intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Địa chí Bắc Giang - Lịch sử và văn hoá: Phần 2

Chia sẻ: Dangnhuy08 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:610

16
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Địa chí Bắc Giang - Lịch sử và văn hoá phần 2 gồm 12 chương, lần lượt giới thiệu về di tích, danh thắng; phong tục tập quán; tín ngưỡng; tôn giáo; văn hoá dân gian; văn học thành văn; nghệ thuật; văn hoá thông tin; giáo dục; khoa học công nghệ; y tế; thể thao. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Địa chí Bắc Giang - Lịch sử và văn hoá: Phần 2

  1. PHẦN THỨ HAI VĂN HÓA - XÃ HỘI
  2. 168 ĐỊA CHÍ BẮC GIANG - PHẦN VĂN HÓA - XÃ HỘI 田 成文流傳 西林 。 壁边 TAR Đình xã Dĩnh Kế Hội Xương Giang
  3. CHƯƠNG V : DI TÍCH - DANH THẮNG 169 Chương V DI TÍCH - DANH THẮNG I. DI TÍCH 1. Hệ thống di tích thời kỳ tiền sơ sử a. Di tích thời đại đồ đá cũ Bằng kết quả của việc điều tra khảo cổ học , các nhà khảo cổ học xác định vào thời điểm 3 vạn năm cách đây , những người nguyên thủy đã có mặt ở vùng cao Bắc Giang . Họ đã biết sản xuất ra công cụ ghè đẽo , đi săn hái lượm . Các nhà khảo cổ gọi họ là những người Sơn Vi , nền văn hóa mà họ tạo ra gọi là nền văn hóa Sơn Vi . Dấu tích để lại của họ là một loạt các công cụ làm từ đá cuội được ghè đẽo tu chỉnh đang vương trên các sườn đồi của vùng cao Bắc Giang . Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện được 13 địa điểm là các di tích thuộc văn hóa Sơn Vi phân bổ chủ yếu ở hai huyện Sơn Động và Lục Ngạn , có niên đại tương đối được xếp vào thời đại đồ đá cũ và niên đại tuyệt đối vào khoảng 30.000 - 23.000 năm (thời kỳ sớm) kéo dài đến khoảng 12.000 - 11.000 năm cách đây . Ở khu vực Chũ huyện Lục Ngạn tìm được địa điểm khảo cổ học thuộc văn hóa Sơn Vi , đó là các địa điểm Non Trúc , Minh Khai , Cầu Cát và Giếng Xẻ . Những địa điểm này nằm ở đôi bờ sông Lục Nam và liền kề nhau thành một dải đồi có độ cao trung bình vào khoảng 15 - 20 m . Trong số các địa điểm văn hóa Sơn Vị này đáng chú ý là địa điểm Non Trúc và Giếng Xẻ , là những địa điểm có nhiều đồ đá cũ tập trung nhất . Đó là những đồ đá được ghè đẽo thành những công cụ có cạnh sắc hay mũi nhọn để chặt cây săn thú . Ở huyện thứ hai tìm thấy dấu tích văn hóa Sơn Vi thuộc thời đại đá cũ là huyện Sơn Động. Các di vật được tìm thấy ở hai địa điểm An Châu và Yên Định . Cụm di tích An Châu gồm các địa điểm Xóm Phe , An Châu , Chùa Chẽ , Xóm Thượng , Hợp nhất . Cụm di tích Yên Định gồm các địa điểm đồi Bà Thể , đồi Bà Nhãn , Hâm
  4. 170 ĐỊA CHÍ BẮC GIANG - PHẦN VĂN HÓA- XÃ HỘI Mật , Khe Táu . Hai cụm di tích này cách nhau khoảng 5 km và đều nằm ở thềm bậc hai của sông Lục Nam . Ngoài ra ở Yên Thế năm 1975 , các nhà khảo cổ đã phát hiện trên cánh đồng Cửa Ngõ thuộc thị trấn Bố Hạ một viên cuội được ghè đẽo rất điển hình . Đây là viên cuội quắc dít màu sẫm có hình mu rùa được tách ra từ viên cuội lớn . Mảnh tách ra còn diện ghè hình viên phấn với vết ghè rất rõ . Bụng của mảnh tước này gần vuông góc với diện ghè có đường sóng chấn động chứng tỏ nhát ghè rất mạnh . Phần rìa hình vòng cung được ghè phía mặt những nhát nhỏ , tạo thành rìa tác dụng sắc . Dấu vết ghè tạo của con người thể hiện rất rõ có ý thức tạo lưỡi . Đó là công cụ dùng để chặt đập hoặc có thể dùng để nạo công cụ ghè đẽo từ loại cuội này . Công cụ có niên đại cuối hậu kỳ đá cũ , đầu thời đá mới thuộc văn hóa Sơn Vi (Trần Quốc Vượng - Trần Đình Luyện - Nguyễn Ngọc Bích : Một Hà Bắc cổ trong lòng đất , Ty Văn hóa xuất bản, 1980) . Hiện nay ở Bắc Giang đã thu thập được 202 di vật đá thuộc văn hóa Sơn Vi . Những di vật này có nguồn gốc từ hai bộ sưu tập chính . Sưu tập 1 có 144 di vật sưu tầm trong những năm từ 1975 -1979 ở 7 địa điểm . Sưu tập 2 có 58 di vật ở 6 địa điểm được thu nhặt vào năm 1990 . Đặc trưng của hiện vật thời đại đồ đá cũ ở Bắc Giang là công cụ cuội chiếm đa số đến 82,67% gồm 167 tiêu bản . Công cụ ghè đẽo có những loại hình sau : công cụ ghè đẽo có rìa lồi và có cả loại có rìa thẳng, ngoài ra còn có loại rìa lưỡi lõm . Trong số công cụ đá cũ ở Bắc Giang lần đầu tiên tìm thấy công cụ ghè đẽo hết một mặt , đốc chặt ngang , mặt bổ dọc hình nêm gần gũi với loại hình rìu ngắn của văn hóa Hòa Bình sau đó . Một trong những đặc điểm của văn hóa Sơn Vi ở Bắc Giang là có cả giai đoạn sớm và giai đoạn muộn có niên đại kéo dài ở khoảng gần 2 thiên niên kỷ . Chủ nhân của văn hóa Sơn Vi cũng là những người có mặt sớm nhất ở Bắc Giang . Họ có công khai phá vùng đồi gò trung du bằng những công cụ đơn giản nhưng hữu hiệu làm từ đá ghè đẽo . Trong tương lai vùng đồi gò Bắc Giang còn tìm được nhiều hơn nữa những địa điểm văn hóa Sơn Vi , vì cảnh quan rất phù hợp với điều kiện sinh hoạt và sản xuất của con người thời đại đá cũ . b. Di tích thời đại đá mới Một số địa phương nằm ở thượng nguồn và dọc các con sông Lục Nam , sông Thương và sông Cầu ở Bắc Giang đã tìm được những hiện vật lẻ thuộc nền văn hóa Hòa Bình - và văn hóa Bắc Sơn thuộc vào thời đại đồ đá mới . Ở An Châu , An Lập , An Lạc , Vĩnh Khương , Yên Định , nhân dân địa phương đã thu thập được một số rìu đá mài lưỡi và phát hiện xẻng đá ở Khe Táu , Phúc Thắng huyện Sơn Động . Ở khu vực các xã Hồng Giang, Chũ , Mỹ An huyện Lục Ngạn ; Bến Bò , Trường Giang , Cương Sơn , Nghĩa Phương , Mai Siu , Đồi Ngô , Bắc Lũng huyện Lục Nam , trong khi lao động đã phát hiện được một số rìu đá mài , bôn tứ giác . Ở cánh đồng Cửa Ngõ thuộc thị trấn Bố Hạ năm 1975 , phát hiện được 1
  5. CHƯƠNG V : DI TÍCH - DANH THẮNG 171 đục đá đài 20 cm , 1 rìu đá tứ giác màu đen ở 2 đồi Cẩn - Vòng huyện - Bố Hạ . Đồng Lân xã Đồng Kỳ phát hiện 1 rìu đá . Ở Ngạc Hai xã Xuân Lương phát hiện 2 rìu đá . Các rìu đá này đều được gia công mài nhẵn . Ngoài ra ở các xã Đông Sơn , Đồng Vương , Canh Nậu , Đồng Lạc , Tân Sỏi của huyện Yên Thế ; các xã Đào Mỹ, Mỹ Hà , Dương Đức , Xuân Hương, Hương Sơn huyện Lạng Giang phát hiện rìu , bôn , đục đá . Loại hình xẻng đá phát hiện ở xã Hương Sơn (Lạng Giang) . ở làng Lý Cốt gần chân núi Đót xã Phúc Sơn huyện Tân Yên phát hiện 2 chiếc cuốc đá , 1 rìu tay , 1 công cụ hình hạnh nhân , có dấu ghè tu chỉnh . ở các xã Hoàng Vân , Thái Sơn , Hòa Sơn , Mai Trung , Hương Lâm , Đại Thành , nhân dân đã phát hiện được khá nhiều công cụ đá gồm rìu đá mài lưỡi kiểu Hòa Bình - Bắc Sơn , rìu đá có vai , rìu tứ giác cùng bôn đá mài toàn thân với các chất liệu đá và màu sắc , kiểu dáng khác nhau , đa dạng về loại hình và phong phú về kích cỡ kiểu dáng . Những chiếc rìu đá mài có vai lệch có mặt ở phía Bắc dãy núi Yên Tử , Huyền Đinh thuộc địa bàn hai huyện Sơn Động , Lục Nam . Rải rác đây đó trong tỉnh còn thu nhặt ngẫu nhiên được nhiều rìu đá tứ giác , rìu đá có vai các loại . Những hiện vật này có thể thuộc thời đại đồ đá mới hoặc đã thuộc thời đại sơ kỳ kim khí hay nói một cách khác có thể ở vào một giai đoạn giáp ranh giữa hậu kỳ thời đại đồ đá mới và sơ kỳ thời đại đồ đồng . Dẫu sao thời đại đồ đá mới ở Bắc Giang chưa tìm được những di tích điển hình nhưng với điều kiện đất đai , khí hậu , sông ngòi của tỉnh hoàn toàn phù hợp với con người thời đại này . c. Di tích thời đại đồng và sắt sớm Từ thời đại đồ đá mới sang thời đại đồ đồng là một cuộc cách mạng nhảy vọt đánh dấu bằng việc con người đã biết đến đúc đồng để tạo ra những công cụ sắc bén gấp nhiều lần công cụ bằng đá đã tồn tại hàng vạn năm trước đó . Thời đại đồ đồng thau và sắt sớm còn được các nhà khảo cổ học gọi là thời đại kim khí. Trong thời gian này bên cạnh việc vẫn còn sử dụng đồ đá nhưng chủ yếu làm đồ trang sức , đồng thau dần dần thay thế nhiều loại hình công cụ mà trước đây chỉ được làm bằng đá . Thời đại đồng thau và sắt sớm ở Bắc Giang cũng mang đặc điểm của thời đại này ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ , tức cũng nằm trong hệ thống các văn hóa từ Phùng Nguyên qua Đồng Đậu , Gò Mun rồi tới Đông Sơn . Nổi bật nhất trong thời đại đồng thau và sắt sớm của Bắc Giang là sự phát hiện địa điểm khảo cổ học Đông Lâm huyện Hiệp Hòa và kết quả 2 lần khai quật ở nơi đây vào năm 1968 và năm 2002. Đồng thời cũng ở quanh di chỉ Đông Lâm còn phát hiện 2 trống đồng Đông Sơn loại I ở ngay trong lòng đất . Di chỉ Đông Lâm nằm ở trên khu đất cao hơn mặt ruộng chừng 0,80 - 1,00 m , phân bố rộng khoảng 1 vạn mét vuông thuộc xóm Chùa thôn Đông Lâm , xã Hương Lâm , huyện Hiệp Hòa. Di chỉ cách sông Cầu khoảng 2 km về phía Bắc . Di chỉ ít bị xáo trộn vì phần lớn nằm trong khuôn viên của chùa Đông Lâm (Linh Sơn tự ) có niên đại khoảng thế kỷ XVII .
  6. 172 ĐỊA CHÍ BẮC GIANG - PHẦN VĂN HÓA - XÃ HỘI Tháng 3 -1968 di chỉ được phát hiện và ngay sau đó được Phạm Như Hồ - Viện Khảo cổ học khai quật thăm dò và thu được nhiều hiện vật . Đợt khai quật thứ hai vào tháng 10 -2002 do PGS . TS . Trịnh Sinh phụ trách trên diện tích 200 m . Kết quả đợt khai quật đã tìm được trong tầng văn hóa nhiều hiện vật gồm đồ đồng, đồ đá , đồ gốm , đồ xương . Hiện vật đồng thau số lượng 44 chiếc , có những loại hình sau : 7 mũi tên phần lớn thuộc loại hình cánh én , 1 lưỡi qua đồng , 1 lao có ngạnh bằng đồng, 4 chiếc mũi nhọn , 5 chiếc kim bằng đồng , 4 chiếc lưỡi câu , 1 lưỡi đao dồng , 3 chiếc chuôi đồng, 1 mũi rìu đồng , 1 hiện vật có hình hoa văn hình học đẹp chưa xác định được chức năng . Ngoài ra còn 16 hiện vật bằng đồng bị rỉ nhiều , chưa xác định được thuộc loại gì . Hiện vật bằng đá có số lượng 30 hiện vật bao gồm những loại hình sau : 2 rìu đá , 4 bôn đá , 10 bàn mài phẳng, 1 bàn mài rãnh , 1 dũa đá , 3 khuyên tai , 5 vòng đá , 1 đồ trang sức bằng thạch anh , 2 khuy áo , 1 khuôn đúc đồng . Ngoài ra còn nhiều mảnh đá nguyên liệu có dấu vết ghè đẽo từ những viên cuội to hay đá gốc . Hiện vật bằng gốm còn nhận dạng được 32 hiện vật , gồm các loại hình: 1 chì lưới hình quả nhót, 1 dọi xe chỉ , 9 bi gốm , 12 thỏi đát nung chưa rõ chức năng sử dụng , 3 mảnh nồi rót đồng có dính nhiều rỉ đồng màu xanh , 6 mảnh chân chạc gốm . Đồ đồng không nhận dạng được là những mảnh gốm vụn vỡ ra từ các loại nồi , vò , bình , bát ... gồm có chất liệu thô pha nhiều cát và bã thực vật , độ nung không cao , có dạng miệng loe , trang trí hoa văn trên thành miệng hoa văn lỗ trỗ , cuống rạ , gạch ngắn ... Hoa văn chủ đạo trên gốm Đông Lâm là thừng thô chiếm đa số còn lại hoa văn thừng mịn , khắc vạch , sóng nước ... Hiện vật xương là một mũi nhọn , kích thước nhỏ bằng xương động vật . Bằng kết quả khai quật cho biết : · Đây là một di chỉ cư trú của người Việt cổ xưa, ven sông Cầu nơi có mật độ di tích lớn . Niên đại của di chỉ qua so sánh hiện vật có thể xếp được vào văn hóa Đồng Đậu , văn hóa Gò Mun . Niên đại tuyệt đối của di chỉ Đông Lâm được đoán định qua so sánh với các địa điểm khác đã được phân tích niên đại C14 như Đồng Đậu , Gò Vườn Chuối , Thành Dền - có thể vào khoảng 3.400 - 2.900 năm cách đây . Qua di chỉ Đông Lâm , còn tìm được một số di vật thời đại kim khí, trong vài thập niên qua , trên mảnh đất Hiệp Hòa . Đó là chiếc trống đồng loại I . Đông Sơn . Chiếc thứ nhất phát hiện năm 1975 trong lòng đất Gò Mụ , ấp Thi Đua , xã Bắc Lý . Nơi đào được cách di chỉ Đông Lâm khoảng 1 km trước cũng thuộc đất Đông Lâm . Chiếc trống thứ hai là trống Xuân Giang , phát hiện ngày 13 -11 -1998 , thuộc Xuân Giang xã Mai Trung , cách Đông Lâm khoảng 5 km . Trống được tìm thấy ngay trong lòng sông Cầu chảy trên địa phận xã . Ngoài ra
  7. CHƯƠNG V : DI TÍCH - DANH THẮNG 173 cũng ở đây còn tìm thấy một số hiện vật đồng như rìu có vai, đục đá , rìu đồng hình bàn chân , nhẫn đồng ... Cũng ở Hiệp Hòa bên tả ngạn sông Cầu , trong quá trình lao động sản xuất người dân địa phương còn phát hiện nhiều hiện vật khảo cổ học đơn lẻ . Ngoài các hiện vật gốm , công cụ bằng đá như rìu đá mài lưỡi kiểu Hòa Bình - Bắc Sơn còn tìm được khá nhiều di vật đồ đồng đẹp điển hình thuộc văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam . Đó là các công cụ như rìu lưỡi xéo (góc tròn , góc vuông , góc nhọn) , rìu xòe cân , rìu tứ giác , rìu có họng đuôi én ... Vũ khí đánh gần có dáo họng dài , họng ngắn , búp đa , dao găm các loại , qua đồng . Vũ khí đánh xa như mũi tên đồng , mũi lao lá , mũi nhọn cùng lưỡi câu , đục con , đục bạt, đục vũm , dùi đồng , bàn chải đến nhạc cụ như trống đồng, lục lạc, chuông , gương đồng, vòng tay ... đều tìm được từ lòng sông Cầu . Ngoài những hiện vật tìm được trong di chỉ Đông Lâm , còn lại cũng tìm được một số đồ đồng Đông Sơn ở các xã Thái Sơn , Hòa Sơn , Hoàng Vân do phát hiện ngẫu nhiên mà chưa tìm thấy tầng văn hóa . Tại xã Hoàng Vân tìm thấy một khu lò luyện kim cổ nhưng chưa tìm hiểu kỹ được . Ở hạ lưu sông Cầu thuộc huyện Yên Dũng tìm thấy di vật đồng thau đẹp ở xã Đồng Phúc . Tại Yên Điềm (Bùi Bến ) của xã Yên Lư phát hiện ra khu lò luyện sắt cổ với dãy lò nằm sát mép nước sông Cầu vào mùa cạn . Dọc lưu vực sông Thương, ở trung hạ lưu đã phát hiện được nhiều di vật đồ đồng đẹp điển hình của văn hóa Đông Sơn như rìu , dáo , lao , mũi tên , dao găm , thạp , thố, chuông voi ở các xã Xuân Lương , Canh Nậu , Bố Hạ , Hương Vĩ (Yên Thế ), Đại Hóa , Lam Cốt , Phúc Sơn , Việt Ngọc , Phúc Hòa , Hợp Đức , Liên Chung (Tân Yên) . Riêng ở làng Hậu xã Liên Chung phát hiện một chậu trống còn mặt đáy, có hình 2 con cá , mặt trời hoa văn . Các xã Đào Mỹ, Mỹ Hà , Dương Đức, Xuân Hương (Lạng Giang ) ; Mỹ Độ , Đa Mai , Thọ Xương , Song Mai , Á Lữ , Trần Phú (thị xã Bắc Giang ); Song Khê, Tân Tiến , Đồng Sơn , Hương Gián , Xuân Phú , Bến Đám , Đức La , Đức Giang, Đồng Việt (Yên Dũng) đều phát hiện được các di vật bằng đồng . Tuy nhiên đây chỉ là những phát hiện ngẫu nhiên của nhân dân các địa phương trên trong quá trình lao động sản xuất . Những địa điểm phát hiện được các di vật đồ đồng trên chưa xác định được có tầng văn hóa rõ ràng như ở Đông Lâm . Lưu vực sông Lục Nam : ở thượng nguồn ngoài việc đã tìm thấy dấu tích nền văn hóa Sơn Vi cách đây khoảng 3 vạn năm , trong quá trình canh tác và khai thác cát sỏi trên sông , nhân dân địa phương đã phát hiện thu thập được một số đồ đồng như dáo , rìu , mũi lao , gương đồng, chậu trống ... ở các xã An Lập , An Châu , An Lạc , An Bá , Vĩnh Khương , Yên Định , Khe Táu , Phúc Thắng (Sơn Động) . Cụ thể ở Khe Táu phát hiện 2 xẻng đá, 2 trống đồng ( dân gọi là nồi đồng ) đã bán mất chỉ thu hồi được 2 rìu đồng . Ở Vĩnh Khương phát hiện 2 gương đồng . Vùng trung hạ lưu sông Lục Nam chảy qua huyện Lục Ngạn , Lục Nam và Yên Dũng, ngoài di chỉ đá cũ thuộc văn hóa Sơn Vi phát hiện ở Chũ , còn phát hiện được rìu dáo đồng ở khu vực xã Hồng Giang , Chũ ( 1 chậu trống) , Mỹ An (Lục Ngạn) , Bến Bò , Trường Giang, Cương Sơn , Đồi Ngô , Mai Sưu ,
  8. 174 ĐỊA CHÍ BẮC GIANG - PHẦN VĂN HÓA - XÃ HỘI Khám Lạng (Lục Nam) , Trí Yên (Yên Dũng) . Đây là những phát hiện đơn lẻ ngẫu nhiên với số lượng di vật ít ... cũng đều chưa tìm thấy tầng văn hóa . Tất cả các hiện vật bằng đồng thuộc văn hóa Đông Sơn phát hiện đơn lẻ trên phần lớn đều bị thất tán , hiện Bảo tàng tỉnh mới chỉ thu gom được một số lượng ít ỏi đang trưng bày tại bảo tàng . 2. Di tích lịch sử Trong nhiều năm qua chúng ta đã biết đến những khu lò gốm và nghề làm gốm nổi tiếng nằm dọc sông Cầu , sông Lục Nam , bên cạnh đó là nhiều di tích của những khu lò gốm cổ có niên đại thời Hán - Lục Triều kéo dài cho đến nhiều thời đại sau ở dọc đôi bờ sông Lục Nam , sông Thương . Đó là những tiềm năng khảo cổ học lịch sử rất to lớn mà chúng ta chưa có dịp khai thác ngoài một vài cuộc điều tra cơ bản . Một số trung tâm đúc đồng rèn sắt với trình độ cao như Đức Thắng, Thiết Nham , Lại Yên , Dương Lâm ... mà từ lâu trong dân gian đã có câu : " Dương Lâm có bễ đúc tiền , hễ ai đến đó thì quên đường về " . Bắc Giang là nơi có tiềm năng mỏ lớn . Vì vậy có nhiều khu lò luyện quặng lớn ở Hiệp Hòa , Yên Dũng . Nhiều khu lò nổi tiếng như Nham Biền , Bố Hạ , Xuân Lương , Canh Nậu , Phú Nhuận , Giáo Liêm ... Những địa điểm này rất hấp dẫn các nhà khảo cổ nhưng chưa được khai thác nhiều mà mới chỉ dừng lại ở mức điều tra cơ bản . - Một loạt mộ Hán - Lục Triều , Tuỳ - Đường có kết cấu bằng gạch được tìm thấy nhiều ở khu vực tả ngạn sông Cầu thuộc địa phận các huyện Hiệp Hòa như Hương Câu (Kẻ Cấu ) , Đông Lâm , Hương Lâm , Cẩm Trung , Việt Yên , Yên Dũng, Nội Hoàng, Hương Gián ; ở khu vực sông Thương như Bố Hạ, Dương Đức , Xuân Hương huyện Lạng Giang, ở làng Bòng xã Phượng Sơn cạnh sông Lục Nam , tìm thấy dấu tích gạch Hán - Đường ở Tòng Lệnh , Bắc Giang . Loại hình mộ hợp chất có nhiều ở khắp nơi , thường có niên đại thời Lê và đi liền với những khu lăng đá lớn . · Trong các cuộc điều tra khảo sát khai quật khảo cổ học lịch sử ở tỉnh Bắc Giang , đáng lưu ý là cuộc đào khảo cổ với diện tích 90 m ở khu phế tích chùa tháp thời Lý - Trần . Tại chùa Cao (Khám lạng, Lục Nam) cho thấy đây là một khu vực có tiềm năng khảo cổ học lớn và có niên đại liên tục trong nhiều thế kỷ . Dọc sông Lục Nam ở Hồng Giang (Lục Ngạn) đã phát hiện những viên ngói cỡ lớn 32 x 48 x 4 cm màu hồng đỏ , rắn chắc , có mấu cài rất chắc , ở Tòng Lệnh (Trường Giang - Lục Nam) còn những tảng nhà trong đó có những tảng đá hoa sen là tảng đặc trưng thời Lý . Ở làng Bòng xã Phượng Sơn huyện Lục Nam , ngoài dấu tích gạch Hán , Đường (thế kỷ VII trở về trước) còn có gạch , ngói thời Lý trên một diện rộng . Đây là một di chỉ kiến trúc cư trú lớn , quy mô Nhà nước cho xây . Vật liệu tìm thấy là những viên đá kè , đá lát , thềm , nền , tảng cột , gạch hoa cúc nổi 35 x 35 x 7 cm , ngói vấu to , đường móng gạch ...
