Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (1975-2000): Phần 1 (Tập 3)
lượt xem 4
download
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (1975-2000): Phần 1 (Tập 3) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc (1975 - 1985); đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện (1986 - 1995). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (1975-2000): Phần 1 (Tập 3)
- Chỉ đạo nội dung BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY đồng tháp Chỉ đạo biên soạn LÊ THỊ KIM LOAN Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp Biên soạn LÊ XUÂN THÀNH, Tạ Quang Trung, Ngô Thị Thủy Với sự tham gia của Nguyễn Văn Biết, LÊ TÙNG SĨ, Châu Văn Dương Cố vấn khoa học PGS. TS. Nguyễn Danh Tiên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Võ Hồng Nhân Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Trung tướng Võ Thái Hòa Nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Quang Thạnh Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp Nguyễn Đắc Hiền Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp Phan Hữu Lập Nguyên Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp Lê Minh Trung Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Đồng Tháp
- LỜI NHÀ XUẤT BẢN Đ ồng Tháp là một trong 13 tỉnh, thành của vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp Campuchia, phía nam giáp tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp tỉnh An Giang, phía đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang. Cùng với lịch sử khai phá, mở mang và gìn giữ bờ cõi của ông cha ta, mảnh đất Đồng Tháp hôm nay đã trải qua nhiều biến đổi, thăng trầm. Người dân Đồng Tháp kiên trung, bất khuất, đã vượt qua biết bao khó khăn, thử thách trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, chống chọi với thiên tai, địch họa. Trải qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Đồng Tháp đã lập nên nhiều chiến công hiển hách góp phần tô thắm trang sử vẻ vang của dân tộc. Để ghi lại những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ, quân và dân Đồng Tháp trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tổng kết những bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, biểu dương những tấm gương tiêu biểu trong chiến đấu và xây dựng, nhân dịp Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tỉnh ủy Đồng Tháp phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bộ sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (1927 - 2000), gồm 3 tập.
- 6 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP - TẬP III (1975 - 2000) Bộ sách phản ánh một cách khách quan, sinh động quá trình ra đời, xây dựng và phát triển của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp qua các giai đoạn lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng, nâng cao lòng tự hào dân tộc, tri ân các thế hệ cha anh đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ Đồng Tháp không ngừng vươn lên phát huy truyền thống của quê hương, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mặc dù các tác giả và Nhà xuất bản đã rất cố gắng, nhưng do những khó khăn chủ quan và khách quan trong việc sưu tầm tư liệu và biên soạn, bộ sách khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần xuất bản sau bộ sách được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng giới thiệu tập III của bộ sách cùng bạn đọc. Tháng 5 năm 2020 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
- LỜI GIỚI THIỆU Đ ồng Tháp là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, được tạo thành chủ yếu do lượng phù sa của sông Mê Kông bồi đắp, là nơi đầu nguồn sông Tiền chảy qua biên giới vào Việt Nam, chia cắt tỉnh thành hai khu vực: phía bắc sông Tiền nằm trọn trong vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn, gồm các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh; phía nam sông Tiền (tiếp giáp từ hữu ngạn sông Tiền đến tả ngạn sông Hậu), gồm các huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và thành phố Sa Đéc. Tỉnh Đồng Tháp giáp với các tỉnh An Giang, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ và nước bạn Campuchia, có tiềm năng để phát triển kinh tế, đặc biệt là về nông nghiệp. Nhân dân Đồng Tháp vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, khí phách hiên ngang, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thử thách. Ra đời trong bão táp của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, Đảng bộ Đồng Tháp đã lãnh đạo nhân dân toàn tỉnh vượt qua biết bao gian lao, thử thách, giành được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tăng cường và nâng cao chất lượng
- 8 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP - TẬP III (1975 - 2000) nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” và Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp chủ trương biên tập, tu chỉnh và bổ sung bộ sách về lịch sử Đảng bộ tỉnh giai đoạn 1927 - 2000. Theo đó, lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp từ năm 1927 đến năm 2000 được kết cấu thành 3 tập. Tập I từ năm 1927 đến năm 1954, tập II từ năm 1954 đến năm 1975 và tập III từ năm 1975 đến năm 2000. Trong đó, tập I và tập II thực hiện tu chỉnh, bổ sung trên cơ sở ba tập sách đã xuất bản trước đó và tập III được biên soạn mới. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 1927 - 2000 gắn liền với lịch sử dân tộc và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là thời kỳ Đảng bộ lãnh đạo quân và dân Đồng Tháp trải qua quá trình đấu tranh cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, song hết sức vẻ vang. Xuyên suốt hành trình hơn 70 năm, ở mỗi chặng đường đều có những dấu ấn riêng thể hiện bản lĩnh và trí tuệ của Đảng bộ, quân và dân Đồng Tháp anh hùng. Ngay từ những năm 1929 - 1930, các chi bộ Đảng đầu tiên trên địa bàn Đồng Tháp đã lần lượt ra đời và sớm trở thành lực lượng chủ yếu lãnh đạo nhân dân toàn tỉnh bền bỉ đấu tranh chống thực dân, đế quốc và phong kiến tay sai, tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thiết lập chế độ mới của dân, do dân và vì dân. Bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ hơn 30 năm chống thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh đã đoàn kết, phát huy cao độ truyền thống yêu nước và cách mạng, vượt qua mọi thử thách, cam go, cùng với
- LỜI GIỚI THIỆU 9 cả nước kiên cường chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, đánh dấu bằng chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, giang sơn thu về một mối. Sau khi đất nước thống nhất, Đảng bộ, quân và dân Đồng Tháp đã kịp thời hàn gắn vết thương chiến tranh, bắt tay vào xây dựng và bảo vệ quê hương trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy có những sai lầm, vấp váp trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện, song những thành tựu mà Đảng bộ, quân và dân Đồng Tháp đã giành được trong 70 năm qua là những nét son rất đáng tự hào, là tiền đề quan trọng để Đồng Tháp tiếp tục tiến lên trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mặc dù còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, song lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 1927 - 2000 đã phác họa một cách hệ thống, chân thực, khách quan, sinh động về những bước thăng trầm cùng những nỗ lực phi thường và những thành tựu to lớn của Đảng bộ, quân và dân Đồng Tháp qua các thời kỳ cách mạng. Qua các tập sách, độc giả sẽ tìm thấy những tư liệu, sự kiện, nhân vật lịch sử cùng với những kinh nghiệm quý về sự lãnh đạo kiên cường, năng động, sáng tạo của các chi bộ, đảng bộ địa phương, của Đảng bộ tỉnh, về mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân, về tình đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung... Đây là nền móng góp phần bồi dưỡng, phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng, niềm tự hào về quê hương, xứ sở cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
- 10 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP - TẬP III (1975 - 2000) Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp trân trọng cảm ơn và ghi nhận sự đóng góp của Hội đồng Cố vấn, của các đồng chí nguyên là lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh, những nhân chứng lịch sử qua các thời kỳ, các nhà khoa học đã có nhiều ý kiến tâm huyết và quý báu cho bộ sách. Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của các cơ quan lưu trữ Trung ương và địa phương, đặc biệt là Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã hỗ trợ về mặt chuyên môn và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giúp chúng tôi xuất bản bộ sách. Mặc dù đã rất cố gắng, song việc tu chỉnh, bổ sung và biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh trong hơn 70 năm, khi nhiều nhân chứng lịch sử không còn, tài liệu lưu trữ hạn chế nên bộ sách khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận những ý kiến góp ý của độc giả để bộ sách được hoàn chỉnh hơn trong lần xuất bản sau. Nhân dịp Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, xin trân trọng giới thiệu bộ sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (1927 - 2000) tới đồng chí, đồng bào và bạn đọc gần xa. Đồng Tháp, ngày 19 tháng 5 năm 2020 T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY LÊ MINH HOAN Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy
- BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH ĐỒNG THÁP
- Chương I ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 - 1985) I- ĐỒNG THÁP SAU NGÀY GIẢI PHÓNG (30/4/1975 - 1976) 1. Những thuận lợi và khó khăn của tỉnh khi chuyển sang nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa Sau đại thắng mùa Xuân 1975, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Đồng Tháp cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên hòa bình, độc lập, thống nhất và quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Cũng như các tỉnh miền Nam mới được giải phóng, tỉnh Đồng Tháp sau ngày giải phóng tiến hành sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa có nhiều thuận lợi rất căn bản, nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức không nhỏ. Thứ nhất, cả nước hòa bình, thống nhất, thực hiện nhiệm vụ chiến lược chung xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước; có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và hệ thống chính trị vững chắc, trong đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa - một nhà nước của dân, do dân và vì dân, trở thành công cụ sắc bén của nhân dân trong bảo vệ và xây dựng đất nước. Về kinh tế, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
- 14 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP - TẬP III (1975 - 2000) ở miền Bắc trong giai đoạn 1954 - 1975, mặc dù bị thiệt hại nặng nề do chiến tranh phá hoại của Mỹ, đồng thời phải chi viện sức người, sức của cho các chiến trường miền Nam, Lào và Campuchia, nhưng cũng đã xây dựng được một phần cơ sở vật chất và kinh nghiệm ban đầu trong cải tạo và xây dựng nền kinh tế xã hội mới. Ở miền Nam, mặc dù trực tiếp chịu ảnh hưởng của chiến tranh và sự kìm hãm của chế độ thực dân mới của Mỹ, nhưng ở một mức độ nhất định đã được cơ giới hóa một phần trong các ngành kinh tế công - nông nghiệp, giao thông vận tải. Nhiều tiềm năng thiên nhiên và con người chưa được khai thác. Đối với tỉnh Đồng Tháp, điều kiện trên đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định lâu dài, chủ đạo và hỗ trợ thường xuyên cho tỉnh trong suốt chặng đường quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thứ hai, Đồng Tháp là một tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, là vùng chịu ảnh hưởng nguồn nước, phù sa sông Cửu Long, đất đai màu mỡ, nước ngọt quanh năm, khí hậu nhiệt đới gió mùa ôn hòa rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Là vùng đất mới, khoảng hơn 40% diện tích còn hoang hóa, tập trung ở vùng Đồng Tháp Mười, là tiềm năng phát triển thành vựa lúa của cả nước. Thứ ba, nhân dân Đồng Tháp có truyền thống lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, bản chất hào phóng, bộc trực, trọng nghĩa tình, có tinh thần đoàn kết, yêu quê hương đất nước, đặc biệt là tính nhạy bén, tinh thần đổi mới và ý chí vươn lên không ngừng... đó là bản sắc truyền thống được tích lũy từ thời khẩn hoang đến nay, nếu được động viên đúng mức
- Chương I: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG... 15 sẽ phát huy tốt nhân tố con người, một nguồn lực chủ yếu để xây dựng đất nước. Thứ tư, Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp có lịch sử truyền thống rất vẻ vang, là một trong những tỉnh có tổ chức cơ sở của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội đầu tiên, Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng đầu tiên (năm 1929), nơi khởi nguồn phong trào đấu tranh cách mạng 1930-1931 ở Nam Bộ và cả nước; trải qua các chặng đường đấu tranh cách mạng nhiều hy sinh, gian khổ để tiến đến giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cùng cả nước giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc trong mùa Xuân 1975 lịch sử. Trong quá trình lịch sử ấy, Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp có đội ngũ cán bộ đảng viên trung kiên, trí tuệ, giàu kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng. Nay chuyển sang giai đoạn cách mạng mới, đội ngũ cán bộ, đảng viên ấy chính là vốn quý, tiếp tục lãnh đạo quân và dân trong tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, tỉnh Đồng Tháp sau ngày giải phóng phải đối mặt với hàng loạt khó khăn chồng chất. Trong nông nghiệp đã có một số máy móc và kỹ thuật canh tác có phần tiến bộ, nhưng nhìn chung vẫn là nền kinh tế nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ; nhiều diện tích đất phèn nặng, còn hoang hóa, nhiều bom mìn. Về văn hóa - xã hội, do ảnh hưởng của tàn dư văn hóa phản động, ngoại lai, nhiều hủ tục... vẫn còn tồn tại phổ biến trong đời sống nhân dân. Các tầng lớp nhân dân lao động, các gia đình cách mạng đã chịu đựng nhiều hy sinh mất mát trong chiến tranh, một bộ phận gặp khó khăn, cần sự quan tâm để khắc phục dần...
- 16 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP - TẬP III (1975 - 2000) Ở các thị xã, thị trấn, tình trạng thiếu công ăn việc làm phổ biến, đời sống công chức, nhân viên các ty, sở của chế độ cũ trước đây sống nhờ đồng lương, sau ngày ta tiếp quản, một số lớn chưa có công ăn việc làm, nguy cơ bị đói. Các khu gia binh khoảng 500 hộ đời sống rất khó khăn. Thương phế binh, cô nhi, quả phụ, nói chung có mức sống nghèo khổ. Quần chúng nhân dân có tâm trạng lo âu trước tình hình khan hiếm hàng hóa, vật giá leo thang, thiếu nhiên liệu chạy máy cày, thiếu phân bón, thuốc trừ sâu... cho sản xuất. Ở các vùng nông thôn, hàng ngàn gia đình thiếu ăn những tháng giáp hạt. Sau chiến tranh, hàng vạn đồng bào trước đây chạy đi sơ tán, nay trở về quê cũ, đa số nghèo túng. Trước tình hình nạn đói đe dọa, Trung ương chi viện cho tỉnh 8.000 tấn lương thực để cứu trợ thất nghiệp, chống đói và giải quyết đời sống cho 80 ngàn Việt kiều Campuchia bị chính quyền Pôn Pốt - Iêng Sary xua đuổi về địa bàn tỉnh với hai bàn tay trắng. Giao thông vận tải căng thẳng. Tình trạng phổ biến là vận chuyển quá tải1. Hệ thống giao thông đường bộ rất yếu kém. Toàn tỉnh có một số tuyến đường giao thông huyết mạch như lộ 30, lộ 8, lộ 23 và một số hương lộ, hầu hết bị hư hỏng nặng. Tỉnh chỉ tạm thời sửa chữa nhỏ chắp vá từng đoạn. Tình hình thiếu đá cấp phối, thiếu nhựa đường, máy móc cũ kỹ, hư hỏng nặng... là những khó khăn trở ngại lớn. 1. Theo số liệu năm 1976, toàn tỉnh có 497 xe ô tô vận tải hàng hóa, 305 tàu ghe vận tải. Tổng số xe chở khách 350 chiếc thì chỉ sử dụng bình quân hằng ngày 115 chiếc (chưa được 50%); riêng hàng hóa, vận tải được 105.000 tấn, đạt 105% kế hoạch (Ủy ban nhân dân tỉnh: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế văn hóa năm 1976, tài liệu lưu tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh).
- Chương I: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG... 17 Đội ngũ cán bộ nói chung, trong kháng chiến nhiệt tình, hăng hái, dũng cảm hy sinh chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng. Nhưng từ sau ngày giải phóng, trong điều kiện Đảng nắm chính quyền, lãnh đạo toàn diện, một số cán bộ đã bộc lộ sự hụt hẫng vì cho rằng sau khi giải phóng sẽ có tất cả, nhưng thực tế diễn ra với nhiều khó khăn, thách thức, xã hội nhiều tiêu cực, thiếu các mặt hàng thiết yếu, thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng máy móc...; một số ít lại coi mình là công thần, quan liêu mệnh lệnh, xa rời quần chúng. Lợi dụng tình hình khó khăn trên, các thế lực phản động nhen nhóm, móc nối tập hợp, hình thành hàng chục tổ chức phản cách mạng, kích động, phá rối hòng lật đổ chính quyền cách mạng. Trước hàng loạt vấn đề đặt ra cần phải tập trung giải quyết, Tỉnh ủy kịp thời chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III ngày 29/9/1975 về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới và các nghị quyết của Tỉnh ủy, nhằm tạo sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân, thực hiện nhiều nhiệm vụ cấp bách, quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách, cải tạo và xây dựng quê hương đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. 2. Các cấp ủy đảng trong tỉnh lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ sau giải phóng 2.1. Tiếp thu các nghị quyết của Trung ương Đảng về đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa Cuối tháng 9/1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III đã tiến hành Hội nghị lần thứ 24, bàn về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.
- 18 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP - TẬP III (1975 - 2000) Hội nghị đánh giá về thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là: “Hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”, trong đó, nhiệm vụ của miền Bắc là: “tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa”; nhiệm vụ của miền Nam là: “phải đồng thời tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội”1. Đối với miền Bắc, ngoài đánh giá thành tựu 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III nhấn mạnh: “Trong giai đoạn mới, miền Bắc phải có những cố gắng rất lớn. Ba mươi năm dốc sức vào kháng chiến, hai cuộc chiến tranh phá hoại gây nhiều thiệt hại về vật chất đã làm chậm công cuộc xây dựng kinh tế của miền Bắc. Khó khăn lớn nhất hiện nay của miền Bắc là cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội còn yếu; tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân tăng chậm, trong khi dân số tăng nhanh; năng suất lao động và hiệu quả vốn đầu tư quá thấp”2. Nền kinh tế miền Nam trong 20 năm qua phát triển trong hoàn cảnh đặc biệt nhằm phục vụ chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Đó là nền kinh tế lệ thuộc vào nước ngoài và tuy đã có một số cơ sở sản xuất hiện đại của chủ nghĩa tư bản, song sản xuất nhỏ còn khá phổ biến. Khó khăn lớn là sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu, xăng dầu và 1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t.36, tr.397, 403.
- Chương I: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG... 19 thiết bị kỹ thuật bên ngoài. Số người thất nghiệp đông, tiền tệ lạm phát, thị trường hỗn loạn. Về nhiệm vụ cách mạng miền Nam, Nghị quyết chỉ rõ: “Trước mắt cần chĩa mũi nhọn đấu tranh chủ yếu vào thế lực phản cách mạng phá hoại hiện hành và tư sản mại bản. Song phải nắm chắc nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, làm nhiệm vụ lâu dài và quyết định nhất đối với sự toàn thắng của chủ nghĩa xã hội”. Phải biết “Kết hợp chặt chẽ cải tạo và xây dựng trong cả quá trình cách mạng và trên các mặt: chính trị, kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, tư tưởng, trong phạm vi toàn xã hội”. “Trong một thời gian nhất định, ở miền Nam còn nhiều thành phần kinh tế...; cần ra sức sử dụng mọi khả năng lao động, kỹ thuật, tiền vốn, kinh nghiệm quản lý để đẩy mạnh sản xuất”1. Nghị quyết còn chỉ rõ: Trong cả nước thực hiện chế độ hành chính theo bốn cấp (Trung ương, tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, huyện và xã); giải thể Trung ương Cục miền Nam, giải thể các khu ủy ở cả hai miền, đồng thời, thành lập Ban đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ ở miền Nam; hợp nhất các tỉnh thành những đơn vị hành chính kinh tế với quy mô cần thiết. Nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ an ninh trong giai đoạn mới là: “Ra sức bảo vệ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, bảo vệ Nhà nước chuyên chính vô sản, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.36, tr.407-408.
- 20 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP - TẬP III (1975 - 2000) lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, biên giới và hải đảo của nước Việt Nam thống nhất; luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết đập tan mọi âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và bè lũ tay sai; sẵn sàng đánh bại mọi hành động xâm phạm lãnh thổ nước ta”1. Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành Trung ương có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đã đánh giá thắng lợi của sự nghiệp cách mạng cả nước, nêu lên nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, đồng thời, chỉ ra những tồn tại và nhiệm vụ to lớn của mỗi miền, thực hiện thống nhất đất nước, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới. Năm 1976, cả nước tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng. Trong bối cảnh đó, tỉnh Đồng Tháp tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất (vòng một), họp từ ngày 10 đến 19/11/1976, nhằm thảo luận góp ý Đề cương Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III và Dự thảo Điều lệ Đảng (sửa đổi), cử Đoàn đại biểu của Đảng bộ tỉnh gồm 11 thành viên đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư của Đảng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng diễn ra từ ngày 14 đến 20/12/1976 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã tổng kết ý nghĩa lịch sử mang tầm vóc thời đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời, nêu rõ nguyên nhân sâu xa của những nhược điểm, yếu kém, khó khăn của nền kinh tế nước ta. Đó là nền kinh tế 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.36, tr.400.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (1986-2020): Phần 2
291 p | 7 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (1986-2020): Phần 1
218 p | 4 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1930-1975): Phần 2 (xuất bản năm 2010)
107 p | 11 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (1927-1954): Phần 1 (Tập 1)
160 p | 12 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1975-2000): Phần 2
193 p | 13 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 1930-1954 (Tập 1): Phần 1
110 p | 9 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1975-2005): Phần 2
273 p | 9 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1945-2020): Phần 2
469 p | 13 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1945-2020): Phần 1
352 p | 6 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1975-2000): Phần 1
92 p | 6 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1930 - 1975): Phần 2
306 p | 9 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 1975-2010 (Tập 3): Phần 1
171 p | 8 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh - Tập 2 (1945-1955): Phần 2
121 p | 7 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1975-2010): Phần 1
360 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (1975-2000): Phần 1 (Tập 2)
116 p | 8 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (1930-1985): Phần 1
179 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh - Tập 2 (1945-1955): Phần 1
162 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn