Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1945-2020): Phần 1
lượt xem 3
download
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1945-2020): Phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Hà Giang - Điều kiện tự nhiên, con người, xã hội và truyền thống; Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, thành lập Đảng bộ tỉnh, tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1945-2020): Phần 1
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ GIANG LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ GIANG (1945 - 2020) Xuất bản năm 2020
- 2
- LỜI GIỚI THIỆU Hà Giang - một tỉnh miền núi nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, là vùng đất cổ có lịch sử lâu đời. Nơi đây là địa bàn chung sống của 19 dân tộc anh em. Nhân dân các dân tộc Hà Giang có bản sắc văn hóa địa phương hết sức phong phú, đa dạng, có truyền thống yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng xây dựng và bảo vệ quê hương trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Nói đến Hà Giang là nói đến vùng đất đồi núi chập chùng, hiểm trở, điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt và cuộc sống gian khổ, vất vả. Từ bao đời nay, nhân dân các dân tộc Hà Giang luôn kiên cường, khắc phục khó khăn, nghèo nàn, lạc hậu để xây dựng cuộc sống, sẵn sàng đứng lên anh dũng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ từng tấc đất biên cương thiêng liêng của Tổ quốc. Cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân các dân tộc Hà Giang đã phát huy truyền thống bất khuất, kiên cường, cùng nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh chống lại ách đô hộ của chúng. Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, đồng bào Hà Giang đã liên tiếp vùng lên với một ý chí quật khởi nhằm đánh đuổi bè lũ cướp nước và bọn tay sai bán nước. Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, con đường cách mạng giải phóng của nhân dân các dân tộc Hà Giang đã hòa nhập 3
- với phong trào cách mạng chung của cả nước, trở thành một bộ phận không thể tách rời của tinh thần và ý chí Việt Nam. Những thành quả mà nhân dân Hà Giang giành được qua các thời kỳ lịch sử đã khẳng định con đường cách mạng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn là đúng đắn và duy nhất. “Lịch sử Đảng là một pho sử bằng vàng”, việc tổng kết những kinh nghiệm lịch sử và ôn lại truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh với những thắng lợi có ý nghĩa quan trọng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chẳng những là niềm tự hào chính đáng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Hà Giang mà còn là một việc làm thiết thực để rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu đối với quá trình phát triển trong sự nghiệp cách mạng của tỉnh Hà Giang hôm nay và mai sau; góp phần quan trọng vào thực hiện công tác giáo dục truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng, nâng cao lòng tự hào dân tộc và củng cố niềm tin vững chắc của đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh vào sự lãnh đạo của Đảng. Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng đó, nhân dịp chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII (Nhiệm kỳ 2020 - 2025), Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo biên soạn, tái bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1945 - 2020)”. 4
