intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Địa chí Quảng Trị: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:694

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Địa chí Quảng Trị: Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Địa lý hành chính; Địa lý dân cư; Địa hình, địa chất, khoáng sản; Khí hậu và thủy văn; Thực vật và động vật; Tài nguyên đất, tài nguyên nước; Quảng Trị thời nguyên thủy và buổi đầu lịch sử, nhằm tái hiện Quảng Trị thời tiền - sơ sử và Quảng Trị trong kỷ nguyên Lâm Ấp - Chămpa. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Địa chí Quảng Trị: Phần 1

  1. TỈNH ỦY - ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA HUẾ - 2022 3
  2. Chỉ đạo thực hiện: Tỉnh ủy - UBND tỉnh Quảng Trị Tổ chức thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị
  3. BAN BIÊN SOẠN - TS. Nguyễn Bình (Chủ biên), Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị; - PGS. TS. Nguyễn Văn Nhật, Viện Sử học Việt Nam; - PGS. TS. Hà Mạnh Khoa, Viện Sử học Việt Nam; - ThS. Lê Đức Thọ, Trung tâm Bảo tồn Di tích-Danh thắng Quảng Trị; - CN. Nguyễn Thị Hồng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị; - CN. Nguyễn Thị Thu Hà, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị; - Nhà báo Y Thi, Tạp chí Cửa Việt; - CN. Cái Thị Vượng, Bảo tàng tỉnh Quảng Trị; - CN. Nguyễn Văn Cường, Bảo tàng tỉnh Quảng Trị; - CN. Trịnh Cao Nguyên, Bảo tàng tỉnh Quảng Trị; - CN. Trần Thị Nhàn, Bảo tàng tỉnh Quảng Trị; - CN. Nguyễn Thị Nương, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Trị; - CN. Phan Tuấn Anh, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị; CƠ QUAN THỰC HIỆN SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH QUẢNG TRỊ CƠ QUAN PHỐI HỢP Viện Sử học Việt Nam Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Quảng Trị; Hội Di sản Văn hóa tỉnh Quảng Trị; Bảo tàng tỉnh Quảng Trị;
  4. 6
  5. 7
  6. LỜI GIỚI THIỆU Q uảng Trị là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Yêu nước - phẩm chất sáng ngời và quý báu nhất của người Việt Nam cũng chính là của con người Quảng Trị. Với người Quảng Trị, làng xóm, quê hương cùng với mảnh đất khai thiên lập ấp thuở ban đầu hết sức đặc biệt, cho nên tình yêu của con người Quảng Trị với quê hương, đất nước cũng rất đặc biệt. Con người trên mảnh đất này phải tự rèn giũa cho mình tinh thần đoàn kết, kiên cường, gan dạ, dũng cảm để chiến thắng mọi hiểm họa, thử thách. Mảnh đất này cũng đã sản sinh ra bao lớp người tài hoa lỗi lạc, là quê hương của các nhân vật lịch sử và danh nhân nổi tiếng. Quảng Trị cũng được xem là đất học, quê hương của nhiều vị khoa bảng. Trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, các thế hệ Quảng Trị đã phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước, làm nên những chiến công rạng danh non song gấm vóc. Trong tiến trình lịch sử của đất nước, Quảng Trị đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất Tổ quốc và sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế xã hội - văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Biết bao người con Quảng Trị ưu tú đã hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và dựng xây đất nước, tô thắm thêm trang sử hào hùng của quê hương. Đặc biệt từ sau khi đất nước hòa bình, thống nhất, xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là từ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đổi mới (1986), mở cửa hội nhập khu vực, quốc tế, Quảng Trị đã có những bước phát triển căn bản về nhiều mặt. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh không ngừng phát triển. Lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng có nhiều chuyển biến đi lên. Đời sống mọi mặt của người dân Quảng Trị vì vậy không ngừng được cải thiện, ngày càng được nâng cao. Phác thảo một số nét chính về vùng đất và con người Quảng Trị, đó không phải là những lời xưng tụng, tự đề cao mà thực chất vùng đất và con người đó xứng đáng được ca tụng, được tôn vinh. Bởi chính đó là tinh chất, là hồn cốt đã được gạn lọc, chưng cất qua bao thế hệ, qua bao thăng trầm, dâu bể của thời gian. Địa chí hay Dư địa chí là loại sách ghi chép một cách tổng hợp các mặt từ địa lý tự nhiên, địa hình, thời tiết, khí hậu đến sản vật, phong vật, cộng đồng dân cư, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... của một quốc gia, một khu vực, một tỉnh, thậm chí của một làng, một xã, được xem như công trình Bách khoa thư của địa phương. Cùng với sự trao truyền thế hệ, việc ghi chép, cập nhật, lưu giữ truyền thống đã góp phần khắc ghi tinh hoa, hồn cốt gia đình, làng xã trong tâm trí mỗi thành viên cộng đồng, nối đời này sang đời khác, tạo nên các giá trị bền vững mà cha ông ta đã đúc kết ngoài ra, sách Địa chí 9
