intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:178

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020)" Phần 2 gồm các nội dung chính như sau: Đảng bộ và nhân dân Lộc Thủy khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng quê hương theo định hướng chủ nghĩa xã hội (1975 - 1986); Đảng bộ và nhân dân Lộc Thủy thực hiện công cuộc đổi mới và Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa (1986 - 2005);...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020): Phần 2

  1. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) PHẦN THỨ TƯ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1975 - 1986), THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI VÀ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HÓA (1986 - 2005) Chƣơng 5 Đảng bộ và nhân dân Lộc Thủy khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng quê hương theo định hướng chủ nghĩa xã hội (1975 - 1986) 1. Chi bộ Lộc Thủy lãnh đạo tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, bước đầu khôi phục sản xuất, ổn định đời sống Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tạo ra một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam ta. Ngày 24-03-1975, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên cột cờ trụ sở hành chính quân sự quận lỵ Phú Lộc. Toàn huyện được giải phóng, quê hương sạch bóng quân thù. Không khí giải phóng hân hoan rộn rã trong từng thôn xóm, nhiều hoạt động mít tinh chào mừng được tổ chức. Huyện ủy chỉ đạo các Chi bộ xã tổ chức lễ mừng chiến thắng với nhiều hoạt động tuyên truyền, văn nghệ, thể thao. Ngày 24-04-1975, xã Lộc Thủy tổ chức mít tinh chào mừng ngày giải phóng với hơn 4.000 người tham gia. 110
  2. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) Ngay sau ngày giải phóng Thừa Thiên Huế, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng bộ tỉnh là tiếp quản vùng mới giải phóng và tổ chức xây dựng chính quyền các cấp. Ngày 28-03-1975, Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị khẩn cấp yêu cầu các huyện ủy, thành ủy thực hiện các nhiệm vụ cấp bách: thành lập UBND cách mạng ở các cấp; ban hành thiết quân luật; thành lập các tổ chức vũ trang, an ninh cơ sở, thi hành các chính sách, các thông cáo của chính quyền cách mạng. Thực hiện Chỉ thị, chính quyền và nhân dân xã Lộc Thủy tích cực chuẩn bị mọi mặt để cùng các xã trên địa bàn tổ chức và tham gia mít tinh ra mắt chính quyền cách mạng và lực lượng lãnh đạo ngày 14-04-1975. Bước vào thời kỳ xây dựng quê hương, quân và dân xã Lộc Thủy gặp muôn vàn khó khăn, nhà cửa vườn tược hoang tàn, lương thực thiếu thốn. Chiến tranh để lại nhiều hậu quả không thể khắc phục sớm. Chi bộ xã Lộc Thủy nỗ lực lãnh đạo nhân dân nhanh chóng ổn định tình hình chính trị để khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới về các mặt KT - XH và QP - AN. Đồng thời với việc tiếp quản vùng giải phóng, Huyện ủy Phú Lộc lãnh đạo củng cố và xây dựng lực lượng chủ chốt, thực hiện các biện pháp truy lùng ác ôn, thu hồi vũ khí, rà phá bom mìn. Xã Lộc Thủy là một trong những địa bàn chiến đấu trọng điểm nên công tác này được chính quyền xã quan tâm. Xã Lộc Thủy cùng với xã Lộc Trì, Lộc Bổn đã thu 111
  3. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) được 395 khẩu súng các loại1, tiến hành rà phá, tháo dỡ bom mìn còn sót lại, giải phóng đất đai, đảm bảo an toàn sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân. Ngày 15-04-1975, BCH Trung ương Đảng quyết định giải thể Khu ủy Trị - Thiên Huế, kiện toàn tỉnh ủy và các đơn vị bộ đội. Đến tháng 06-1975, toàn tỉnh đã hình thành hệ thống chính quyền từ tỉnh xuống xã, thôn khá hoàn chỉnh, thiết lập chính quyền trong 589 thôn, 102 xã với 1.889 cán bộ các cấp. Về đảm bảo lương thực, ngày 28-04-1975, Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế ra Chỉ thị động viên nhân dân đóng góp lương thực nhằm giải quyết những khó khăn ban đầu sau giải phóng. Từ ngày 21 đến ngày 27-06-1975, Đảng bộ Thừa Thiên Huế đã triệu tập hội nghị toàn thể BCH, nghiên cứu thông báo cuộc họp ngày 02-06-1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và bàn một số công tác trước mắt và đánh giá tình hình Thừa Thiên Huế từ sau hội nghị Tỉnh ủy tháng 11-1974 đến nay. Ngày 23-08-1975, Tỉnh ủy, UBND cách mạng Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội nhân dân toàn tỉnh khẳng định quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân đi theo con đường cách mạng XHCN. Chi bộ xã Lộc Thủy dưới sự lãnh đạo của đồng chí Bí thư Phạm Xuân Thư và Phó Bí thư Nguyễn Văn Lực, đã tiếp 1 Huyện ủy - UBND huyện Phú Lộc (2010), sđd, tr. 270. 112
  4. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) thu Chỉ thị của Tỉnh ủy về công tác tư tưởng trong giai đoạn cách mạng XHCN. Trong giai đoạn cách mạng mới, nhiều cán bộ, đảng viên sau nhiều năm lăn lộn trong chiến đấu, nay lại lao vào công cuộc quản lý xã hội, chăm lo đời sống quần chúng, nhân dân, đòi hỏi đảng viên phải có tinh thần vì Đảng, vì nhân dân, trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, giữ vững đạo đức cách mạng, chịu khó học hỏi, rèn luyện để hoàn thành nhiệm vụ được giao1. Xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận dân tộc giải phóng và các đoàn thể được chi bộ xác định là một trong những việc quan trọng cần kíp đầu tiên. Bộ máy chính quyền cách mạng xã được tăng cường từ các đồng chí trong đội vũ trang, cán bộ huyện, về giữ chức chủ tịch và phó chủ tịch UBND. Ở thôn, lập ban cán sự, do các cán bộ chủ chốt ở cơ sở đảm nhận. Chi bộ xã Lộc Thủy có nhiều đảng viên được kết nạp trong kháng chiến chống Mỹ như: đồng chí Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thị Thí, Trần Thị Huê, Nguyễn Thị Cháu, Nguyễn Thị Thanh,... nay đóng vai trò nòng cốt trong các tổ chức Đảng và chính quyền2. Triển khai chỉ đạo của huyện ủy về công tác tổ chức, Chi bộ Lộc Thủy đã tiến hành thành lập Ủy ban Mặt trận giải phóng xã, nhằm tập hợp và lãnh đạo mọi thành phần tầng lớp 1 BCH Đảng bộ huyện Phú Lộc (2015), sđd, tr. 16. 2 Thông tin do ông Đinh Bán - Nguyên Phó Bí thư Đảng ủy xã (2005- 2010) cung cấp trong hội thảo lần thứ Nhất “Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy”, ngày 06-11-2020. 113
  5. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) nhân dân, gồm cả đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo, Phật giáo; thành lập tổ chức Công đoàn giải phóng tập hợp các bộ phận giai cấp công nhân, các cán bộ, công nhân viên ở các cơ quan; thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trên cơ sở Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng; củng cố tổ chức Hội liên hiệp Phụ nữ giải phóng để đoàn kết các lực lượng nữ giới; củng cố Hội Nông dân để nhanh chóng ổn định sản xuất; thành lập Hội phụ lão giải phóng cấp xã thôn,… Đồng thời, cử cán bộ, đảng viên trong tổ chức đoàn hội tham gia sinh hoạt chính trị trong toàn Đảng bộ do Huyện ủy tổ chức, nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường sức chiến đấu, giáo dục về mục đích lý tưởng, phổ biến nhiệm vụ của Đảng trong giai đoạn mới theo Nghị quyết 24 của Trung ương Đảng. Trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện chủ trương của Huyện ủy về khai hoang phục hóa, vùng ô trũng làm ruộng, vùng gò đồi để trồng sắn, trồng màu, chính quyền xã Lộc Thủy đã triển khai tổ chức khai thác vùng cát đưa vào sản xuất nông nghiệp. Triển khai thực hiện chủ trương phân bổ lại dân cư, chính sách vận động nhân dân đi xây dựng kinh tế mới của tỉnh và huyện, nhiều con em gia đình ở Lộc Thủy đã đi lập nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk). Trong giáo dục, phong trào bình dân học vụ diễn ra sôi nổi khắp các thôn xóm với nhiều lớp học khác nhau, vận động những người lớn tuổi, chị em phụ nữ tham gia. 114
  6. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) Trong công tác QP-AN, do địa thế xã nằm trên trục giao thông Bắc - Nam, nối Huế và Đà Nẵng, có vị trí xung yếu và quan trọng về quân sự, nên công tác xây dựng và kiện toàn vũ trang được chú trọng. Xã thành lập Ban Chỉ huy xã đội, xây dựng lực lượng du kích xã, thành lập Ban Công an xã và lực lượng an ninh nhân dân, đảm bảo số lượng và chất lượng để bảo vệ tổ quốc và trật tự thôn xóm. Đây là công tác được coi trọng, nhằm xây dựng tổ chức cán bộ, đảm bảo công tác kiểm tra, bảo vệ chính trị nội bộ. Bởi, sau giải phóng nhiều thế lực thù địch, phần tử phản động vẫn dùng mọi cách để chống phá, thủ đoạn “bôi lem” tung tin cán bộ, cơ sở, gia đình có quan hệ với chính quyền Việt Nam cộng hòa, gây khó khăn cho công tác xây dựng chính quyền cách mạng. Thực hiện Chỉ thị của tỉnh ủy và huyện ủy, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Bí thư Phạm Xuân Thư, chi bộ xã Lộc Thủy nhanh chóng triển khai công tác tiếp quản, góp phần ổn định tình hình, khắc phục hậu quả chiến tranh. Trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ, chính quyền Lộc Thủy thận trọng, xử lý những cán bộ bị mua chuộc, xác minh những cán bộ bị tù đày. Phát huy công tác binh vận trong chiến tranh, sau giải phóng, Chi bộ chỉ đạo tiếp tục triển khai nhiệm vụ kêu gọi binh lính Việt Nam cộng hòa ra trình diện chính quyền cách mạng, giao nộp vũ khí, cử đi học tập cải tạo. Khó khăn chồng chất khó khăn, trong 2 ngày 06 và 07- 11-1975 đã xảy ra trận bão lụt, hư hại hơn 90% hoa màu, nhà cửa bị phá hỏng nặng nề. Chi bộ đã cử từng đồng chí đến 115
  7. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) từng thôn, từng nhà nắm tình hình thiệt hại, báo cáo Thường vụ Đảng ủy xin ý kiến chỉ đạo, vận động nhân dân tiến hành khắc phục hậu quả. Thực hiện Nghị quyết số 245 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Thông báo số 5 ngày 02-03-1976 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và khu vực Vĩnh Linh1. Ngày 30-03-1976, Hội nghị Tỉnh ủy chuẩn bị hợp nhất ba tỉnh và ra Nghị quyết “Phát huy thắng lợi vẻ vang trong các thời kỳ đấu tranh cách mạng của Đảng bộ Thừa Thiên Huế, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, góp phần đắc lực vào việc xây dựng tỉnh Bình Trị Thiên giàu đẹp”. Tháng 11-1976, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên lần thứ nhất (vòng 1) diễn ra, bàn về nhiệm vụ trong 5 năm tới với 5 mục tiêu lớn, 5 mũi tấn công, phát huy 4 thế mạnh và tiến hành ba cuộc vận động lớn. Đó cũng là định hướng xây dựng và phát triển của xã Lộc Thủy trong 5 năm tới. Thực hiện các chủ trương sau hợp nhất ba tỉnh Bình Trị Thiên, đến cuối năm 1976, huyện Phú Lộc đã cơ bản thành lập Chi bộ cơ sở ở các xã. Xã Lộc Thủy là 1 trong 15 tổ chức cơ sở Đảng của huyện, do đồng chí Phạm Xuân Thư giữ chức Bí thư Chi bộ. 1 BCH Đảng bộ Thừa Thiên Huế (2003), Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập 3 (1975-2000), Nxb. Chính trị Quốc gia, tr. 58-59. 116
  8. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) Ngày 11-03-1977, Chính phủ ban hành Quyết định số 62/CP về điều chỉnh địa giới các huyện, xã thuộc khu vực Thừa Thiên Huế. Tỉnh ủy Bình Trị Thiên đã ra Nghị quyết số 02 về thành lập huyện Phú Lộc trên cơ sở hợp nhất huyện Phú Lộc và Nam Đông, gồm 23 xã. Sau thành lập, ngày 1-5-1977, Đại hội Đảng bộ huyện Phú Lộc lần thứ nhất được tổ chức (nhiệm kỳ 1977-1980). Chi bộ xã Lộc Thủy bầu đại biểu tham dự, cùng với 185 đại biểu thay mặt cho hơn 1000 đảng viên toàn huyện Phú Lộc. Cũng trong tháng 5-1977, Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên (vòng 2) lần thứ nhất được tiến hành. 2. Thành lập Đảng bộ cơ sở Lộc Thủy, tiến hành đại hội lần thứ nhất đề ra Nghị quyết khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội Ngày 02-10-1978, Thường vụ Huyện ủy Phú Lộc đã ban hành Quyết định số 51-TV/HU, thành lập Đảng bộ cơ sở xã Lộc Thủy, nhằm từng bước ổn định để lãnh đạo chính quyền và nhân dân, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đặt ra trong những năm đầu sau khi quê hương được giải phóng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng hợp tác xã. Theo quyết định, Thường vụ Huyện ủy chỉ định BCH Đảng ủy cơ sở Lộc Thủy tạm thời gồm 5 đồng chí: Phạm Xuân Thư giữ chức Bí thư, và 4 đồng chí Đảng ủy viên là Nguyễn Văn A, Trần Thị Thêm, Bùi Văn Doản, Nguyễn Sáu (Cháu). Đảng bộ cơ sở Lộc Thủy gồm ba chi bộ là HTX Thủy An, Thủy Tân, Thủy Xuân; mỗi chi bộ tạm thời chỉ 117
  9. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) định bí thư, tổ trưởng tổ đảng theo đội sản xuất. BCH Đảng ủy tích cực chuẩn bị cho đại hội Đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 1979-1981 vào năm sau. Tháng 10-1979, xã Lộc Thủy tiến hành Đại hội Đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 1979-1981 (khóa I), có 29 đảng viên tham dự. Đại hội đã bầu BCH Đảng ủy gồm các đồng chí: Phạm Xuân Thư, Nguyễn Văn A, Đinh Tân, Thái Văn Xuyến, Trần Đình Hoàng; đồng chí Phạm Xuân Thư bầu giữ chức Bí thư. Ngày 16-10-1979, Đảng bộ huyện Phú Lộc đã ban hành Quyết định số 29-QĐ/HU về việc chuẩn y kết quả bầu cử BCH Đảng ủy khóa I nhiệm kỳ 1979-1981 của Đảng bộ xã Lộc Thủy. Đến giữa năm 1981, đồng chí Phạm Xuân Thư được cử đi học chính trị, huyện đã tăng cường đồng chí Nguyễn Xuân Truyện về giữ chức Quyền Bí thư Đảng ủy xã đến hết nhiệm kỳ. Triển khai nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, trên cơ sở 36 tập đoàn sản xuất được thành lập từ năm 1976, đảng ủy đã chỉ đạo chuyển ba tập đoàn lớn thành ba HTX sản xuất nông nghiệp là Thủy An, Thủy Tân và Thủy Xuân, thu gọn 33 tập đoàn còn lại thành 17 đội sản xuất thuộc các HTX (HTX Thủy An có 7 đội, HTX Thủy Tân có 4 đội, HTX Thủy Xuân có 6 đội). Trưởng thành từ những ngày đầu khó khăn vất vả, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền, các HTX đã dần lớn mạnh, phát huy tốt quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tạo phong trào thi đua sản xuất sôi 118
  10. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) nổi, đưa đời sống kinh tế ngày càng ổn định, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn Lộc Thủy. 3. Đảng bộ cơ sở Lộc Thủy lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, củng cố bộ máy chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể, thực hiện mục tiêu phát triển KT - XH, đảm bảo QP - AN Tháng 12-1981, Đảng bộ cơ sở xã Lộc Thủy tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 1981-1986 (khóa II), kiện toàn bộ máy BCH, đề ra Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý, củng cố và hoàn thiện mối quan hệ sản xuất mới. Đại hội đã bầu BCH nhiệm kỳ 1981- 1986 gồm 7 đồng chí; bầu đồng chí Trần Minh Thế giữ chức Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch UBND xã là đồng chí Nguyễn Cửu Lầm. Trong nhiệm kỳ 1981-1986, chức vụ bí thư đảng ủy có nhiều thay đổi do luân chuyển công tác. Cụ thể, đến tháng 12-1983, đồng chí Trần Minh Thế chuyển công tác lên huyện, cử đồng chí Trần Văn Quật giữ chức Quyền Bí thư (từ 1-1984 đến 5-1985, Phó Bí thư là đồng chí Nguyễn Xuân Truyện. Khi đồng chí Trần Văn Quật chuyển công tác lên huyện, cử đồng chí Nguyễn Văn Diệm giữ chức Bí thư. Khi đồng chí Diệm chuyển công tác, đồng chí Nguyễn Đức Thọ được bầu giữ chức Bí thư (1985-1986)1. 1 BCH Đảng bộ Lộc Thủy (1986), Bản kiểm điểm của BCH Đảng bộ xã Lộc Thủy về thi hành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ III (1981- 1986). 119
  11. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) Trong tháng 07-1985, các chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở Lộc Thủy đã tiến hành đại hội, bầu ra cấp ủy khóa mới. Chi bộ Thủy Tân tổ chức đại hội ngày 26-07-1985, bầu cấp ủy gồm đồng chí Bùi Văn Doãn - Bí thư, Nguyễn Đình Súy - Phó Bí thư, Nguyễn Văn Tuấn - Chi ủy viên. Chi bộ Thủy An tổ chức đại hội ngày 29-07-1985, bầu cấp ủy mới gồm đồng chí Lương Điểm - Bí thư, Nguyễn Sáu - Phó Bí thư. Chi bộ Thủy Xuân đại hội ngày 31-07-1985, bầu cấp ủy gồm đồng chí Đặng Thị Tường - Bí thư, Nguyễn Văn Nhiên - Phó Bí thư, Trần Công Lai - Chi ủy viên. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, truyền thống “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ đã lãnh đạo, động viên khắc phục khó khăn, thiên tai, lũ lụt tập trung đẩy mạnh sản xuất, khuyến khích đầu tư phát triển KT - XH để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã, gắn với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phú Lộc lần thứ II (1980-1983) về chủ trương tập thể hóa nông nghiệp, phát triển KT - XH nhằm đẩy mạnh thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Đảng bộ cơ sở xã Lộc Thủy đã tiếp thu và triển khai Chỉ thị số 100-CT/TW (13-1-1981), của Ban Bí thư về “cải tiến công tác, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp” (khoán 100). Về sản xuất nông nghiệp, mặc dù bị sự ảnh hưởng của hậu quả chiến tranh kéo dài, sản xuất thường xuyên mất mùa 120
  12. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) do thiên tai lũ lụt và hạn hán. Đảng ủy xã đã lãnh đạo xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất, cải tạo quan hệ sản xuất, thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Đến năm 1986, toàn xã có 97% nông dân đã tham gia 3 HTX làm ăn tập thể, trong đó có 32 đội sản xuất. Đảng ủy đã chỉ đạo đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất cây trồng, nâng cao tỉ lệ giống mới, coi trọng cả lúa và màu, mở rộng diện tích lúa cao sản. Bên cạnh đó công tác bảo vệ thực vật sâu bệnh cũng được chú ý. Từ sau “Khoán 100” đến nay (1981-1986), sản lượng lương thực bình quân trên đầu người tăng từ 200kg/người lên 250kg/người. Về chăn nuôi, năm 1986, tổng đàn trâu có 1330 con trong đó có 675 cn cày cấy. Chăn nuôi lợn phát triển mạnh trong hộ gia đình các xã viên. Về tiểu thủ công nghiệp được xem là thế mạnh của xã, nhưng trong thời gian qua mới chỉ phát triển được chổi đót xuất khẩu ở HTX Thủy Xuân, và đang được mở rộng sang HTX Thủy Tân và Thủy An1. Về hoạt động thương mại, với lợi thế là xã nằm trên tuyến đường 1A, có ga tàu hỏa Nước Ngọt, giao thông và giao thương giữa thành phố Huế và Đà Nẵng thuận lợi, hoạt động mua bán các hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng như dầu, muối,... phát triển mạnh với sự tham gia của nhiều tiểu thương trong xã. Trong hoàn cảnh kinh tế và đời sống còn gặp nhiều khó khăn, do phải gánh chịu hậu quả chiến tranh kéo dài, nhiều tư 1 BCH Đảng bộ xã Lộc Thủy (1986), tlđd. 121
  13. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) tưởng tâm lý thói quen cũ đã ảnh hưởng đến đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân. Đảng bộ đã chú trọng chỉ đạo phát triển các hoạt động văn hóa xã hội, phong trào xây dựng nếp sống mới, con người mới, gia đình văn hóa một cách rộng rãi, nhằm từng bước đẩy lùi những tập quán lạc hậu, mê tín, tạo nên những sinh hoạt lành mạnh như chiếu phim, văn công, truyền thanh,... Về giáo dục, so với những ngày đầu sau giải phóng chỉ có 2 thầy cô và một số tu sĩ dạy ở trường Mai Khôi cho cấp tiểu học, đến nay đã có 1600 học sinh, cùng với hệ thống trường mẫu giáo. Bên cạnh đó duy trì hệ bổ túc văn hóa. Về QP - AN, trước năm 1975, xã Lộc Thủy là một địa bàn xung yếu, được địch chọn làm điểm đóng quân, bố trí nhiều đồn bốt, cài cắm nhiều thế lực chống phá cách mạng. Hiện nay vẫn còn những thế lực chống phá chính quyền, gây khó khăn, gây tâm lý hoài nghi ngờ vực về sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền. Do đó, Đảng bộ coi trọng công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân, sự phối hợp đồng bộ từ trên xuống dưới cơ sở, thường xuyên giáo dục cán bộ đảng viên đề cao cảnh giác, tăng cường an toàn xã hội. 122
  14. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) Chƣơng 6 Đảng bộ và nhân dân Lộc Thủy thực hiện công cuộc đổi mới và Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa (1986 - 2005) 1. Đảng bộ Lộc Thủy lãnh đạo thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, đẩy mạnh phát triển KT - XH, bƣớc đầu thực hiện đƣờng lối đổi mới (1986 - 1991) Tổ chức Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 1986-1989 Từ ngày 18 đến ngày 20-08-1986, Đảng bộ xã Lộc Thủy tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 1986-1989 (Khóa III). Tham dự Đại hội có 29/32 đảng viên chính thức và 1 đảng viên dự bị. Đại hội đã bầu ra BCH gồm 5 đồng chí: Nguyễn Đức Thọ - Bí thư, Nguyễn Văn Nhiên - Phó Bí thư - Chủ tịch UBMTTQVN, Nguyễn Cửu Lầm - Đảng ủy viên - Chủ tịch UBND xã, Trần Văn Sửu - Đảng ủy viên - Xã đội trưởng, Đặng Thị Tường - Đảng ủy viên - Bí thư Chi bộ HTX Thủy Xuân1. Đại hội đã bầu 5 đại biểu chính thức tham dự Đại hội Đảng bộ huyện Phú Lộc nhiệm kỳ 1986-1990, gồm các đồng chí: Nguyễn Đức Thọ, Nguyễn Văn Thảo, Nguyễn Cửu Lầm, Đặng Thị Tường, Trần Văn Sửu; và 2 đại biểu dự khuyết là đồng chí Nguyễn Văn Nhiên và Nguyễn Văn Phiên. 1 Đảng Bộ xã Lộc Thủy (1986), Biên bản họp BCH Đảng bộ lần thứ 2, ngày 23-8-1986, về việc phân công chức danh trong Đảng ủy. 123
  15. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) Triển khai thực hiện các Nghị quyết đổi mới về kinh tế và phương thức quản lý, lãnh đạo Cuối năm 1986, diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam, là đại hội đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên con đường xây dựng XHCN, đề ra các mục tiêu đặt nền tảng cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước. Trên tinh thần đó, ngày 05-04-1988, Bộ chính trị ra Nghị quyết 10-NQ/TW về “Đổi mới trong quản lý kinh tế nông nghiệp” tạo ra cơ chế khoán mới trong hợp tác xã Nông nghiệp (Khoán 10). Triển khai Nghị quyết, cùng với các chủ trương, chính sách cụ thể, đã tác động và tạo nên sự chuyển biến ở Lộc Thủy trên các mặt. Bộ máy tổ chức lãnh đạo của Đảng và chính quyền đã phát huy tính năng động sáng tạo, khắc phục những yếu kém trì trệ, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo năng lực. Mục tiêu xóa bỏ kinh tế bao cấp, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế theo phương thức hoạch toán kinh doanh, đổi mới về nội dung và cách thức công nghiệp hóa đang dần tạo nên những thành tựu mới ở Lộc Thủy. Thực hiện Khoán 10 với chủ trương “khoán hộ”, các HTX ở Lộc Thủy trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, hộ gia đình xã viên là đơn vị nhận khoán với HTX. Nền kinh tế bao cấp đang được xóa bỏ dần, thay thế bằng kinh tế hoạch toán theo cơ chế kế hoạch hóa, chuyển tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, từ độc canh cây lương thực sang phát triển đa 124