- Cuốn sách được xuất bản lần này dựa trên cơ sở nội dung cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang, tập I (1939 - 1954), tập II (1954 - 1975), tập III (1975 - 2005) có chỉnh sửa, bổ sung và biên soạn mới giai đoạn 2005 - 2020. Nội dung cuốn sách tập trung phản ánh khá toàn diện về vùng đất, con người, tình hình kinh tế - xã hội, quá trình hình thành, phát triển các phong trào cách mạng tại Hà Giang giai đoạn 1945 - 2020. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là của Đảng bộ tỉnh (25/12/1945), nhân dân các dân tộc Hà Giang đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, giành được nhiều thắng lợi to lớn, đánh đổ chế độ thực dân phong kiến và ách phát xít Nhật, giành chính quyền về tay nhân dân và tiễu trừ thổ phỉ, hoàn thành công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế, văn hóa, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của Đảng. Đặc biệt trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (1979 – 1989), Hà Giang là một trong những chiến trường trọng điểm đánh phá của đối phương, quân và dân Hà Giang cùng với các sư đoàn và nhiều đơn vị bộ đội địa phương của các tỉnh bạn đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, tham gia chiến đấu, giành giật với địch từng chiến hào, từng điểm cao, bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, xứng đáng với niềm tin yêu của đồng bào cả nước. Ngày nay, nhân dân các dân tộc Hà Giang vẫn vững lòng theo Đảng 5
- trong sự nghiệp đổi mới, quyết tâm xây dựng tỉnh Hà Giang giàu mạnh, văn minh. Trong quá trình tổ chức thực hiện việc biên soạn, tái bản, bổ sung cuốn sách, mặc dù Ban Biên tập, biên soạn đã làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, nhưng do khả năng nghiên cứu và nguồn tư liệu còn nhiều mặt hạn chế, nên nội dung cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong bạn đọc trong và ngoài tỉnh góp ý, xây dựng và bổ khuyết để không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng của cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1945 - 2020)”. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang chân thành cảm ơn sự phối hợp giúp đỡ của các cơ quan trong và ngoài tỉnh, các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã giúp đỡ, tham gia ý kiến để cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1945 - 2020)” được hoàn thành và ra mắt bạn đọc. Hà Giang, tháng 9 năm 2020 ĐẶNG QUỐC KHÁNH Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hànhTrung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV đơn vị tỉnh Hà Giang 6
- Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang (Năm 2015) 7
- 8
- Phần một Hà Giang - Điều kiện tự nhiên, con người, xã hội và truyền thống I- VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CON NGƯỜI Ở HÀ GIANG Hà Giang là tỉnh miền núi nằm ở cực Bắc Việt Nam, với diện tích 7.929,4828km2. Phía Bắc và Tây Bắc giáp Trung Quốc. Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn. Phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Hà Giang có địa hình rất phức tạp và hiểm trở. Phía Tây Bắc một phần nằm trên cao nguyên Bắc Hà, độ cao trung bình từ 1.200 đến 1.600 mét, có nhiều núi đồ sộ, mà cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh (2.431 mét). Phía Bắc của tỉnh là cao nguyên Đồng Văn, độ cao trung bình là 1.600 mét, có đỉnh Puthaca cao 2.275 mét. Phía Đông một phần nằm trên vòng cung sông Gâm, chạy dài trên 100km từ Bắc đến Nam, nối liền với tỉnh Tuyên Quang. Nhìn chung địa hình phía Bắc của tỉnh phần lớn là những dãy núi đá hùng vĩ, nối nhau trùng điệp, xen lẫn với núi là những thung lũng và những dải đất hẹp. Do đặc điểm về địa hình nên trước đây hệ thống đường giao thông trên địa bàn tỉnh đi lại rất khó khăn. Ngoài quốc lộ số 2 Hà Nội - Hà Giang, phần lớn đường đi lại ở trong tỉnh và ra ngoài tỉnh là đường mòn, hẹp và dốc. Đến nay, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, hệ thống đường giao thông trên địa bàn 9
- tỉnh đã có bước phát triển, toàn tỉnh đã có trên 1.800 km đường rải nhựa, có 4.756km đường bê tông xi măng; 100% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm; 100% số thôn, bản có đường đi được xe cơ giới đến trung tâm. Khí hậu Hà Giang rất khắc nghiệt, số ngày không mưa và giá lạnh chiếm phần lớn thời gian trong năm. Thấp dần về phía Nam của tỉnh là đồi, núi đất và rừng cây nhiệt đới đi cùng những ruộng đồng, soi bãi chạy dọc bờ sông, suối. Ở Hà Giang, ngoài sông chính là sông Lô chảy từ Vân Nam (Trung Quốc) qua Hà Giang xuống Tuyên Quang, còn có sông Chảy, sông Gâm, sông Miện, sông Nho Quế cùng với nhiều suối to, nhỏ nằm xen giữa núi rừng. Hệ thống sông ngòi này chảy trên một địa hình phức tạp nên thường có nhiều thác ghềnh và thường xuyên gây lũ lụt, nhưng đó cũng chính là nguồn nước dồi dào cung cấp cho sản xuất và phục vụ đời sống. Địa hình và khí hậu Hà Giang phần lớn thuận lợi cho trồng trọt, đặc biệt là trồng cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi đại gia súc. Trước đây, những mặt hàng như: Chè búp khô, hạt giống su hào, mật ong; dược liệu quý như: Đỗ trọng, xuyên khung, tam thất, ấu tẩu... đã sớm được nhiều nơi biết đến và ưa chuộng. Rừng Hà Giang có nhiều lâm sản quý như các loại gỗ: Đinh, trai, nghiến, lát và những loài thú quý: Hổ, báo, gấu; những loài bò sát quý: Trăn, rắn, tắc kè, 10
- cùng nhiều loại cây thuốc quý. Đến nay, một số loại thực vật, động vật quý đã không còn. Điều kiện tự nhiên phong phú ở Hà Giang đã bao đời nay gắn bó với con người trong quá trình sản xuất, xây dựng cuộc sống và chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ quê hương, bảo vệ Tổ quốc. Tại vùng đất Hà Giang, người ta đã thấy dấu vết sinh sống của người nguyên thủy, như việc tìm thấy các công cụ bằng đá, một số hang động được xác định là nơi cư trú của người xưa, phát hiện ở Đồng Văn, Mèo Vạc, Bắc Mê, Hoàng Su Phì... nhiều trống đồng có kỹ thuật đúc điêu luyện với những nét hoa văn của thời kỳ trống đồng Đông Sơn. Xưa kia, Hà Giang nằm trong địa phận của nước Văn Lang với tên gọi là Bộ Vũ Định. Qua các đời Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê… Hà Giang và Tuyên Quang hình thành và phát triển thành một đơn vị hành chính với những tên gọi khác nhau: Châu Tuyên Quang, thừa Tuyên Quang, trấn Minh Quang, đến đời nhà Nguyễn được gọi là tỉnh Tuyên Quang. Đến ngày 20/8/1891, tỉnh Hà Giang được thành lập . Tháng 12/1975, theo quyết định của Quốc hội 1 1 Ngày 20/8/1891, toàn quyền Đông Dương ra quyết định chia khu quân sự thứ hai thành 3 tiểu quân khu: Tiểu quân khu tỉnh Lạng Sơn, Tiểu quân khu Hà Giang và Tiểu quân khu Cao Bằng. Đứng đầu Tiểu quân khu là một sỹ quan có quyền tương đương như một Công sứ đầu tỉnh dân sự. Như vậy tiểu quân khu chính là đơn vị hành chính cấp tỉnh đặt dưới chế độ quân quản. Kể từ đó Hà Giang mới chính thức có tên trên bản đồ theo đơn vị hành chính là một tỉnh của nước Việt Nam. 11
- nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Đến tháng 10/1991, thực hiện quyết định của Quốc hội khoá VIII, tỉnh Hà Tuyên được chia tách thành 2 tỉnh: Hà Giang và Tuyên Quang. Tỉnh Hà Giang được tái lập theo địa giới hành chính cũ (trước thời điểm sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên). Trước đây, thời kỳ từ năm 1926 đến đầu năm 1960, châu Bảo Lạc (Cao Bằng) cũng thuộc Hà Giang. Hà Giang có bốn châu (tương đương với huyện) là: Vị Xuyên, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì và thị xã Hà Giang. Đến nay, Hà Giang có 01 thành phố và 10 huyện là: Thành phố Hà Giang và các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Bắc Mê, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, với 19 dân tộc anh em sống tập trung và xen kẽ từ vùng cao đến vùng thấp. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tỉnh Hà Giang có khoảng 10 vạn dân, đến nay, dân số toàn tỉnh có 858.076 người2, đông nhất là dân tộc Mông, rồi đến Tày, Dao, Kinh, Nùng, Hoa và một số dân tộc có số Đầu năm 2000, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XII đã quyết định lấy ngày 20/8/1891 là ngày thành lập tỉnh. Ngày 16/11/2015, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phối hợp với Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học xác định, khẳng định lại ngày 20/8/1891 là ngày thành lập tỉnh như đã được xác định. 2 Theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 01/4/2019. 12
- dân ít như: La Chí, Phù Lá, Lô Lô, Cờ Lao, Pà Thẻn, Bố Y... Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tại nơi đây, đồng bào các dân tộc đã biến những đồi, gò bãi hoang vu, rậm rạp thành những đồng ruộng quanh năm trồng trọt và những đồng cỏ chăn nuôi, những ruộng nương bậc thang lượn quanh các triền núi hay nằm xen kẽ với núi đá. Đây là một thực tế chứng minh cho đức tính cần cù, dũng cảm của người Việt Nam ở vùng rừng núi Hà Giang. Bên cạnh chăn nuôi, trồng trọt, đồng bào các dân tộc ở Hà Giang còn sinh sống bằng nhiều nghề khác nhau như khai thác và chế biến lâm sản, nông sản, dược liệu; thêu dệt các mặt hàng từ bông, lanh và làm các đồ dùng bằng song, mây, tre, gỗ, nứa... Qua các ngành nghề đó, việc giao lưu hàng hóa đã làm cho kinh tế thêm mở mang. Văn hóa dân tộc cũng được duy trì và phát triển. Những đường nét hoa văn trên vải, trên hàng mây, tre đan đã phản ánh rõ nét bản sắc văn hóa dân tộc phong phú của mỗi vùng. II- HÀ GIANG DƯỚI ÁCH THỐNG TRỊ CỦA PHONG KIẾN, THỰC DÂN Là một tỉnh miền núi biên giới, từ xưa nhân dân các dân tộc Hà Giang chẳng những đã phải liên tục đấu tranh để vượt qua những khó khăn, trở ngại của thiên nhiên và chống sự áp bức, bóc lột của thổ ty phong kiến ở địa phương, mà còn phải đối phó với thổ phỉ từ bên ngoài tràn vào biên giới để cướp của, giết người. 13
- Từ khi chiếm đóng Hà Giang (1887), thực dân Pháp nắm lấy bọn phong kiến, thổ ty để lập bộ máy thống trị từ tỉnh xuống các châu, tổng, xã. Chúng thi hành chế độ “Quân sự quản chế”, lập ra Đạo quan binh thứ ba, kiểm soát mọi công việc hành chính ở địa phương. Đứng đầu Đạo quan binh thứ ba và nắm toàn quyền các châu là một viên quan năm (trung tá) kiêm công sứ. Ngoài ra, bọn Pháp còn cử một viên đại úy làm nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ công việc của tri, châu và bang tá. Thực hiện chính sách “chia để trị”, thực dân Pháp ra sức duy trì hệ thống các dòng họ thổ ty trong địa phương, đồng thời dùng mọi thủ đoạn thâm độc nhằm chia rẽ, gây hằn thù giữa các dòng tộc. Chúng phân biệt từng vùng, từng dân tộc để tổ chức bộ máy hành chính, trực tiếp cai trị. Người Tày có chánh, phó tổng, lý trưởng, phó lý, tổng xã đoàn và hội đồng kỳ mục. Người Mông được chia ra thành giáp do bọn tổng giáp, mã phài nắm, dưới sự kiểm soát của bang tá người Mông. Người Dao được chia thành động, do quản Chiểu đứng đầu. Người Việt được chia thành từng phường. Người Hoa lập thành bang, đứng đầu có phường trưởng, bang trưởng... Thực dân Pháp đã nhen lên và khoét sâu sự xích mích, nghi kỵ, thù hằn lẫn nhau giữa dân tộc này với dân tộc kia, dòng họ này với dòng họ kia, đặc biệt là giữa một số dân tộc và dòng họ ở vùng cao Đồng Văn, Quản Bạ. Một vài dân tộc ít người như Lô Lô, Pu Péo bị đẩy tới nguy cơ diệt vong. 14
- Người Lô Lô là một trong những dân tộc đặt chân sớm nhất đến vùng cao Đồng Văn, lúc đầu có hàng nghìn người, nhưng đến năm 1939 - 1940, chỉ còn hơn 300 nhân khẩu. Chính bọn thống trị cũng phải thừa nhận “dân số không tăng, mà trái lại đang giảm dần”, “họ đang bị tiêu diệt”, hoặc “còn rất ít”. Chính sách cai trị thâm độc của thực dân Pháp làm tổn thương nghiêm trọng truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc anh em và để lại những hậu quả nặng nề trong vấn đề dân tộc và xã hội Hà Giang. Để độc chiếm quyền lợi, đất đai và nhất là để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân địa phương chống lại chúng, thực dân Pháp tăng cường tổ chức lực lượng quân sự. Một lực lượng lớn lính khố xanh, khố đỏ được rải trên một chục đồn bốt từ tỉnh lỵ đến những vùng biên giới nơi hẻo lánh, mỗi nơi có từ 2 đến 3 trung đội được trang bị vũ khí đầy đủ. Ở những nơi đồn lẻ và xa như: Bắc Mê, Đường Thượng, Yên Bình... chúng đặt bang tá kiểm soát trong khu vực. Đồng thời chúng tổ chức và trang bị vũ khí cho lính dõng do tổng, xã, đoàn nắm. Có nơi lính dõng đóng thành đồn như ở Lũng Làn. Từ năm 1933, Hà Giang đã có trên 1.300 lính dõng (riêng châu Vị Xuyên có tới 475 tên). Bước vào đại chiến thế giới thứ hai, số lính dõng còn tăng thêm. Các lực lượng khố đỏ, khố xanh, lính dõng, trung đội đặc biệt của Tiểu đoàn Lê dương số 5 và chi nhánh Hậu cần quân giới hợp thành Đạo quan binh thứ ba. 15
- Mạng lưới của cảnh sát, mật thám, nhà tù giăng khắp nơi. Mỗi đại lý (tức mỗi châu) có một trại giam. Ngoài nhà tù lớn ở tỉnh, năm 1939, thực dân Pháp còn xây dựng “Căng” Bắc Mê nhằm áp đảo tinh thần cách mạng của đồng bào ta. Tổ chức tòa án từ tỉnh xuống các châu, cho đến các đồn lẻ đều do các chỉ huy quân sự nắm. Các viên đại úy phụ trách châu đồng thời kiêm luôn cảnh sát khu vực. Song song với những thủ đoạn chính trị và đàn áp bằng quân sự, thực dân Pháp, địa chủ, thổ ty còn ra sức vơ vét, bóc lột kinh tế, chủ yếu là khai thác, cướp đoạt các sản phẩm nông, lâm nghiệp, nguồn tài nguyên quý giá của địa phương như các loại gỗ quý, song, mây... Các thổ sản, đặc sản bị chúng thâu tóm. Pháp còn bóc lột sức người, bắt hàng nghìn phu phen đi làm đường, xây đồn, đắp lũy tại các nơi hiểm trở suốt từ Bắc Quang lên đến tỉnh lỵ, tới các vùng Quản Bạ, Cán Tỷ, Yên Minh, Đồng Văn, Thượng Phùng, Hoàng Su Phì, Xín Mần... nơi nào cũng mọc lên thành quách, đồn bốt. Đồng bào ta bị cưỡng bức phải đi lao động trong điều kiện khó khăn, khắc nghiệt, nhiều người đã chết vì tai nạn, sốt rét, bệnh tật. Chúng bóc lột đồng bào ta bằng các thứ thuế hết sức nặng nề và tàn nhẫn. Ngoài các loại thuế áp dụng chung cho toàn Đông Dương như thuế đinh, thuế điền, thuế địa... mà người dân địa phương phải chịu, chúng còn đặt thêm các thứ thuế có tính chất từng vùng như thuế ngựa thồ (đối với người có ngựa), thuế nuôi quân (nộp bằng hiện vật để nuôi 16
- binh lính ở các đồn bốt tại địa phương), thuế thuốc phiện... làm cho đời sống của nhân dân đã đói khổ lại càng thêm đói khổ bần cùng. Ngoài ra, nông dân còn phải nộp lương thực, thực phẩm cho quan lại, cường hào mỗi khi quan đi “kinh lý” qua lại địa phương. Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939), thực dân Pháp và bọn tay sai càng gia tăng vơ vét, bóc lột sức người, sức của nhân dân các dân tộc Hà Giang. Hàng trăm thanh niên các dân tộc bị bắt đi làm bia đỡ đạn cho chúng. Nhiều gia đình không còn nam thanh niên, nhưng vì chúng chiểu theo diện tích đất của từng nhà mà phân bổ, nên phải gán ruộng đất để thuê người đi lính thay. Cuối cùng người và ruộng đều mất. Nguồn sống chủ yếu của nhân dân các dân tộc là sản xuất nông nghiệp. Cả tỉnh có trên 26.000 ha đất canh tác, riêng 380 địa chủ, phú nông đã chiếm trên 4.000 ha, hơn l.000 ha nữa bị bọn thực dân chiếm đoạt để lập đồn điền. Tại các đồn điền này, hàng năm chúng bắt một số nông dân ở địa phương và một số lớn nữa là nông dân bị phá sản ở các tỉnh miền xuôi đến sản xuất, cuối vụ thu hoạch nộp nông sản cho chúng. Ở đây, quanh năm nông dân làm lụng vất vả mà vẫn không đủ ăn, nhiều người sống không nổi đã chết hoặc phải trốn đi nơi khác. Ở vùng thấp, nông dân, nhất là bần cố nông và trung nông thiếu ruộng phải cày thuê, cấy mướn, nộp tô cho địa chủ, phú nông. Mức tô bình quân cho các 17
- loại ruộng là: Với diện tích cấy hết 6 kg thóc giống thì phải nộp trên dưới 200 kg thóc sạch, ở một số nơi hẻo lánh của các huyện Bắc Quang, Yên Minh, Bắc Mê…Trước cách mạng, địa chủ, thổ ty còn duy trì hình thức bóc lột nông dân bằng phát canh “ruộng quằng”3. Người cấy “ruộng quằng” chẳng những phải nộp tô cho chủ ruộng, mà đến các dịp cúng lễ, giỗ tết còn phải nộp lợn, gà, rượu, thịt, tiền bạc và hằng năm phải giành một số thời gian để lao động không công cho chúng. Ở vùng cao từ đời xưa, những thổ ty có công với triều đình được hưởng quyền cha truyền con nối làm quan trên một vùng đất và có toàn quyền cai quản tính mạng và tài sản của dân trên vùng đất ấy. Đến thời Pháp thuộc, chúng lợi dụng thổ ty làm công cụ tay sai cho chúng. Cùng với thổ ty, bọn địa chủ ở vùng này đã dùng uy quyền và thần quyền để chiếm đoạt đất đai, rừng núi, các nguồn của cải thiên nhiên và dùng luôn những thứ đó làm phương tiện để khống chế, bóc lột dân chúng. Một mặt thực dân Pháp và bè lũ tay sai đã tự dành cho mình những đặc quyền, đặc lợi về khai thác, bóc lột kinh tế. Mặt khác, chúng dùng những luận điệu duy tâm để tuyên truyền, mê hoặc, đầu độc tinh thần, làm cho quần chúng mù quáng, hạ mình xuống để chúng đè đầu cưỡi cổ. Trong số 21 xã vùng cao được khảo sát thì 14 xã có thổ ty, địa chủ chiếm đất 3 Ruộng quằng: “Quằng” mang tính chất thế tập, cha truyền con nối qua nhiều đời, nắm phần lớn ruộng đất trong một bản hay một mường, có quyền giải quyết các công việc của bản mường. 18
- đai, rừng núi, tài nguyên và bắt nông dân nộp sản vật quý như: Mật ong, tam thất, thuốc phiện... Ngoài việc bắt nộp tô, tức như ở các nơi khác, thổ ty và địa chủ ở vùng cao còn bóc lột nhân công, dùng sức lực của người nông dân để làm giàu. Hàng năm, đến vụ sản xuất, chúng bắt nhân dân trong vùng (nhất là bần cố nông) phải làm không công cho chúng. Nhiều người chỉ suốt đời làm thuê, ở mướn cho thổ ty, địa chủ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Những người bị bắt đến làm lụng tại nhà thổ ty, địa chủ hàng năm cũng phải nộp cho chúng tiền bạc, sản phẩm ruộng đất, sản phẩm chăn nuôi. Về tình hình kinh tế giữa hai vùng, tuy ở vùng thấp có phát triển hơn vùng cao nhưng nạn đi phu, đi lính và thuế khóa đè nặng lên người dân ở đây cũng nặng nề hơn. Ví dụ: Trong số tiền thuế mà thực dân Pháp bắt nông dân địa phương phải nộp thêm hằng năm từ khi có chiến tranh thế giới thứ hai, thì riêng hai châu Bắc Quang và Vị Xuyên phải nộp hơn 2/3 tổng số thuế tăng trong toàn tỉnh (khoảng 2 vạn đồng tiền Đông Dương). Bị bóc lột, kìm hãm trong vòng lạc hậu, nông dân bị nạn đói thường xuyên đe dọa. Trên vùng núi đất, núi đá, nương đồi màu mỡ bị Pháp bắt ép trồng thuốc phiện. Đến vụ thu hoạch, thuốc phiện bị thu mua với giá rẻ để Pháp đem bán đi nơi khác với tổ chức “Hệ thống thuốc phiện”. Mỗi năm Pháp mua được từ 8 đến 10 tấn, thu được một món lợi lớn. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (1986-2020): Phần 2
291 p | 7 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (1986-2020): Phần 1
218 p | 4 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1930-1975): Phần 2 (xuất bản năm 2010)
107 p | 11 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (1927-1954): Phần 1 (Tập 1)
160 p | 12 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (1975-2000): Phần 1 (Tập 3)
360 p | 11 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1975-2000): Phần 2
193 p | 13 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 1930-1954 (Tập 1): Phần 1
110 p | 9 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1975-2005): Phần 2
273 p | 9 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1945-2020): Phần 2
469 p | 13 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1975-2000): Phần 1
92 p | 6 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1930 - 1975): Phần 2
306 p | 9 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 1975-2010 (Tập 3): Phần 1
171 p | 8 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh - Tập 2 (1945-1955): Phần 2
121 p | 7 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1975-2010): Phần 1
360 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (1975-2000): Phần 1 (Tập 2)
116 p | 8 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (1930-1985): Phần 1
179 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh - Tập 2 (1945-1955): Phần 1
162 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn