biệt là chính sách hòa hợp, đoàn kết dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng; Bốn là, tiến hành phân loại các đối tượng từng cộng tác với chế độ cũ để đăng ký quản lý và tập trung đưa đi cải tạo; Năm là, khẩn trương xây dựng lực lượng vũ trang, dân quân du kích nhằm ổn định tình hình, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Sáu là, tập trung lực lượng phá gỡ bom, mìn, nhanh chóng đưa dân về lại làng cũ và có kế hoạch giúp đỡ dân sớm có cuộc sống ổn định, không để diễn ra tình trạng đói, dịch bệnh. Tổ chức rút lực lượng tiến hành chiến dịch rà phá bom, mìn, khai hoang phục hóa. Để thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách nêu trên, Huyện 11
  11. BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY NÚI THÀNH ủy chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân học tập, thực hiện chủ trương đoàn kết, hòa hợp dân tộc; lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý địa bàn vùng mới giải phóng, đồng thời kêu gọi những người tham gia bộ máy chính quyền cũ ra trình diện và giao nộp vũ khí để hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước. Phát động quần chúng nhân dân kịp thời tố giác số ngụy quân, ngụy quyền, các đối tượng đảng phái phản động còn lẩn trốn, chưa ra trình diện. Kết quả, từ sau ngày giải phóng đến đầu tháng 6-1975, trên địa bàn huyện Nam Tam Kỳ đã kêu gọi 5.358 đối tượng ngụy quân, ngụy quyền ra đầu thú. Sau đó, tiến hành phân loại, đưa đi cải tạo, học tập ở tỉnh 330 tên, còn lại cải tạo, học tập ở huyện và xã1. Nội dung học tập là tuyên truyền nguyên nhân, ý nghĩa thắng lợi và tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, đồng thời phân tích làm rõ âm mưu, thủ đoạn thâm độc của bọn xâm lược Mỹ và tay sai. Qua đó, giúp các đối tượng nhận thức được chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước, giúp họ nhìn thấy lỗi lầm trong quá khứ, xóa bỏ mặc cảm, hận thù, hòa nhập với cuộc sống mới, cùng chung tay góp sức xây dựng quê hương. Ngoài ra, lực lượng vũ trang huyện còn tổ chức truy quét số phần tử ngoan cố không ra trình diện, kịp thời khống chế những đối tượng phản động đang ngấm ngầm hoạt động chống phá cách mạng. Cùng với việc kêu gọi các đối tượng ngụy quân, ngụy quyền ra trình diện, chính quyền huyện Nam Tam Kỳ đã huy 1. Dẫn theo: Lực lượng địch Quảng Nam ra trình diện và bắt đi cải tạo (từ ngày 30-4 đến ngày 02-6-1975). Báo cáo của đơn vị 123A tr.01-02. 12
  12. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN NÚI THÀNH (1975 - 2020) động lực lượng phá gỡ bom, mìn; huy động người và phương tiện đưa dân ở các khu dồn về lại quê cũ, dân về đến đâu làm nhà đến đó, vừa làm nhà, vừa tiến hành khai hoang vỡ hóa lấy đất sản xuất nông nghiệp. Chính quyền đã hỗ trợ 20kg lương thực đối với mỗi sào đất mà người lao động khai hoang, phục hóa và có chính sách miễn thuế từ 3-5 năm1. Đồng thời với công tác ổn định đời sống nhân dân, huyện kịp thời chỉ đạo khôi phục ngay các trường học, kêu gọi giáo viên trở lại trường tham gia giảng dạy những ngày tháng còn lại trong năm học 1974 - 1975, không để con em bị thất học; trường cấp 2, 3 Lý Tín ở huyện và các trường tiểu học ở các xã đều tổ chức giảng dạy và hoàn thành chương trình năm học này; các trạm xá cũng được khôi phục và lo việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Đoàn thể các cấp đã vận động hội viên hỗ trợ, giúp đỡ về phương tiện sản xuất; tích cực tham gia tu bổ các công trình thủy lợi, khai hoang vỡ hóa, làm tốt công tác vệ sinh phòng dịch, hưởng ứng phong trào bình dân học vụ; đồng thời vận động, tập hợp thanh thiếu niên nhằm giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, tập những bài ca cách mạng, tổ chức các đêm văn nghệ mừng quê hương giải phóng tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi khắp các địa bàn trong huyện. Để khôi phục và mở rộng diện tích sản xuất, Ban Thường vụ Huyện ủy Nam Tam Kỳ đã thành lập Ban Chỉ đạo chiến dịch tấn công đồng cỏ, khai hoang vỡ hóa, phá gỡ bom, mìn. 1. BCH Hội Nông dân huyện Núi Thành (2015) Lịch sử phong trào Nông dân và Hội Nông dân huyện Núi Thành (1930 - 2015), NXB Đà Nẵng, tr. 225. 13
  13. BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY NÚI THÀNH Ban Chỉ đạo do đồng chí Lê Tư Đặng (Đặng Đình Ngoạt), Chủ tịch Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời huyện làm Trưởng ban. Trong đợt 1 của chiến dịch từ ngày 20 đến 25-5- 1975, Ban chỉ đạo động viên lực lượng tiến hành khai hoang vỡ hóa tại chỗ. Sau đó Ban Chỉ đạo đã chia các xã trên địa bàn huyện thành 3 khu vực và phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy trực tiếp chỉ đạo. Khu vực thứ nhất gồm các xã: Kỳ Yên, Kỳ Thạnh, Kỳ Trà, trọng điểm là xã Kỳ Trà; khu vực thứ hai gồm các xã từ Kỳ Bích, Kỳ Chánh, đến Kỳ Khương; khu vực thứ ba gồm các xã Kỳ Sanh, Kỳ Liên, với trọng điểm là Kỳ Liên1. Ngày 04-6-1975, Ban Chỉ đạo Chiến dịch tấn công đồng cỏ của huyện đã chỉ đạo các xã tổ chức mitting, phát động phong trào khai hoang vỡ hóa. Qua phát động, ở các xã, đã có đông đảo thanh niên, học sinh và cả đối tượng tề, ngụy đều hăng hái tham gia phong trào. Sau khi phát động, các xã đều thành lập Ban Chỉ đạo chiến dịch, gồm các thành viên: Bí thư chi bộ xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời, công an, y tế, thanh niên. Lực lượng tham gia được phiên chế thành các tiểu đội, trung đội được trang bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ, băng, cờ, khẩu hiệu, khi xuất quân đều làm lễ tiễn đưa và phát động thi đua; các xã tiền tuyến thì thành lập đội thanh niên, thiếu niên đi đón các đoàn lên khai hoang vỡ hóa tại địa phương mình. Với tinh thần và khí thế cách mạng sôi nổi, đến ngày 17-6-1975, toàn huyện đã huy động được hơn 33.660 công, vỡ được 110ha ruộng; đắp được 6 đập nhỏ, 1. Huyện ủy Nam Tam Kỳ: Báo cáo tình hình từ ngày 20 đến 25-5-1975. 14
  14. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN NÚI THÀNH (1975 - 2020) gồm 2 đập: Đồng Rinh, Đồng Trận, 2 đập ở Kỳ Trà, với diện tích nước tưới là 54 mẫu; đắp 2 đập ngăn mặn ở Kỳ Liên và Kỳ Chánh, để giữ 281 mẫu đất sản xuất; đào được 2 con mương dài hơn 1.650m1. 2. Sáp nhập huyện Nam Tam Kỳ với thị xã Tam Kỳ thành huyện Tam Kỳ, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất. Chấp hành Nghị quyết số 245-NQ/TW, ngày 20-9-1975 của Bộ Chính trị “về việc bỏ khu, hợp nhất tỉnh”, ngày 04-10- 1975, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời Khu Trung Trung bộ ra Quyết định số 119/QĐ về việc hợp nhất tỉnh Quảng Nam và đặc khu Quảng Đà thành tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Ngày 20-11-1975, huyện Nam Tam Kỳ sáp nhập với thị xã Tam Kỳ thành huyện Tam Kỳ. Sau khi sáp nhập, trong năm 1976 và đầu năm 1977, các xã thuộc huyện Nam Tam Kỳ được sắp xếp, sáp nhập và lấy tên gọi như trong kháng chiến chống thực dân Pháp, cụ thể: sáp nhập xã Kỳ Hưng và Kỳ Bích thành xã Tam Xuân; Kỳ Chánh, Kỳ Thạnh thành xã Tam Anh; Kỳ Yên, Kỳ Trà nhập lại thành xã Tam Sơn; Kỳ Trung thành Tam Tiến; Kỳ Khương (Tam Hiệp); Kỳ Sanh (Tam Mỹ); Kỳ Xuân (Tam Giang); Kỳ Liên (Tam Nghĩa); Kỳ Hòa (Tam Hải); Kỳ Vinh (Tam Hòa); Kỳ Hà (Tam Quang). Sau khi sáp nhập, Tam Kỳ trở thành huyện có diện tích lớn nhất của cả tỉnh, với 90.849ha, dân số 209.882 nhân khẩu2. 1. Huyện ủy Nam Tam Kỳ: Báo cáo tình hình trong đợt vỡ hóa từ ngày 08 đến ngày 17- 6-1975. 2. Theo: Số liệu thống kê tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng 1975-1979, Chi cục Thống kê QN- ĐN xuất bản tháng 9-1979, tr.25. 15
  15. BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY NÚI THÀNH Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tam Kỳ được Tỉnh ủy chỉ định do đồng chí Đỗ Thế Chấp (Mười Chấp) làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Hoàng Xuân Thọ làm Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; đồng chí Võ Ngọc Hải (Vũ Để) làm Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; các đồng chí Lê Tư Đặng (Đặng Đình Ngoạt), Nguyễn Văn Bá, Nguyễn Huy Hùng làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện1. Toàn Đảng bộ có 51 chi bộ, với 873 đảng viên2, nhưng nhờ làm tốt công tác xây dựng Đảng và tiếp nhận số đảng viên người địa phương đi tập kết ở miền Bắc về và ở các địa phương khác chuyển về sinh hoạt, đến cuối năm 1975, toàn Đảng bộ có 1.004 đảng viên (trong năm phát triển được 73 đảng viên), sinh hoạt ở 53 chi bộ3. Việc sáp nhập huyện đã mở ra những thuận lợi mới, tạo điều kiện cho huyện phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh. Tuy nhiên, nhiều khó khăn mới cũng xuất hiện, nhất là địa bàn của huyện rộng, phần lớn diện tích là đồi núi, hậu quả chiến tranh còn nặng nề, bộ máy của huyện sau 2 lần sáp nhập (trước đó, vào tháng 5-1975, thị xã Tam Kỳ sáp nhập với huyện Bắc Tam Kỳ thành thị xã Tam Kỳ), cộng với số lượng cán bộ ở miền Bắc về và ở trên tăng 1. Ban Thường vụ gồm các đồng chí: Đỗ Thế Chấp (Mười Chấp), Hoàng Xuân Thọ, Võ Ngọc Hải (Vũ Để), Lê Tư Đặng (Đặng Đình Ngoạt), Nguyễn Văn Bá, Nguyễn Huy Hùng, Nguyễn Xuân Lanh (Trường Sơn), Nguyễn Quang Hiệp, Nguyễn Kim Phương, Lê Viết Quảng, Ngô Trà, Nguyễn Tấn Phùng, Nguyễn Văn Tâm, Hồ Lê Minh. 2. Ban Thường vụ Huyện ủy Tam Kỳ: Báo cáo tháng 11 năm 1975. Tài liệu lưu tại Văn phòng Thành ủy Tam Kỳ, tr.06. 3. Ban Tổ chức Huyện ủy Tam Kỳ: Báo cáo công tác năm 1975. Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Thành ủy Tam Kỳ, tr.03. 16
  16. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN NÚI THÀNH (1975 - 2020) cường dẫn đến bộ máy cồng kềnh, bố trí công việc không phù hợp; một số đồng chí băn khoăn, lo lắng về vị trí công tác mới;... đó là những thử thách mới đặt ra cho Đảng bộ cần phải tập trung giải quyết. Thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TV ngày 04-01-1976 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng về việc “Triển khai học tập, chỉnh huấn theo tinh thần Nghị quyết 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa III) và Nghị quyết của Tỉnh ủy về nhiệm vụ năm 1976”, từ ngày 05 đến ngày 06-02-1976, Ban Thường vụ Huyện ủy Tam Kỳ tổ chức Hội nghị mở rộng triển khai học tập Nghị quyết 24 của Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời đánh giá công tác lãnh đạo từ sau ngày giải phóng và đề ra nhiệm vụ trong thời gian đến. Hội nghị đánh giá: Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức của những ngày đầu hợp nhất, nhưng Đảng bộ và nhân dân Tam Kỳ đã phát huy truyền thống cách mạng, vượt qua khó khăn, tạo nên những kết quả bước đầu, từng bước ổn định tình hình đời sống nhân dân, đến cuối năm 1975 đã đưa 54.600 dân ở các khu dồn về lại làng cũ làm ăn, khai hoang, vỡ hóa được 2.100 ha, đắp được 75km bờ ngăn nước mặn, đào 47km mương, khôi phục 157 đập thủy lợi nhỏ; giải quyết gạo cứu đói cho dân; tu sửa 46km đường quốc lộ, 34 cầu cống lớn nhỏ, xây dựng 55km đường liên xã, liên thôn. Về chính sách ruộng đất, trong năm đã chia 2.436 mẫu ruộng đất cho nông dân, tổ chức được 862 tổ vòng công, đổi công, tương trợ sản xuất. Công tác thu mua lương thực nuôi quân đạt 1.230 tấn thóc. Trong năm 1975 đã khôi phục được 02 bệnh viện, 17
  17. BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY NÚI THÀNH kiện toàn các ban y tế xã, tổ chức phòng dịch, tổ chức khám, chữa bệnh cho hơn 203.000 lượt người. Công tác giáo dục cũng được quan tâm chỉ đạo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Sau khi hợp nhất, huyện Tam Kỳ có 41 trường cấp I với 1.150 lớp, 45.780 học sinh, 1.212 giáo viên, trong đó có 542 giáo viên lưu dung; 02 trường bổ túc văn hóa tập trung, với 8 lớp học cấp I, 191 học viên. Các lớp bổ túc văn hóa ở xã, thôn cũng được đẩy mạnh với 82 lớp, thu nhận 1.448 học viên1. Trên cơ sở đánh giá tình hình một năm sau ngày giải phóng, Hội nghị đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 1976: khôi phục và phát triển nông nghiệp, khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Mục tiêu cụ thể năm 1976 là: đảm bảo 70% nhu cầu lương thực, tự túc hoàn toàn thực phẩm cho nhân dân trong huyện; khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, đảm bảo chỉ tiêu đóng góp cho nhà nước, tạo một phần cơ sở vật chất để phát triển kinh tế những năm sau. Bình quân lương thực trên đầu người phấn đấu đạt 230kg/ năm. Chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang ở cơ sở, đảm bảo thực thi pháp luật nhà nước, thực hiện chức năng chuyên chính vô sản, quét sạch bọn phản cách mạng, nhanh chóng ổn định tình hình một cách vững chắc. Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ngày càng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức2. 1. Ban Thường vụ Huyện ủy Tam Kỳ: Báo cáo tình hình tháng 10 năm 1975. Tài liệu lưu tại Văn phòng Thành ủy Tam Kỳ. 2. Ban Thường vụ Huyện ủy Tam Kỳ: Nghị quyết Hội nghị Huyện ủy mở rộng về nhiệm vụ năm 1976 (ngày 5-6/2/1976), tr.01, 05. Tài liệu lưu tại Văn phòng Thành ủy Tam Kỳ. 18
  18. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN NÚI THÀNH (1975 - 2020) Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tháng 02-1976, cùng với các địa phương trong tỉnh, nhân dân trong huyện Tam Kỳ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân xã. Đây là lần đầu tiên sau ngày giải phóng, nhân dân huyện nhà thực hiện quyền giới thiệu và bầu đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên được tuyên truyền, giáo dục về ý thức tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và nhân dân. Kết quả, đã bầu được 835 đại biểu, trong đó có 221 nữ, 397 đảng viên, 30 đoàn viên thanh niên. Trên cơ sở đó, bộ máy chính quyền, đoàn thể, mặt trận ở cơ sở được củng cố một bước. Tiếp đó, ngày 25-4-1976, cùng với cả nước, cử tri huyện Tam Kỳ tiến hành bầu cử Quốc hội nước Việt Nam thống nhất. Ngày bầu cử đã diễn ra trong không khí trang trọng, nghiêm túc, đảm bảo các quy định. Đây thực sự là ngày hội thống nhất non sông của dân tộc, biểu thị hùng hồn ý chí của toàn dân ta đối với việc xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất. Kết quả, ở Tam Kỳ có hơn 99% cử tri tham gia bầu cử, nhiều xã đạt 100%. Đồng chí Võ Chí Công - người con ưu tú của quê hương được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa VI1. 1. Đồng chí Võ Chí Công, tên khai sinh Võ Toàn (7/8/1912-8/9/2011), quê xã Tam Xuân, huyện Tam Kỳ (nay là xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Trong quá trình hoạt động cách mạng đồng chí từng giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng, Bí thư Khu ủy 5, Chủ tịch HĐNN (nay là Chủ tịch nước), Đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII, VIII. Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác. 19
  19. BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY NÚI THÀNH II. ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN TAM KỲ LẦN THỨ IX; XÁC LẬP QUAN HỆ SẢN XUẤT MỚI, THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC (10.1976 - 6.1979) 1. Đại hội Đảng bộ huyện Tam Kỳ lần thứ IX Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng về việc tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện và cấp cơ sở, trong hai ngày 24 và 25-10-1976, huyện Tam Kỳ đã tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ IX. Đại hội vinh dự đón đồng chí Hồ Nghinh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng đến dự và phát biểu chỉ đạo. Đại hội tổng kết 21 năm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà, đồng thời đánh giá kết quả gần 2 năm thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân. Đại hội đã nhấn mạnh: Đảng bộ đã đoàn kết nhất trí, phát huy tư tưởng tiến công và chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu vào mặt trận sản xuất, xây dựng và đã đạt được một số thành tích bước đầu trên các mặt khôi phục và phát triển sản xuất, phát triển văn hoá, ổn định đời sống nhân dân, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng và củng cố lực lượng về mọi mặt. Khối đoàn kết trong nhân dân được củng cố vững chắc. Trình độ cán bộ, đảng viên trong hoàn cảnh chuyển từ chiến tranh sang thời kỳ hòa bình, xây dựng đã được nâng lên một bước theo yêu cầu trong tình hình mới. Đại hội đã đóng góp ý kiến vào nội dung dự thảo Đề cương Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, kế hoạch 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2