  16. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) dạng, đầu tư thâm canh. Những nhân tố mới đang thúc đẩy nền kinh tế xã Lộc Thủy phát triển đúng hướng, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh, tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo. Đảng bộ xã Lộc Thủy đã quán triệt và chỉ đạo thực hiện tập trung ba chương trình lớn của Nghị quyết Đại hội VI của Đảng trên cơ sở điều kiện thực tế của địa phương: [1] đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân, có dự trữ, đáp ứng một cách ổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm; [2] đáp ứng nhu cầu của người dân về hàng tiêu dùng thiết yếu; [3] tập trung sản xuất hàng hóa chủ lực. Thực hiện chương trình phát triển kinh tế tiểu vùng của huyện, xã Lộc Thủy đã xác định hướng phát triển gắn với vùng trọng điểm lúa và gò đồi, sản xuất lương thực, đồng thời tạo nhanh vùng cây công nghiệp ngắn và dài ngày1. Kinh tế Lộc Thủy nhờ vậy đã phát triển toàn diện hơn, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa đã góp phần giải quyết lương thực, ổn định đời sống nhân dân. Kinh tế hộ gia đình ở Lộc Thủy được khuyến khích phát triển, tạo sự chuyển biến trong đầu tư sản xuất ngành nghề tiểu thủ công thương nghiệp. Tổ chức Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 1989-1991 Ngày 25-01-1989, Đảng bộ xã Lộc Thủy tiến hành Đại hội nhiệm kỳ 1989-1991 (Khóa IV). Đại hội đã bầu BCH Đảng ủy gồm các đồng chí: Huỳnh Ngọc Sô, Mai Xuân Hùng, Đỗ Anh Dũng, Nguyễn Văn Nhiên, Phan Duy, Nguyễn 1 BCH Đảng bộ huyện Phú Lộc (2015), sđd, tr. 84-85. 125
  17. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) Thị Sen. Ngày 12-05-1989, Huyện ủy Phú Lộc ban hành Quyết định số 49-QĐ/HU chuẩn y kết quả bầu BCH Đảng bộ xã Lộc Thủy nhiệm kỳ 1989-1991. Ngày 15-5-1989, BCH Đảng ủy họp bầu đồng chí Huỳnh Ngọc Sô giữ chức Bí thư, đồng chí Mai Xuân Hùng - Phó Bí thư trực. Đại hội đã tiến hành tổng kết sau 3 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đánh giá những kết quả đạt được trên lĩnh vực KT - XH, nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất hàng hóa. Tổ chức lại cơ cấu sản xuất phát triển nông nghiệp toàn diện, Lộc Thủy đã giải quyết được cơ bản vấn đề lương thực, đồng thời thúc đẩy sản xuất hàng hóa theo hướng khai thác tiềm năng và nguồn lao động địa phương. Triển khai Nghị quyết tái lập tỉnh và huyện đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới Trong nhiệm kỳ này, một nhiệm vụ chính trị quan trọng là triển khai thực hiện Nghị quyết số 87-QĐ/TW ngày 14-04- 1989 của Bộ chính trị về chia tỉnh Bình Trị Thiên1. Sau tái thành lập, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế ban hành Nghị quyết 05- NQ/TU điều chỉnh địa giới hành chính các huyện và thành phố, huyện Phú Lộc chia thành hai huyện Phú Lộc và Nam Đông. Theo đơn vị hành chính mới, xã Lộc Thủy thuộc huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Đảng bộ xã Lộc Thủy là một trong 50 tổ chức cơ sở Đảng thuộc huyên Phú Lộc. 1 Ngày 29-09-1990, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 345/HĐBT về việc điều chỉnh lại các địa giới hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế. 126
  18. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) Sau khi hoàn tất việc tái nhập tỉnh và chia tách huyện, Đảng bộ xã Lộc Thủy lãnh chỉ đạo bộ máy chính quyền và nhân dân từng bước triển khai các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và xã, tập trung phát triển KT - XH, đảm bảo QP - AN, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra. Công tác xây dựng Đảng và bộ máy chính quyền đảm bảo sự lãnh đạo theo hướng đổi mới KT - XH, đổi mới hệ thống chính trị và QP - AN. Thực hiện Quyết định 46- QĐ/TW của Ban Bí thư và sự chỉ đạo của huyện ủy, xã Lộc Thủy đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh giảm, tăng cường tính hiệu quả, đảm bảo “dân chủ, công khai”. Sự lãnh đạo của Đảng bộ xã quán triệt về nhận thức, tư tưởng, triển khai hiệu quả các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu KT - XH, QP - AN, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. 2. Đảng bộ Lộc Thủy lãnh đạo tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã vững mạnh toàn diện (1991 - 2000) Tổ chức các kỳ Đại hội Đảng bộ xã - Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 1991-1994: Ngày 19-03-1991, Đảng bộ xã Lộc Thủy tổ chức Đại hội cơ sở (vòng 1) nhiệm kỳ 1991-1994 (Khóa V). Tham dự có 39/42 đảng viên. Đại hội đã bầu BCH gồm các đồng chí: Huỳnh Ngọc Sô, Mai Xuân Hùng, Bùi Thế Anh, Nguyễn Văn Nhiên, Nguyễn Thị Sen. Đồng chí Huỳnh Ngọc Sô bầu giữ chức Bí thư, đồng chí Mai Xuân Hùng - Phó Bí thư, đồng chí 127
  19. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) Bùi Thế Anh - Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã. Đại hội đã bầu 07 đại biểu chính thức đi dự Đại hội Đảng bộ huyện Phú Lộc lần thứ VII (nhiệm kỳ 1991-1995), gồm các đồng chí Bùi Thế Anh, Trần Thanh, Huỳnh Ngọc Sô, Nguyễn Văn Nhiên, Tống Phước Phúc, Trần Văn Quật, Nguyễn Thị Sen; hai đại biểu dự khuyết là đồng chí Phan Duy và Trần Minh Thế. - Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 1994-1996: Ngày 12 và 13 tháng 8-1994, Đảng bộ xã Lộc Thủy tiến hành Đại hội nhiệm kỳ 1994-1996 (Khóa VI). Đại hội đã bầu BCH gồm 09 đồng chí: Nguyễn Văn Nhiên, Trần Văn Quật, Bùi Thế Anh, Đỗ Anh Dũng, Nguyễn Thị Sen, Phạm Hữu Anh, Nguyễn Cửu Lầm, Trần Minh Thế, Nguyễn Xuân Truyện,… Đồng chí Nguyễn Văn Nhiên được bầu giữ chức Bí thư, đồng chí Trần Văn Quật - Phó Bí thư, đồng chí Bùi Thế Anh - Ủy viên thường vụ. Trên cơ sở đó, ngày 18-8- 1994, Huyện ủy Phú Lộc ra Quyết định số 82-QĐ/TV về việc chuẩn y BCH Đảng bộ Lộc Thủy. Ngày 20-11-1994, toàn tỉnh đã tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, xã Lộc Thủy tổ chức bầu cử HĐND xã khóa VII nhiệm kỳ 1994-1999. Tổng số cử tri tham dự là 6.542 người, trong đó, nam là 3.102, nữ là 3.440, số cư tri đi bầu là 6.539 người, đạt tỉ lệ 99,96%, gồm 9 tổ bỏ phiếu; đại biểu bầu HĐND xã là 25 người, số người ứng cử là 37 người. - Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 1996-1998: Ngày 29-01-1996, Đảng bộ xã Lộc Thủy tiến hành Đại hội nhiệm kỳ 1996-1998 (Khóa VII), bầu BCH gồm 9 đồng 128
  20. Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Lộc Thủy (1930 - 2020) chí: Nguyễn Văn Nhiên, Đỗ Anh Dũng, Bùi Thế Anh, Nguyễn Cửu Lầm, Nguyễn Thị Sen, Trần Minh Thế, Tống Phước Phúc, Trần Cầu, Nguyễn Minh Thiện; bầu Ban thường vụ gồm ba đồng chí: Nguyễn Văn Nhiên - Bí thư, Đỗ Anh Dũng - Phó Bí thư, Bùi Thế Anh - Ủy viên thường vụ. Trên cơ sở đó, ngày 30-01-1996, Huyện ủy Phú Lộc ban hành Quyết định số 172-QĐ/TV chuẩn y BCH Đảng ủy nhiệm kỳ 1996-1998. Đại hội đã bầu bảy đại biểu chính thức và một đại biểu dự khuyết đi dự Đại hội Đảng bộ huyện Phú Lộc lần thứ X (nhiệm kỳ 1996-2000): Bùi Thế Anh - UVTV - Chủ tịch UBND xã; Trần Cầu - Đảng ủy viên; Nguyễn Văn Nhiên - Bí thư - Chủ tịch HĐND xã; Đặng Minh Hường - Hưu trí, Nguyễn Thị Sen - Đảng ủy viên - Chủ tịch Hội phụ nữ, Trần Minh Thế - Bí thư Chi bộ Thủy Xuân, Nguyễn Minh Thiện - Bí thư Chi bộ Thủy An và đại biểu dự khuyết Nguyễn Cửu Lầm - Phó Chủ tịch UBND xã. - Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 1998-2000: Đảng bộ xã Lộc Thủy tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 1998- 2000 (khóa VIII), bầu ra BCH Đảng bộ gồm 9 đồng chí: Nguyễn Văn Nhiên, Đỗ Anh Dũng, Bùi Thế Anh, Nguyễn Cửu Lầm, Nguyễn Xuân Truyện, Nguyễn Thị Sen, Đinh Bán, Nguyễn Minh Thiện, Trần Minh Thế. Đồng chí Nguyễn Văn Nhiên được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND xã, đồng chí Đỗ Anh Dũng bầu giữ chức Phó Bí thư thường trực, đồng chí Bùi Thế Anh - UVTV - Chủ tịch UBND xã. 129
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2