  7. còn có khả năng tồn giữ được rất nhiều tư liệu quý hiếm của địa phương dưới dạng thành văn để dùng làm tài liệu tham khảo lâu dài. Tại Quảng Trị, vấn đề biên soạn, xuất bản sách Địa chí nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết về địa lý, lịch sử, con người Quảng Trị một cách có hệ thống là nhu cầu cấp thiết. Ngay từ những thập niên 90 của thế kỷ XX, khi mới lập lại tỉnh, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã có chủ trương hợp tác với Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Trường Đại học Khoa học Huế) tiến hành công việc nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn Địa chí Quảng Trị. Sau thời gian 3 năm triển khai, trải qua nhiều lần hội thảo, góp ý bổ sung, chỉnh sửa, đến năm 1996 tập Bản thảo công trình Địa chí Quảng Trị cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan lẫn chủ quan lúc bấy giờ nên Địa chí Quảng Trị vẫn chưa được xuất bản. Trước nhu cầu của cán bộ, nhân dân trong tỉnh cũng như sự cần thiết của một công trình khoa học tổng hợp, một bách khoa thư của địa phương; năm 2015, việc khởi động biên soạn công trình Địa chí Quảng Trị được xúc tiến một cách tích cực, đồng bộ. Lãnh đạo tỉnh xác định, chỉ đạo việc biên soạn, công bố và xuất bản công trình Địa chí Quảng Trị là nhiệm vụ trọng tâm của các năm 2016, 2017 và những năm tiếp theo; đồng thời giao Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị chủ trì, xây dựng kế hoạch để hoàn thành xuất bản và sớm công bố công trình Địa chí Quảng Trị. Ngày 24/6/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1414/QĐ-UBND về việc Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện công trình Địa chí Quảng Trị và ngày 19/10/2016, ban hành Quyết định số 2545/QĐ-UBND Phê duyệt đề tài Địa chí Quảng Trị thời gian thực hiện 36 tháng (từ 2016 - 2018). Trên tinh thần kế thừa kết quả nghiên cứu, biên soạn của tập Bản thảo Địa chí Quảng Trị năm 1996 của Trường Đại học Khoa học Huế, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị đã phối hợp với Viện Sử học Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Di sản Văn hóa, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh bắt tay xây dựng Đề cương chi tiết, tổ chức nhiều cuộc Hội thảo khoa học để tranh thủ ý kiến tham gia của đông đảo giới nghiên cứu, các nhà chuyên môn, các nhà quản lý. Đề cương chi tiết là nền tảng, là khung sườn cho công trình Địa chí; tập Bản thảo Địa chí Quảng Trị năm 1996 là cơ sở tiền đề nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện Công trình Địa chí Quảng Trị hôm nay. Địa chí Quảng Trị là công trình khoa học có ý nghĩa quan trọng và thiết thực, là công cụ tra cứu về mảnh đất và con người Quảng Trị trong tiến trình lịch sử; là bộ sách quý, giúp cán bộ, đảng viên, đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật, thanh thiếu niên, học sinh và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh có góc nhìn tổng quát về quá trình biến đổi của tự nhiên, sự thay đổi về địa lý, địa danh qua các thời kỳ lịch sử cũng như tiến trình phát triển dân cư, dân số, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội trong diễn trình lịch sử địa phương. Từ đó, thấy được quá trình phát triển, sự lao động sáng tạo, sự hy sinh cao cả và những đóng góp to lớn của các thế hệ người Quảng Trị vào sự nghiệp chung của đất nước, quê hương. Bộ sách Địa chí Quảng Trị là tài liệu quan trọng để giáo dục truyền thống, phục vụ công tác giảng dạy, tra cứu trong giới nghiên cứu, trong các trường phổ thông, chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học trên địa 10
  8. bàn tỉnh; đồng thời cung cấp cho các nhà lãnh đạo, quản lý những luận cứ khoa học và thực tiễn sát hợp để hoạch định chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển; phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương trong công cuộc đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Lịch sử là một dòng chảy, nhìn lại quá khứ, thấy đúng hiện tại, vươn tới tương lai. Là những người kế thừa, chúng ta phải tiếp tục phát huy, nối tiếp truyền thống hào hùng của quê hương, của cha anh, vững bước tiến lên xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp. Với một tầm vóc như vậy, hy vọng rằng Công trình Địa chí Quảng Trị sẽ đáp ứng được sự mong mỏi và kỳ vọng của cán bộ, nhân dân trong và ngoài tỉnh. ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG BÍ THƯ TỈNH ỦY QUẢNG TRỊ LÊ QUANG TÙNG 11
  9. LỜI NÓI ĐẦU Đ ịa chí hay Dư địa chí là loại sách ghi chép một cách tổng hợp các mặt từ địa lý tự nhiên, địa hình, địa chất, thời tiết, khí hậu đến sản vật, phong vật, cộng đồng dân cư, tộc người, đến chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hóa, xã hội.... của một quốc gia, một khu vực, một tỉnh, thậm chí của một làng, một xã. Không chỉ sách địa chí ngày nay, mà từ xưa các bộ địa chí cổ của Việt Nam đều có mục đích cung cấp vốn hiểu biết toàn diện và hệ thống về đất nước, con người nói chung hay một vùng lãnh thổ - hành chính - cư dân tùy theo từng cấp độ đã được định hình trong lịch sử. Theo Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh, địa: là trái đất, một khu vực trên mặt đất, vị trí, nguyên chất. Chí: là ghi lấy, bài văn chép. Địa chí là sách ghi chép về địa lý, lịch sử, phong tục, dân tộc, tôn giáo, giáo dục, nhân vật, thổ sản... của một địa phương (chorography) 1 Địa chí là loại sách có 4 đặc trưng cơ bản: - Tính khu vực: là đặc trưng cơ bản nhất. Do đó dù là thông chí, tỉnh chí, huyện chí hay xã chí thì bao giờ cũng gắn với một khu vực cụ thể. - Tính liên tục: được thể hiện trong công việc (thường cứ 10 năm bổ sung một lần) trong nội dung và thể lệ ghi chép. - Tính tổng hợp: Nội dung ghi chép bao gồm cả quá khứ và hiện tại về các mặt: thiên văn, địa lý, chính trị, kinh tế, văn hoá, nhân vật... Do vậy, Địa chí còn được gọi là “sách bác vật”, một loại bách khoa thư, “tứ phương chi chí” việc ghi chép của bốn phương. - Tính tư liệu: sách Địa chí nhằm mục đích phản ánh và lưu giữ tình hình thay đổi về các mặt tự nhiên và xã hội của một địa phương, sử dụng thể ghi chép đúng như sự thật, “thuật lại mà không sáng tác, không ngụ ý khen chê”. Địa chí là loại sách công cụ, nó đúc kết tri thức, do đó, nó mang tính khoa học cao. Sách địa chí có 3 chức năng cơ bản: - Chức năng nhận thức: Giúp cho mọi người hiểu một vùng đất cụ thể nào đó, đặc biệt là cho các nhà quản lý, lãnh đạo địa phương đó có một cái nhìn bao quát, tổng hợp, từ đó hoạch định chính sách, chiến lược phát triển địa phương. - Chức năng thực tiễn: Phục vụ yêu cầu quản lý, khai thác trong thực tế sản xuất, đời sống... 1. Đào Duy Anh (2009), Hán Việt từ điển giản yếu, Nxb Văn hoá Thông tin, tr 111. 13
  10. - Chức năng giáo dục: Làm tài liệu giáo dục học tập, lưu truyền cho hậu thế... 1 Về quy mô, cấp độ, Địa chí có hai loại: Địa chí toàn quốc (Quốc chí) hay (nhất thống chí) và Địa chí của địa phương (phương chí, tỉnh chí) hay (huyện chí, xã chí...) Trên cấp độ quốc gia, Địa chí được quan niệm là Quốc chí hay nhất thống chí, ta có: Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết vào năm thứ hai niên hiệu Thiệu Bình (1435) là tác phẩm Địa chí Việt Nam cổ nhất mà ta biết hiện nay. Tiếp đến có các sách như: Nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định; Hoàng Việt địa dư chí của Phan Huy Chú, Đại Việt địa dư toàn biên của Phương đình Nguyễn Văn Siêu, đồ sộ hơn cả là bộ Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn. Trong tất cả các bộ sách về Địa chí cổ còn lưu giữ được cho đến ngày nay, thì bộ sách Đại Nam nhất thống chí thời Tự Đức là bộ sách tương đối đầy đủ và tiêu biểu cho lối viết Địa chí truyền thống xưa. Đại Nam nhất thống chí thời Tự Đức chia ra các mục như phương vị, phân dã, kiến trí, duyên cách, phủ huyện, hình thế, khí hậu, phong tục, thành trì, trường học, hộ khẩu, thuế khóa, ruộng đất, núi sông, quan tấn, dịch trạm, lăng mộ, đền miếu, chùa quán, nhân vật, thổ sản.... Có thể xem Đại Nam nhất thống chí đời Tự Đức là một tổng kết về các mặt địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị, văn học nghệ thuật... của nước ta cho đến nửa cuối thế kỷ XIX. Xứ Đàng Trong của chúng ta có hai bộ sách Địa chí được xem sớm nhất là Ô châu cận lục của Dương Văn An, nhuận sắc (thời Mạc 1555) chép về hình thế sông núi, tên gọi làng xã, sản vật, phong tục lề thói, con người và xã hội xứ Thuận Hóa thời Lê - Mạc. Bộ sách thứ 2 là Phủ biên tạp lục của học giả Lê Quý Đôn thời Lê - Trịnh (1776) ghi chép tổng hợp về hình thế sông núi, thành lũy, đường sá, danh số phủ huyện, tổng xã, thôn trại, chế độ ruộng đất, thuế khóa, sản vật, phong tục, nhân tài, thơ văn… của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam. Về Địa chí địa phương, (phương chí): gồm tỉnh chí (thông chí) huyện chí, xã chí. Ở Việt Nam sách về tỉnh chí khá phong phú bao gồm “Hà Nội địa dư” do Dương Bá Cung soạn; “Sơn Tây chí” do Phan Huy Sáng hiệu đính; “Cao Bằng ký lược” do Phạm An soạn, “Hải Dương phong vật chí” do Trần Huy Phát soạn; “Nghệ An phong thổ thoại” do Trần Danh Lâm soạn, “Bình Định tỉnh chí”, “Gia Định thành thông chí” do Trịnh Hoài Đức soạn.v.v... Trong những năm gần đây, vấn đề viết Địa chí tại các địa phương được đặt ra một cách khá sôi động và phổ biến. Từ năm 1954 đến nay, sách địa chí vẫn phát triển ở cả hai miền Nam Bắc: - Ở miền Nam trước 1975, các nhà viết sách địa chí cho ra đời nhiều tác phẩm: Trong khoảng những năm 1954-1975 là giai đoạn nở rộ của việc biên soạn sách Địa chí ở miền Nam Việt Nam. Theo thống kê (chưa đầy đủ) đã có khoảng trên 60 công trình địa phương chí đã được biên soạn, xuất bản, tạm chia thành 2 nhóm chính. Nhóm do các Tòa hành chính, Tòa thị chính của các địa phương biên soạn và xuất bản, ghi chép rất cô đọng, vắn tắt, nhằm quản lý hành chính, đất đai, lãnh thổ, con người 1. Hoàng Kỳ (1997), Một số vấn đề biên soạn sách địa chí, Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu Lịch sử và Văn hoá Việt Nam, Hà Nội, tr. 157. 14
  11. địa phương như Địa phương chí tỉnh Hà Tiên (1957), Địa phương chí tỉnh Kiên Giang (1958), Địa phương chí tỉnh Phước Long (1960), Địa phương chí tỉnh Biên Hòa (1963), Địa phương chí tỉnh Bến Tre (1965), Địa phương chí tỉnh Bạc Liêu (1965, 1974), Địa phương chí tỉnh Vĩnh Long (1966, 1969), Địa phương chí Đà Nẵng (1967), Địa phương chí thị xã Vũng Tàu (1968, 1971), Địa phương chí tỉnh Gia Định (1971), Địa phương chí thị xã Rạch Giá (1973) Địa phương chí Quảng Trị (1966).. v.v Nhóm do các cá nhân biên soạn và xuất bản, mang tính chất Địa chí văn hóa dân gian một địa phương, hoặc dạng Địa chí viết về đất nước và con người như: Đây Nha Trang (Võ Hữu Hạnh, 1957), Cố đô Huế (Thái Văn Kiểm, 1960), Non nước xứ Quảng (Phạm Trung Việt, 1962), Gò Công cảnh cũ người xưa (Việt Cúc, 1969, 2 quyển), Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam; Biên Hòa sử lược (Lương Văn Lựu, 1972), Nước non Bình Định (1967), Xứ Trầm hương (1969). Nguyễn Đình Tư: Vĩnh Long xưa và nay (1967), Định Tường xưa và nay (1970), v.v... - Ở Miền Bắc, việc viết Địa chí tuy có muộn hơn nhưng kết quả cũng rất khả quan. Từ sau năm 1975 đến nay, nhiều địa phương đã quan tâm đến công tác biên soạn sách Địa chí. Xuất hiện đầu tiên là Địa chí Hà Bắc (1982), rồi Địa chí Minh Hải (1985), Tìm hiểu Kiên Giang (1986), Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (4 tập, 1987), Địa chí Long An (1989), Địa chí Hải Phòng (1990), Địa chí Bến Tre (1991, 2001, Địa chí Hà Tây (1999 và 2007), Địa chí Đồng Nai (4 tập, 2001), Địa chí Nam Định (2003), Địa chí Hà Nam (2005), Địa chí Hòa Bình (2005), Địa chí Thừa Thiên Huế (2005), Địa chí Bà Rịa – Vũng Tàu (2005),… Tóm lại, theo chỗ chúng tôi biết, thì hiện nay có đến khoảng 80% địa phương trong cả nước đã biên soạn xong và xuất bản công bố công trình địa chi của địa phương mình. Về thể loại: Nếu như trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam, các ấn phẩm Địa chí thường có các dạng như sách, chuyên khảo thì từ sau năm 1975, trở lại đây, công trình biên soạn Địa chí thường thể hiện ở 2 dạng thức chủ yếu: sách Địa chí tổng hợp và Từ điển địa chí; nhưng chủ yếu và chiếm số lượng cao nhất là Địa chí tổng hợp. Sách Địa chí được viết ra, trước hết để phục vụ nhu cầu nhận thức một cách đầy đủ, toàn diện, chân xác và có hệ thống về vùng đất được quan tâm. Sự thành công hay không thành công của bộ sách Địa chí, trước hết cần phải được xem xét ở mức độ đáp ứng nhu cầu nhận thức này. Vì thế, sách Địa chí được quan niệm là một loại sách công cụ, một thứ bách khoa thư về một vùng, một khu vực hay một quốc gia mà nó phản ánh. Nếu đáp ứng được nhu cầu nhận thức này đương nhiên sách Địa chí đã đáp ứng được chức năng giáo dục và đi xa hơn, nó sẽ là một cơ sở giúp cho việc hoạch định chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ngô Thì Sĩ đã nhận xét về giá trị sách Phủ biên tạp lục của học giả Lê Quý Đôn như sau: “Trong sách chép đầy đủ những núi sông, thành ấp, binh ngạch, thuế lệ, nhân tài, sản vật của hai xứ, cùng đầu đuôi, diên cách những việc truyền tập và chinh phạt của họ Nguyễn, rõ ràng như trỏ bàn tay... Một phen xếp đặt cũng cần có những điều khảo chứng. Tập sách này việc rộng, nghĩa tinh, mà đại ý đều là những điều quan yếu để thi hành chính trị, những điều trù hoạch ở trong triều đình mà thi thố ở ngoài nghìn dặm, 15
  12. đều có thể tìm thấy ở đây” 1. Chỉ đơn giản vậy cũng có thể thấy một cuốn Địa chí tốt có tầm quan trọng đối với chính trị - xã hội đến mức nào ? Hiện tỉnh Quảng Trị mới chỉ có những công trình nghiên cứu từng mặt riêng lẻ về lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội…mà chưa có một công trình nào mang tính tổng hợp, toàn diện và khái quát để làm rõ quá trình hình thành, phát triển, của mảnh đất con người Quảng Trị, cùng những đóng góp to lớn của Quảng Trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; từ đó mà góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh Quảng Trị với cả bạn bè trong nước và quốc tế. Do vậy, việc tiến hành biên soạn và công bố công trình Địa chí Quảng Trị trong giai đoạn này là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Điểm qua những công trình đã xuất bản, công bố từ trước đến nay liên quan đến lịch sử, văn hóa vùng đất và con người Quảng Trị phải kể đến những bộ Địa chí lịch sử như “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi; hay viết về xứ Thuận Hóa như “Ô châu cận lục” của Dương Văn An; về xứ Đàng Trong như “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn... Tất cả những bộ sách này mới chỉ đề cập đến xứ Thuận Hóa, xứ Đàng Trong với mức độ nông sâu có khác nhau, cũng chỉ dừng lại nêu nguồn gốc, xuất xứ vùng đất, địa giới hành chính phủ, huyện, tổng, làng xã qua các thời kỳ. Tuy chỉ đề cập một cách khái quát nhưng các bộ sách trên đã cung cấp nhiều tư liệu quan trọng, có độ tin cậy cao. Tiếp đến là các bộ chính sử của Quốc sử quán triều Nguyễn như: Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục... các bộ sách này có đề cập kỹ hơn về tỉnh Quảng Trị; đặc biệt có hẳn một mục viết về Đạo Quảng Trị, như bộ Đại Nam nhất thống chí thời Tự Đức, hay thời Đồng Khánh. Bên cạnh đó, các bộ sử của các học giả dưới thời nhà Nguyễn như “Đại Việt địa dư toàn biên” của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, hay bộ “Sử học bị khảo” của Đặng Xuân Bảng, xét dưới góc độ địa lý học lịch sử thì các sách này cũng có đề cập đến địa danh tỉnh Quảng Trị, lý giải nguồn gốc xuất xứ của vùng đất; quá trình thay đổi địa danh hành chính qua từng thời kỳ. Dưới thời Pháp thuộc, một số giáo sĩ, học giả phương Tây trong các công trình nghiên cứu của mình, đã có các bài viết về đất và người Quảng Trị đáng chú ý có các bài “Dinh phủ các chúa Đàng Trong trước Gia Long” (Les Residence des Rois de Cochin chine An Nam avant Gia Long) của L. Cadière bài “Các đồn binh ở Quảng Trị và Quảng Bình” (Les postes militaires du Quang Tri et du Quang Binh en 1885 - 1980) của L. Cadière và H.Cosserat, đầy đủ hơn có bài” tỉnh Quảng Trị” (La Province de Quang Tri) của A. Laborde. Phần lớn các bài viết này đều được đăng tải trên các Tập san “Đô thành hiếu cổ, Huế” (B.A.V.H) hoặc “Viễn Đông bác cổ” (B.F.E.O) Trước năm 1975 các học giả ở miền Nam hầu như chưa có một công trình nào đáng kể viết về Quảng Trị cũng như các lĩnh vực lịch sử, văn hoá Quảng Trị một cách toàn diện, đầy đủ; ngoại trừ tập khảo cứu mỏng Địa phương chí tỉnh Quảng Trị do Tòa hành chánh Quảng Trị in ronéo năm 1966. Sau ngày tỉnh Quảng Trị được lập lại, các cơ quan chuyên môn của tỉnh, các nhà nghiên cứu địa phương và các nhà khoa học trong nước đã có một số công trình nghiên cứu về Quảng Trị trên các lĩnh vực khảo cổ học, lịch sử, văn hoá... Trước hết phải kể 1. Lê Quý Đôn Toàn tập, bản dịch, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977, tập 1, tr. 347, 348. 16
  13. đến một số bài về “Văn hoá Quảng Trị cổ”, “Quảng Trị thời tiền sơ sử”, “Cây văn hoá Quảng Trị trong rừng văn hoá Việt Nam” của GS Trần Quốc Vượng. Các công trình khảo cứu, sưu tầm văn hóa dân gian, âm nhạc, văn học Quảng Trị như Văn học dân gian Quảng Trị, Âm nhạc cổ truyền Quảng Trị, Thơ ca dân gian đại chúng Quảng Trị, Non Mai sông Hãn Tuyển tập 100 năm thơ văn Quảng Trị, Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh Quảng Trị... Các công trình biên soạn lịch sử Đảng bộ như Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị tập I, tập II, tập III của BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Trị, Lịch sử huyện Đảng bộ các huyện trong tỉnh. Trên lĩnh vực địa lý tự nhiên Sở KH&CN Quảng Trị công bố các công trình chuyên khảo như Địa mạo và địa chất tỉnh Quảng Trị, Tài nguyên đất tỉnh Quảng Trị, Thảm thực vật tỉnh Quảng Trị, Tài nguyên khí hậu tỉnh Quảng Trị với sản xuất và đời sống, Tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị... Đây là những nguồn tư liệu quý, có độ tin cậy cao, cung cấp nhiều thông tin giá trị cho việc biên khảo Địa chí Quảng Trị. Trong thời gian gần đây đã có nhiều tổ chức và cá nhân công bố những công trình chuyên khảo, nghiên cứu của mình, đề cập đến những lĩnh vực chuyên môn, đã cung cấp nhiều cứ liệu hữu ích, giá trị cho việc biên soạn Địa chí Quảng Trị, đáng chú ý như: Truyền thống lịch sử, văn hóa Đông Hà với sự phát triển văn hóa đô thị của Thành ủy, UBND Thành phố Đông Hà, Văn hóa Chămpa di tích và huyền thoại (tỉnh Quảng Trị) của tác giả Lê Đức Thọ, Người Quảng Trị (Nhân vật chí) của GS.TS. Hồ Sĩ Vịnh, Giang sơn Việt Nam đây: Non nước Quảng Trị của tác giả Nguyễn Đình Tư, Địa danh Quảng Trị xưa và nay, của tác giả Nguyễn Văn Ái... Đáng chú ý và quan trọng hơn cả là tập bản thảo Địa chí Quảng Trị do Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Đại học Khoa học Huế) biên soạn năm 1996. Cũng cần phải thấy rằng tỉnh Quảng Trị, ngay từ những năm đầu, sau thời gian lập lại tỉnh, lãnh đạo tỉnh đã có chủ trương cho biên soạn công trình Địa chí Quảng Trị. Năm 1992 UBND tỉnh đã giao cho Ban Khoa học và Kỹ thuật (sau này là Sở Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Trường Đại học Tổng hợp Huế, nay là Đại học Khoa học Huế, tiến hành nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn công trình Địa chí Quảng Trị. Sau 5 năm triển khai (1992 - 1996) tập bản thảo Địa chí Quảng Trị đã được hoàn thành (gồm 4 phần: Tự nhiên, Lịch sử, Kinh tế, Văn hóa, với 20 Chương và 03 Phụ lục, bản thảo dày 571 trang A4). Công trình đã được Hội đồng nghiệm thu, bàn giao cho Sở KH&CN Quảng Trị quản lý và sử dụng. Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan, lẫn chủ quan lúc bấy giờ, nên tập bản thảo Địa chí Quảng Trị chưa được xuất bản, phát hành, công bố, nhằm phục vụ nhu cầu quản lý, tra cứu, tham khảo của độc giả trong tỉnh và cả nước, mà chỉ tồn tại dạng bản thảo cho đến hôm nay. Khi bắt tay thực hiện việc biên soạn công trình Địa chí Quảng Trị Ban Biên soạn xem tập bản thảo Địa chí Quảng Trị năm 1996 là một công trình khoa học đã được Hội đồng khoa học cấp tỉnh đánh giá nghiệm thu. Do vậy, quan điểm và phương pháp được đặt ra là trên tinh thần kế thừa có chọn lọc, tiếp tục nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện công trình Địa chí Quảng Trị để xuất bản công bố, kịp thời phục vụ nhu cầu quản lý, tra cứu, tham khảo của cán bộ và đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh. Trên tinh thần kế thừa kết quả nghiên cứu của nhiều công trình đã được công bố, và tập bản thảo Địa chí Quảng Trị năm 1996 của Trường Đại học Khoa học Huế, 17
  14. Sở KH&CN Quảng Trị đã phối hợp với Viện Sử học Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Quảng Trị, Hội Di sản Văn hóa, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh, đã bắt tay xây dựng Đề cương chi tiết, tổ chức nhiều cuộc Hội thảo khoa học để tranh thủ ý kiến tham gia của đông đảo giới nghiên cứu, các nhà chuyên môn, các nhà quản lý về Đề cương Địa chí Quảng Trị. Ngày 24/6/2016 UBND tỉnh đã ra Quyết định số 1414/QĐ-UBND V/v Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện công trình Địa chí Quảng Trị và ngày 19/10/2016 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-UBND Phê duyệt đề tài “Địa chí Quảng Trị”; được triển khai thực hiện bắt đầu từ năm 2016 đến 2019. Sau hơn 3 năm triển khai biên soạn, với quyết tâm, nỗ lực của Ban Biên soạn, Ban Thư ký và cán bộ, lãnh đạo Sở KH &CN Quảng Trị, được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, sự hợp tác đầy trách nhiệm và hiệu quả của các Viện, Trường, các tổ chức, cá nhân nghiên cứu trong và ngoài tỉnh, đến hôm nay công tác biên soạn Địa chí Quảng Trị đã được hoàn thành. Nội dung tập Địa chí Quảng Trị được cấu trúc thành 4 phần chính và 02 Phụ lục như sau: Phần I: Địa lý tự nhiên và Dân cư (Có 5 Chương, từ Chương I - V) Năm chương đầu gồm các nội dung: Địa lý hành chính; Địa lý dân cư; Địa hình, địa chất, khoáng sản; Khí hậu và thủy văn; Thực vật và động vật; Tài nguyên đất, tài nguyên nước. Các chương này trình bày quá trình thay đổi địa lý, địa giới hành chính trong lịch sử, sự hình thành các yếu tố tự nhiên, địa hình và cảnh quan của tỉnh, hình thành nên môi trường sống của các khu vực trên địa bàn. Dân số và lao động, các nhóm tộc người, phân bố và biến động dân cư qua các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau của Quảng Trị. Phần II: Lịch sử (Có 6 Chương, từ Chương VI - XI). Trong 6 chương phần lịch sử đã bám sát phân kỳ lịch sử và diễn trình lịch sử địa phương để tái hiện tiến trình lịch sử mảnh đất và con người Quảng Trị qua các thời kỳ: Quảng Trị thời nguyên thủy và buổi đầu lịch sử, nhằm tái hiện Quảng Trị thời tiền - sơ sử và Quảng Trị trong kỷ nguyên Lâm Ấp - Chămpa. Tiếp đến là Quảng Trị trong kỷ nguyên Đại Việt; trình bày diễn trình lịch sử Quảng Trị từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê, Mạc, Quảng Trị thời chúa Nguyễn, Quảng Trị thời Tây Sơn và Quảng Trị dưới triều nhà Nguyễn. Từ chương VIII đến chương XI được xem là phần trọng tâm lịch sử Quảng Trị, gồm Quảng Trị thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc (từ 1885 đến 1945). Quảng Trị trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954); Quảng Trị trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) và Quảng Trị thời kỳ xây dựng, đổi mới và phát triển (1975-2016). Các chương này tập trung mô tả quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân Quảng Trị qua các thời kỳ lịch sử. Điểm nhấn là vị thế vai trò Quảng Trị trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Phần III: Kinh tế (gồm 4 Chương, từ Chương XII đến Chương XV). Phần kinh tế lần lượt trình bày theo các lĩnh vực: Nông lâm, ngư nghiệp; Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp; Tài chính, thương mại, dịch vụ và du lịch; Xây dựng, Giao thông vận tải, Bưu chính - viễn thông. Để tái hiện bức tranh toàn cảnh về các lĩnh 18
  15. vực kinh tế của tỉnh qua từng giai đoạn lịch sử, phần này được trình bày theo phương pháp “bổ dọc” từ cổ đại đến hiện đại, điểm nhấn là từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 2016. Toàn bộ các chương mô tả sự hình thành các ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh, đặc biệt giai đoạn từ sau thời kỳ đổi mới năm 1986 đến nay (2016) với sự phát triển mạnh mẽ và năng động của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sự hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã tạo nên bước phát triển đột phá về kinh tế và xã hội của tỉnh. Phần IV: Văn hóa, xã hội (gồm 7 Chương, từ Chương XVI - XXII). Phần văn hóa nhằm giới thiệu quá trình hình thành, tiếp biến văn hóa của vùng đất Quảng Trị trong tiến trình lịch sử. Thông qua các hoạt động vật chất, tinh thần, cũng như các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội ở các địa phương, trên địa bàn Quảng Trị mà hình thành nên những đặc điểm riêng có của từng vùng, miền và làm nên bản sắc văn hóa Quảng Trị. Đó là các chương Ẩm thực, trang phục và nhà ở; Phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo; Văn học nghệ thuật. Đồng thời phần này cũng dành các chương trình bày về Văn hóa Thông tin, Giáo dục và KH&CN, Y tế và vấn đề an sinh xã hội; các nhân vật lịch sử - văn hóa (Nhân vật chí) Quảng Trị. Ngoài 04 phần chính văn của nội dung nêu trên, Địa chí Quảng Trị còn 2 phần Phụ lục : 1. Danh mục làng xã Quảng Trị qua các thời kỳ. 2. Hệ thống di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu Quảng Trị. 3. Hệ thống bản đồ, Ảnh tư liệu Trong quá trình hoàn thiện tập bản thảo Địa chí Quảng Trị; để tranh thủ được nhiều ý kiến tham gia đóng góp, bổ sung góp ý của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh; Sở KH&CN Quảng Trị với tư cách là đơn vị Chủ trì thực hiện công trình đã triển khai một số công việc khá tích cực, nghiêm túc khoa học và cầu thị, với mục đích duy nhất là tập bản thảo công trình Địa chí Quảng Trị đến khi nghiệm thu, đưa vào sử dụng có ít sai sót nhất trong điều kiện có thể, nên đã tiến hành một số công việc như: - Cho đăng toàn văn tập bản thảo Địa chí Quảng Trị lên Cổng Thông tin điện tử của Sở KH&CN tỉnh nhằm tranh thủ sự tham gia, góp ý của đông đảo bạn đọc quan tâm, để trưng cầu ý kiến. - Thông qua Tổ chức Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, đã tổ chức hai Hội thảo Phản biện (lần 1và lần 2) để nghe ý kiến tham gia đóng góp, phản biện của các chuyên gia, các nhà chuyên môn địa phương và Trung ương. - Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị cũng đã tổ chức 2 cuộc Hội thảo khoa học với đông đủ các nhà quản lý, các nhà chuyên môn trong và ngoài tỉnh để đánh giá, góp ý cho từng nội dung của tập bản thảo Địa chí Quảng Trị. - Bên cạnh đó, Sở KH&CN cũng đã sao trích từng chương, gắn với chuyên môn của từng ngành, lĩnh vực thuộc các Sở, ban ngành của tỉnh để lấy ý kiến tham gia về mặt chuyên môn mà từng sở ngành, địa phương, đang trực tiếp quản lý, tham mưu. Trong quá trình sưu tầm và biên soạn để hoàn chỉnh tập bản thảo Địa chí Quảng Trị, 19
  16. Ban Biên soạn thường xuyên nhận được sự chỉ đạo, động viên kịp thời của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh và lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh; sự góp ý chân thành và đầy trách nhiệm của các nhà khoa học ở Trung ương, khu vực và địa phương. Các đồng chí lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh qua các thời kỳ; đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng vượt bậc của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, công chức Sở KH&CN Quảng Trị, đã góp phần đáng kể vào sự thành công của công trình Địa chí này. Mặc dù các tác giả, Ban Biên soạn đã hết sức cố gắng; tuy nhiên do quy mô, tầm vóc công trình quá lớn, yêu cầu đòi hỏi cao của công trình; do vậy, tập bản thảo Địa chí Quảng Trị không sao tránh khỏi những thiếu sót, bất cập. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Hội đồng nghiệm thu, để tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa, nâng cao và hoàn thiện tập bản thảo này, đáp ứng yêu cầu của cán bộ, nhân dân địa phương và bạn đọc yêu quý mảnh đất và con người Quảng Trị. BAN BIÊN SOẠN ĐỊA CHÍ QUẢNG TRỊ 20
  17. BẢN QUY ĐỊNH CÁC TỪ VIẾT TẮT KH&CN Khoa học và Công nghệ UBKCHC LK IV Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu IV VNDCCH Việt Nam Dân chủ Cộng hòa TTLTQG II Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II HĐND Hội đồng Nhân dân UBND Ủy ban Nhân dân UBMTTQVN Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam CMLTCHMN Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam CHXHCNVN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam HĐBT Hội đồng Bộ trưởng CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân TK Thế kỷ TCN Trước Công nguyên SCN Sau Công nguyên KHXH Khoa học Xã hội SRB Tỷ số giới tính khi sinh TĐT Tổng điều tra CMKT Chuyên môn kỹ thuật CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa NN-LN-TS Nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản ĐCS Đảng Cộng sản CTXH Chính trị xã hội QLNN Quản lý Nhà nước ANQP An ninh quốc phòng ĐCN Đường chia nước chính TB Tây bắc ĐN Đông nam TN Tây nam ĐB Đông bắc BTB Bắc tây bắc NĐN Nam đông nam TTB Tây tây bắc ĐĐN Đông đông nam NTN Nam tây nam QL Quốc lộ 21
  18. BĐĐC&KS Bản đồ địa chất và khoáng sản T/c CKHvTĐ Tạp chí các khoa học về trái đất KHCN&MT Khoa học Công nghệ và Môi trường VHDT Văn hóa dân tộc KH&KT Khoa học và kỹ thuật VĐB Vĩ độ bắc KĐĐ Kinh độ đông TKT Tân kiến tạo KTHT Kiến tạo hệ thống KHVN Khoa học Việt Nam N-Q Bồi trũng Neogen - Đệ tứ T/c Tạp chí B/c Báo cáo T/t BC HNKH Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Khoa học KHCN Khoa học công nghệ HTNĐ Hội tụ nhiệt đới TBNN Trung bình nhiều năm MN-ML Mùa nóng - mùa lạnh KTTV Khí tượng thủy văn Nxb KHTN&CN Nxb Khoa học Tự nhiên & Công nghệ CT KTN Công ty Khai thác nước XN KTN Xí nghiệp Khai thác nước ĐCTV Địa chất thủy văn ATNĐ Áp thấp nhiệt đới KHKT Khoa học kỹ thuật TN&MT Tài nguyên và Môi trường ĐDSH Đa dạng sinh học BTTN Bảo tồn thiên nhiên BHH Bắc Hướng Hóa TT KHCNVN Trung tâm Khoa học Công nghệ Việt Nam KHNN Kế hoạch Nhà nước SĐVN Sách đỏ Việt Nam TC KTTV Tổng cục Khí tượng thủy văn TTKTTV Trung tâm Khí tượng thủy văn NCLS Nghiên cứu lịch sử VHTT Văn hóa Thông tin 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2