  9. CHƯƠNG V : DI TÍCH - DANH THẮNG 175 Trại Quan (Đông Hưng - Lục Nam) qua phát hiện thì có thể nhận định được đây là một dấu tích của thời Lý . Nơi này đã bị đào phá từ trước chỉ còn gạch vỡ, gạch lành lưu lại . Những viên gạch này có nhiều kích cỡ nhưng trong đó đáng quan tâm nhất là loại gạch có đóng dấu ấn của triều Lý . Viên gạch có dấu , kích cỡ là 26 x 23 x 6 cm màu đỏ hồng, rắn chắc . Trên mặt có dấu gồm hai hàng chữ với nội dung là : "Lý Gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo " , nghĩa là : Đời vua nhà Lý thứ 3 , niên hiệu Long Thụy Thái Bình thứ tư làm ra . Theo dòng chữ này xác định niên đại chính xác của viên gạch là năm 1057. Đây là loại gạch đã tìm thấy ở các chùa thời Lý xây dựng ở Bắc Ninh như chùa Dạm , Phật Tích và ở Hoàng Thành - Hà Nội . Ngoài những nơi này còn phát hiện ở Phi Lễ (Quý Sơn - Lục Ngạn) ; Khám Lạng , Tiên Nha , Phượng Sơn , Cương Sơn (Lục Nam ) ; Chùa Chèo ( xã Thái Sơn , Hiệp Hòa) ; Tiên Lát (Việt Yên) . Những dấu tích của nhà Lý khá đậm đặc . Những phát hiện về thời Lý ở trên đất Na Ngạn (Lục Ngạn , Lục Nam) mỗi ngày một nhiều thêm , nó đã góp phần quan trọng để xác định các vấn đề lịch sử của khu vực sông Lục Nam thời Lý một cách chắc chắn hơn . - Thời Trần ở trung lưu sông Lục Nam nổi lên mấy khu phòng tuyến chống Nguyên - Mông tại Xa Lý - Biển Động - Nội Bàng mà đại bản doanh là khu vực Chũ - Trù Hựu ngày nay . Nhân dân địa phương trong khi làm nhà và canh tác đã tìm thấy vật liệu xây dựng và mảnh gốm thời Trần ở khu vực này . Đặc biệt , những di tích chùa tháp thời Lý - Trần ở phía Tây Bắc dãy Yên Tử - tả ngạn sông Lục Nam - nối liền với chốn tổ Vĩnh Nghiêm , Thiền Viện - trụ sở của Giáo hội Phật giáo thời Trần ở hạ lưu sông Lục Nam chứng tỏ nhà Trần cũng rất quan tâm đến vùng phên dậu phía Bắc này . Ngoài ra dấu tích văn hóa thời Trần còn tìm thấy ở các địa phương như phế tích chùa Quả trên núi Quả ( Trung Sơn ) huyện Việt Yên ; Hương Gián, Cảnh Thụy với dấu tích thuộc thôn Bình Voi , Ao Gạo với dòng họ Ong ... ; Đức Giang (với đền thờ Trần Minh Tông ); Nham Sơn ( với đền , đình thờ Trần Thủ Độ và bà Linh từ quốc mẫu Trần Thị Phương Dung) ; các xã Đồng Phúc , Đồng Việt , Cổ Pháp - thuộc vùng hạ huyện Yên Dũng nằm trong khu vực Lục Đầu - Vạn Kiếp nổi tiếng thời Trần và quần thể di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cùng một số di chỉ là gốm sứ thời Trần dọc sông Thương . Đây là những địa điểm giúp chúng ta tìm hiểu về thời Lý - Trần ở Bắc Giang. - Thời Lê sơ , nổi tiếng ở Bắc Giang với chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang lịch sử với các địa danh , thành lũy , chiến trường nằm dọc theo trục đường Thiên Lý cổ từ kinh đô Thăng Long đi Yên Kinh ( Bắc Kinh - Trung Quốc ) như Cần Trạm , Hổ Cát , Xương Giang , Đồng Bêu , Bãi Cháy , Mả Ngô - nghĩa là từ thượng đến trung lưu sông Thương . Đặc biệt các di tích điển hình như thành Xương Giang (có niên đại n1407) , thành Cần Trạm (Lạng Giang) , chùa Khám Lạng (huyện Lục Nam) - có niên đại tuyệt đối ở thời Lê sơ đã được xếp hạng bảo vệ và cung cấp nhiều di vật quý giá đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh . · Thời Mạc , dấu tích cư trú và thành lũy còn lại khá rõ tại các huyện Lục Ngạn , Lục Nam , Tân Yên , Yên Thế, Lạng Giang là địa bàn cát cứ của nhà Mạc . Chúng ta chưa có điều kiện tìm hiểu về những di tích này trên đất Bắc
  10. 176 ĐỊA CHÍ BẮC GIANG - PHẦN VĂN HÓA-XÃ HỘI Giang dọc theo lưu vực sông Thương và sông Lục Nam . Ngoài di tích thành nhà Mạc chạy dọc theo các xã Đông Hưng - Trại Mít - Tiên Nha sang Nghĩa Phương huyện Lục Nam , các xã huyện Lục Ngạn lên Lạng Sơn - Cao Bằng, ở Yên Dũng có di tích được xây dựng thời nhà Mạc , đó là Nghè Hang Xanh (thuộc xã Tiền Phong) . Một số di vật là vật liệu xây dựng (gạch các loại) đặc trưng của thời Mạc đang được trưng bày giới thiệu tại Bảo tàng tỉnh . Đình Lỗ Hạnh, công trình đệ nhất Kinh Bắc thuộc xã Đông Lỗ - huyện Hiệp Hòa cũng được xây dựng thời đại này . - Thời Lê Trung hưng , với hàng loạt di tích ở các huyện đã được xếp hạng bảo vệ . ở vùng trung lưu sông Cầu thuộc hai huyện Hiệp Hòa và Việt Yên có gần 40 trên tổng số 46 khu lăng tẩm của các quan lại cao cấp thời Lê trung hưng ở Bắc Giang . Đây là những công trình kiến trúc và điêu khắc nghệ thuật với chất liệu bằng đá : đá ong, đá cát xây dựng các công trình kiến trúc , đá vôi, điêu khắc tượng (người , linh thú) và đồ thờ (bia ký , sập thờ , ngai, bàn, biểu ... ) có giá trị văn hóa lịch sử lớn . Bên cạnh đó là các công trình kiến trúc điêu khắc tiêu biểu trong tỉnh như đĩnh chùa Thổ Hà (Vân Hà) , đình Phúc Long ( Tăng Tiến ) , đình Sen Hồ , đình Vân Cốc , đình Bài Xanh (Vân Trung ) huyện Việt Yên ; đình Thắng Núi (Đức Thắng) huyện Hiệp Hòa ; đình Cao Thương (xã Cao Thượng , đình Nội ( Vĩnh Lập) , đình Vường (Liên Chung ) huyện Tân Yên ; đình Phù Lão (Đào Mỹ) , đình chùa Tiên Lục huyện Lạng Giang ; đình Hà Mỹ (Chu Điện ) huyện Lục Nam ... là những công trình tiêu biểu của thời kỳ này . - Thời Tây Sơn , huyện Tân Yên còn ghi nhận khá rõ những địa danh mà Lê Chiêu Thống và Nguyễn Hữu Chỉnh trốn chạy quân Tây Sơn như Điếm Tổng (Quế Nham ), Cao Thượng , chùa Đất Đỏ (An Bài tự ) ở Hợp Đức , Phúc Hà ... dọc theo hữu ngạn sông Thương đi Trung Quốc . Một số công trình kiến trúc tôn giáo được xây dựng thời kỳ này như đền Hả xã Hồng Giang huyện Lục Ngạn (xây dựng 1798) , đình Rìa xã Đông Phú huyện Lục Nam (xây dựng năm 1802) ... Thời Nguyễn , dọc theo sông Lục Nam , sông Thương là địa bàn hoạt động của nghĩa quân Cai Vàng, Đại Trận (Giáp Văn Trận) , Cai Kinh (Hoàng Đình Kinh )... chống lại nhà Nguyễn và Hoàng Hoa Thám chống Pháp thời cận đại . Đó là các di tích như đồn điền thôn Chính xã Hồng Giang huyện Lục Ngạn được lập nên để khai khẩn đất hoang của triều Nguyễn , đồn lũy của Cai Vàng (Nguyễn Văn Thịnh) ở thôn Rìa - Tiên Nha , huyện Lục Nam trên dãy núi Bảo Đài , đồn Trại Trận (Giáp Văn Trận) ở Ngọc Lý - Tân Yên và hàng loạt đồn lũy của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám ở hai huyện Tân Yên và Yên Thế... Di tích lịch sử cách mạng phải kể đến hệ thống di tích tiêu biểu nằm trong An toàn khu II thuộc huyện Hiệp Hòa như đình Chợ Vân , đình Vân Xuyên , đình Xuân Biều , đền Soi , nhà cụ Đồ Ba ( Ngô Văn Thấu ) , nhà cụ Hựu , nhà cụ Lý Đông - thuộc các xã Hoàng Vân , Hoàng An , Xuân Cẩm , hay các địa danh như Đồng Điều - Nhã Nam huyện Tân Yên , chiến khu Bừng - Tân Thanh , ấp Tam Sơn - Tân Dĩnh huyện Lạng Giang , Gàng xã Trường Sơn huyện Lục Nam ... Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước phải kể đến khu luyện quân ở Mai Sưu thuộc các xã Bình Sơn , Lục Sơn , Trường Sơn , Vô Tranh của huyện lục Nam .
  11. CHƯƠNG V : DI TÍCH - DANH THẮNG 177 Ở Bắc Giang còn có những di tích , địa danh gắn liền với sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị cha già của dân tộc , Danh nhân Văn hóaThế giới về thăm như: Khán đài A cũ , Sân vận động thị xã Bắc Giang ( 2 lần Bác Hồ về thăm) , xã Tân An huyện Yên Dũng , xã Xuân Cẩm huyện Hiệp Hòa . Những địa điểm trên đều đã được Nhà nước xếp hạng bảo vệ . Di tích lịch sử văn hóa (vật thể) ở Bắc Giang vô cùng phong phú và hấp dẫn . Theo số lượng thống kê năm 1996 , toàn tỉnh có 1.316 di tích các loại (thực tế đến nay số liệu đã khác nhiều) . Số di tích được phân bố ở 10 huyện thị xã như sau : huyện Việt Yên 227 di tích , Yên Dũng 212 di tích , Hiệp Hòa 198 di tích , Lục Nam 153 di tích , Tân Yên 133 di tích , Yên Thế 106 di tích , thị xã Bắc Giang 93 di tích , Lục Ngạn 10 di tích , Sơn Động 5 di tích . Trong số này có 364 ngôi đình , 412 ngôi chùa , 82 đền , 75 nghè , 61 miếu , 42 khu lăng mộ cổ, 44 nhà thờ , 20 di tích lịch sử , 4 thành lũy lớn , 4 di chỉ khảo cổ, 4 văn chỉ ... Trong tổng số di tích kể trên có 747 nơi thờ tự mang tính chất tôn giáo và tín ngưỡng còn khá nguyên vẹn , gần 200 di tích đã được lập hồ sơ và được Nhà nước ra quyết định xếp hạng bảo vệ trong đó có 98 di tích xếp hạng Quốc gia , còn lại là di tích xếp hạng cấp Tỉnh (tính đến tháng 9 -2004 , có danh sách cụ thể kèm theo) . Đó là một di sản lớn mà lịch sử đã để lại cho Bắc Giang . II . DANH LAM THẮNG CẢNH Kết quả kiểm kê cho thấy văn hóa vật thể ở Bắc Giang chủ yếu là các di tích lịch sử văn hóa . Các danh lam thắng cảnh trong đó có số lượng khá nhiều . Nói đến danh lam thắng cảnh là nói đến cảnh quan thiên nhiên , di tích đẹp có thể đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của du khách . Hai huyện Sơn Động, Lục Ngạn có số di tích lịch sử văn hóa ít so với các huyện khác nhưng với ưu thế thiên nhiên , có các khu bảo tồn sinh thái và hệ thống sông hồ có thể đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên của du khách . + Về danh lam thắng cảnh của Bắc Giang, ngoài một số di tích gắn với thiên nhiên có cảnh sắc đẹp có giá trị văn hóa và du lịch đã được ghi nhận như : Khu di tích và thắng cảnh Suối Mỡ xã Nghĩa Phương huyện Lục Nam , chốn tổ Vĩnh Nghiêm nói như Nhật Nham Trịnh Như Tấu trong Bắc Giang địa chỉ: "Không những là một nơi đại danh thắng mà lại là một chốn cổ tích đệ nhất trong hạt Bắc Giang" (tr . 226) ; đình Chùa Thổ Hà xã Vân Hà ; đền , chùa Bố Đà xã Tiên Sơn huyện Việt Yên ; đền Chùa núi Dành xã Liên Chung huyện Tân Yên ; chùa Y Sơn xã Hòa Sơn huyện Hiệp Hòa ; đền , đình Chùa xã Tiên Lục huyện Lạng Giang ; hệ thống di tích lịch sử về phong trào khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám ở Tân Yên , Yên Thế; về di tích An toàn khu II (ATK II) ở Hiệp Hòa - là những địa chỉ hấp dẫn khách tham quan .
  12. 178 ĐỊA CHÍ BẮC GIANG - PHẦN VĂN HÓA- XÃ HỘI + Ngoài những di tích lịch sử văn hóa trên, " nói đến Bắc Giang còn phải nói đến các tiểu hệ sinh thái nhân văn - văn hóa - du lịch hồ" (Trần Quốc Vượng : Góp phần tìm hiểu bản sắc văn hóa Bắc Giang ) . Được thiên nhiên ưu đãi nên ở Bắc Giang hệ thống hồ khá phong phú . Tiêu biểu phải kể đến hồ ở các huyện sau : Huyện Lục ngạn : hồ Cấm Sơn thuộc các xã Cấm Sơn , Sơn Hải , Hộ Đáp và Tân Sơn ; hồ Khuôn Thần xã Kiên Lao ; hồ Bầu Lầy xã Trù Hựu ; hồ Dộc Bấy xã Biện Sơn ; hồ Đá Mài xã Hồng Giang ; hồ Đồng Cốc xã Đồng Cốc ; hồ Đồng Man xã Biển Động ; hồ làng Thum xã Quý Sơn ; hồ Trại Muối xã Giáp Sơn . Huyện Lục Nam : hồ Cây Đa xã Đông Phú ; hồ Cẩm Lý xã Cẩm Lý . Huyện Yên Thế : hồ Cầu Cài xã Đông Sơn ; hồ Cầu Cáy xã Hồng Kỳ ; hồ Cầu Rễ , hồ Đá Ong xã Tiến Thắng ; hồ Hồng Lĩnh xã An Thượng ; hồ Ngạc Hai xã Xuân Lương ; hồ Suối Cấy xã Đồng Hưu ; hồ Tân Gia xã Tân Hiệp . Huyện Lạng Giang : hồ Hố Cao xã Hương Sơn ; đập Cầu Sơn còn gọi là hệ thống thủy nông Kép , phong cảnh rất hữu tình . + Khu bảo tồn sinh thái : Có khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ huyện Sơn Động , khu bảo tồn thiên nhiên tây Yên Tử thuộc các huyện Lục Nam , Lục Ngạn , Sơn Động . Trong hệ thống bảo tồn thiên nhiên còn có các con suối đẹp khá nổi tiếng như suối Mỡ xã Nghĩa phương , suối Nước Vàng xã Lục Sơn huyện Lục Nam ... Ngoài ra ba con sông lớn chảy qua tỉnh Bắc Giang đều gắn bó với núi " quê hương sông Lục , núi Huyền " là sông Lục Nam , sông Thương , sông Cầu - đó là những thắng cảnh đẹp nếu được đầu tư khai thác . + Hệ thống núi tiêu biểu : Sách Đại Nam nhất thống chí triều Nguyễn ghi chép khá đầy đủ các núi ở Bắc Giang : · Dãy núi Cai Kinh , có nhiều động thiên nhiên đẹp . Vùng thượng Yên Thế , phong cảnh thực u nhã hữu tình . - Núi Tam Tầng thuộc xã Quang Châu huyện Việt Yên : " Ba tầng núi chồng chất nổi lên , trên núi có chùa cổ , bên cạnh là đường cái quan . Đời Lê Chiêu Thống , Tây Sơn nổi loạn , Tổng đốc Quảng Đông nước Thanh là Tôn Sĩ Nghị đem quân sang cứu viện đóng quân ở đấy" (Đại Nam nhất thống chí , tập IV , Nxb KHXH , Hà Nội 1971 , tr . 74 ) . · Núi Tiên Lát : ở xã Tiên Sơn huyện Việt Yên , trên đó có di tích đền thờ Thạch Tướng quân và chùa Bổ Đà . Núi Thù Sơn , còn gọi là núi Y Sơn thuộc xã Hòa Sơn huyện Hiệp Hòa . Trên núi là rừng thông xanh tốt , nhà Lê từng dựng hành cung ở đây . Trên núi có đền , chùa Y Sơn , thờ Sơn Thần . Núi Chung Sơn , còn gọi là núi Dành thuộc xã Liên Chung huyện Tân Yên . Trên núi rừng thông xanh ngát , có đền chùa . Sách Đại Nam nhất thống chí
  13. CHƯƠNG V : DI TÍCH - DANH THẮNG 179 còn ghi nơi đây xưa " sản xuất sâm nam cỏ thi" ( tr . 36 ) và chú thích : " Cát sâm : cũng gọi là Nam sâm sản ở đỉnh Chung Sơn huyện Yên Thế , da vàng thịt chắc , khí vị đều tốt không như sâm sản ở xứ khác da trắng và nhiều nhớt" (tr . 142) . Cũng ở sách trên ghi tiếp : " Cỏ thi ở núi Vệ Linh huyện Kim Anh , thân cỏ cao 4,5 thước . Lá , mầm , cành và đót như cây trúc nhỏ , nhưng mầm và cành ngắn và mềm . Có khi một bụi nảy trăm đọt . Cũng có ở Chung Sơn huyện Yên Thế" (tr . 143) . Núi Yên Phú ở xã Bắc Lũng huyện Lục Nam "núi nhiều đá xanh , bên cạnh có giếng đá , trên có ba hốc đá nước chảy không bao giờ cạn , bên cạnh có đền " . Núi Huyền Đanh ở địa phận hai xã Đan Hội và Trạm Điền thuộc huyện Lục Nam . " Thế núi cao dốc liên tiếp như hình cái đanh treo nên gọi tên thế, chạy dài trên địa phận mấy làng là trấn sơn của huyện . Trong loạn Tây Sơn , Lê Chiêu Thống chạy sang Bắc đóng quân ở đây" (tr . 75 ) . Trong dãy Huyền Đanh có Hang Gió còn gọi là núi Phong Động . Sách An Nam chí chép : " Ơ núi Huyền Đanh huyện Lục Ngạn , khoảng tháng 5 tháng 6 gió từ trong hang thổi ra , gió thổi đến đâu lúa khô đến đấy" (tr . 77) . Núi Bảo Đài ở xã Cần Dinh nay thuộc huyện Lạng Giang . " Thế núi liên tiếp , là thắng cảnh trong vùng . Sách An Nam chí chép : " Núi Xích Thổ ở địa giới huyện Thiên Thệ phủ Bắc Giang , cao sát tầng mây chạy dài hàng mấy trăm dặm . An Nam chỉ lại nói : Nước An Nam bốn mặt đều là núi , các núi Kỳ Lang, Bảo Đài , Phật Tích và Mã Yên đều cao vót , trong ấy có núi Xích Thổ là đĩnh đạc hơn cả" (tr . 75) . Núi Nham Biền : " Ở địa phận 2 tổng Phúc Tằng và Tư Mại cách huyện Yên Dũng 11 dặm về phía đông nam giáp địa giới huyện Việt Yên chạy dài suốt vài mươi dặm " (tr . 76) . Núi Lân Sơn ở xã Giáo Liêm huyện Sơn Động : " Mạch từ núi Công Mẫu tỉnh Lạng Sơn qua núi Đèo Ải kéo đến , giữa có một con đường qua địa phận huyện Yên Bái suốt đến tỉnh Quảng Yên đường rất hiểm trở" (tr . 76) . Núi Thái Hòa ở xã Cấm Sơn huyện Lục Ngạn , " mạch từ núi Đèo Cao tỉnh Lạng Sơn kéo đến , có khe chạy qua địa phận xã Hòa Lạc huyện Hữu Lũng rồi hợp với sông Hóa" (tr . 76) . Núi Mỏ Diều ở xã Kỳ Công phía đông huyện Lục Ngạn , "mạch núi Thái Hòa kéo dài , đỉnh núi nhọn hoắt và quắp lại trông như mỏ diều hâu nên gọi tên thế . Giữa núi có một chỗ lõm vào bề ngang chừng 3 thước , bề sâu phỏng 1 trượng, hàng năm cứ đến tháng 3 chim diều hâu đến đây làm tổ, cũng là một sự lạ" (tr . 76) . Núi Tượng Sơn thuộc xã Cẩm Lý huyện Lục Nam , "mạch từ núi Huyền Đanh kéo đến , các núi liên tiếp nhau trông như hình bầy voi phục , giữa núi có chỗ lõm vào là đường đi , cửa đường hẹp hiểm có hình thế một người địch trăm người" (tr . 77) .
  14. 180 ĐỊA CHÍ BẮC GIANG - PHẦN VĂN HÓA-XÃ HỘI Núi Phật Sơn ở xã Hổ Lao , huyện Lục Nam , cách huyện Lục Ngạn 12 dặm về phía nam , thế núi cao vót và bằng phẳng , phía đông có Liên Sơn (ở xã Vĩnh Ninh) , phía tây có Định Sơn (xã Áng Trì) giáp địa giới tỉnh Hải Dương . Cũng là đường quan yếu " . Núi Chung Sơn ở cách huyện Lục Ngạn 12 dặm , "mạch núi từ Phật Sơn kéo đến , trước mặt là Thù Sơn , phía tả là La Sơn , phía hữu là Động Sơn , ba mặt núi đứng như tường , chân núi có dân cư . Núi rất hiểm , giặc cướp thường tụ tập ở đấy" . Núi Am Ni ở xã Nam Điện , nay thuộc xã Nam Dương huyện Lục Ngạn , "mạch từ núi Phật Sơn và Thù Sơn kéo đến , phía tả có giếng , nước trong không bao giờ cạn , cạnh núi có hai cái bồn bằng đá , trên núi có nền chùa cũ" (tr . 77) . Đó chính là chùa Am Vãi , một chốn tổ thời Trần của Thiền phái Trúc Lâm trên dãy Yên Tử . Hiện còn dấu tích tháp đá thời Trần và dấu chân Phật trên đá . Núi Đáp Sơn ở xã Vân Lung , cách huyện Lục Ngạn 61 dặm về phía đông , "mạch từ núi Công Mẫu tỉnh Lạng Sơn kéo đến , nổi lên núi Ải Sơn và núi Tấu Sơn đều giáp địa giới tỉnh Lạng Sơn . Đấy là chỗ then chốt đường núi. Phía tây núi có mỏ vàng Phong Hanh" ( tr . 77) . Núi Đàn Dê ở xã Vân Lung, phía đông huyện Lục Ngạn , "mạch núi từ Đáp Sơn kéo đến , trên núi có ao sâu rộng chừng 3 , 4 thước . Cổ truyền có con dê đực ở đây , đêm đến thường nghe như có tiếng chuông trống nên gọi tên núi như vậy" (sách trên , tr . 77 ) . 1009
  15. CHƯƠNG V : DI TÍCH - DANH THẮNG 181 III . DI TÍCH DANH THẮNG ĐÃ ĐƯỢC BỘ VĂN HÓA -THÔNG TIN VÀ UBND TỈNH QUYẾT ĐỊNH XẾP HẠNG (tính đến 30-9-2004 ) 1. Huyện Việt Yên - Đình Thổ Hà - xã Vân Hà , Quyết định số 29 VH/QĐ ngày 13 -1 -1964 . - Đình Vân Cốc xã Vân Trung, Quyết định số 100/BVH ngày 21 -1 -1989 . . Chùa Vân Cốc xã Vân Trung, Quyết định số 100 /BVH ngày 21 -1 -1989 . - Núi Đồn xã Vân Trung , Quyết định số 100 / VH -QĐ ngày 21 -1 -1989 . - Đền làng Vân xã Vân Hà , Quyết định số 34/VH -QĐ ngày 9 -1-1990 . · Chùa làng Vân xã Vân Hà , Quyết định số 34/H -QĐ ngày 9 -1 -1990 . . Chùa Bồ Đà xã Tiên Sơn , Quyết định số 138/BVH ngày 31 -1 -1992 . - Ao Miếu xã Tiên Sơn , Quyết định số 138/BVH ngày 31 -1 -1992 . - Đình Hoàng Mai xã Hoàng Ninh , Quyết định số 74 /VH -BT ngày 2 -2 -1993 . - Đình Phúc Long xã Tăng Tiến , Quyết định số 74 /NVH -BT ngày 2 -2 -1993 . - Chùa Minh Linh xã Hoàng Ninh, Quyết định số 74 /VH -BT ngày 2 -2 -1993 . - Đình Đông xã Bích Sơn , Quyết định số 226 /VH -QĐ ngày 5 -2 -1994 . Chùa Đoan Minh (chùa Thổ Hà) xã Vân Hà , Quyết định số 226 /VH -QĐ ngày 5 -2 -1994 . - Từ Chỉ làng Thổ Hà xã Vân Hà, Quyết định số 295 /VH -QĐ ngày 12-2-1994 . - Đình Mật Ninh xã Quảng Minh , Quyết định số 188 /VH -QĐ ngày 14-2-1995 . - Đình Hữu Nghi xã Ninh Sơn, Quyết định số 1568/ VH -QĐ ngày 20-4 -1995 . · Từ Chỉ Quán quận công xã Quang Châu , Quyết định số 1568 / VH -QĐ ngày 20 -4 -1995 . - Đình Bài Xanh xã Vân Trung , Quyết định số 2233 /VH -QĐ ngày 26 -6 -1995 . - Đình Chùa Chàng xã Việt Tiến , Quyết định số 1598 /CT ngày 30 -11 -1996 . · Đền Như Thiết và mộ Hán quận công Thân Công Tài , xã Hồng Thái , Quyết định số 178 /QĐ -CT ngày 28 -1 -2003 . - Đình Sen Hồ xã Quảng Minh , Quyết định số 178 /QĐ -CT ngày 28 -1 -2003 . - Chùa Phúc Tằng ( Sùng Quang tự) xã Tăng Tiến , Quyết định số 178/ QĐ - CT ngày 28 -1 -2003 . - Chùa Trúc Tay xã Vân Trung, Quyết định số 86/ QĐ -CT ngày 30 -1 -2004 . - Đình Trúc Tay xã Vân Trung , Quyết định số 86/ QĐ -CT ngày 30 -1 -2004 . - Đình Mai Vũ xã Ninh Sơn , Quyết định số 86/QĐ -CT ngày 30 -1-2004 . - Đình My Điền xã Hoàng Ninh , Quyết định số 86/QĐ -CT ngày 30 -1 -2004 . - Chùa My Điền xã Hoàng Ninh , Quyết định số 86/QĐ -CT ngày 30 -1 -2004 . - Đình Xuân Lạn xã Hương Mai , Quyết định số 86 /QĐ -CT ngày 30 -1 -2004 . 2. Huyện Hiệp Hòa - Lăng Dinh Hương xã Đức Thắng, Quyết định số 29 /VH -QĐ ngày 13-1-1964 .
  16. 182 ĐỊA CHÍ BẮC GIANG - PHẦN VĂN HÓA - XÃ HỘI Lăng họ Ngọ (Ninh Quang từ) xã Thái Sơn , Quyết định số 29 / VH -QĐ ngày 13-1-1964 . · Lăng Bầu xã Xuân Cẩm , Quyết định số 29/VH -QĐ ngày 13-1-1964 . - Đình Lỗ Hạnh xã Đông Lỗ , Quyết định số 34/ BVH ngày 9-1-1990 . · - Lăng họ Trần xã Lương Phong , Quyết định số 34 /BVH ngày 9-1-1990 . - Đình Hương Cấu xã Hương Lâm , Quyết định số 138/ BVH ngày 31-1-1992 . - Đền Y Sơn xã Hòa Sơn , Quyết định số 372/ VH -QĐ ngày 10-3-1994 . - Đình Xuân Biều xã Xuân Cẩm , Quyết định số 2754/QĐ - BT ngày 15-10-1994 . - Đình Vân Xuyên xã Hoàng Vân , Quyết định số 2754 / QĐ -BT ngày 15-10-1994 . - Nhà ông Ngô Văn Thấu xã Hoàng Vân , Quyết định số 2754/QĐ - BT ngày 15-10-1994. · Nhà ông Nguyễn Văn Chế xã Hoàng Vân , Quyết định số 2754/QĐ - BT ngày 15-10-1994 . - Nhà ông Ngô Văn Đông xã Hoàng Vân , Quyết định số 2754/QĐ - BT ngày 15-10-1994. - Soi Đền xã Hoàng Vân , Quyết định số 2754/QĐ - BT ngày 15-10-1994 . - Đình Chợ Vân xã Hoàng An , Quyết định số 2754/QĐ - BT ngày 15-10-1994 . - Đình Trâu Lỗ xã Mai Đình , Quyết định số 3211 /QĐ - BT ngày 12-12-1994 . - Đền Trâu Lỗ xã Mai Đình , Quyết định số 3211/ QĐ -BT ngày 12-12-1994 . · - Di tích lưu niệm Bác Hồ thôn Cẩm Xuyên xã Xuân Cẩm , Quyết định số 40 /QĐ - CT ngày 8-1-2001 . - Đình Đông Lâm xã Hương Lâm , Quyết định số 178/ QĐ -CT ngày 28-1-2003 . - Đình Mai Phong xã Mai Trung, Quyết định số 178/ QĐ -CT ngày 28-1-2003 . Đình , chùa Bắc Lý xã Bắc Lý , Quyết định số 86/ QĐ - CT ngày 30-1-2004 . - Chùa Đông Lâm xã Hương Lâm , Quyết định số 86/QĐ - CT ngày 30-1-2004 . - Chùa Chèo xã Thái Sơn , Quyết định số 86/QĐ - CT ngày 30-1-2004 . - Đình Tân Chung xã Đồng Tân , Quyết định số 86 /QĐ -CT ngày 30-1-2004 . - Chùa An Lạc xã Mai Đình , Quyết định số 86 /QĐ -CT ngày 30-1-2004 . - Đình , chùa Nguyễn Xã Mai Đình, Quyết định số 86/QĐ - CT ngày 30-1-2004 . - Đình Quế Sơn xã Thái Sơn , Quyết định số 86/ QĐ - CT ngày 30-1-2004 . 3. Huyện Lạng Giang - Đình Phù Lão xã Đào Mỹ , Quyết định số 147/ BVH ngày 24-12-1982 . - Chùa Quang Phúc xã Tiên Lục, Quyết định số 100 / BVH ngày 21-1-1989 . - Đền Tiên Lục xã Tiên Lục , Quyết định số 100/BVH ngày 21-1-1989 . - Đình Thuận Hòa xã Tiên Lục , Quyết định số 100/BVH ngày 21-1-1989 . - Đình Viễn Sơn và cây cổ thụ Dã hương xã Tiên Lục , Quyết định số 100 / BVH ngày 21-1-1989 . · Phần mộ và đền thờ Phạm Đình Liêu xã Xuân Hương , Quyết định số 34 /BVH ngày 9-1-1990 .
  17. CHƯƠNG V : DI TÍCH - DANH THẮNG 183 - Đình Chu Nguyên xã Yên Mỹ , Quyết định số 154/QĐ ngày 25-1-1991 . - Đền Chu Nguyên xã Yên Mỹ, Quyết định số 154/QĐ ngày 25-1-1991 . - Chùa Chu Nguyên xã Yên Mỹ , Quyết định số 154/QĐ ngày 25-1-1991 . - Đình Sơn xã Mỹ Hà , Quyết định số 154/QĐ ngày 25-1-1991 . - Chùa An Hà xã An Hà , Quyết định số 226/ VH -QĐ ngày 5-2-1994 . - Đền thờ Đặng Thế Công, Quyết định số 295/ VH -QĐ ngày 12-2-1994 . - Đình Mỹ Lộc xã Mỹ Hà , Quyết định số 188/ VH - QĐ ngày 13-2-1995 . - Đình Quất Lâm xã Đại Lâm , Quyết định số 08 /UB ngày 27-1-1995 . Chùa Quất Lâm xã Đại Lâm , Quyết định số 08/UB ngày 27-1-1995 . - Chùa Quang Minh xã Nghĩa Hòa , Quyết định số 08/QĐ -BVH ngày 13-3-2001 . - Đình , chùa Đại Phú xã Phi Mô, Quyết định số 40/ QĐ - CT ngày 08-1-2001 . · - Chùa Trung Phụ xã Tân Hưng, Quyết định số 40 /QĐ -CT ngày 08-1-2001 . - Đình , chùa Đại Giáp xã Đại Lâm , Quyết định số 40 /QĐ - CT ngày 08-1-2001 . · Nghè Liên Xương xã Xương Lâm , Quyết định số 40/QĐ -CT ngày 08-1-2001 . - Nghè Trung Phụ xã Tân Hưng , Quyết định số 40/ QĐ -CT ngày 08-1-2001 . - Văn chỉ Bằng xã Nghĩa Hòa , Quyết định số 178/QĐ - CT ngày 28-1-2003 . Đình Bình Yên xã An Hà , Quyết định số 178/QĐ - CT ngày 28-1-2003 . - Chùa Thanh Đà xã An Hà , Quyết định số 178/QĐ - CT ngày 28-1-2003 . - Đình làng Thuyền xã Dĩnh Trì, Quyết định số 178/ QĐ -CT ngày 28-1-2003 . - Đình Bo Giàu xã Nghĩa Hưng , Quyết định số 178/QĐ -CT ngày 28-1-2003 . - Chùa Bo Giàu xã Nghĩa Hưng , Quyết định số 178/QĐ- CT ngày 28-1-2003 . - Thành Cần Trạm xã Hương Sơn , Quyết định số 178/ QĐ -CT ngày 28-1-2003 . - Chùa Am Sắn xã Nghĩa Hòa , Quyết định số 86/QĐ - CT ngày 30-1-2004 . - Chùa Phú Cầu xã Mỹ Thái , Quyết định số 86 / QĐ - CT ngày 30-1-2004 . 4. Huyện Yên Thế - Đồn Phồn Xương xã Phồn Xương, Quyết định số 54 / H -QĐ ngày 29-4-1979. N - Đồn Hom xã Tam Hiệp , Quyết định số 54 /VH -QĐ ngày 29-4-1979 . - Đồn Hố Chuối xã Phồn Xương, Quyết định số 54/VH -QĐ ngày 29-4-1979. - Chùa Lèo xã Phồn Xương , Quyết định số 54 /VH -QĐ ngày 29-4-1979 . - Đền Bến Nhãn thị trấn Bố Hạ, Quyết định số 1548/VH - QĐ ngày 30-8-1991 . - Chùa Bố Hạ thị trấn Bố Hạ , Quyết định số 1548 /VH -QĐ ngày 30-8-1991 . - Đình Hương Vĩ xã Hương Vĩ, Quyết định số 226 /VH -QĐ ngày 5-2-1994 . - Chùa Hương Vĩ xã Hương Vĩ , Quyết định số 226 /VH -QĐ ngày 5-2-1994 . - Đền Cầu Khoai xã Tam Hiệp , Quyết định số 295 /VH -QĐ ngày 12-2-1994 .
  18. 184 ĐỊA CHÍ BẮC GIANG - PHẦN VĂN HÓA- XÃ HỘI - Đình Đông Kênh xã Đông Sơn, Quyết định số 1568/VH -QĐ ngày 20-4-1995 . - Đình Bo Chợ xã Đông Sơn , Quyết định số 1568 /VH -QĐ ngày 20-4-1995 . Đền thờ Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm (động Thiên Thai) xã Hồng Kỳ , Quyết định số 1568/ VH - QĐ ngày 20-4-1995 . - Đình Dĩnh Thép xã Tân Hiệp , Quyết định số 144/UB ngày 15-3-1980 . - Đình Bố Hạ thị trấn Bố Hạ , Quyết định số 122/UB ngày 28-12-1990 . · - Chùa Thông xã Đồng Lạc , Quyết định số 178/QĐ - CT ngày 28-1-2003 . . Đền Suối Cấy xã Đồng Kỳ , Quyết định số 86/ QĐ - CT ngày 30-1-2004 . - Đình Xuân Lung xã Xuân Lương , Quyết định số 86 /QĐ - CT ngày 30-1-2004 . 5. Huyện Tân Yên · Đình Nội xã Việt Lập , Quyết định số 28/BVH ngày 28-1-1988 . · Đồi Phủ (chùa Nam Thiên) xã Nhã Nam , Quyết định số 100 /BVH ngày 21-1-1989. - Đồi Phủ (ao ông Chấn Ký ) xã Nhã Nam , Quyết định số 100/ BVH ngày 21 1-1989. - Đồi Phủ (đền Gốc Dẻ) xã Nhã Nam, Quyết định số 100 / BVH ngày 21-1-1989 . · Đình Dương Lâm xã An Dương , Quyết định số 154/QĐ ngày 25-1-1991 . - Đình làng Vường xã Liên Chung, Quyết định số 154/QĐ ngày 25-1-1991 . - Chùa Kim Tràng xã Việt Lập , Quyết định số 154/QĐ ngày 25-1-1991 . - Chùa Tứ Giáp xã Nhã Nam , Quyết định số 138 / BVH ngày 31-1-1992 . - Đình làng Hả xã Tân Trung , Quyết định số 372 /VH -QĐ ngày 10-3-1994 . - Chùa làng Hả xã Tân Trung , Quyết định số 372/VH - QĐ ngày 10-3-1994 . - Lăng họ Giáp xã Việt Lập , Quyết định số 49/ UB ngày 20-1-1988 . · Đình Cao Thượng xã Cao Thượng , Quyết định số 53/ 1999 /QĐ -VHTT ngày 2-8-1999. - Khu lưu niệm Hoàng Hoa Thám xã Ngọc Châu , Quyết định số 178/QĐ - CT ngày 28-1-2003 . - Đình Vồng xã Song Vân , Quyết định số 178/QĐ - CT ngày 28-1-2003 . · Chùa Vồng xã Song Vân , Quyết định số 178/QĐ - CT ngày 28-1-2003 . · Chùa Phán Thú xã Việt Lập , Quyết định số 86/QĐ - CT ngày 30-1-2004 . - Đình Ngò xã Việt Lập , Quyết định số 86/QĐ - CT ngày 30-1-2004 . · Đình , nghè , chùa Lý Cốt và mộ Nàng Giã đại thần xã Phúc Sơn , Quyết định số 86/QĐ - CT ngày 30-1-2004 . - Thành Tỉnh Đạo xã Quang Tiến , Quyết định số 86/ QĐ -CT ngày 30-1-2004 . - Chùa Thanh Cao xã Đại Hóa , Quyết định số 86/ QĐ - CT ngày 30-1-2004 .
  19. CHƯƠNG V : DI TÍCH - DANH THẮNG 185 6. Huyện Lục Nam - Thắng cảnh và đền Suối Mỡ xã Nghĩa Phương , Quyết định số 28/ BVH ngày 28- 1- 1988 . - Đình Thượng Lâm xã Thanh Lâm, Quyết định số 138 / BVH ngày 31-1- 1992 . - Đền Thượng Lâm xã Thanh Lâm , Quyết định số 138 /BVH ngày 31-1- 1992 . - Chùa Thượng Lâm xã Thanh Lâm , Quyết định số 138 / BVH ngày 31-1-1992 . - Đình Đông Thịnh xã Tam Dị , Quyết định số 372 ngày 10- 3-1994 . - Đình Đan Hội xã Đan Hội , Quyết định số 502/QĐ - BT ngày 28- 4-1994 . - Đình làng Thân xã Chu Điện , Quyết định số 502/ QĐ -BT ngày 28- 4-1994 . - Chùa Phương Lạn xã Phượng Sơn , Quyết định số 1568/VH -QĐ ngày 20-4-1995 . - Đình Phương Lạn xã Phượng Sơn , Quyết định số 1568 /VH -QĐ ngày 20-4-1995 . · Chùa Khám Lạng xã Khám Lạng, Quyết định số 53 /1999 /QĐ - BVHTT ngày 2-8-1999. - Đình Bảo Lộc xã Bảo Sơn , Quyết định số 03 /2000 /QĐ - BVHTT ngày 1-2-2000. - Đình Hà Mỹ xã Chu Điện , Quyết định số 08/ 2001/QĐ -BVHTT ngày 13-3-2001 . - Chùa Bảo An xã Cương Sơn , Quyết định số 08/2001/QĐ -BVHTT ngày 13-3-2001 . - Di chỉ khảo cổ học chùa Cao xã Khám Lạng, Quyết định số 40/QĐ - CT ngày 8-1-2003 . - Chùa Đọ xã Cương Sơn , Quyết định số 178/QĐ - CT ngày 28-1-2003 . - Đình Đại Từ xã Bảo Đài , Quyết định số 178/QĐ - CT ngày 28-1-2003 . - Đình Tòng Lệnh xã Trường Giang , Quyết định số 178/ QĐ -CT ngày 28-1-2003 . - Chùa Long Khánh xã Đông Phú , Quyết định số 178/ QĐ -CT ngày 28-1-2003 . - Trung tâm huấn luyện quân Mai Sưu : Địa điểm : - Đồi Hòn Miếu xã Bình Sơn . - Thao trường Cầu Dày xã Vô Tranh . - Thao trường Quân Y xã Lục Sơn . Quyết định số 178/QĐ - CT ngày 28-1-2003 . · Đồi Man xã Nghĩa Phương , Quyết định số 178/QĐ - CT ngày 28-1-2003 . - Thắng cảnh Suối Nước Vàng xã Lục Sơn , Quyết định số 178 /QĐ -CT ngày 28-1-2003 . - Đền Bò xã Vô Tranh , Quyết định số 86/QĐ - CT ngày 30-1-2004 . - Đình Gàng xã Vô Tranh , Quyết định số 86/QĐ - CT ngày 30-1-2004 . - Chùa Vườn xã Đan Hội , Quyết định số 86/QĐ - CT ngày 30-1-2004 . - Chùa Chàng thị trấn Lục Nam , Quyết định số 86/QĐ - CT ngày 30-1-2004 . Chùa Trung An xã Lan Mẫu , Quyết định số 86/ QĐ -CT ngày 30-1-2004 .
  20. 186 ĐỊA CHÍ BẮC GIANG - PHẦN VĂN HÓA- XÃ HỘI - Đình Rìa xã Đông Phú , Quyết định số 86 /QĐ - CT ngày 30-1-2004 . · Chùa làng Vườn xã Cương Sơn , Quyết định số 86/QĐ- CT ngày 30-1-2004 . - Đình Đọ xã Cương Sơn , Quyết định số 86/QĐ - CT ngày 30-1-2004 . 7. Thành phố Bắc Giang Khán đài A cũ (Khán đài B ) Sân vận động thị xã Bắc Giang , phường Ngô Quyền , Quyết định số 774/QĐ - BT ngày 21-6-1993 . - Chùa làng Thành xã Thọ Xương, Quyết định số 226 /VH -QĐ ngày 5-2-1994 . - Nghè Kế xã Dĩnh Kế , Quyết định số 226 /VH -QĐ ngày 5-2-1994 . · Chùa Đống Nghiêm xã Dĩnh Kế , Quyết định số 226/ VH -QĐ ngày 5-2-1994 . - Đình làng Vĩnh Ninh xã Dĩnh Kế , Quyết định số 226 /VH - QĐ ngày 5-2-1994 . - Đình làng Thành xã Thọ Xương , Quyết định số 295 /VH -QĐ ngày 12-2-1994 . - Đình làng Vẽ xã Thọ Xương, Quyết định số 295 /VH -QĐ ngày 12-2-1994 . Chùa làng Vẽ xã Thọ Xương, Quyết định số 295 / VH -QĐ ngày 12-2-1994 . - Đền thờ, phần mộ Lều Văn Minh xã Thọ Xương, Quyết định số 1460 /QĐ VHTT ngày 28-6-1996 - Đền thờ Thiên chúa giáo- phường Lê Lợi , Quyết định số 144/UB ngày 15 . 3-1980 . - Thành Xương Giang xã Thọ Xương, Quyết định số 144 /UB ngày 15-3-1980 . - Đình Đa Mai xã Đa Mai , Quyết định số 178 /QĐ- CT ngày 28-1-2003 . - Chùa Như Nguyện , phường Mỹ Độ , Quyết định số 178/QĐ - CT ngày 28-1 2003. - Đình Tiền Môn, phường Lê Lợi, Quyết định số 86/ QĐ -CT ngày 30-1-2004 . 8. Huyện Yên Dũng Chùa Đức La (Vĩnh Nghiêm tự) xã Trí Yên , Quyết định số 29/ VH -QĐ ngày 13-1-1964 . Sinh từ, mộ , đền thờ Hoàng Ngũ Phúc xã Tân Mỹ , Quyết định số 154/QĐ ngày 25-1-1991 . Đền Ngọc Lâm xã Tân Mỹ , Quyết định số 138/BVH ngày 31-1-1992 . Địa điểm lưu niệm Bác Hồ xã Tân An , Quyết định số 295 /VH -QĐ ngày 12-1-1994. - Từ Vũ thôn Bùi Bến xã Yên Lư, Quyết định số 372/ H -QĐ ngày 10-3-1994 . - Chùa Kem xã Nham Sơn , Quyết định số 49/UB ngày 20-1-1988 . - Chùa Diên Khánh xã Đồng Sơn , Quyết định số 40/QĐ - CT ngày 08-1-2001 . - Đền Thanh Nhàn xã Nham Sơn, Quyết định số 40/QĐ - CT ngày 08-1-2001 . - Đền thờ Trần Minh Tông xã Đức Giang , Quyết định số 40 /QĐ -CT ngày 08-1-2001 . Đền thờ , phần mộ Tiến sĩ Đào Toàn Bân xã Song Khê, Quyết định số 40/QĐ - CT ngày 08-1-2001 .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0