intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (1927-1954): Phần 1 (Tập 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:160

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (1927-1954): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Đồng Tháp - vùng đất, con người và truyền thống lịch sử - văn hóa; các chi bộ đảng ra đời và lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền (1927 - 1945). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (1927-1954): Phần 1 (Tập 1)

  1. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH ÐỒNG THÁP TẬP I (1927 - 1954)
  2. BIÊN SOẠN LẦN ĐẦU Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (1927 - 1945) Chỉ đạo nội dung BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY ĐỒNG THÁP Biên soạn BAN NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẢNG TỈNH ỦY ĐỒNG THÁP ¬ Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (1945 - 1954) Chỉ đạo nội dung BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY ĐỒNG THÁP Biên soạn Ngô Xuân Tư, LÊ ĐỨC HÒA, Phạm Văn Đông
  3. Biên soạn tái bản Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (1927 - 1954) Chỉ đạo nội dung BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY đồng tháp Chỉ đạo biên soạn LÊ THỊ KIM LOAN Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp Biên soạn Tạ Quang Trung, Ngô Thị Thủy, Lê Minh Trung, Nguyễn Hữu Hiếu Với sự tham gia của Nguyễn Văn Biết, LÊ TÙNG SĨ, Châu Văn Dương, LÊ XUÂN THÀNH Cố vấn khoa học PGS. TS. Nguyễn Danh Tiên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Võ Hồng Nhân Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Trung tướng Võ Thái Hòa Nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Quang Thạnh Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp Nguyễn Đắc Hiền Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp Phan Hữu Lập Nguyên Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp Lê Minh Trung Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Đồng Tháp
  4. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Đ ồng Tháp là một trong 13 tỉnh, thành của vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp Campuchia, phía nam giáp tỉnh  Vĩnh Long  và thành phố  Cần Thơ, phía tây giáp tỉnh  An Giang, phía đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang. Cùng với lịch sử khai phá, mở mang và gìn giữ bờ cõi của ông cha ta, mảnh đất Đồng Tháp hôm nay đã trải qua nhiều biến đổi, thăng trầm. Người dân Đồng Tháp kiên trung, bất khuất, đã vượt qua biết bao khó khăn, thử thách trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, chống chọi với thiên tai, địch họa. Trải qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Đồng Tháp đã lập nên nhiều chiến công hiển hách góp phần tô thắm trang sử vẻ vang của dân tộc. Để ghi lại những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ, quân và dân Đồng Tháp trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tổng kết những bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, biểu dương những tấm gương tiêu biểu trong chiến đấu và xây dựng, nhân dịp Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tỉnh ủy Đồng Tháp phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bộ sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (1927 - 2000), gồm 3 tập.
  5. 6 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP - TẬP I (1927 - 1954) Bộ sách phản ánh một cách khách quan, sinh động quá trình ra đời, xây dựng và phát triển của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp qua các giai đoạn lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng, nâng cao lòng tự hào dân tộc, tri ân các thế hệ cha anh đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ Đồng Tháp không ngừng vươn lên phát huy truyền thống của quê hương, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mặc dù các tác giả và Nhà xuất bản đã rất cố gắng, nhưng do những khó khăn chủ quan và khách quan trong việc sưu tầm tư liệu và biên soạn, bộ sách khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần xuất bản sau bộ sách được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng giới thiệu tập I của bộ sách cùng bạn đọc. Tháng 5 năm 2020 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
  6. LỜI GIỚI THIỆU Đ ồng Tháp là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, được tạo thành chủ yếu do lượng phù sa của sông Mê Kông bồi đắp, là nơi đầu nguồn sông Tiền chảy qua biên giới vào Việt Nam, chia cắt tỉnh thành hai khu vực: phía bắc sông Tiền nằm trọn trong vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn, gồm các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh; phía nam sông Tiền (tiếp giáp từ hữu ngạn sông Tiền đến tả ngạn sông Hậu), gồm các huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và thành phố Sa Đéc. Tỉnh Đồng Tháp giáp với các tỉnh An Giang, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ và nước bạn Campuchia, có tiềm năng để phát triển kinh tế, đặc biệt là về nông nghiệp. Nhân dân Đồng Tháp vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, khí phách hiên ngang, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thử thách. Ra đời trong bão táp của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, Đảng bộ Đồng Tháp đã lãnh đạo nhân dân toàn tỉnh vượt qua biết bao gian lao, thử thách, giành được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tăng cường và nâng cao chất lượng
  7. 8 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP - TẬP I (1927 - 1954) nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” và Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp chủ trương biên tập, tu chỉnh và bổ sung bộ sách về lịch sử Đảng bộ tỉnh giai đoạn 1927 - 2000. Theo đó, lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp từ năm 1927 đến năm 2000 được kết cấu thành 3 tập. Tập I từ năm 1927 đến năm 1954, tập II từ năm 1954 đến năm 1975 và tập III từ năm 1975 đến năm 2000. Trong đó, tập I và tập II thực hiện tu chỉnh, bổ sung trên cơ sở ba tập sách đã xuất bản trước đó và tập III được biên soạn mới. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 1927 - 2000 gắn liền với lịch sử dân tộc và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là thời kỳ Đảng bộ lãnh đạo quân và dân Đồng Tháp trải qua quá trình đấu tranh cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, song hết sức vẻ vang. Xuyên suốt hành trình hơn 70 năm, ở mỗi chặng đường đều có những dấu ấn riêng thể hiện bản lĩnh và trí tuệ của Đảng bộ, quân và dân Đồng Tháp anh hùng. Ngay từ những năm 1929 - 1930, các chi bộ Đảng đầu tiên trên địa bàn Đồng Tháp đã lần lượt ra đời và sớm trở thành lực lượng chủ yếu lãnh đạo nhân dân toàn tỉnh bền bỉ đấu tranh chống thực dân, đế quốc và phong kiến tay sai, tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thiết lập chế độ mới của dân, do dân và vì dân. Bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ hơn 30 năm chống thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh đã đoàn kết, phát huy cao độ truyền thống yêu nước và cách mạng, vượt qua mọi thử thách, cam go, cùng với
  8. LỜI GIỚI THIỆU 9 cả nước kiên cường chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, đánh dấu bằng chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, giang sơn thu về một mối. Sau khi đất nước thống nhất, Đảng bộ, quân và dân Đồng Tháp đã kịp thời hàn gắn vết thương chiến tranh, bắt tay vào xây dựng và bảo vệ quê hương trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy có những sai lầm, vấp váp trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện, song những thành tựu mà Đảng bộ, quân và dân Đồng Tháp đã giành được trong 70 năm qua là những nét son rất đáng tự hào, là tiền đề quan trọng để Đồng Tháp tiếp tục tiến lên trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mặc dù còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, song lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 1927 - 2000 đã phác họa một cách hệ thống, chân thực, khách quan, sinh động về những bước thăng trầm cùng những nỗ lực phi thường và những thành tựu to lớn của Đảng bộ, quân và dân Đồng Tháp qua các thời kỳ cách mạng. Qua các tập sách, độc giả sẽ tìm thấy những tư liệu, sự kiện, nhân vật lịch sử cùng với những kinh nghiệm quý về sự lãnh đạo kiên cường, năng động, sáng tạo của các chi bộ, đảng bộ địa phương, của Đảng bộ tỉnh, về mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân, về tình đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung... Đây là nền móng góp phần bồi dưỡng, phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng, niềm tự hào về quê hương, xứ sở cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
  9. 10 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP - TẬP I (1927 - 1954) Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp trân trọng cảm ơn và ghi nhận sự đóng góp của Hội đồng Cố vấn, của các đồng chí nguyên là lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh, những nhân chứng lịch sử qua các thời kỳ, các nhà khoa học đã có nhiều ý kiến tâm huyết và quý báu cho bộ sách. Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của các cơ quan lưu trữ Trung ương và địa phương, đặc biệt là Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã hỗ trợ về mặt chuyên môn và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giúp chúng tôi xuất bản bộ sách. Mặc dù đã rất cố gắng, song việc tu chỉnh, bổ sung và biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh trong hơn 70 năm, khi nhiều nhân chứng lịch sử không còn, tài liệu lưu trữ hạn chế nên bộ sách khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận những ý kiến góp ý của độc giả để bộ sách được hoàn chỉnh hơn trong lần xuất bản sau. Nhân dịp Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, xin trân trọng giới thiệu bộ sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (1927 - 2000) tới đồng chí, đồng bào và bạn đọc gần xa. Đồng Tháp, ngày 19 tháng 5 năm 2020 T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY LÊ MINH HOAN Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy
  10. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH ĐỒNG THÁP
  11. T NG QUAN V T NH Ð NG THÁP
  12. Đ ồng Tháp là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, giáp với tỉnh Prey Veng (Vương quốc Campuchia), cách Thành phố Hồ Chí Minh hơn 160km đường bộ. Sau nhiều lần thay đổi, sáp nhập, tỉnh Đồng Tháp chính thức được thành lập từ tháng 02/1976 với địa phận bao gồm tỉnh Kiến Phong (cũ) và tỉnh Sa Đéc, trừ huyện Chợ Mới chuyển thuộc tỉnh An Giang. Tỉnh Đồng Tháp hiện nay có diện tích tự nhiên là 3.383km2, phía bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 48,7km, phía đông giáp tỉnh Tiền Giang và Long An, phía nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ, phía tây giáp tỉnh An Giang và Cần Thơ. Tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính trực thuộc; trong đó phía bắc sông Tiền gồm thị xã Hồng Ngự, các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh; phía nam sông Tiền có các huyện Châu Thành, Lấp Vò, Lai Vung và thành phố Sa Đéc. 1. Dân số Tính đến ngày 31/12/2017, dân số toàn tỉnh là 1.690.326 người, trong đó, người Kinh chiếm hơn 99%. 2. Địa chất, địa hình Đất đai ở Đồng Tháp chia làm bốn nhóm lớn: nhóm đất phù sa chiếm hơn 46% diện tích tự nhiên, là vùng đất đai
  13. 16 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP - TẬP I (1927 - 1954) trù phú, dân cư đông đúc nhất; nhóm đất phèn chiếm 45% diện tích tự nhiên; nhóm đất xám tập trung phần lớn ở các huyện Tân Hồng, Tam Nông và số ít ở Hồng Ngự, các vùng đất này không ngập hoặc ngập ít vào mùa nước; nhóm đất giồng chiếm tỷ lệ rất ít, hiện diện ở Động Cát (Cao Lãnh) và Gò Tháp (Tháp Mười). Đồng Tháp là tỉnh duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long có đất đai nằm hai bên bờ sông Tiền và trải rộng đến sông Hậu, là một trong ba tỉnh có một phần đất trong vùng trũng Đồng Tháp Mười. Sông Tiền phân chia tỉnh Đồng Tháp ra thành hai khu vực địa lý bắc và nam sông Tiền với những đặc điểm địa mạo khác nhau. Khu vực bắc sông Tiền, nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, bao gồm vạt đất giồng chung quanh và vùng trũng trung tâm. Trên vùng đất phù sa ven sông Tiền - trải dài từ Cái Bè (Tiền Giang) đến Hồng Ngự (Đồng Tháp), chỉ có huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh là cao ráo. Vùng đất cao ở biên giới Việt Nam - Campuchia, với nhiều giồng, gò lớn nhỏ; lớn nhất là giồng Sa Rài (huyện Tân Hồng), bị ngăn cách bởi các bưng, trấp, sình, dứt... Vùng này có nhiều sông rạch đưa nước sông Tiền vào nội đồng, ít khi bị ngập sâu vào mùa nước, đất đai màu mỡ nên được lưu dân khai phá sớm rồi dần dần lấn sâu vào trung tâm Đồng Tháp Mười. Vùng trũng trung tâm chiếm phần lớn diện tích Đồng Tháp Mười, thường ngập sâu hai, ba thước vào mùa nước, có năm còn sâu hơn, rải rác nổi lên một số giồng gò (gò Da, giồng Lâm Vồ, gò Tháp, giồng Găng, Cỏ Ống, Lau Vôi, Thốt Nốt, Động Cát,...). Vào mùa nước kiệt, thiếu nước ngọt, phèn lừng lên,
  14. TỔNG QUAN VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP 17 nước chỉ còn đọng lại ở các lung trấp, đìa bàu, cây cỏ bắt đầu khô rụi, trừ một ít cây cỏ chống chịu được phèn. Từ xa xưa, cư dân ăn ở trên nhà sàn, đi lại, vận chuyển bằng xuồng ghe hoặc bằng xe trâu; ngày nay, cảnh di dời “chạy nước” vào những năm lụt lớn không còn nữa vì các cụm tuyến dân cư đã tạo chỗ ở cao ráo cho người dân vùng ngập sâu. Trong năm, ở đây, có hai mùa rõ rệt: Mùa nước lên hay nước nổi từ tháng bảy đến tháng mười Âm lịch, chủ yếu là do nước sông Mê Kông đổ về. Nước lên từ từ, đỉnh điểm thường vào cuối tháng 8 Âm lịch, có năm sâu đến hơn 3 thước, nước tràn đồng, nhận chìm mọi thứ, trừ các giồng, gò cao1. Các loài thảo mộc ngâm nước lâu ngày thối rữa làm cho nước sẫm màu và hôi, dân gian gọi là nước thúi hay nước cỏ, nước thúi chảy đến đâu làm cá tôm chết đến đó. Đến tháng 10 (Âm lịch), nước bắt đầu rút. Trừ những trận lụt lớn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân, mùa nước nổi hằng năm đưa về một lượng lớn phù sa và tôm cá không chỉ làm cho đất đai thêm màu mỡ, người nông dân có thêm thu nhập lúc nông nhàn mà còn làm cho các làng nghề “sống nhờ mùa nước” như đóng xuồng, đan chài lưới, lờ lọp,... thêm sung túc. Mùa kiệt từ tháng mười đến tháng ba Âm lịch, gần trùng với mùa nắng, trong vòng một tháng nước rút hẳn để lại phù 1. Từ sau trận lụt năm 2000, xuất hiện từ “lũ” là không đúng với cách nói của người Nam Bộ. Khi nước lên ngập đồng, gọi là “mùa nước”, “mùa nước nổi”, những năm nước cao hơn bình thường thì gọi là “lụt”, “nước lụt”, khi mực nước quá cao thì gọi là “lụt lớn”, như trận lụt các năm 1940, 1952,...
  15. 18 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP - TẬP I (1927 - 1954) sa màu mỡ. Nước dần dần khô kiệt trên đồng, nước ngọt ngày một ít dần, đất khô nứt nẻ, phèn lừng lên, cỏ cây bắt đầu khô héo, rụi lá, chờ mùa mưa tới. Chu kỳ này lặp đi lặp lại bao đời, tác động lớn đến môi trường thiên nhiên và sinh hoạt xã hội. Khu vực nam sông Tiền, nằm giữa hai con sông lớn (sông Tiền và sông Hậu), với lượng phù sa lắng tụ hằng năm sau khi nước rút, tạo nên lớp đất giồng ven sông cao hơn vùng nội đồng, địa hình có dạng lòng máng, độ cao trung bình từ 0,8m đến 1m. Khu vực này khá bằng phẳng nhưng bị sông rạch chằng chịt chia cắt. Do xa đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu nên vào mùa nước chỉ ngập sâu trung bình một thước vào đỉnh điểm và thời gian nước ngập cũng ngắn hơn so với khu vực phía bắc sông Tiền. 3. Sông ngòi, kinh rạch Cũng như các tỉnh Nam Bộ, Đồng Tháp có hệ thống sông rạch, kinh đào dày đặc với hơn 300 tuyến, tổng chiều dài khoảng 3.000km. Hai đoạn sông Tiền và sông Hậu chảy qua tỉnh tỏa các nhánh khắp nơi, nối liền miền Tây và miền Đông Nam Bộ, sang tận Campuchia với hai cảng lớn là Sa Đéc và Đồng Tháp. - Sông Cửu Long là con sông huyết mạch. Từ Phnôm Pênh, sông Mê Kông chia làm hai nhánh: sông Tiền và sông Hậu, chảy vào nước ta rồi đổ ra Biển Đông qua chín cửa sông. Lượng nước chảy vào sông Tiền, sông Hậu không đều nhau, khoảng 80% lưu lượng nước đổ vào sông Tiền, phần còn lại đổ vào sông Hậu. Sông Tiền và sông Hậu được nối với nhau bằng nhiều sông rạch mà quan trọng nhất là sông Vàm Nao,
  16. TỔNG QUAN VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP 19 chính con sông này chuyển một phần ba lưu lượng nước sông Tiền đổ vào sông Hậu. Đoạn sông Tiền chảy qua địa phận tỉnh Đồng Tháp dài 129km, tính từ biên giới Campuchia đến Mỹ Thuận. Đoạn này nước chảy mạnh, có một số cồn, bãi, khém (cồn Cỏ, khém Châu Ma, cồn Tô Châu, cồn Cái Bè, cồn Bình Thạnh,...) và tạo nên hiện tượng lở - bồi từ xa xưa. - Sông rạch: phía tả ngạn sông Tiền có các sông Sở Thượng, Sở Hạ, rạch Ba Răng, rạch Đốc Vàng Thượng, Đốc Vàng Hạ, rạch Cần Lố, sông Con (sông Cao Lãnh)... Hữu ngạn sông Tiền có rạch Cái Tàu Thượng với rạch Lấp Vò là phụ lưu quan trọng, sông Sa Đéc với hai phụ lưu quan trọng là rạch Cần Thơ và rạch Nha Mân,... Phía tả ngạn sông Hậu, rạch quan trọng nhất là rạch Lai Vung, các phụ lưu là rạch Cây Bàng, rạch Ngã Bát,... - Kinh đào: Thời Pháp thuộc, ở phía bắc sông Tiền, để phục vụ cho công cuộc khai thác Đồng Tháp Mười, người Pháp cho đào kinh Tổng đốc Lộc (sau đổi thành kinh Nguyễn Văn Tiếp) vào năm 1897; kinh Lagrange (sau đổi thành kinh Dương Văn Dương) năm 1899; cùng một số kinh đào khác, đa số đều ở Tháp Mười và Cao Lãnh, như các kinh số 25, 26, 27, 28 và các kinh số 1, số 2, số 3, số 4,... Ở phía nam sông Tiền, người Pháp đào kinh Họa Đồ, kinh Xáng Lấp Vò, Đốc Phủ Hiền và một số kinh nhỏ khác, như Ông Phủ, Cái Mít, Bông Súng, Tầm Vu, Pê Lê, Rau Cần,... Giai đoạn 1945 - 1975, các con kinh do chính quyền Sài Gòn cho đào là kinh: Cà Dăm, Phước Xuyên, Sa Rài, Đôn Phục, Gò Da (Xáng Cụt), Đồng Tiến,...
  17. 20 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP - TẬP I (1927 - 1954) Các kinh do chính quyền cách mạng thực hiện chính là hệ thống các kinh kháng chiến mà thực chất là đường giao thông, tiếp vận (nên có nơi gọi là kinh giao liên) và tạo địa hình chiến đấu, bề rộng vài thước, sâu khoảng 2 thước, kéo dài theo hướng sông Tiền từ Hồng Ngự lên đến Thanh Bình. Từ năm 1946, Ủy ban kháng chiến hành chính chủ trương huy động nhân dân đào một số kinh ở Đồng Tháp Mười khi thực hiện chính sách của Xứ ủy Nam Bộ về tạm cấp ruộng đất cho nông dân nghèo. Từ sau năm 1975 đến nay, vùng Đồng Tháp Mười với hệ thống kinh đào theo hướng đông - tây, “ăn thông” với sông Tiền, các kinh quan trọng là kinh Trung Ương, Tứ Thường, Sâm Sai - Gò Ổi, An Phong - Mỹ Hòa,... Hệ thống kinh trục là những kinh song song với sông Tiền, gồm các kinh: Tân Thành, Tân Công Chí (huyện Tân Hồng), Phú Đức, Tân Công Sính, Thống Nhất (huyện Tam Nông), Bà Vạch, Cống Trực (huyện Tháp Mười),... Vùng giữa sông Tiền và sông Hậu, quan trọng nhất là kinh đào từ vàm Ông Hộ đến kinh Cái Mít và kinh Đội Thơ - Huyện Hàm từ Trại Quán đến Tân Phú,... 4. Khí hậu, thủy văn - Khí hậu: Đồng Tháp nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa mưa, nắng (mùa khô) rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 27,04oC, nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 và thấp nhất là vào tháng giêng. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Lượng mưa trung bình hằng năm hơn 1.332mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 10, ít nhất là tháng 2. Có hai hướng gió chính,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2