intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1945-2020): Phần 2

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:469

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1945-2020): Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Đảng bộ lãnh đạo nhân dân trong tỉnh vừa đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, vừa tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (1975-1991); Đảng bộ lãnh đạo nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1991-2020). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1945-2020): Phần 2

  1. Phần ba Đảng bộ lãnh đạo nhân dân trong tỉnh vừa đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, vừa tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (1976 - 1991) Chương I Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (1975 - 1986) I- TẬP TRUNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, GIỮ VỮNG AN NINH CHÍNH TRỊ (1976 - 1978) Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng, kết thúc 30 năm kháng chiến chống quân xâm lược, trong đó có 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc của dân tộc. Từ đây đất nước ta, dân tộc ta bước sang một thời kỳ lịch sử mới - thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước. Đất nước thống nhất và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội là nguồn cổ vũ, động viên vô cùng to lớn đối với toàn dân tộc Việt Nam nói chung, đồng bào các dân tộc Hà Giang và Tuyên Quang nói riêng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ 352
  2. nghĩa. Trong khí thế vui mừng đất nước được độc lập và thống nhất, ngày 29/9/1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết 24 (khoá III) về nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Để đáp ứng được tình hình và nhiệm vụ mới của đất nước, ngày 25/9/1975, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh; căn cứ vào Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, tại kỳ họp thứ 2 - Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ngày 27/12/1975) quyết định giải thể các Khu tự trị và hợp nhất một số tỉnh, trong đó có tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang được hợp nhất thành tỉnh Hà Tuyên, trụ sở làm việc đóng tại thị xã Hà Giang. Để nhanh chóng ổn định tổ chức, đưa mọi hoạt động của tỉnh mới hợp nhất đi vào nền nếp, tháng 01/1976, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên gồm 39 ủy viên, trong đó có 11 đồng chí được cử vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy51, đồng chí Trần Hoài Quang được chỉ định làm Bí thư Đảng bộ lâm thời, đồng chí Kim Xuyến Lượng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy được chỉ định làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính lâm thời của tỉnh. Tháng 3/1976, Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời 51 . Quyết định số 2539 NQ-NS/TW, ngày 21/1/1976 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chỉ định BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên. 353
  3. tổ chức họp, phân công đồng chí Lê Văn Lương giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ. Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời, sự chỉ đạo của Trung ương, ngày 23/02/1976, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tuyên họp kỳ thứ nhất tại thị xã Hà Giang thông qua nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 1976, đồng thời bầu ra Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tuyên do đồng chí Kim Xuyến Lượng làm Chủ tịch. Song song với việc bầu Ủy ban nhân dân, Đảng bộ chỉ đạo kiện toàn, củng cố các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng. Tích cực ổn định tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân để nhanh chóng bắt tay vào hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh; từng bước khắc phục, tháo gỡ khó khăn về cơ sở vật chất, đảm bảo đời sống sinh hoạt và công tác của đội ngũ cán bộ trong điều kiện tỉnh mới hợp nhất. Từ đó, cán bộ yên tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụ. Đến đầu tháng 4 năm 1976, tỉnh Hà Tuyên chính thức làm việc tại địa điểm mới tại thị xã Hà Giang. Tỉnh Hà Tuyên được thành lập với diện tích là 13.689km2, dân số là 700.974 người, gồm có 13 huyện và 2 thị xã (Hà Giang và Tuyên Quang). Phía Bắc giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài trên 274km, phía Đông giáp với 2 tỉnh Cao Bằng và Bắc Thái, phía Nam giáp với tỉnh Vĩnh Phú, phía Tây giáp với tỉnh Hoàng Liên Sơn. Hà Tuyên là một tỉnh miền núi, biên giới có thế mạnh về 354
  4. phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế do trình độ sản xuất phát triển chưa cao, kết cấu hạ tầng nhiều yếu kém, dân trí thấp, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Sau khi ổn định tổ chức bộ máy, Đảng bộ tập trung vào lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là củng cố an ninh - quốc phòng ở các huyện và xã biên giới. Là tỉnh mới được hợp nhất còn bộn bề nhiều khó khăn và thiếu thốn, Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã tích cực động viên, khích lệ cán bộ, công nhân viên chức, các cơ quan, xí nghiệp và toàn thể các dân tộc phát huy tốt vai trò, trách nhiệm thi đua hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước giao. Phát động phong trào thi đua phát huy sáng kiến, kinh nghiệm, cải tiến kỹ thuật, hạ giá thành sản phẩm… Qua đó, nhiều đơn vị đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước. Năm 1976, Đảng bộ tỉnh vừa phải ổn định tổ chức, tập kết và lo cơ sở vật chất cho đội ngũ cán bộ, vừa lo chỉ đạo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh trên địa bàn toàn tỉnh. Xuất phát từ đặc điểm, tình hình của Hà Tuyên là một tỉnh thuần nông, trình độ sản xuất phát triển thấp, kinh tế công nghiệp còn ít ỏi, lạc hậu. Vì vậy, Đảng bộ tỉnh xác định nhiệm vụ phát triển nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, trong đó sản xuất lương thực là trọng tâm. Trên 355
  5. cơ sở đó phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi và cây công nghiệp, tận dụng hết tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để xây dựng kinh tế phát triển toàn diện. Quán triệt và thực hiện Chỉ thị 288-CT/TW, ngày 03/01/1976 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khoá III) về lãnh đạo cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá IV - Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất, ngày 28/01/1976, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ lâm thời ra Chỉ thị số 01-CT/HT về lãnh đạo cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cả nước của tỉnh Hà Tuyên. Đồng thời chỉ đạo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ lâm thời quán triệt tới các cấp, các ngành nhận thức đầy đủ và đúng đắn ý nghĩa to lớn của cuộc tổng tuyển cử. Đây là lần thứ 2 đất nước ta tổ chức cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cả nước. Vì vậy, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu các ngành, các địa phương tổ chức tuyên truyền, cổ động, chuẩn bị nhân sự, cơ sở vật chất thật tốt, đảm bảo cho cuộc tổng tuyển cử giành được thắng lợi. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức lấy ý kiến quần chúng, giới thiệu đại biểu bầu vào Quốc hội. Công tác tuyên truyền, cổ động cho cuộc tổng tuyển cử được tiến hành khẩn trương và rầm rộ bằng nhiều hình thức; vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ bầu cử của người công dân được nâng cao. Ngày 25/4/1976, hơn 90% cử tri trong toàn tỉnh đã nô nức đi bỏ phiếu bầu Quốc hội chung của cả nước. Kết quả, tỉnh Hà Tuyên đã bầu được 7 đại biểu đại diện cho ý chí và hành động của các dân tộc trong tỉnh Hà Tuyên vào Quốc hội - Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nhân dân. 356
  6. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IV - Quốc hội chung của cả nước (từ ngày 24/6 - 02/7/1976) đã thông qua nhiều nghị quyết trọng đại của nước Việt Nam thống nhất. Tuyên bố nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới theo Nghị quyết 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III). Thành công của cuộc tổng tuyển cử và kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IV đã cổ vũ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cả nước nói chung và tỉnh Hà Tuyên nói riêng hăng hái thi đua đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quốc phòng - an ninh vững mạnh, góp phần cùng cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Hội đồng Chính phủ, từ ngày 15 đến ngày 19/6/1976, Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời tỉnh họp Hội nghị lần thứ II kiểm điểm công tác 6 tháng đầu năm, bàn nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm, đồng thời triển khai cuộc vận động “Tổ chức lại sản xuất, cải tiến một bước quản lý nông - lâm nghiệp từ cơ sở theo hướng tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”. Hội nghị đã nghiêm túc đánh giá phong trào hợp tác xã của tỉnh, chỉ ra những khó khăn và thuận lợi khi tiến hành cuộc vận động. Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế của tỉnh, Hội nghị đã kết luận: - Tiến hành quy hoạch sản xuất cho từng cây, từng con, từng ngành trên phạm vi toàn huyện và tất cả 357
  7. các đơn vị sản xuất, kết hợp điều chỉnh quy mô hợp tác xã cho phù hợp. - Tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn huyện với chất lượng và cân đối. - Quy hoạch xây dựng các khâu cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng hoàn chỉnh, đồng bộ và hệ thống. - Kiện toàn và tăng cường cán bộ quản lý ở cấp huyện để đủ sức thực hiện thắng lợi cuộc vận động. Để thực hiện tốt cuộc vận động, tư tưởng chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh là phải xây dựng, củng cố và kiện toàn quan hệ sản xuất nông - lâm nghiệp, coi đó là nền tảng thúc đẩy tăng năng suất lao động. Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết về củng cố, kiện toàn các hợp tác xã, chuẩn bị cho cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý hợp tác xã theo hướng tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Năm 1976, toàn tỉnh có 1.597 hợp tác xã, chiếm 87% số hộ nông dân, trong đó có 939 hợp tác xã bậc cao, 658 hợp tác xã bậc thấp. Quy mô bình quân mỗi hợp tác xã là 60 hộ, 1.183 lao động, 44,7 ha ruộng đất. Toàn tỉnh có 19 hợp tác xã quy mô toàn xã. Song nhìn chung hoạt động của hợp tác xã còn nhiều khó khăn, yếu kém: Số lượng hợp tác xã tiên tiến mới chiếm 25%, hợp tác xã trung bình chiếm 40%, còn lại 35% số hợp tác xã yếu kém. Nguyên nhân của sự yếu kém đó là do nghiên cứu chưa sát thực tế, tư tưởng chủ quan, nóng vội, bệnh thành tích nên đã thực hiện quá nhanh quá trình phát triển quy mô hợp tác xã liên thôn, 358
  8. liên xã. Trong khi đó, trình độ quản lý hợp tác xã của các cán bộ còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ phát triển sản xuất; sự quan tâm và chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở còn nhiều lúng túng, thiếu sâu sát và cụ thể. Vì vậy, quy mô hợp tác xã liên thôn, liên xã không những không phát huy tác dụng, mà ngày càng yếu kém, sản xuất sa sút, đời sống xã viên gặp nhiều khó khăn, không hứng thú và gắn bó với hợp tác xã. Để cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý hợp tác xã theo hư- ớng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Nghị quyết thực hiện Chỉ thị 208 của Trung ương Đảng, Nghị quyết 61 của Chính phủ, lập kế hoạch triển khai đến cơ sở, lấy huyện Bắc Quang và Sơn Dương làm thí điểm để rút kinh nghiệm nhân rộng ra toàn tỉnh. Song do khó khăn, lúng túng về quy mô hợp tác xã, thiếu sót trong chỉ đạo sản xuất đúng thời vụ, thời tiết không thuận lợi nên diện tích và năng suất không đạt chỉ tiêu kế hoạch52. Do vậy, tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 1976 ước đạt 154,1 nghìn tấn, đạt 85% kế hoạch, đạt 99,9% so với năm 1975. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhìn chung phát triển cao hơn năm 1975, song vẫn chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch do thiếu giống, dịch bệnh xảy ra nhiều nơi, cung cấp thức ăn không đầy đủ. Năm 1976, toàn tỉnh có 52 Theo số liệu trong Báo cáo số 18 về: “Tình hình công tác năm 1976 của Tỉnh ủy Hà Tuyên ngày 12/01/1977” thì tổng diện tích gieo cấy đạt 95% kế hoạch, trong đó, diện tích lúa đạt 96% kế hoạch, ngô đạt 92% kế hoạch. 359
  9. 145.600 con trâu, 23.890 con bò, 266.420 con lợn và 22.800 con ngựa. Đàn gia cầm phát triển chậm. Các cơ sở chăn nuôi tập thể ít, không phát triển, hiệu quả kinh tế thấp, không đáp ứng được nhiệm vụ cung cấp thực phẩm cho xã hội. Ngành sản xuất lâm nghiệp là một thế mạnh của tỉnh, được tỉnh và Trung ương đầu tư mạnh, nhất là các lâm trường Quốc doanh. Tỉnh đã tăng cường củng cố, sắp xếp lại các lâm trường Quốc doanh để làm ăn có hiệu quả kinh tế; xây dựng và quy hoạch vùng cho công tác trồng rừng, tổ chức trồng rừng mới để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và xây dựng. Tuy nhiên, công tác trồng và bảo vệ rừng còn yếu, gặp nhiều khó khăn và lúng túng, đặc biệt là các huyện vùng cao, trong lúc đó, rừng ngày càng bị đốt phá, khai thác không có kế hoạch nên diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp dần. Đối với ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. Sau hợp nhất tỉnh, ngành công nghiệp và thủ công nghiệp địa phương phát triển chậm, tập trung chủ yếu vào sản xuất vật liệu xây dựng, khai khoáng và chế biến nông, lâm sản, nhưng lại phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các huyện vùng thấp; đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong khâu quản lý, thiếu nguyên vật liệu để sản xuất, trang thiết bị không đồng bộ và lạc hậu. Trong khi đó, tỉnh chỉ quan tâm đến kế hoạch sản xuất mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm và khâu tiêu thụ, nên sản phẩm sản xuất ra chất lượng 360
  10. kém không tiêu thụ được. Tuy vậy, trong năm qua, nhờ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự cố gắng và nỗ lực khắc phục khó khăn, các cơ sở sản xuất đạt kế hoạch khá. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp ước đạt 37.802 nghìn đồng, vượt kế hoạch 7%, tăng 16% so với năm 1975, trong đó công nghiệp đạt 21.517 nghìn đồng, thủ công nghiệp đạt 16.285 nghìn đồng. Nhiều ngành thực hiện vượt mức kế hoạch như điện vượt 23% kế hoạch, khai thác và chế biến gỗ vượt 8% kế hoạch, công nghiệp thực phẩm vượt 9%… Công tác phát triển giao thông, xây dựng có nhiều chuyển biến tích cực. Các tuyến giao thông quan trọng luôn bảo đảm thông suốt, nhiều tuyến đường được tu sửa, bảo dưỡng và mở mới nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách. Mạng lưới thông tin hữu tuyến và vô tuyến được phát triển phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Nhiệm vụ xây dựng cơ bản đạt trên 88% kế hoạch của tỉnh, tập trung vào xây dựng các xí nghiệp, thủy lợi, bể nước ăn vùng cao, cầu đường và nhà ở phục vụ cho công tác hợp nhất tỉnh. Do Hà Tuyên là một tỉnh miền núi, nghèo, vốn cho phát triển giao thông và xây dựng cơ bản rất hạn hẹp, khâu quản lý và sử dụng lao động còn lúng túng, chưa hợp lý; địa hình nhiều dốc, phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, vực sâu. Vì vậy, việc phát triển giao thông và xây dựng gặp rất nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 361
  11. Trong hoàn cảnh một tỉnh nghèo, mới hợp nhất còn nhiều khó khăn, nhưng hoạt động của khối tài mậu đã có nhiều cố gắng, thực sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững quốc phòng - an ninh của tỉnh. Năm 1976, tổng thu ngân sách tỉnh đạt 57.250 nghìn đồng, tăng 3% so với kế hoạch giao. Ngân hàng tích cực thu và tích luỹ tiền mặt để đầu tư tín dụng dài hạn cho phát triển kinh tế. Tăng cường thu mua lương thực, thực phẩm, lưu thông hàng hoá phục vụ Nhà nước, tiêu dùng của nhân dân và trợ cấp cho các gia đình gặp khó khăn. Đẩy mạnh công tác thu mua hàng xuất khẩu để thu ngoại tệ. Nhìn chung, hoạt động của khối tài mậu đạt kết quả khá nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Thu ngân sách trên địa bàn thấp, chủ yếu dựa vào ngân sách Trung ương cấp, bội chi tiền mặt còn lớn, không có đủ hàng hoá phân phối nên ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Sự nghiệp văn hoá - xã hội được Đảng bộ tỉnh quan tâm và đầu tư nên vẫn giữ được tốc độ phát triển bình thường. Giáo dục đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong sắp xếp lại trường lớp hợp lý để thu hút đến mức cao nhất học sinh đến trường. Trong năm đầu hợp nhất tỉnh, ngành giáo dục đã chú trọng phát triển và mở rộng hệ thống các trường phổ thông từ mẫu giáo đến cấp III, bổ túc văn hoá, trường công nhân kỹ thuật… để đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 362
  12. học 1976 - 1977, toàn tỉnh có 106 trường mẫu giáo (đạt 62% kế hoạch); khối học sinh phổ thông đều tăng hơn so với năm học trước, trong đó vỡ lòng tăng 21%, cấp I tăng 17%, cấp II tăng 12,2%, cấp III tăng 25,6%; ngành bổ túc văn hoá có 575 lớp với 9.898 học viên. Phong trào xóa mù chữ tiếp tục được duy trì đều đặn, số người được xóa mù chữ ngày càng nhiều. Tuy nhiên, ngành giáo dục của tỉnh còn nhiều yếu kém, chưa khắc phục được. Đó là tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên chưa được chuẩn hoá. Đối với các huyện vùng cao, tỷ lệ người mù chữ còn cao, phong trào học bổ túc có chuyển biến nhưng chưa đồng đều giữa vùng cao với vùng thấp. Nhiệm vụ phát triển y tế - chăm sóc sức khoẻ nhân dân là biểu hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Công tác y tế - chăm sóc sức khoẻ nhân dân được Đảng bộ tỉnh hết sức quan tâm và đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất. Tất cả các huyện đều có bệnh viện. Công tác khám chữa bệnh ngày càng được tăng cường, tổng số giường bệnh của tuyến tỉnh và huyện là 1.250 giường, cấp xã có 305 trạm xá với 1.540 giường bệnh. Các xã thuộc diện tiêu chuẩn Nhà nước cấp thuốc được duy trì tốt. Công tác phòng, chống dịch bệnh được tiến hành thường xuyên. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân còn nhiều bất cập như: thiếu cán bộ y tế tuyến cơ sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh còn thiếu thốn; tinh thần, 363
  13. thái độ của một bộ phận cán bộ y tế kém, không tận tình với người bệnh... Tình trạng đó đòi hỏi các cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở phải đầu tư, quan tâm hơn nữa để nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân được tốt hơn. Sau khi hợp nhất tỉnh, công tác văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao đã nhanh chóng được ổn định và hoạt động dần vào nền nếp, cố gắng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ. Các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của đất nước. Văn hoá quần chúng được mở rộng. Việc đưa văn hoá - văn nghệ, phim ảnh về cơ sở đã đáp ứng được phần nào nhu cầu hưởng thụ của nhân dân, góp phần quan trọng vào xây dựng đời sống văn hoá mới tại cơ sở. Để đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội như trên, vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự chỉ đạo sát sao của chính quyền cùng các tổ chức đoàn thể quần chúng đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, công tác xây dựng Đảng phải ngang tầm với nhiệm vụ mới, củng cố chính quyền và các tổ chức đoàn thể vững mạnh là vô cùng cấp bách. Đối với công tác xây dựng Đảng. Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, nó quyết định tới sự thành bại của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà trong đó công tác tư tưởng chính trị luôn đi trước một bước. Là một tỉnh mới hợp nhất, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân diễn biến phức tạp. Xuất phát 364
  14. từ thực tiễn đời sống khó khăn, lại phải chuyển địa điểm công tác mới nên nhiều đảng viên băn khoăn, không yên tâm công tác. Trước tình hình đó, Đảng bộ tỉnh đã tập trung mở đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong đảng viên và quần chúng. Tổ chức quán triệt và học tập Nghị quyết 23-NQ/TW, 24-NQ/TW và 245- NQ/TW của Trung ương. Đặc biệt là mở đợt sinh hoạt chính trị tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết 254 của Bộ Chính trị. Qua các đợt sinh hoạt chính trị này, tinh thần, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng đã có sự chuyển biến tốt, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên được nâng cao, an tâm tư tưởng công tác tại địa điểm mới. Các biểu hiện tiêu cực trong cán bộ, đảng viên giảm rõ rệt, chức năng Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ ngày càng có chuyển biến tích cực. Đến hết năm 1976, các huyện, thị đã hoàn thành Đại hội Đảng, có 191/657 chi bộ (chiếm 30,4%) được kiện toàn. Tổ chức sắp xếp lại một số tổ chức cơ sở đảng để phát huy tính chiến đấu và phù hợp với nhiệm vụ lãnh đạo kinh tế, công tác và học tập. Muốn tăng cường lực lượng cho Đảng ngày càng lớn mạnh, thì công tác phát triển Đảng phải được quan tâm và tiến hành thường xuyên. Các cấp ủy Đảng đã tăng cường mở các lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng cho lực lượng thanh niên ưu tú theo đúng 11 buớc phát triển Đảng do Trung ương quy định. Năm 1976, toàn tỉnh kết nạp được 178 đảng viên mới, đưa tổng số đảng 365
  15. viên toàn Đảng bộ lên trên 24.000 người. Đảng viên mới đều được bồi dưỡng lý luận cơ sở để nâng cao năng lực và nhận thức của người đảng viên cộng sản. Tích cực đào tạo, bồi dưỡng về mặt lý luận, trình độ học vấn để xây dựng đội ngũ kế cận cho các tổ chức đảng từ tỉnh đến cơ sở. Công tác kiểm tra Đảng được tiến hành thường xuyên. Qua kiểm tra phát hiện sai phạm đã kiên quyết xử lý đối với những đảng viên thoái hoá, biến chất, giảm sút ý chí chiến đấu, không chấp hành nghiêm chỉ thị và nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước, mất đoàn kết nội bộ, tham nhũng… đã góp phần ngăn ngừa tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật. Công tác xây dựng Đảng tuy đã đạt được kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng lãnh đạo, chưa gắn chặt với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Công tác tư tưởng và tổ chức chưa phối hợp chặt chẽ, sinh hoạt Đảng chưa được cải tiến. Nhiều tổ chức cơ sở đảng, nhất là ở nông thôn hoạt động còn yếu, trình độ và năng lực của một bộ phận đảng viên không đáp ứng được nhiệm vụ chính trị của Đảng, thoái hoá, biến chất, mất sức chiến đấu, không được quần chúng tin tưởng. Chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở được củng cố và kiện toàn một bước; các cơ quan chuyên môn của tỉnh được sắp xếp, kiện toàn sau khi hợp nhất tỉnh. Tỉnh đã tăng cường nhiều cán bộ Đảng, chính quyền 366
  16. và các đoàn thể cho các huyện, nhất là những huyện khó khăn, vùng cao, biên giới, giúp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân... đã nhanh chóng đi vào ổn định và hoạt động có nền nếp, hoàn thành chức năng và nhiệm vụ của mình, góp phần vào tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đoàn kết các dân tộc, vận động đồng bào phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Quán triệt và thực hiện Chỉ thị 240-CT/TW, ngày 6/10/1976 của Ban Bí thư Trung ương về tổ chức đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, từ ngày 10 - 20/11/1976, tại thị xã Hà Giang, Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất (vòng 1). Có 380 đại biểu ưu tú thay mặt cho hơn 24.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ tới dự. Đại hội đã tập trung trí tuệ, nghiêm túc thảo luận và đóng góp ý kiến vào các Văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ trình Đại hội lần thứ IV của Đảng. Qua nghiên cứu và thảo luận các văn kiện tại Đại hội, các đại biểu dự Đại hội đã nhận thức được những khó khăn và thuận lợi của đất nước sau khi nước nhà được thống nhất và bước vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng mới là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; củng cố thêm lòng 367
  17. tin, tinh thần phấn khởi và tự hào về sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Từ đó, nâng cao thêm tinh thần trách nhiệm của mỗi đảng viên, vượt qua khó khăn, thử thách hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn cách mạng mới của Đảng và dân tộc. Đại hội đã bầu 15 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu của Trung ương giới thiệu ứng cử, 7 đại biểu dân tộc thiểu số, hai đại biểu nữ đi dự Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng. Ngày 14/12/1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng diễn ra tại thủ đô Hà Nội. Đại hội đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, đồng thời quyết định mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (1976 - 1980). Đại hội Quyết định đổi tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên lần thứ I Trên cơ sở kế hoạch, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội lần thứ IV, căn cứ vào thực tế của tỉnh, sau khi 368
  18. đã hoàn thành đại hội đảng cấp cơ sở và huyện, thị. Từ ngày 24/4 - 02/5/1977, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất (vòng 2) được triệu tập, có 351 đại biểu tham dự. Đại hội được vinh dự đón đồng chí Song Hào - Bí thư Trung ương Đảng đến dự và chỉ đạo Đại hội. Đại hội đã nghiêm túc kiểm điểm và đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế, yếu kém sau một năm hợp nhất tỉnh. Đồng thời đề ra phương hướng, mục tiêu và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng trong 2 năm (1977 - 1978); thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980). Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ khoá I gồm 35 đồng chí uỷ viên chính thức, 4 đồng chí uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Lê Hạnh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất Đảng bộ tỉnh xác định: “Xây dựng Hà Tuyên thành tỉnh phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, quốc phòng - an ninh, có cơ cấu nông - lâm - công nghiệp phát triển cân đối theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Từng bước nâng cao đời sống nhân dân, tăng tích luỹ cho Nhà nước”. Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, Đại hội khẳng định là tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp, trong đó sản xuất lương thực là nhiệm vụ hàng đầu. Đảng, chính quyền và các ngành chức năng phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo nguồn lực phục vụ cho sản xuất lương thực, đẩy mạnh sản xuất hoa màu 369
  19. và chăn nuôi. Phát huy tinh thần làm chủ tập thể, thi đua đẩy mạnh sản xuất, khai hoang, phục hoá, thâm canh tăng vụ. Hà Tuyên là tỉnh mới hợp nhất, là tỉnh vùng cao, biên giới còn gặp rất nhiều khó khăn nên đã được sự quan tâm lớn của Đảng và Chính phủ. Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất, chuyến thăm của đồng chí Lê Duẩn, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (8/1977) và Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng (02/1978) tới Hà Tuyên là thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ tới mảnh đất vùng cao, đầy khó khăn của cả nước. Lời căn dặn, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Chính phủ là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với Đảng bộ, cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc trong tỉnh đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để xây dựng tỉnh Hà Tuyên giàu mạnh, văn minh, bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất, Đảng và chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực cho sản xuất cây lương thực, đẩy mạnh sản xuất hoa màu và chăn nuôi. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất mới để làm chỗ dựa vững chắc cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp của tỉnh. Đẩy mạnh cuộc vận động tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý hợp tác xã, chỉ đạo chặt chẽ cuộc vận 370
  20. động định canh, định cư để ổn định sản xuất. Với những cố gắng, nỗ lực khắc phục khó khăn của Đảng bộ và đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Tuyên, các chỉ tiêu, kế hoạch kinh tế của tỉnh phát triển năm sau cao hơn năm trước. Năm 1977, diện tích gieo trồng toàn tỉnh đạt 115.184ha, tăng 4% so với kế hoạch, tăng 9,6% so với năm 1976; tổng sản lượng lương thực đạt 164.750 tấn (trong đó hơn 1.700 tấn là lương thực tự túc của cán bộ, công nhân viên chức), tăng 10.750 tấn so với năm 1976. Năm 1978, diện tích gieo trồng đạt 12,3 vạn ha, đạt 100% kế hoạch, tăng 10% so với năm 1977; tổng sản lượng lương thực đạt 196.000 tấn, vượt 3,2% kế hoạch, tăng 19,5 tấn so với năm 1977 (mức cao nhất từ trước tới nay). Song, do dân số tăng nhanh, nên bình quân lương thực đầu người năm 1976 mới chỉ đạt 236kg/năm. Ngành chăn nuôi vẫn tiếp tục phát triển, nhưng còn mang tính phát triển tự nhiên, chưa có quy hoạch, đầu tư đáng kể, chăn nuôi gia đình là chủ yếu, chăn nuôi tập thể ít, quy mô nhỏ, năng suất thấp do thiếu giống, thức ăn, dịch bệnh nên không đạt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao. Năm 1977, toàn tỉnh có 141.600 con trâu, đạt 94% kế hoạch; bò có 23.700 con, đạt 88% kế hoạch; lợn đạt 242.140 con, đạt 90% kế hoạch. Chăn nuôi tập thể là yếu nhất, mới chiếm 0,8% tổng đàn gia súc của toàn tỉnh. Năm 1978 có 15,1 vạn con trâu, đạt 98% kế hoạch; 2,43 vạn con bò, đạt 95% kế hoạch; 26 vạn con lợn, đạt 97% kế hoạch. 371
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2