intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bến Tre (1930-2015): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:361

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bến Tre (1930-2015): Phần 1 cung cấp cho các bạn đọc những kiến thức về Đảng bộ Bến Tre ra đời, lãnh đạo phong trào đấu tranh giành chính quyền (1930-1945); đảng bộ Bến Tre lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954); đảng bộ Bến Tre lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (tháng 7-1954 đến ngày 1-5-1975). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bến Tre (1930-2015): Phần 1

  1. Chỉ đạo biên soạn BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY BẾN TRE KHOÁ IX, KHOÁ X Ban Chỉ đạo khoá IX NGUYỄN QUỐC BẢO Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Trưởng ban HUỲNH VĂN BƯU Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó ban Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - TRƯƠNG VĂN NGHĨA Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ủy viên HUỲNH NAM BÌNH Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ủy viên TRẦN NGỌC TAM Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Ủy viên PHAN THANH PHƯỚC Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy - Ủy viên NGUYỄN VĂN LĂNG Tỉnh ủy viên, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh - Ủy viên NGUYỄN VĂN HOÀNG Tỉnh ủy viên, Phó Giám đốc Công an tỉnh - Ủy viên LÊ PHI BẰNG Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính - Ủy viên HUỲNH VĂN HÙNG Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch - Ủy viên CAO VĂN DŨNG Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Ủy viên Ban Chỉ đạo khoá X PHAN VĂN MÃI Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Trưởng ban CAO VĂN DŨNG Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó ban HỒ THỊ HOÀNG YẾN Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ủy viên PHAN THANH PHƯỚC Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy - Ủy viên NGUYỄN HỮU PHƯỚC Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Ủy viên LÊ VĂN HÙNG Tỉnh ủy viên, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh - Ủy viên VÕ THÀNH ĐỒNG Phó Giám đốc Công an tỉnh - Ủy viên
  2. Ban Biên soạn lần đầu cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bến Tre (1930-2000) ĐỖ CHUNG HUỲNH HỮU HẬN Ban Biên soạn, bổ sung tái bản cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bến Tre (1930-2015) HUỲNH VĂN BƯU CAO VĂN DŨNG VÕ NHỰT ĐÔNG NGUYỄN QUANG TRỊ VŨ HỒNG THANH HUỲNH HỮU HẬN
  3. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Bến Tre là vùng đất hợp thành của ba cù lao lớn do nguồn phù sa từ bốn nhánh sông Cửu Long bồi tụ. Là tỉnh nằm ở Tây Nam Bộ, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía nam và tây giáp tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long, phía đông giáp biển Đông, Bến Tre có nhiều tiềm năng và lợi thế của vùng lúa, vùng biển, của miệt vườn, với hoa trái trù phú, nổi tiếng nhất là cây dừa, cùng du lịch văn hóa và sinh thái hấp dẫn… Từ xa xưa, người Bến Tre cần cù, phóng khoáng, sống giàu tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và ý chí kiên cường, quật khởi, sớm có tinh thần cách mạng, yêu lao động, luôn tích cực góp phần công sức của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lập nên nhiều chiến công vang dội. Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), tháng 3-1930, chi bộ đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Bến Tre được thành lập tại Tân Xuân (Ba Tri), là một trong những đảng bộ ra đời sớm nhất cả nước để lãnh đạo phong trào cách mạng tại địa phương. Từ đây, những nghị quyết, chỉ thị của Đảng được bí mật truyền đi khắp địa bàn, thổi bùng ngọn lửa cứu nước theo con đường cách mạng vô sản. Sở Mật thám Sài Gòn đã nhận định Bến Tre là một trong tám tỉnh ở Nam Kỳ có tổ chức cộng sản mạnh nhất. Chính vì vậy địch tập trung đánh phá ác liệt các tổ chức đảng và phong trào cách mạng nơi đây. Nhiều đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và tỉnh bị địch bắt, giam cầm, tra tấn và sát hại, cùng với máu đào của bao lớp đồng bào, chiến sĩ đã tô thắm truyền thống cách mạng vẻ vang trên mảnh đất này. Thời kỳ 1930-1945, nhiều lần Đảng bộ tỉnh Bến Tre bị địch khủng bố trắng, nhất là trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940. Dù bị tổn thất nặng nề, nhưng Đảng bộ đã tập hợp
  4. 6 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015) lực lượng còn lại để cùng Đảng bộ Nam Kỳ tiến hành khởi nghĩa, thực hiện bằng được chỉ đạo của Xứ ủy. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhận thức được thời cơ và trách nhiệm lịch sử của mình, Đảng bộ tỉnh Bến Tre đã nỗ lực chạy đua với thời gian, chuẩn bị đội ngũ chiến đấu, kịp thời gian đứng lên giành chính quyền thắng lợi, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đem sức ta mà giải phóng cho ta”1. Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp với sự hậu thuẫn của quân Anh đã thực hiện dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, quân và dân Bến Tre cùng quân dân cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Do vị trí địa lý nằm trong địa bàn chiến lược bản lề giữa hai chiến trường Đông và Tây Nam Bộ, Bến Tre luôn là địa bàn trọng điểm càn quét, bình định của địch. Nhận thức rõ vị trí chiến lược đó, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre càng tăng cường đoàn kết, tự lực tự cường, kiên cường bám đất, bám dân để tiếp tục chiến đấu. Sau chín năm chiến đấu, sức mạnh của cả dân tộc hội tụ về Điện Biên làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Hiệp định Giơnevơ được ký kết 21-7-19542, giải phóng được miền Bắc đất nước. Thời kỳ 1954-1975, Bến Tre cùng với cả miền Nam thành đồng Tổ quốc “đi trước, về sau” thực hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc vô cùng gian khổ, ác liệt kéo dài 21 năm để thu giang sơn về một mối. 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 3, tr. 596. 2. Xem thêm Bộ Ngoại giao: Hiệp định Giơnevơ 50 năm nhìn lại, Nxb, Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2015, tr. 294. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết ngày 21 tháng Bảy 1954, nhưng để giúp Thủ tướng Pháp M. France giữ đúng lời hứa, tất cả các văn bản được ký kết đều ghi ngày 20 tháng Bảy 1954 (BT).
  5. LỜI NHÀ XUẤT BẢN 7 Trong cuộc kháng chiến này, Đảng bộ tỉnh lãnh đạo nhân dân Bến Tre từ tay không làm nên cuộc Đồng khởi thần kỳ (17-1-1960), với đội quân tóc dài nổi tiếng bao vây tấn công quân thù, với vũ khí thô sơ tiến hành chiến tranh cách mạng, tổ chức lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân. Mỗi người dân Bến Tre là một chiến sĩ, là dũng sĩ diệt Mỹ, diệt ngụy, trực tiếp vừa đấu tranh vũ trang vừa đấu tranh chính trị vừa tấn công binh vận làm tan rã địch. Ngày 30-4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi, non sông liền một dải, đất nước hòa bình, thống nhất. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Đảng bộ tỉnh vẫn kiên cường bám trụ lãnh đạo quân và dân trong tỉnh bền bỉ đấu tranh ở các chiến trường trọng điểm chiến lược, góp phần xứng đáng cùng cả nước đánh thắng hai đế quốc sừng sỏ. Trong thời kỳ cùng nhân dân cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, nhân dân Bến Tre đã nêu cao tinh thần tự lực tự cường đoàn kết vượt qua khó khăn, thiên tai hạn hán, ổn định sản xuất, đời sống, cải tạo kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh trật tự trong tỉnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu, thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế với nước bạn Campuchia, nghĩa vụ cung cấp người và của cho đất nước, góp phần cùng cả nước đánh thắng hai cuộc chiến tranh ở biên giới phía Tây Nam và phía Bắc nước ta. Qua 85 năm ra đời và phát triển, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre có truyền thống hào hùng và những chiến công trong đấu tranh cách mạng, trong kháng chiến giải phóng, bảo vệ và thống nhất Tổ quốc. Nhằm tổng kết lại những trang sử hào hùng trong các giai đoạn cách mạng, giáo dục truyền thống lịch sử và cách mạng, cổ vũ toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh củng cố niềm tin vào Đảng, phát huy truyền thống cách mạng, truyền thống đoàn kết, không ngừng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ
  6. 8 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015) chính trị trong giai đoạn mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Tỉnh ủy Bến Tre xuất bản cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bến Tre (1930-2015). Cuốn sách phản ánh một cách khách quan, sinh động quá trình ra đời, xây dựng và phát triển của Đảng bộ tỉnh Bến Tre từ khi còn non trẻ đến khi trở thành một Đảng bộ tỉnh dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh cách mạng giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945; quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; những quyết sách sáng tạo mà Đảng bộ tỉnh Bến Tre đã đề ra và tổ chức nhân dân thực hiện với quyết tâm cao để đưa địa phương ngày càng phát triển; những thành tựu, kinh nghiệm mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bến Tre đúc kết được từ năm 1930 đến năm 2015. Cuốn sách cũng thể hiện sự trân trọng của các thế hệ hôm nay với công lao đóng góp của các thế hệ đi trước, nhất là những dấu ấn và bài học kinh nghiệm trên từng lĩnh vực, trong từng thời kỳ của chặng đường lịch sử 85 năm Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bến Tre cùng cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng do những khó khăn chủ quan và khách quan trong sưu tầm tư liệu và biên soạn, cuốn sách không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế. Rất mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc. Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 8 năm 2017 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
  7. LỜI GIỚI THIỆU Hơn tám mươi lăm năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre đã đoàn kết, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, kiên cường chiến đấu, lập nên những chiến công oanh liệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, góp phần vào thắng lợi chung của cả nước, mang lại độc lập, tự do cho dân tộc; đồng thời đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo. Trong mỗi chặng đường cách mạng, Đảng bộ luôn khẳng định vị trí, vai trò của mình trong vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn của địa phương, tập hợp và phát huy vai trò của quần chúng trong đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc; xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp. Cùng với sự phát triển của phong trào cách mạng, Đảng bộ Bến Tre từng bước lớn mạnh, trưởng thành, lãnh đạo nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Những thành quả cách mạng là kết tinh trí tuệ, xương máu của nhiều thế hệ đồng bào, đồng chí trong tỉnh, là truyền thống đáng tự hào của Đảng bộ và nhân dân Bến Tre. Dựng lại bức tranh lịch sử, tổng kết rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Bến Tre trong các thời kỳ lịch sử cách mạng là một việc làm cần thiết nhằm thể hiện sự tri ân đối với các thế hệ đi trước; giáo dục và phát huy truyền thống cách mạng, củng cố lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân; tăng cường sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng; sự gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân; rút ra những kinh nghiệm của quá khứ, vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
  8. 10 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015) Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28-8-2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre đã ra Kế hoạch số 68- KH/TU, ngày 1-8-2013 về xuất bản cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bến Tre (1930-2015). Cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bến Tre (1930-2015) được xuất bản lần này dựa trên cơ sở kế thừa nội dung cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bến Tre (1930-2000); đồng thời có sự chỉnh lý, bổ sung và viết mới giai đoạn 2001-2015. Đây là một công trình khoa học, được biên soạn khá công phu, với sự đóng góp ý kiến tận tình của các đồng chí lão thành cách mạng; các đồng chí đã từng giữ chức vụ quan trọng, chủ chốt của tỉnh; sự giúp đỡ của những người làm công tác nghiên cứu khoa học. Công trình cũng được tổ chức hội thảo, chỉnh lý, bổ sung nhiều lần để làm sáng tỏ thêm những vấn đề về lịch sử. Cuốn sách gồm các nội dung: Mở đầu: Bến Tre - Vùng đất, con người và truyền thống lịch sử Chương I: Đảng bộ Bến Tre ra đời, lãnh đạo phong trào đấu tranh giành chính quyền (1930-1945) Chương II: Đảng bộ Bến Tre lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) Chương III: Đảng bộ Bến Tre lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (tháng 7-1954 đến ngày 1-5-1975) Chương IV: Đảng bộ Bến Tre lãnh đạo thực hiện hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975-1986) Chương V: Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1986-2015) Kết luận.
  9. LỜI GIỚI THIỆU 11 Nội dung cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bến Tre (1930-2015) trình bày một cách khái quát và tương đối hệ thống về truyền thống đấu tranh của nhân dân Bến Tre, về quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ Bến Tre trong mối liên hệ chặt chẽ với phong trào cách mạng trong tỉnh và cả nước, những chiến công và những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân Bến Tre đã đạt được trong 85 năm qua. Việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng là một công trình khoa học, có rất nhiều khó khăn, phức tạp. Mặc dù, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thường xuyên quan tâm, chỉ đạo; Ban Biên soạn đã có nhiều cố gắng, song, khó tránh khỏi những thiếu sót về nội dung, phương pháp trình bày. Ban Thường vụ Tỉnh ủy rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên, nhân dân và bạn đọc, nhằm bổ sung, nâng cao chất lượng cuốn sách khi xuất bản lần sau. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre xin chân thành cảm ơn các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh các thời kỳ, Trung tâm Lưu trữ của Tỉnh ủy, Viện Lịch sử Đảng thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để cuốn sách được hoàn thành và ra mắt bạn đọc trong dịp kỷ niệm 72 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Bí thư VÕ THÀNH HẠO
  10. 12
  11. Mở đầu BẾN TRE - VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành của đồng bằng sông Cửu Long, được hợp thành bởi ba cù lao: cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh, do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long là sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên bồi tụ thành. Diện tích tự nhiên của Bến Tre là 2.356km2. Phía bắc Bến Tre giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền; phía nam và tây giáp tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên; phía đông giáp biển Đông với bờ biển dài 65km. Điểm cực nam của tỉnh nằm trên vĩ độ 9048 bắc, điểm cực bắc nằm trên vĩ độ 10020 bắc, điểm cực đông nằm trên kinh độ 106048 đông và điểm cực tây nằm trên kinh độ 105057 đông. Đường bộ từ Bến Tre đi Thành phố Hồ Chí Minh (qua Tiền Giang, Long An) dài 86km. Trên địa bàn tỉnh có hai quốc lộ chạy qua là: quốc lộ 60 (liên tỉnh lộ 6 cũ) bắt đầu từ ngã ba Trung Lương (Tiền Giang) qua cầu Rạch Miễu về thành phố Bến Tre đến thị trấn Mỏ Cày Nam sang Trà Vinh và quốc lộ 57 (tỉnh lộ 30 cũ) từ Thạnh Phú đến thị trấn Mỏ Cày Nam, qua huyện Chợ Lách sang tỉnh Vĩnh Long. Có năm tỉnh lộ là: tỉnh lộ 885 (tỉnh lộ 26 cũ) từ thành phố Bến Tre qua thị trấn Giồng Trôm đến huyện Ba Tri; tỉnh lộ 884 (tỉnh lộ 17 cũ) từ vòng xoay Tân Thành (thành phố Bến Tre) đến phà Tân Phú (huyện Châu Thành); tỉnh lộ 883 (tỉnh lộ 27 cũ) nối từ quốc lộ 60 đến xã Thới Thuận (huyện Bình Đại); tỉnh lộ 887 (lộ số 5 cũ) từ cầu Bến Tre (thành phố Bến Tre) đến ngã ba Sơn Đốc (huyện Giồng Trôm); tỉnh lộ 882 từ Tân Thành Bình qua Tân Phú Tây đến Vĩnh Hòa (Chợ Lách) nối quốc lộ 60 với quốc lộ 57.
  12. 14 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015) Bến Tre có bốn sông chính là sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, cùng nhiều kênh rạch chằng chịt, đan xen với mật độ dày đặc, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và giao thông đường thủy. Ngược dòng lịch sử, vào năm 1757, một phần đất Bến Tre ngày nay (cù lao Bảo và cù lao Minh) mới được sáp nhập vào dinh Long Hồ, phủ Gia Định. Năm 1779, vùng đất Bến Tre (gồm cù lao Bảo và cù lao Minh) có tên là tổng Tân An, thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ, phủ Gia Định với khoảng gần 100 thôn, trại. Năm 1808, các dinh đổi thành trấn, các huyện hay châu đổi thành phủ, các tổng thăng thành huyện. Huyện Tân An mới thành lập được chia thành hai tổng (Tân Minh và An Bảo) với 135 thôn, trại. Năm 1823, huyện Tân An thăng thành phủ Hoằng An, thuộc trấn Vĩnh Thanh; tổng Tân Minh thăng thành huyện Tân Minh; tổng An Bảo thăng thành huyện Bảo An. Năm 1832, Nam Kỳ chia thành sáu tỉnh, vùng đất Bến Tre là phủ Hoằng An nằm trong tỉnh Vĩnh Long, gồm hai huyện Bảo An (cù lao Bảo) và Tân Minh (cù lao Minh). Năm 1837, phủ Hoằng An được chia thành hai phủ (Hoằng An và Hoằng Đạo). Huyện Tân Minh (cù lao Minh) được chia thành hai huyện (Tân Minh và Duy Minh) thuộc phủ Hoằng An. Huyện Bảo An (cù lao Bảo) cũng được chia thành hai huyện (Bảo Hựu và Bảo An) thuộc phủ Hoằng Đạo. Năm 1844, lại đổi tên phủ Hoằng Đạo thành phủ Hoằng Trị. Còn phủ Hoằng An (cù lao Minh) giữ nguyên tên cũ. Đất Bến Tre là phủ Hoằng An và phủ Hoằng Trị (thuộc tỉnh Vĩnh Long). Năm 1851, triều đình nhà Nguyễn hợp nhất hai phủ Hoằng Trị và Hoằng An lấy tên chung là phủ Hoằng Trị, gồm bốn huyện: Tân Minh, Duy Minh, Bảo An và Bảo Hựu (thuộc tỉnh Vĩnh Long). Lúc này, cù lao An Hóa vẫn thuộc tỉnh Định Tường.
  13. Mở đầu: BẾN TRE - VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ 15 Năm 1867, sau khi chiếm hết Nam Kỳ, thực dân Pháp tiến hành ngay việc tổ chức lại các đơn vị hành chính theo quy chế “Nam Kỳ là thuộc địa trực trị của Pháp”. Phủ Hoằng Trị (Bến Tre) của tỉnh Vĩnh Long đổi thành hạt Hoằng Trị với 26 tổng, 192 làng, dưới quyền cai trị trực tiếp của một viên tham biện, hay còn gọi là thanh tra hành chính người Pháp. Tháng 12-1867, hạt Hoằng Trị lại được chia thành hai sở tham biện (Bến Tre và Mỏ Cày). Năm 1871, chính quyền thực dân Pháp lại quyết định nhập sở tham biện Bến Tre và sở tham biện Mỏ Cày thành sở tham biện Bến Tre. Lúc đó, cù lao An Hóa thuộc về sở tham biện Mỹ Tho. Năm 1876, thực dân Pháp bãi bỏ cấp tỉnh cũ, chia Nam Kỳ thành bốn khu vực hành chính: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long và Bassac. Khu vực Vĩnh Long gồm bốn hạt: Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Sa Đéc. Hạt Bến Tre (trên địa bàn cù lao Minh và cù lao Bảo) gồm có 23 tổng, 205 làng, dân số 158.231 người, đất trồng trọt 30.354,52ha (trong đó có 22.796,30ha ruộng lúa và 7.558,22ha vườn trồng cau, dừa và các loại cây ăn trái khác). Năm 1899, các hạt lại đổi thành tỉnh (province). Toàn bộ Nam Kỳ lúc ấy được chia thành 20 tỉnh. Việc chuyển từ hạt thành tỉnh được thực hiện bởi quyết định của nhà cầm quyền Đông Dương ngày 20-12-1899 và có hiệu lực pháp lý từ ngày 1-1-1900. Bến Tre chính thức thành đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm có cù lao Minh và cù lao Bảo, với 21 tổng, 144 làng. Từ khoảng năm 1910 về sau, tỉnh Bến Tre được chia đơn vị hành chính cấp quận (district), gồm có bốn quận: Sóc Sãi (sau đổi là quận Châu Thành), Ba Tri, Mỏ Cày và Thạnh Phú. Cùng thời điểm này, cù lao An Hóa được lập thành quận An Hóa thuộc tỉnh Mỹ Tho với tổng Hòa Quới và tổng Hòa Thinh. Những năm đầu khi mới thành lập, dân số Bến Tre có 223.405 người1. 1. Theo thống kê của nhà cầm quyền Pháp.
  14. 16 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015) Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam giành lại nền độc lập, kế tiếp diễn ra hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đất Bến Tre có sự thay đổi về địa lý hành chính, địa giới và tên gọi. Chính quyền Cách mạng đổi Bến Tre thành tỉnh Đồ Chiểu (năm 1945), lập thêm quận Tán Kế (một phần đất của quận Châu Thành và quận Ba Tri), nay là huyện Giồng Trôm. Năm 1946, bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tỉnh Đồ Chiểu được gọi lại là tỉnh Bến Tre với các quận: Châu Thành, Sóc Sãi, Tán Kế, Ba Tri, Mỏ Cày và Thạnh Phú. Năm 1948, thực hiện nghị định của Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, quận An Hóa của tỉnh Mỹ Tho được sáp nhập về tỉnh Bến Tre. Đồng thời, thành lập huyện Chợ Lách với sáu xã được tách ra từ Vĩnh Long và 14 xã phía bắc Mỏ Cày; thành lập thị xã Bến Tre trên địa bàn xã An Hội I và An Hội II của quận Châu Thành; giải thể quận Tán Kế, đưa các xã thuộc quận này về Ba Tri và Châu Thành. Tên gọi quận và làng từ đây được thống nhất gọi là huyện và xã. Tỉnh Bến Tre lúc này bao gồm ba cù lao: cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa với bảy huyện, một thị xã, 117 xã, dân số toàn tỉnh khoảng 600.000 người1. Năm 1956, chính quyền Sài Gòn đổi tên Bến Tre thành tỉnh Kiến Hòa, còn ta vẫn giữ tên tỉnh Bến Tre như cũ. Việc chia tách, lập mới các huyện, hai bên tuy có những thay đổi khác nhau do điều kiện chiến tranh, nhưng về căn bản, địa giới tỉnh Bến Tre vẫn ổn định, gồm: cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa như thực trạng có từ năm 1948. Một số chi tiết đáng chú ý về sự biến đổi đơn vị hành chính cấp huyện từ năm 1956 như sau: 1. Số liệu tại thời điểm năm 1954-1960.
  15. Mở đầu: BẾN TRE - VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ 17 Từ khi lập tỉnh Kiến Hòa năm 1956 đến năm 1975, chính quyền Sài Gòn chia tỉnh này thành mười quận: Bình Đại, Trúc Giang, Hàm Long, Giồng Trôm, Ba Tri, Đôn Nhơn, Mỏ Cày, Hương Mỹ, Thạnh Phú, Phước Hưng1. Về phía ta, chính quyền cách mạng vẫn giữ nguyên địa giới hành chính của tỉnh Bến Tre với các huyện: Bình Đại, Sóc Sãi, Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Mỏ Cày, Thạnh Phú và thị xã Bến Tre. Năm 1972, vì điều kiện chiến tranh ác liệt, chiến trường bị chia cắt, nên ta tạm thời chia Châu Thành thành hai huyện: Châu Thành Đông (gồm một số xã của huyện An Hóa cũ và huyện Châu Thành) và Châu Thành Tây (bao gồm cả huyện Sóc Sãi); chia Mỏ Cày thành hai huyện: Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc. Sau ngày 30-4-1975, hai huyện Châu Thành Đông và Châu Thành Tây được hợp nhất thành huyện Châu Thành như cũ; mười xã vùng trên của huyện Mỏ Cày Bắc lập lại huyện Chợ Lách; số còn lại hợp nhất với huyện Mỏ Cày Nam thành huyện Mỏ Cày. Ngày 9-2-2009, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị định số 08/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường để thành lập xã, phường thuộc huyện Mỏ Cày, huyện Chợ Lách, thị xã Bến Tre; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mỏ Cày, huyện Chợ Lách để thành lập huyện Mỏ Cày Bắc thuộc tỉnh Bến Tre. Theo Nghị định này thì huyện Mỏ Cày Bắc gồm 13 đơn vị hành chính trực thuộc; huyện Mỏ Cày Nam gồm 17 đơn vị hành chính trực thuộc; huyện Chợ Lách gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc. Ngày 11-8-2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 34/ NQ-CP thành lập thành phố Bến Tre trực thuộc tỉnh Bến Tre với 16 đơn vị hành chính trực thuộc. 1. Quận Phước Hưng có từ năm 1974-1975. Lưu tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bến Tre.
  16. 18 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015) Đến ngày 5-4-2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 49/NQ-CP sáp nhập thêm xã Mỹ Thành và một phần xã Hữu Định thuộc huyện Châu Thành với diện tích đất tự nhiên 362,73ha và 3.390 nhân khẩu vào thành phố Bến Tre, nâng tổng số đơn vị hành chính trực thuộc thành phố lên mười phường và bảy xã. Đến năm 2014, tỉnh Bến Tre có chín đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Bình Đại, Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Thạnh Phú, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Chợ Lách và thành phố Bến Tre, với 164 xã, phường, thị trấn. Diện tích tự nhiên 235.678ha, dân số 1.358.314 người1. Lịch sử hình thành vùng đất này đã có quá trình hàng vạn năm. Sau khi phát hiện và khai quật di chỉ khảo cổ Giồng Nổi, xã Bình Phú (thành phố Bến Tre) vào những năm 2004-2006, và qua hội thảo khoa học cuối năm 2006, các nhà khảo cổ xác định di chỉ Giồng Nổi có niên đại thuộc sơ kỳ thời đại đồ sắt, cách đây khoảng 2.500 - 2000 năm trước Công nguyên, phát lộ nhiều dấu tích sinh hoạt tại chỗ của con người xưa. Theo Giáo sư Lê Xuân Diệm, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ thì, di chỉ Giồng Nổi được nhìn nhận là chứng tích của một trong những luồng văn hóa - dân cư đã từng tham gia vào công cuộc tạo lập nên nền văn hóa Óc Eo - châu thổ sông Cửu Long vào những thế kỷ đầu công nguyên. Vì những nguyên nhân thiên nhiên và xã hội, số cư dân xưa chưa khai phá được bao nhiêu đất và ngày càng thưa vắng dần. Theo các nhà khảo cổ học và sử học, số cư dân ấy đã có một sự chuyển dịch nào đó về những vùng đất cao hơn. Đất cù lao hầu hết còn hoang sơ, đầy rừng rậm và thú dữ. Tình trạng ấy kéo dài hàng thế kỷ. 1. Số liệu năm 2014. Lưu tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bến Tre.
  17. Mở đầu: BẾN TRE - VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ 19 Từ thế kỷ XVII, lưu dân người Việt đã có mặt ở nhiều nơi trên đất cù lao. Với nhiều đợt chuyển cư liên tục diễn ra trong suốt thế kỷ XVII và đến giữa thế kỷ XVIII, vùng đất Bến Tre đã có đông người đến ở. Năm 1698, khi chúa Nguyễn Phúc Chu cử Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh dinh đất Đồng Nai, lập ra phủ Gia Định thì ở đó, dân cư đã có bốn vạn hộ, đất đai nối liền hàng ngàn dặm từ Mỗi Xuy (còn gọi là Mô Xoài, vùng Bà Rịa - Biên Hòa) đến tận bờ bắc sông Tiền (Mỹ Tho). Năm 1732, khi chúa Ninh Vương Nguyễn Phúc Chu cho lập châu Định Viễn thuộc phủ Gia Định thì hai bên bờ sông Tiền, làng xóm dân cư đã khá đông đúc. Một bộ phận cư dân gốc người Hoa (gọi là người Minh Hương) vì chống lại triều đại Mãn Thanh đã bỏ quê sang ta xin cư trú, được các chúa Nguyễn cho vào định cư ở Biên Hòa và Mỹ Tho. Nhóm định cư ở Mỹ Tho đã có một số vượt sông sang sinh sống cùng với người Việt ở một số vùng trên của cù lao An Hóa. Ngoài vùng Phước Thạnh, cư dân Minh Hương còn sống rải rác ở một số thôn, ấp khác quanh vùng. Họ sống cùng với người Việt, không lập thành làng xóm riêng. Các nhà nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn cho rằng: So sánh tỷ lệ diện tích điền (các loại ruộng) và thổ (các loại đất trồng cây hằng năm và cây lâu năm) của ba phủ thuộc Vĩnh Long thì thấy tỷ lệ thổ canh của phủ Hoằng An (tức Bến Tre) là cao hơn cả; trên một phần ba đất là thổ canh, đất thổ canh ấy lại là vườn cau (viên lang thổ). Vì thế, người xưa gọi đất Bến Tre là miệt vườn. Trong sách Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức cho biết dân ta đã biết trồng và sử dụng cây dừa từ khi đất đai được khai phá và lập nên miệt vườn (từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX: cây dừa, chỗ đất nước ngọt hay mặn đều trồng được cả. Quả dừa non hay già đều ăn được... Có thứ sọ nhỏ như
  18. 20 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015) quả trứng gà, hơi dẹp dùng làm bình thuốc súng, chén nhỏ uống nước, người đời quý trọng. Như vậy, đất cù lao Bến Tre chẳng những có tiếng là miệt vườn, mà từ thế kỷ XIX về sau, mọi nơi đều biết đó là xứ dừa. Dừa Bến Tre phát triển sau cây cau, nhưng lại sớm được cư dân Bến Tre trồng tập trung chuyên canh so với nhiều nơi khác. Trên đất cù lao Bến Tre, thì vùng Ba Vát, Sóc Sãi, vùng ven sông Hàm Luông, cửa Đại, vùng ven sông Bến Tre (sách xưa gọi là sông Mỹ Lung) và miệt giồng Ba Tri được coi như là những nơi lưu dân đến định cư và khai phá sớm nhất. Ba Vát (sách xưa viết là Ba Việt), lỵ sở đầu tiên của tổng Tân An, châu Định Viễn (năm 1757) là điểm hội tụ náo nhiệt nhất của cư dân thời kỳ đầu mới khai hoang mở đất, lập thành các đơn vị hành chính đầu tiên. Qua nghiên cứu tư liệu cho thấy, lưu dân đến các vùng phía trên đầu cù lao phần lớn có nguồn gốc từ Quảng Trị, Quảng Bình trở ra. Còn lưu dân đến các vùng ven sông, ven biển - giữa và cuối đất cù lao - thì số đông là người từ các tỉnh Nam - Nghĩa - Bình - Phú (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Phú Yên) vượt biển vào hoặc chuyển cư từ Bà Rịa, Gò Công và một số điểm trung chuyển khác đến. Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất cù lao Bến Tre không thể tách rời hai yếu tố quan trọng, đó là đất đai hay nói rộng ra là tự nhiên và con người với tư cách là chủ thể chiếm lĩnh và sáng tạo ở ngay môi trường tự nhiên ấy. Tuy thiên nhiên đã dành nhiều ưu đãi, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, hằng năm được phù sa bồi đắp, nhưng khó khăn, khắc nghiệt cũng không phải nhỏ. Là vùng đất cù lao nằm ở cuối các dòng sông lớn và nhiều cồn bãi, đất trầm thủy, nê địa hoang vu, sông rạch chằng chịt, rừng bụi um tùm chạy dài từ đầu cù lao đến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0