Ebook Địa chí Địa Phong: Phần 2
lượt xem 4
download
Cuốn sách đã phác thảo một cách khái quát về quê hương Yên Phong trên cơ sở quan điểm lịch sử, nhìn nhận khách quan, biện chứng với phương pháp luận khoa học, cuốn sách thực sự là nguồn tư liệu quý, có giá trị khảo cứu, lưu truyền của nhân dân huyện Yên Phong. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Địa chí Địa Phong: Phần 2
- PHẦN THỨ BA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở YÊN PHONG
- CHƯƠNG I KINH TẾ NÔNG NGHIỆP A- LƯỢC SỬ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP YÊN PHONG QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ Đã ngàn năm nay người nông dân Yên Phong nối đời đổ mồ hôi xương máu đánh vật với bùn lầy , nước đọng , với cây rừng để làm nên " Bời xôi ruộng mật " . Người Yên Phong từ thời Hán đã biết đắp đê (Hậu Hán thư) biết cải tạo đồng ruộng để có những chân ruộng tốt, điều đó được ghi lại qua ca dao , tục ngữ : Lạc Nhuế : Đình kẻ tiền , điền Lạc Nhuế Làng Hàn : Con gái làng Giữa , ruộng trước cửa làng Hàn . - Yên Phụ : Yên Phụ đất lụt người trên . · Xuân Cai : Lấy chồng phe Thượng , làm ruộng Xuân Cai . Nhờ có sự cần cù ấy người Yên Phong đã tạo cho mình những sản vật nổi tiếng của một vùng làng quê trù phú : - Thóc kẻ Chiền - tiền kẻ Choá . - Tiền Đông Sóc - Thóc Đông Xuyên . - Mật Diềm - Chiêm Chắp . Gạo gié Đông Mới - cá trôi đồng Chờ . Điểm qua tình hình sản xuất nông nghiệp qua các thời kỳ lịch sử ở Yên Phong như sau : I- THỜI KỲ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ruộng đất hầu hết tập trung trong tay giai cấp địa chủ phong kiến , sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên , trình độ canh tác lạc hậu , sản xuất bấp bênh đời sống nhân dân cực khổ.
- 112 ĐỊA CHÍ YÊN PHONG Đầu thế kỷ XX dưới ách thống trị của thực dân phong kiến , do chính sách bần cùng hoá của thực dân Pháp nên ruộng đất có xáo trộn lớn . Sở hữu ruộng đất gồm : Ruộng công : Gồm ruộng của làng, đình chùa , phe giáp , dòng họ tư văn , ruộng nhà chung . - Ruộng tư : Ruộng của địa chủ và các hộ nông dân . - Tình hình chung ruộng đất công , ruộng đất các hộ nông dân , các dòng tộc dần tập trung trong tay giai cấp địa chủ . · Thí dụ : Làng Thiểm Xuyên xã Thụy Hòa trước Cách mạng Tháng Tám có 60 hộ với 260 hécta đất canh tác thì : + Đất của địa chủ là 144 hécta (của 10 địa chủ trong đó 5 địa chủ trong thôn chiếm 55 hécta còn lại 5 địa chủ ngoại lai ) . + Ruộng đất công : 20 hécta + Ruộng đất các hộ nông dân 96 hécta . Bằng chính sách bóc lột hà khắc người nông dân rơi vào con đường bần cùng hoá phải bán ruộng trở thành tá điền . Thôn Đông Tảo ( Thụy Hoà) năm 1902 nông dân bán 235 mẫu ruộng cho nhà chung , sau đó một số ruộng đất bị rơi vào tay địa chủ Đỗ Đình Thông . Nhân dân Lương Tân bán nhiều ruộng đất sang bên kia sông . Đặc biệt một số nơi lý trưởng bán ruộng công của các làng , xã cho địa chủ lập đồn điền . Đồn điền của địa chủ Vũ Văn An đến 1900 mẫu chủ yếu ruộng đất các xã Yên Trung , Dũng Liệt , Thụy Hoà . - Đồn điền địa chủ Trần Văn Tu xã Đông Thọ trên 200 mẫu ruộng . Đồn điền của địa chủ Nghiêm Vinh ở Đông Tiến , Trung Nghĩa trên 200 mẫu ruộng . Sản xuất nông nghiệp của nông dân theo hộ gia đình . Tá điền làm ruộng cho địa chủ theo hình thức " Phát canh thu tô" . Kỹ thuật canh tác lạc hậu , hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên , một năm có 2 vụ lúa : Lúa mùa và lúa chiêm . Xen vào 2 vụ lúa chính có vụ lúa hè thu gọi là lúa ba giăng diện tích không lớn . Vụ lúa mùa thường chỉ cấy 60 % diện tích ở các khu đồng cao , vụ lúa chiêm cấy 40-50 % diện tích các khu đồng trũng năng suất bấp bênh chỉ đạt từ 40 kg đến ( 1 ) Bắc Ninh thời kì 1946-1949 ( tài liệu lưu trữ )
- MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA LAI (ẢNH SƯU TẦM ) MÔ HÌNH NUÔI VỊT - CẢ XÃ VĂN MÔN PB5
- 4 4 MÔ HÌNH NUÔI GÀ ĐẺ TRỨNG THÔN PHÚ MẪN MÔ HÌNH NUÔI CÁ LỒNG XÃ TAM ĐA
- ĐỊA CHỈ YÊN PHONG 113 80 kg/sào . Ngoài cấy lúa 2 vụ còn trồng dâu , khoai , lang, ngô , đậu , rau , bầu , bí bổ sung nguồn lương thực thực phẩm cho cuộc sống hàng ngày . Ở các đồn điền của Vũ Văn An , Trần Văn Tu đã bắt đầu qui vùng sản xuất , có đủ máy móc : Máy điện , máy cày, máy xay xát , máy bơm nước ... tiến hành sản xuất có chọn lọc giống mới có năng suất cao , cấy thẳng hàng , vuông mắt sàng , cấy dày , sử dụng phân bón vô cơ: Đạm , lân , kali . Chăn nuôi trâu , bò cày , nuôi cả bò vắt sữa . Do sử dụng cơ giới hoá trong sản xuất , giá xăng dầu cao nên giá thành cao , Vũ Văn An bán hết máy móc chỉ giữ trên trăm mẫu ruộng bắt các tá điền sản xuất không công, số ruộng còn lại " Phát canh thu tô " mỗi sào thu tô 35 kilôgam . Đời sống người nông dân hết sức khổ cực , đặc biệt đầu năm 1945 giặc Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay . Toàn huyện Yên Phong bị phá 728 mẫu lúa để trồng đay. Toàn huyện đã có 120 người bị chết đói , vì đói phát sinh dịch bệnh cho nên toàn huyện có 1.800 người vừa chết đói vừa chết dịch . Làng Thiểm Xuyên có 40 người chết . Có gia đình chết từ 3 đến 5 người , có gia đình chết không còn ai . Bị áp bức bóc lột nặng nề cho nên nông dân nhất là bần cố nông hăng hái theo Đảng làm cách mạng. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công với các chính sách của Đảng như giảm tô giảm tức, tạm cấp ruộng đất cho nông dân , nên đời sống người nông dân ngày càng được cải thiện và đổi mới . II- THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC ( 1947-1954 ) 1- Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 việc khắc phục hậu quả nạn đói được đặt ra như là nhiệm vụ cấp bách của Đảng . Ở Yên Phong , bà con hăng hái tăng gia sản xuất và nhường cơm xẻ áo giúp nhau giống vốn thực hiện giảm tô , hoãn nợ ... Đến đầu năm 1946 sản xuất nông nghiệp được phục hồi , nạn đói được đẩy lùi , đời sống nhân dân được cải thiện . 2- Thời kỳ 1946-1948 là thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp . Yên Phong tuy không phải là vùng giặc chiếm đóng song luôn luôn bị địch uy hiếp . Lực lượng phản động ngóc đầu dậy gây rối phá hoại sản xuất ở nông thôn . Huyện ủy Yên Phong lãnh đạo toàn dân đẩy mạnh sản xuất hăng hái tham gia kháng chiến , hô hào tự túc ăn mặc . Dù hoàn cảnh khó khăn có lúc phải tản cử nhưng nhân dân huyện Yên Phong vẫn bám ruộng bám làng bảo đảm diện tích lúa mùa , lúa chiêm , mở rộng diện tích lúa ba giăng ( Hè thu ) . (Năm 1948 cấy 217 mẫu , năm
- 114 ĐỊA CHÍ YÊN PHONG 1949 cấy 205 mẫu thu hoạch 3014 tạ) . Mở rộng diện tích trồng bông . Giữ trạm chọn giống lúa Thọ Khê để tuyển và đưa vào sản xuất giống lúa PM , phát động làm bèo dâu . Để giúp nhau phát triển sản xuất huyện thành lập các tổ đổi công, dân quân thôn , xã bảo vệ nhân dân cày cấy , những ruộng của dân tả cư bỏ không giao cho dân quân du kích hay dân ở nhà có khả năng làm được . Gây phong trào thi đua tăng năng suất bằng cách " Làm cỏ 3 lần , bón phân nhiều , tát nước và giữ đúng mức , phổ biến hạt giống tốt" . Tuy vậy do tình hình chiến sự diện tích cấy lúa giảm : Lúa mùa năm 1947 diện tích giảm 19 % , sản lượng giảm 12 % so với 1946 . Lúa chiêm năm 1948 diện tích giảm 5% , sản lượng giảm 26% so với 1947 . Lúa chiêm năm 1949 diện tích giảm 7% và sản lượng giảm 9% so với 1948. - Bảo vệ đàn gia súc gia cầm thực hiện chính sách cấm giết trâu bò cái , trâu bò non , vận động phòng bệnh cho gia súc , cấm bán thịt ngày thứ 6 trong tuần lễ , phổ biến vệ sinh chăn nuôi theo khoa học . Vụ mùa 1949 chiến sự diễn ra ác liệt , thực hiện khẩu hiệu " Không một hạt thóc lọt vào tay địch " " Gặt nhanh , cất giấu nhanh " . Dân quân du kích và bộ đội địa phương bố trí bảo vệ cho dân gặt , tổ chức báo động dây chuyền , báo động tín hiệu cho dân gặt , tổ chức đổi công để gặt . Kêu gọi cảnh cáo đối phó với bọn bảo an và hội tề phản động . Nơi nào không gặt ngày thì gặt đêm , gặt xong làm các bồ bịch bằng tre , nứa để cất giấu . Yên Phong có 25 đội xung kích gặt giúp với 290 người , 81 đội gặt thuê với 725 người, có 22 đội gặt tập đoàn với 144 người , có 670 nhóm trao đổi nhân công với 2120 người. Có 2 trận chống càn bảo vệ nhân dân gặt . Tuy nhiên vẫn có 250 mẫu lúa bị giặc cướp mất . Với cố gắng đó Yên Phong chỉ tạm đủ ăn , mặc thì còn thiếu cho nên vẫn tích cực tăng gia trồng bông ). 3- Từ cuối năm 1949 đến tháng 7-1954 hầu hết các xã là vùng tạm bị chiếm , riêng xã Thụy Hoà và Phú Lâm là vùng du kích . Do bị khủng bố càn quét cướp bóc , đời sống nhân dân đa số là thiếu thốn , trâu bò nông cụ bị địch càn quét bắt lấy rất nhiều . Năm 1950 Pháp lập ở Yên Phong 75 ban tề, trong đó có 13 ban tề (1 ) ( 2) Tài liệu đã dẫn .
- ĐỊA CHỈ YÊN PHONG 115 phản động . Huyện ủy đề ra nhiệm vụ củng cố phong trào vận động cán bộ đảng viên và nhân dân ta vùng tự do trở về bám cơ sở giữ vững sản xuất , kiên quyết đấu tranh với thực dân Pháp . Một vài nơi nhân dân đi tản cư sang vùng tự do vẫn cử người về trông nom ruộng đồng . Có nơi Pháp bắt nhiều trâu bò , nông dân phải M. kéo cày thay trâu như ở xã Hoà Long . Một số nơi khác nông dân gieo mạ o vùng 4.J tự do đến vụ nhổ về cấy ở quê nhà , ngày vụ lập các hộ đổi công giúp nhau sản xuất . Năm 1951 nhân dân các xã Yên Trung , Dũng Liệt , Đông Tiến , Tam Giang đấu tranh , trong khi giặc càn quét dồn dân lập vành đai trắng để làm ruộng ở ven sông . Yên Trung vẫn cấy được 1.762 mẫu . Tại Tam Giang trong lúc cống đê Vọng Nguyệt vỡ giặc Pháp không cho đắp nhân dân nhiều người mang phản gỗ , cánh cửa để lấp cống bảo vệ mùa màng . Năm 1953 thực hiện chủ trương của Đảng vừa đẩy mạnh kháng chiến về 3. quân sự , vừa phát triển kinh tế cải thiện đời sống nhân dân , Đảng bộ Yên Phong thi hành nhiều chính sách dân sinh , dân chủ như thu hồi đất đai của địa chủ phản động , các loại công điền , công thổ chia cho dân cày , thực hiện triệt để giảm F tô 25 % . Nhân dân Yên Phong tích cực đóng góp lương thực thực phẩm cho bộ đội đánh giặc , đóng góp công sức hoàn thành sứ mệnh cao cả kháng chiến chống thực R dân Pháp thắng lợi , bảo vệ Tổ quốc , giải phóng quê hương . III- THỜI KỲ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC ĐẤU US TRANH THỐNG NHẤT TỔ QUỐC ( 1945-1975 ) . 1. Thực hiện cải cách ruộng đất khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1975) êvc Thực hiện cải cách ruộng đất " Ruộng đất về tay dân cày " toàn huyện đánh côme đổ được 860 địa chủ, tịch thu 3785 hécta đất , 492 trâu bò , 2650 gian nhà , 64.198 kilôgam thóc , 81.634 đồng , trưng thu hàng trăm mẫu công điền công thổ chia cho hor 7.000 hộ nông dân nghèo trong huyện . Toàn huyện tháo gỡ 632 quả mìn , hơn 100 tấn dây thép gai , phục hồi được ша 593 hécta đất . Sản xuất liên tục phát triển . cut - Năm 1955 gieo trồng 10.335 hécta , sản lượng đạt 13.153 tấn . tbe - Năm 1956 gieo trồng 11.578 hécta , sản lượng đạt 19,112 tấn . în tê ( ) Lịch sử đấu tranh cách mạng Đảng bộ nhân dân Yên Phong tr.64 .
- 116 PHONG ĐỊA CHÍ YÊN Năm 1957 đầu năm huyện bị hạn , giữa năm mặc dù bị lụt lớn cả năm vẫn gieo trồng được 10.722 hécta sản lượng lương thực đạt 17.230 tấn . Cuối năm 1957 tổ đổi công được xây dựng, phong trào lao động sản xuất phát triển hơn . 2- Thực hiện kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa bước đầu phát triển kinh tế văn hoá ( 1958-1960 ) Năm 1958 toàn huyện có 830 tổ đổi công với 6.921 hộ (tỷ lệ 65,5 % số hộ) Tháng 3-1958 xây dựng thí điểm hợp tác xã nông nghiệp ở Thân Thượng (Yên Trung ). Cuối năm 1958 xây dựng thêm 8 hợp tác xã nông nghiệp ở Ấp Choá , Thiểm Xuyên , Ấp Thượng, Trà Xuyên , Nguyệt Cầu , xóm Ngò (Dũng Liệt ) Đông Yên , Hữu Chấp . Với 9 hợp tác xã nông nghiệp có 220 hộ với 536 mẫu 6 sào 2 thước , đến cuối năm 1960 toàn huyện xây dựng 132 hợp tác xã (cả 89 thôn làng ) với 10.451 hộ xã viên đạt 96% số hộ . Quan hệ sản xuất mới được xác lập thúc đẩy sản xuất phát triển . Phong trào làm thủy lợi phát triển : Đào mương , đào giếng , khơi ngòi , làm phân xanh , lấy bùn ao cải tạo đồng ruộng , vận động gieo mạ thưa , cấy dày vừa phải , huyện còn mở thêm diện tích vụ ba giăng . Với những thành tích trên Yên Phong được 3 bằng khen của Chính phủ . Năm 1958 thu hoạch 19.878 tấn thóc , 91 tấn ngô và 561 tấn khoai , lương thực đạt gần 400 kg /năm /người . Năm 1959 đạt 24.054 tấn thóc , 86 tấn ngô , 1572 tấn khoai lang . Năm 1960 toàn huyện gieo trồng 11.535 hécta . Hệ số sử dụng ruộng đất 1,31 lần (tăng 0,16 lần so với năm 1955 là năm bị thiên tai tổng sản lượng chỉ đạt 16.385 tấn) . Bình quân đầu người 311 kg /người /năm . Tổng giá trị nông nghiệp đạt 5,2 tỷ đồng (theo giá 1961 ) tăng 22 % so với năm 1955 . Toàn huyện có 4.234 con trâu (tăng 535 con so với 1957) , đàn bò 992 con (tăng 78 con) đàn lợn 11.150 con ( tăng 1947 con) . Giá trị sản lượng chăn nuôi chiếm 9,1 % , giá trị tổng sản lượng nông nghiệp . 3- Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất , xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ( 1961-1965 ) . - Hợp tác xã nông nghiệp có bước thăng trầm . Do quản lý yếu kém giữa năm 1961 nông dân nhiều nơi xin ra hợp tác xã . Năm 1961 có 82,5 % ( 9.382 hộ) năm
- ĐỊA CHỈ YÊN PHONG 117 1962 còn 72 % , tháng 8 năm 1963 còn 60,7 % số hộ nông dân tham gia hợp tác xã nông nghiệp (xã Trung Nghĩa chỉ còn 14 % - với 86 hộ tham gia hợp tác xã nông nghiệp ) . Tháng 8-1963 số hộ vào hợp tác xã là 11.311 hộ , trong đó chưa vào hợp tác xã là 4.028 hộ , tỷ lệ 39,3 % , đến năm 1965 có 92,5 % số hộ vào hợp tác xã . Quy mô hợp tác xã mở rộng từ 95 hợp tác xã còn 74 hợp tác xã qui mô và liên thôn , xã có tỷ lệ nông dân tham gia hợp tác xã cao và ổn định là Khúc Xuyên trong suốt 5 năm . Chỉ có năm 1963 có 54 hộ ( 14%) xin ra hợp tác xã . Các năm khác đều có 100 % số hộ tham gia hợp tác xã . Công tác thủy lợi là yếu tố then chốt để tăng năng suất lúa . Hệ thống Kênh Bắc dài 16 kilômét với tổng số đào đắp 201.600 mét khối chạy dài từ các xã Yên Phụ , Hoà Tiến , Tam Giang, Đông Tiến , Yên Trung , Thụy Hoà , Tam Đa . Bám vào kênh Bắc 28,6 kilômét kênh cấp II với khối lượng đào đắp 127.880 mét khối . Dưới kênh cấp II có 30 kilômét kênh cấp III . Kênh Bắc tạo nguồn nước 3.500 hécta trong đó có 50 % nước tự chảy, 50% cấp nước tạo nguồn . Các hợp tác xã làm bờ vùng bờ thửa có máy bơm dầu để chống úng, huyện chưa có công trình chống úng chung cho toàn huyện . Tiến bộ khoa học kĩ thuật được ứng dụng: Làm bèo dâu , làm phân xanh , bùn ao , bón vôi để rửa chua cho đất , ngâm thóc giống 3 sôi 2 lạnh , cấy lúa dày , thẳng hàng, mở rộng lúa Nam Ninh (ba giăng ). Giống lúa mới có năng suất cao như NN , 813 , lai 10 , lai 13 , mộc tuyền , bao thai hồng được đưa vào sản xuất . Từ cấy lúa chiêm chuyển sang cấy lúa xuân là bước tiến quan trọng trong sản xuất nông nghiệp . Năng suất 70 đến 110 kg/sào . Năm 1965 diện tích gieo trồng toàn huyện 13.736 hécta hệ số sử dụng ruộng đất 1,56 lần . Năm 1964 sản xuất lương thực là 23.877 tấn (năng suất lúa bình quân 3 vụ đạt 18,8 tạ /ha ) bình quân đầu người 384 kg /năm là năm có năng suất lúa cao nhất trong thời kỳ 1961-1965 . Chăn nuôi phát triển ở gia đình và tập thể, nhiều hợp tác xã lập trại chăn nuôi , dành quĩ đất lập tổ chuyên nuôi lợn . Toàn huyện có 16.135 con lợn (tăng 4986 con so với năm 1960 ) bình quân 1,3 con lợn 1 hộ . Riêng đàn trâu bò không phát triển . Đàn trâu 4230 con . Đàn bò giảm sút chỉ còn 664 con ( giảm 328 con so với năm 60) chăn nuôi vịt đàn phát triển . Ao hồ ruộng trũng được chăn nuôi thả cá giá trị thu nhập hàng năm bằng 19 % tổng thu nhập sản xuất nông nghiệp . 8-DCYP
- 118 ĐỊA CHÍ YÊN PHONG 4. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội (1965-1975 ). Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày càng ác liệt , Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII được triệu tập (từ ngày 11 đến 15-4-1967) Đại hội đánh giá tồn tại trong phát triển nông nghiệp thời gian qua là " Phong trào hợp tác xã nông nghiệp có nơi còn nhiều lệch lạc , làm sai chính sách , nạn rượu lậu , lạm phát tham ô , lợi dụng, lãng phí còn khá nghiêm trọng " Đại hội đề ra mục tiêu đối với sản xuất nông nghiệp là "phấn đấu toàn huyện đạt 5 tấn thóc trên một hécta trên diện canh tác 2 vụ lúa , 50 % số hợp tác xã trở thành tiên tiến " . Trồng trọt : Công tác thủy lợi được quan tâm . Năm 1969 và 1970 toàn huyện xây dựng 9 trạm bơm điện. Đó là 6 trạm bơm tiêu Xuân Viên , Vạn An , Thọ Đức I. Phấn Động I , Đại Lâm , Ngô Khê và 3 trạm bơm tưới tiêu kết hợp Hữu Chấp , Phù Cầm , Thọ Đức II . Với 62 máy mỗi máy công suất 100m3/ h diện tích tiêu úng theo thiết kế 3420 hécta . Năm 1975 hoàn thiện bờ vùng bờ thửa . Toàn huyện có 132 máy bơm chủ động tưới nước cho 2.900 hécta và tiêu úng 3.900 hécta . · Tăng cường đưa các giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất , tăng diện tích lúa xuân , giảm diện tích lúa chiêm . Giống lúa xuân chủ yếu là NN8 , tỷ lệ lúa xuân chiếm 84 % . - Mở diện tích cây vụ đông , từ năm 1972 coi vụ đông trở thành vụ chính trong năm chú trọng cây ngô và khoai tây . (Năm 1971 toàn huyện trồng 140 hécta khoai tây năng suất 174 tạ /ha ) . - Tuy nhiên thời tiết diễn biến phức tạp . Năm 1971 bị lụt nặng các năm khác không năm nào không mất trống hàng trăm hécta do úng ngập . Diện tích canh tác liên tục bị giảm nhưng năng suất cao nên sản lượng lương thực vẫn tăng . + Năm 1965 năng suất 18,7 tạ /ha , tổng sản lượng : 22.161 tấn . Bình quân 345 kg /năm /người. + Năm 1970 năng suất 19,34 tạ /ha , tổng sản lượng 21.271 tấn , bình quân 310 kg / người/năm . + Năm 1974 năng suất 25 tạ /ha , tổng sản lượng 27.164 tấn , bình quân 345 kg /người/năm . ( ) Lúa xuân được đưa vào Yên Phong từ năm 1965 , nhưng mãi đến năm 1970 mới thành công vì trước đó chưa nắm được qui trình gieo mạ , nên mạ chết rét không có mạ cấy .
- 119 ĐỊA CHÍ YÊN PHONG 30 Từ năm 1965 đến 1974 tốc độ tăng sản lượng lương thực 2,2 % năm . Chăn nuôi : Giống lợn được cải tiến . Phong trào nuôi lợn lai kinh tế phát triển, chăn nuôi lợn tập thể được củng cố . Năm 1974 toàn huyện có 39 hợp tác xã có trại chăn nuôi tập thể , thường xuyên có 1800 con lợn . Năm 1975 đàn lợn toàn huyện có 20.890 con (tăng 22,8 % so với 1970) . Đàn trâu có 4.292 con (tăng 3,3% so với 1970) 400 hécta ao hồ được khoanh nuôi thả cá cho thu hoạch hàng trăm tấn cá thịt . Tỷ lệ chăn nuôi chiếm 25 % sản phẩm nông nghiệp . * Công tác quản lý hợp tác xã nông nghiệp từng bước hoàn thiện , thiết lập được mối quan hệ sản xuất . Thực hiện 3 khoán : Vật tư , lao động , sản lượng. Có A 73/81 hợp tác xã thực hiện khá tốt . Thu hồi ruộng đất tiền nợ cho tập thể . Số hộ DA tham gia hợp tác xã 12.879 hộ tỷ lệ 94,5 % , năm 1975 Yên Phụ là xã điển hình tiên tiến nhiều mặt được chọn làm thí điểm xây dựng hợp tác xã nông nghiệp theo gt qui mô toàn xã đầu tiên của huyện . có1 IV- THỜI KỲ ĐẨY MẠNH SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ g QUỐC - THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC . 1- Thời kỳ trước chỉ thị 100 ( 1976-1980 ) : - Năm 1976 và 1977 các xã được chỉ đạo theo qui mô toàn xã : Thụy Hoà , fr Đông Phong , Văn Môn , Hàm Sơn , Hoà Long , Đông Thọ . Tuy nhiên quan hệ sản xuất ngày càng suy giảm , người lao động thờ ơ với sản xuất . Tình trạng quan liêu ngày càng trầm trọng nhất là khâu quản lý tài D R sản , phân phối sản phẩm . Sản xuất chậm phát triển đời sống nhân dân ngày càng gặp khó khăn . Từ đó các hợp tác xã hợp nhất lại phải chia nhỏ . Mặc dù các công trình thủy lợi tiếp tục được đầu tư trạm bơm tiêu Vọng Cu Nguyệt 24 máy , trạm bơm tưới Cầu Găng 2 máy hoàn thành , nhưng đây là thời kỳ sản xuất nông nghiệp Yên Phong gặp khó khăn nhất . e qu Năm 1980 tổng sản lượng lương thực chỉ còn 21.462 tấn ( giảm 5785 tấn so với năm 1979) không hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước . n36 Về chăn nuôi đàn trâu bò , cày kéo được giữ vững 4792 con , đàn lợn 21.118 con xấp xỉ năm 1975. Đàn lợn tập thể chỉ còn 1303 con . Đời sống nhân dân gặp khó khăn . 2- Thực hiện chỉ thị 100 ( 1981-1985 ): itrutt Khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông C
- 120 ĐỊA CHỈ YÊN PHONG nghiệp . Rút kinh nghiệm khoán cây mầu vụ đông ở Thụy Hoà , vụ đông năm 1978 trước tình hình đời sống của nhân dân gặp khó khăn một vài địa phương đã thực hiện khoán cây mầu vụ đông cho hộ gia đình xã viên . Thời ấy gọi là "Khoán chui " . Thực hiện khoán theo Chỉ thị 100 của Ban Bí thư TW Đảng, các hợp tác xã đảm nhận 5 khâu : Làm đất , giống , thủy lợi , phòng trừ sâu bệnh và bảo vệ đồng điền . Tổ nhóm và người lao động làm 3 khâu : Gieo cấy , chăm sóc và thu hoạch . Phần sản lượng vượt khoán người lao động được hưởng 100 % . Nông dân gọi phương thức ấy là khoán 100 . Từ 24 hợp tác xã năm 1981 cuối năm 1982 chia nhỏ thành 74 hợp tác xã , chỉ còn Thụy Hoà , Yên Phụ , Đông Phụ hợp nhất các hợp tác xã chia lại trâu bò công cụ cho các đội sản xuất , giao khoán ruộng đất , trâu bò cho tổ và nhóm lao động . Người nông dân đầu tư công sức phân bón để vượt khoán . Vì vậy sản xuất phát triển nhất là những năm 1981-1982 . Tổng lương thực cả năm đạt 26.449 tấn . Tuy nhiên hàng hoá vật tư nông nghiệp khan hiếm , giá cả thị trường leo thang, đồng tiền mất giá liên tục , diễn biến thời tiết phức tạp thất thường ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp . Những năm 1983-1984-1985 các vụ lúa chiêm xuân thắng lợi . Năng suất đạt 25 tạ /ha trở lên nhưng 3 năm lại mất 3 vụ lúa mùa liên tiếp do bị úng nặng thu hoạch chỉ đạt 13,25 tạ /ha , năm 1985 có tới 24 hợp tác xã không có lúa để thu hoạch . Các xã Phong Khê , Đông Tiến , Trung Nghĩa , Khúc Xuyên , Vạn An , Tam Đa , Long Châu là những xã thiệt hại nặng nhất . Toàn huyện cả năm chỉ đạt 19.858 tấn , bình quân 195 kg /người /năm , đời sống nhân dân rất khó khăn . Hiệu quả khoán 100 chững lại . Tuy nhiên nhờ cách khoán trên chăn nuôi gia đình phát triển nhất là chăn nuôi trâu bò riêng . Năm 1985 toàn huyện có 24.140 con lợn (tăng 4000 con so với 1981 ) . Đàn bò các hộ gia đình 2700 con . Đàn trâu có 3276 con thì hợp tác xã có 1347 con , hộ gia đình có 1929 con . Công tác thủy lợi được quan tâm hơn . Năm 1983 huyện xây dựng trạm bơm Đặng Xá có 34 máy mỗi máy công suất 4.000 m3/h , vừa tiêu nước sông Ngũ Huyện vừa kết hợp tiếp úng cho Yên Phong . Xây dựng các trạm tưới như Bát Đàn , Trung Ngân 5 máy loại 1.000m3/h . Đến tháng 7-1985 toàn huyện có 170 máy bơm các loại , với tổng công suất 250.000m3/h tạo tiền đề cho nông nghiệp Yên Phong phát triển mạnh vào những năm sau : 3- Thực hiện khoán 10 (1985-1990 ) Hiệu quả của khoán 100 bị chững lại thì năm 1988 thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị một hình thức khoán mới được thực hiện gọi là khoán 10. Hợp
- ĐỊA CHÍ YÊN PHONG 121 tác xã để lại một phần diện tích đất để khoán thầu đem lại lợi ích cho tập thể , còn lại chia khoán cho từng hộ xã viên , xã viên chỉ phải nộp thuế và phí, đàn trâu được hoá giá cho xã viên , mọi người tự do chăn nuôi gia súc gia cầm . Lợi ích người lao động được tăng lên . Tình trạng ăn chia theo công điểm chấm dứt . Nông dân vui mừng vì sản xuất phát triển . Công tác thủy lợi được quan tâm , khả năng tưới tiêu chủ động tăng lên do đó mở rộng diện tích gieo trồng. Nhiều xã không còn diện tích 1 vụ lúa . Về kỹ thuật chuyển mạnh từ lúa chiêm sang lúa xuân , tăng cường các giống có năng suất cao , mở rộng diện tích đỗ tương hè (năm 1990 là 289 hécta sản lượng đạt 379 tấn ). Năm 1990 tổng diện tích gieo trồng đạt 14.922 hécta , riêng cây lương thực 12.615 hécta . Năng suất lúa cả năm đạt 27,63 tạ /ha , tổng sản lượng đạt 34.568 tấn . Bình quân 289 kg /người/năm (năm 1986 là - 215 kg/ người/năm ). Chăn nuôi đặc biệt phát triển mạnh . Năm 1990 toàn huyện có 4688 con trâu , 4183 con bò , 28.658 con lợn ( so với 1986 tăng 1034 con trâu , 1125 con bò , 3279 con lợn , đàn gà phát triển mạnh nhất là gà công nghiệp (năm 1988 đạt 253 ngàn con) . Chương trình lương thực , thực phẩm có những thành tựu rất quan trọng . 4- Thực hiện 10 năm đổi mới (1990-1999 ) Tiếp tục phong trào thi đua làm thủy lợi , cải tạo đất khoanh vùng lấp úng làm cho hầu hết diện tích canh tác đều được cấy 2 vụ . Mở rộng diện tích cây vụ đông trên 1000 hécta . Hàng năm làm cho hệ số sử dụng đất được mở rộng , phong trào cấp I hoá giống lúa , đặc biệt hàng năm đưa các giống mới , các giống lúa lai vào sản xuất để đạt năng suất cao . Cùng với việc chia ruộng lâu dài cho người lao động , Yên Phong luôn chú trọng đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất . Năm 1997 - 1999 thực hiện đề án phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao . Bằng việc tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ , đưa nhiều các giống lúa , giống cây có năng suất cao , chất lượng tốt vào sản xuất làm cho giá trị thu được từ nông nghiệp tăng lên . Các lớp IPM được mở rộng ở hầu hết các hợp tác xã . - Năm 1999 năng suất lúa bình quân đạt 47,25 tạ /ha tăng 20,25 tạ /ha so với 1990. Sản lượng qui thóc năm 1999 là 70.272 tấn tăng 36.929 tấn (tức 116 %) so với 1990. Lương thực bình quân đầu người năm 1999 là 508 kg tăng 208 kg (tức 70 %) so với 1990 . Giá trị thu nhập trên 1 hécta canh tác là 28,4 triệu đồng .
- 122 ĐỊA CHÍ YÊN PHONG Chăn nuôi phát triển đặc biệt từ năm 1990 Yên Phong chủ trương phát triển kinh tế VAC , đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hoá . - Đàn trâu năm 1999 có 5.352 con (năm 1990 có 4.656 con) · Đàn bò năm 1999 có 6.990 con (năm 1990 có 4.100 con) - Đàn lợn năm 1999 có 58.000 con (năm 1990 có 29.600 con) Đề án " sin hoá " đàn bò có tiến bộ vượt bậc . Năm 1999 sin hoá 43 % tổng đàn của huyện . Đề án " nạc hoá " đàn lợn được đầu tư phát triển . Phong trào nuôi gà công nghiệp phát triển mạnh . Nhiều loại gia cầm có hiệu quả kinh tế được phố biến như ngan Pháp , vịt siêu trứng , gà ISA . Năm 1990 chỉ có 220 hécta mặt nước nuôi thả cá , đến nay thường xuyên có gần 700 hécta trong đó có hơn 200 hécta thả cá kết hợp cấy lúa . Phong trào nuôi con đặc sản , các loại giống cá mới vào sản xuất như ba ba , rô phi đơn tính , chép lai , mè Vinh , trôi Ấn Độ ... Sản lượng hàng năm 700 tấn . Riêng ba ba có doanh số hàng tỷ đồng . Mô hình kinh tế tổng hợp VAC của các hộ gia đình và hàng chục trang trại hình thành và ngày càng phát triển . Nông nghiệp Yên Phong đã tiến được một bước dài đáng phấn khởi , giải quyết vững chắc về lương thực và tạo ra khối lượng hàng hoá lớn . B- ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN PHONG I- ĐỊA HÌNH ĐẤT ĐAI Yên Phong là huyện đồng bằng nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh , với diện tích 110,1 km nằm gọn trong lòng 64 kilômét đê của ba con sông : Sông Cầu , sông Cà Lồ , sông Ngũ Huyện Khê bao bọc . Địa hình Yên Phong không bằng phẳng , lồi lõm xen kẽ , rải rác ven các triền sông là những gò cao , ở đó dân cư đến ở từ rất sớm , đặc biệt là Thất Diệu Sơn đầy huyền thoại huyền tích từ thời mở nước .. Hệ thống các gò cao đó là sự nối tiếp của các vùng đất Hiệp Hoà , Việt Yên (Bắc Giang ) xen kẽ là nhiều đồng chiêm trũng . Xưa kia không có nguồn tưới tiêu nên đồng cao khô hạn kéo dài , vùng trũng nước ngập mênh mông . Đồng cao đất bạc màu hạn chế năng suất cây trồng . Đồng chiêm trũng lại có hiện tượng gờ - lây hoá lầy thụt . Với địa hình từ 2 mét cho đến 7 mét so với mặt biển cho nên về mùa mưa lũ nước sông thường cao hơn mặt ruộng nên thường có nguy cơ bị ngập úng . Diện tích canh tác hàng năm 7.643,70 hécta (số liệu năm 2000) . Không kể phần ngoại đê , mặt bằng canh tác trong đồng có độ cao như sau :
- 123 ĐỊA CHÍ YÊN PHONG + Từ + 6m đến + 7m diện tích 390 ha . + Từ + 5m đến + 6m diện tích 1.220 ha cộng dồn 1.610 ha . + Từ + 4m đến + 5m diện tích 2.375 ha cộng dồn 3.985 ha . + Từ + 3m đến + 4m diện tích 1.483 ha cộng dồn 6.950 . Với mặt bằng như trên diện tích cấy lúa mùa từ +4 mét trở xuống hay bị ngập úng . Vì vậy đối với Yên Phong phát triển nông nghiệp gắn liền với thủy lợi hoá . II- THỜI TIẾT KHÍ HẬU a ) Lượng mưa Yên Phong nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng lại thất thường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp . Sau đây là lượng mưa và nhiệt độ trung bình hàng năm của Bắc Ninh , Yên Phong nằm chung trong qui luật đó . Tháng 4 5 6 7 8 9 10 Lượng mưa mùa hạ 107,3 196,4 128,7 246,6 312,2 186,0 116,4 Lượng mưa trung bình trong mùa hạ 184,8mm . Tháng 11 12 01 02 03 Lượng mưa mùa đông 29.1 13,4 16,0 20.2 19.4 Lượng mưa trung bình trong các tháng mùa đông 17,6mm . Lượng mưa trung bình hàng năm thường từ 1400 mm đến 1600mm năm mưa nhiều nhất đạt tới ≤ 2.200mm . Trong mùa mưa lượng mưa do mưa bão gây ra chiếm tỷ lệ lớn . Số ngày có mưa trong năm đạt từ 80 đến 120 ngày /năm . Do vậy mùa đông thường hay bị hạn , mùa mưa thường hay bị úng lụt . Vào thế kỷ XX , Yên Phong có 3 trận lụt lớn là : Trận lụt tháng 8/1945 ; 8/1957 ; 8/1971 . Tuy nhiên những năm gần đây lượng mưa có xu hướng giảm . ( Phần này những số dẫn theo tài liệu của Đào Đình Trường trong Địa chí Hà Bắc ( Ty Văn hoá thông tin và Thư viện Hà Bắc xuất bản năm 1982 ) .
- 124 ĐỊA CHÍ YÊN PHONG Theo thống kê 10 năm ( 1991 đến 1999 lượng mưa trung bình năm của Yên Phong chỉ còn 1290mm ) . b ) Nhiệt độ : Nhiệt độ trung bình hàng ngày trong năm là : - - Về mùa đông: 19,3°C . - Về mùa hè : 27,2°C. Sau đây là diễn biến nhiệt độ hàng tháng trong năm về mùa đông : Tháng 10 11 12 1 2 3 Nhiệt độ trung bình 24,4 20.6 17,8 15,8 17,0 20,2 Nhiệt độ thấp tuyệt đối 12,2 8,6 4,9 5,3 5,9 10.2 Nhiệt độ cao tuyệt đối 33,1 33.1 30.2 31 31,2 33,1 Về mùa hè : Tháng 4 5 6 7 8 9 Nhiệt độ trung bình 23,5 27,2 28,6 28,9 27,7 27,1 Nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,4 18.8 21,3 20,5 21,8 20.0 Nhiệt độ cao tuyệt đối 32,9 37,7 37,3 36,7 35,2 33,8 c ) Độ ẩm : Độ ẩm không khí tương đối cao xấp xỉ các vùng khác trong tỉnh . Độ ẩm trung bình hàng năm trên 80 % . d ) Sương mù : Sương mù ít . Hàng năm có từ 3-5 ngày và sương mù thường tan trước 7-8 giờ sáng . đ) Các hiện tượng bất thường khác thường là ít . Khoảng từ 12-15 năm có một trận mưa đá nhưng nhẹ không thiệt hại đáng kể . Khoảng 12-15 năm có một trận động đất nhỏ . Hàng năm có từ 4-7 cơn bão có thể ảnh hưởng tới . Gió bão lớn nhất đi qua cũng chỉ tới cấp 10. Tóm lại : Yên Phong nằm ở vùng khí hậu tương đối ấm nhưng vẫn không loại trừ khả năng có sương muối mặc dù hiếm thấy . Mưa vừa phải, độ ẩm không khí cao và tương đối điều hoà chế độ nắng và bức xạ phong phú , nhiệt độ tương đối ôn hoà .
- ĐỊA CHÍ YÊN PHONG 125 Hiện tượng hanh khô chỉ xảy ra ít ngày trong mùa đông . Vì ở sâu trong nội địa nên bão có đổ bộ vào cũng yếu đi nhiều . Những biến động nguy hiểm ít xảy ra . Khí hậu ôn hoà đó thuận lợi nhiều cho sản xuất nông nghiệp . III- ĐÊ ĐIỀU VÀ HỆ THỐNG THỦY LỢI : Với một hoàn cảnh địa lý có sông nước bao quanh , nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp dồi dào . Mặt khác nạn úng lụt là một mối đe doạ nghiêm trọng mà từ ngàn đời nay nhân dân Yên Phong phải kiên trì đối phó , khắc phục khó khăn để phát triển sản xuất nông nghiệp . Dưới thời Lý - Trần hệ thống đê sông Cầu , sông Ngũ Huyện , sông Cà Lồ đã được khơi đắp và tu bổ hàng năm . Toàn huyện có 36 kilômét đê chính , 28 kilômét đê phụ , 54 cống các loại và 6 kè đá . Hệ thống đê điều nhìn chung ổn định . Hàng năm đều được tu bổ thường xuyên đảm bảo an toàn toàn bộ hệ thống đê kè cống trong huyện với mức lũ cao nhất xuất hiện . + Ở ngã ba sông Cầu + 9,2m + Ở Đặng Xá trên sông Ngũ Huyện + 7,2m Cùng với nạn lụt, nạn úng thường xuyên đe doạ . Vì thế từ xưa các thôn làng , cùng nhau đào đắp bờ vùng . Nhân dân các xã Long Châu , Yên Trung đã huy động lực lượng đắp đê Chằng Cày nối từ bờ đê sông Ngũ Huyện đến Ô Cách (Đông Tiến ) là công trình phân úng lớn nhất của huyện Yên Phong dưới thời phong kiến , đảm bảo điều hoà mực nước của vùng thượng huyện đối với vùng hạ huyện để cùng nhau phát triển sản xuất . Dưới chế độ mới được sự hỗ trợ của Nhà nước , nhân dân Yên Phong đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh : - Tổng số trạm bơm trong toàn huyện 74 trạm với 231 máy bơm . Trong đó : Nhà nước quản lý 19 trạm với 111 máy bơm trục ngang, 34 máy bơm 4000 m3 /h và 4 máy 8.000 m3/h . Trạm bơm cục bộ do hợp tác xã quản lý 55 trạm với 82 máy bơm trục ngang công suất từ 20 kw /h đến 33 kw /h . - Tổng chiều dài kênh tưới chính 65 km - Tổng chiều dài kênh tiêu chính 75 km . · Tổng số cống tưới tiêu có điều tiết trên trục chính là 25 chiếc và hàng trăm cống tưới tiêu nội đồng .
- 126 ĐỊA CHỈ YÊN PHONG Sau đây là bảng kê các trạm bơm tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp . a) Các trạm bơm tưới : TT Tên Số máy Công suất | Diện tích tưới Phụ lục các xã Xây dựng năm trạm bơm 33kw 1 máy m3 1 Cầu Găng 2 1.000 145 ha Hoà Tiến , Tam Giang 1980 1 2 Trung Ngân 1 1.000 50 ha Thị trấn Chờ - Trung nghĩa 1986 3 Lương Tân 6 800 490 ha Yên Trung, Đông Tiến 1995 4 Đương Xá 5 800 366 ha Thụy Hoà , Tam Đa, Vạn An 1988 5 Phù Cầm 2 800 197 ha Tam Đa, Dũng Liệt 1997 6 Thọ Đức || 800 190 ha Tam Da. 1998 3 b) Các trạm bơm tiêu : TT | Tên trạm bơm Số máy |Công suất 1 máy m3/h Công suất trạm Tiêu úng cho các xã | Xây dựng năm m³h / 1 | Vọng Nguyệt 24 1.000 24.000 Tam Giang , Chờ, Yên Phụ, Hoà Tiến . 1977 2 Đông Thọ 6 1.000 6.000 Đông Thọ 1986 3 Trung Nghĩa 6 1.500 9.000 Trung Nghĩa 1990 4 Bát Đàn 4 1.000 4.000 Trung Nghĩa 1983 5 Ngô Khê 1.000 4.000 Đông Phong , Phong Khê 1966 6 Vạn An 8 1.000 8.000 Các xã hạ huyện 1966 7 Đại Lâm 4 1.000 4.000 Tam Da 1966 8 Phấn Động I 4 1.000 4.000 Tam Đa , Thụy Hoà , 1966 9 Thọ Đức I 4 1.000 4.000 Dũng Liệt , Tam Đa 1966 10 Xuân Viên 10 1.000 10.000 Hoà Long , Vạn An 1969 11 Hữu Chấp 20 1.000 20.000 Hoà Long , Bắc Ninh 1980 12 | Thọ Đức |I 9 1.000 9.000 Tam Đa , Dũng Liệt 1997 13 Phù Cầm 5 1.000 5.000 Dũng Liệt 1997 14 Phấn Động II 4 8.000 32.000 Tam Đa, Yên Trung , Thụy Hoà , Long Châu . 1996 15 | Đặng Xá 34 4.000 136.000 Tiêu cho Yên Phong và bơm vợi Ngũ Huyện . 1986 Cộng 146 279.000 Kết quả tưới , tiêu (thời điểm 1998)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu Non nước Phú Yên: Phần 1
120 p | 291 | 58
-
Ebook Tài liệu bồi dưỡng công tác Đảng cho Bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở: Phần 2
153 p | 12 | 7
-
Ebook Địa chí Lạng Sơn: Phần 2
574 p | 13 | 7
-
Ebook Địa chí Bắc Giang - Lịch sử và văn hoá: Phần 2
610 p | 15 | 7
-
Ebook Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh: Phần 2
294 p | 17 | 6
-
Ebook Mô hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (2016-2020): Phần 2
152 p | 13 | 5
-
Tìm hiểu về Địa chí Phú Hoà: Phần 2
380 p | 18 | 4
-
Tìm hiểu về Địa chí Phú Yên: Phần 2
636 p | 9 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Sảng Mộc (1953-2020): Phần 2
92 p | 5 | 3
-
Ebook Tài liệu tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ quận Sơn Trà (1930-2015): Phần 2
28 p | 14 | 3
-
Ebook Địa chí Tiền Giang: Phần 2
514 p | 13 | 3
-
Ebook Địa chí Khánh Hòa: Phần 2
408 p | 17 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đông Cao (1954-2009): Phần 2
142 p | 6 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã An Lạc (1945-2010): Phần 2
56 p | 7 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh - Tập 3 (1955-1975): Phần 2
258 p | 5 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Khai Trung (1945-2009): Phần 2
55 p | 8 | 2
-
Ebook Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc: Phần 2
309 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn