intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Khuôn Lùng (1945-2015): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Khuôn Lùng (1945-2015): Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Khuôn Lùng trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1975 - 1985); Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Khuôn Lùng trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 2015). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Khuôn Lùng (1945-2015): Phần 2

  1. Chương III ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC XÃ KHUÔN LÙNG TRONG THỜI KỲ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 - 1985) 1. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Khuôn Lùng cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội những năm đầu hòa bình, thống nhất (1976 - 1980) Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tạo ra bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Khuôn Lùng cùng với nhân dân cả nước phấn khởi bước vào một thời kỳ mới - thời kỳ cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bước vào năm 1976, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Khuôn Lùng cùng với nhân dân trong toàn huyện thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980). Đồng thời, đây cũng là năm mở đầu của thời kỳ xây dựng đất nước trong điều kiện thời bình, thống nhất. Nhiều sự kiện trọng đại đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử dân tộc: Ngày 25/4/1976, cùng với cử tri cả nước, nhân dân các dân tộc xã Khuôn Lùng phấn khởi, vui mừng cầm lá phiếu bầu cử Quốc hội khóa VI - Quốc hội nước Việt Nam thống nhất. Ngày 2/7/1976, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thủ đô là Hà Nội. Từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976, Đại hội đại biểu 72
  2. toàn quốc lần thứ IV của Đảng Lao động Việt Nam quyết định đổi tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa V, đầu tháng 4/1976, việc hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang đã được tiến hành và lấy tên là tỉnh Hà Tuyên. Nhìn lại chặng đường 20 năm tiến hành công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiệm vụ vừa chiến đấu vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Khuôn Lùng tuy đạt được nhiều thành tựu lớn, nhưng vẫn chưa đủ sức đưa địa phương thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp, độc canh và lạc hậu. Đây là một thời kỳ mà nền nông nghiệp của xã phát triển trong sự tác động trực tiếp của mô hình tổ chức sản xuất hợp tác xã bậc thấp, ruộng đất và các tư liệu sản xuất được tập thể hóa một cách nhanh chóng và tương đối triệt để. Song, với khí thế thắng lợi, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Khuôn Lùng quyết tâm thi đua trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, vượt qua mọi khó khăn, từng bước hoàn thành các nhiệm vụ, đưa phong trào cách mạng của xã vững chắc tiến lên. Từ ngày 21 đến ngày 22/10/1976, Đảng bộ xã Khuôn Lùng tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 1976 - 1977. Dự Đại hội có 49 đảng viên. Đại hội đã đánh giá, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ trước và triển khai thực hiện các Nghị quyết của cấp trên. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy Bắc Quang, sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân các dân 73
  3. tộc trong toàn xã, trong nhiệm kỳ qua, Khuôn Lùng đã thu được những kết quả khá toàn diện, thực hiện xong một bước về củng cố và phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý HTX, thực hiện tốt chế độ “3 quản”. Toàn xã có 7 HTX nông nghiệp được chia thành 8 đội sản xuất với 598 hộ gia đình xã viên, đạt 100% số hộ trong toàn xã. Tiến hành quy hoạch lại đồng ruộng, khoanh vùng sản xuất, tổ chức quản lý theo hướng tập trung thâm canh, chuyên canh tăng vụ cả lúa và hoa màu; khai hoang, phục hóa gắn với mở rộng diện tích, sử dụng giống mới, cải tiến kỹ thuật canh tác. Năm 1976, diện tích đất nông nghiệp được sử dụng 95 ha, trong đó đất trồng lúa 44 ha, đậu tương 25 ha còn lại đất trồng hoa màu. Tổng diện tích gieo cấy đạt 95% kế hoạch, so với năm 1975 tăng 0,3%; xã đã chủ động đưa giống lúa mới vào sản xuất. Chăn nuôi cũng được phát triển, chủ yếu tập trung ở mô hình hộ gia đình; năm 1976, toàn xã có 75 con trâu, 6.987 con lợn và 350 con gia cầm các loại. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm triển khai, thực hiện, tạo điều kiện đi lại, giao thương hàng hóa dễ dàng, thuận tiện. Công tác thủy lợi tiếp tục được đẩy mạnh, đầu tư, sửa chữa, nạo vét các kênh mương với hàng nghìn ngày công lao động; ngoài ra, xã còn huy động trên 500 ngày công ích phục vụ các công trình của huyện. Các lĩnh vực lưu thông, phân phối, văn hóa, y tế, giáo dục, an ninh, quốc phòng được đảm bảo. Năng lực lãnh đạo của cấp ủy, sự điều hành của Chính quyền được nâng cao, 74
  4. vai trò của các đoàn thể xã hội tiếp tục phát huy. Những kết quả trên là yếu tố quyết định trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong toàn xã. Bên cạnh những kết quả tích cực, Đại hội cũng chỉ rõ những hạn chế cần khắc phục trong nhiệm kỳ tới đó là: Trình độ năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ trong công tác chỉ đạo sản xuất còn hạn chế; quy mô HTX còn nhỏ, hiệu quả sản xuất chưa cao; trình độ dân trí còn thấp, sống dải rác, không tập trung; chăn nuôi tuy đã phát triển, song quy mô nhỏ, mới chỉ dừng lại ở mô hình hộ gia đình, chưa trở thành hàng hóa; các tiềm năng của địa phương chưa được khai thác triệt để. Nhằm khắc phục tình trạng nêu trên, Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới đó là: Phát huy truyền thống đoàn kết, nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể xã hội; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, ra sức xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đẩy mạnh sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi theo hướng thâm canh, xác định lấy cây lúa, sắn làm cây lương thực chủ yếu; đưa cây đậu tương làm chỉ tiêu chính, với diện tích hàng năm ổn định 25 ha. Tích cực phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đẩy mạnh công tác lưu thông, phân phối, cải thiện đời sống nhân dân, hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch của Nhà nước giao. Thường xuyên 75
  5. nâng cao tinh thần cảnh giác, đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể xã hội, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng và vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Đại hội đã bầu 3 đồng chí vào Ban Thường vụ Đảng bộ khóa IV, nhiệm kỳ 1976 - 1977; đồng chí Hoàng Kim Tấn được bầu giữ chức Bí thư Đảng bộ. Quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng bộ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bắc Quang lần thứ XI30 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV31 của Đảng, Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong xã hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế và thu được nhiều kết quả tích cực. Nông nghiệp đã phát triển theo hướng chuyên canh, thâm canh tăng vụ, sử dụng giống mới, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, góp phần tăng năng suất cây trồng. Năm 1977, tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 392 tấn, vượt 12 tấn so với kế hoạch; bình quân lương thực đầu người đạt 278 kg/người/năm. Việc chỉ đạo sản xuất nông nghiệp được khuyến khích phát triển, ở hộ gia đình xã viên chủ yếu là sản xuất màu, còn sản xuất lúa do HTX quản lý; do vậy, sản lượng hoa màu trong nhân dân tăng cao. Đại hội đại biểu huyện Bắc Quang lần thứ XI được tổ chức vào ngày 31- 30 8-1976. 31 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng được tiến hành từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976. 76
  6. Về lâm nghiệp, Đảng bộ đã ra Nghị quyết chuyên đề chỉ đạo chặt chẽ các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và tuyên truyền rộng rãi tới toàn thể nhân dân không được phát rừng làm nương rẫy, thực hiện tốt công tác quản lý, tu bổ, bảo vệ rừng. Mặt khác, tổ chức cho nhân dân học tập luật bảo vệ rừng nhằm nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Phong trào hợp tác hóa nông nghiệp được đẩy mạnh song chưa vững chắc. Trình độ, năng lực quản lý của cán bộ, đảng viên còn hạn chế. Phân phối trong các HTX còn mang tính bao cấp, bình quân, không khuyến khích được sản xuất. Trong quá trình hợp tác hóa nông nghiệp, hợp tác chỉ quản lý ruộng; còn sản xuất khoai, sắn giao cho xã viên làm riêng. Do đó, xã viên dành nhiều thời gian chăm sóc hoa màu, chưa tích cực chăm sóc ruộng lúa. Mặt khác, công tác tài vụ của các HTX không thanh, quyết toán được dứt điểm, nợ nần dây dưa kéo dài, khiến quần chúng thiếu tin tưởng vào ban quản lý HTX32. Sự nghiệp giáo dục của xã đã có nhiều tiến bộ, các trường học được chuyển về nơi thuận tiện để tạo điều kiện cho học sinh đi lại dễ dàng. Đa số học sinh học hết cấp II. Cơ sở vật chất các nhà trường được đầu tư; riêng tổng kết năm học 1975 – 1976, toàn xã có 226 cháu đến trường, đạt 81% số trẻ trong độ tuổi đến trường, trong đó có 25 cháu đạt 32 Tính đến ngày 10/01/1977, có HTX Nà Ràng còn nợ 02 khoản, với tổng kinh phí là 546,80 đồng – Theo tài liệu ghi chép của đồng chí Hoàng Long – Nguyên Chủ tịch UBND xã Khuôn Lùng. 77
  7. học loại khá; năm học 1976 – 1978, đã đầu tư xây dựng được 7 phòng học cấp I và 3 phòng học cấp II, trong đó, thực hiện lưu trú tại trường chính 20 cháu, tại điểm trường Nà Ràng 15 cháu và tại điểm trường Nà Chõ 15 cháu lưu trú. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao được quan tâm đẩy mạnh; các thôn bản đều thành lập đội văn nghệ, thể thao duy trì tốt việc luyện tập và biểu diễn vào các dịp lễ, tết và các hội nghị sơ kết, tổng kết hàng năm; đặc biệt trong năm 1976, được huyện quan tâm đã cử đội chiếu bóng lưu động của huyện đã đến chiếu phim tại 02 thôn (Nà Ràng và Nà Chõ), mỗi điểm thực hiện 3 tối góp phần nâng cao dân trí cho nhân dân các thôn bản. Cuộc vận động “thực hiện nếp sống văn minh” và “gia đình văn hóa” được đồng bào tích cực hưởng ứng. Công tác y tế - dân số - kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh; trạm y tế xã được củng cố; công tác vận động thực hiện 3 công trình vệ sinh được đẩy mạnh; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tới toàn thể nhân dân. Cuối năm 1977 đến đầu năm 1978, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trở nên phức tạp, tình hình biên giới ở phía Bắc căng thẳng. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy Bắc Quang, Đảng bộ xã Khuôn Lùng đã chú trọng tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao tinh thần cảnh giác cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Nhận thức rõ tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và cùng cố quốc phòng, tăng cường lực lượng dân quân du kích, quân dự bị động viên, đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh 78
  8. với 3 nhiệm vụ: Bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, bảo vệ tốt tài sản xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tốt trật tự xã hội tại các thôn bản. Trọng tâm là giáo dục ý thức cảnh giác và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền quốc gia. Công tác quản lý, đăng ký hộ khẩu được duy trì chặt chẽ; các tệ nạn xã hội được xử lý nghiêm minh. Nhờ đó, tình hình chính trị, an ninh, trật tự xã hội được ổn định, văn hóa, giáo dục phát triển. Công tác xây dựng Đảng trong 02 năm 1976 - 1977 chủ yếu tập trung vào các nhiệm vụ: Nâng cao chất lượng đảng viên và sức chiến đấu của Đảng; giải quyết những tồn tại trong quá trình thực hiện Chỉ thị 192 và triển khai thực hiện Thông tư 22. Đồng thời, tăng cường công tác củng cố và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ gắn với thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện, để kịp thời uốn nắn những thiếu sót trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ Đảng bộ giao. Mặt khác, chú trọng phát triển, kết nạp đảng viên mới; toàn xã đã đề nghị và tổ chức kết nạp mới được 3 đồng chí, nâng tổng số đảng viên toàn Đảng bộ lên 51 đồng chí, nhiều đồng chí được cử đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do tỉnh và huyện tổ chức. Song song với công tác xây dựng Đảng, chính quyền được củng cố, kiện toàn, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo bầu cử Hội đồng nhân dân xã vào tháng 5/197733 thành công và 33 Vào ngày 15/5/1977, Khuôn Lùng đã tổ chức bầu cử Đại biểu HĐND và các ủy viên UBND xã khóa 12, nhiệm kỳ 1977 – 1979; trong đó đã bầu được 9 ủy viên UBND xã; Ông Hoàng Thái Long được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND xã. 79
  9. củng cố, đẩy mạnh hoạt động các tổ chức đoàn thể xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ; Hội nông dân, đoàn thanh niên, nhằm phát huy vai trò vận động các tầng lớp nhân dân thi đua trong phát triển kinh tế, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, hoàn thành tốt nghĩa vụ với Nhà nước, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn; bảo đảm trật tự trị an trong các thôn bản và toàn xã. Có thể khẳng định: Trong 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 1976 - 1977 của Đảng bộ và chỉ đạo thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Khuôn Lùng đã đoàn kết một lòng, khắc phục mọi khó khăn; đề ra các giải pháp thích hợp, tích cực tăng gia sản xuất nông - lâm nghiệp, chăn nuôi, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao quản lý kinh tế, khai thác các tiềm năng sẵn có tại địa phương, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục đó là: Tinh thần dân chủ chưa được phát huy, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, phát triển hàng hóa chậm. Song, với những thành tựu đạt được qua 2 năm 1976 - 1977 là nguồn động viên cổ vũ lớn cho Đảng bộ đảng và nhân dân các dân tộc xã Khuôn Lùng vững bước thực hiện tốt hơn các mục tiêu, kế hoạch giai đoạn sau. Tháng 01/1978, Đại hội Đảng bộ xã Khuôn Lùng lần thứ V, được tổ chức, với 50 đảng viên. Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết lần thứ IV của Đảng bộ và công tác chỉ đạo thực hiện các Chỉ thị, Nghị 80
  10. quyết của cấp trên; đồng thời thảo luận, đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó xác định bổ sung chỉ tiêu phát triển chăn nuôi thả cá và nghề rừng. Đại hội đã bầu 7 đồng chí vào Ban Chấp hành; đồng chí Hoàng Kim Tấn được bầu giữ chức vụ Bí thư Đảng bộ. Quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo và tổ chức hướng dẫn cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong xã tích cực thi đua lao động sản xuất và thu được những kết quả tích cực. Điển hình trong thời kỳ này, là ngoài việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; tăng cường đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế,vv… xã đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ về quốc phòng - an ninh; đã tổ chức thành lập được một trung đội dân quân cơ động có trang bị vũ trang và mỗi thôn bản thành lập một trung đội dân quân chiến đấu và bộ phận làm nhiệm vụ hậu cần sơ tán khi cần thiết, đồng thời tăng cường duy trì sản xuất tại chỗ. Các phương án tác chiến được xây dựng và luyện tập khẩn trương với tinh thần sẵn sàng chiến đấu. Bên cạnh đó, Đảng bộ luôn ý thức rõ nhiệm vụ của xã là hậu phương vững chắc khi có chiến sự xảy ra. Đặc biệt, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy và của Huyện ủy Bắc Quang, Đảng bộ xã đã tích cực chỉ đạo chính quyền và các đoàn viên thanh niên tình nguyện xung phong tham gia dân công hỏa tuyến, cùng với thanh niên xung phong trong tỉnh, trong huyện đã hoàn thành tuyến đường từ Nà Chì - Xín Mần, với tổng chiều dài trên 40 km; ngoài ra còn tổ chức huy động được đội ngũ dân quân tự vệ của xã 81
  11. tham gia lên biên giới phục vụ chiến đấu, xây dựng tuyến phòng thủ; đóng góp hàng chục tấn lương thực, thực phẩm cho biên giới. Công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội được triển khai, thực hiện triệt để; các tổ an ninh nhân dân tại các thôn đã được thành lập, thực hiện tốt quan điểm của Đảng về quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân. Trong quá trình chuyển hướng nhiệm vụ cách mạng, vừa xây dựng, phát triển kinh tế, vừa sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu, Đảng bộ xã đã luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, nâng cao chất lượng đảng viên, động viên kịp thời nhân dân đoàn kết, tích cực ủng hộ sức người, sức của phục vụ tiền tuyến, giữ vững biên cương của Tổ quốc. Tháng 2/1979, Chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, Ban Bí thư Trung ương Đảng mở cuộc vận động tăng cường cán bộ cho các huyện biên giới phía Bắc. Ngày 12/8/1979, Đảng bộ huyện Bắc Quang tiến hành Đại hội lần thứ XII, nhiệm kỳ 1980 - 1981. Đại hội đã khẳng định những thành tựu to lớn mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc đạt được trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng là một kỳ tích trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, cũng chỉ rõ những tồn tại cần khắc phục là: Chưa khai thác tốt đất đai, lao động nên sản xuất phát triển chậm; trình độ quản lý kinh tế, năng lực tổ chức thực hiện chưa đáp 82
  12. ứng nhu cầu. Một bộ phận nhân dân còn trông chờ, ỷ lại, chưa phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân. Đại hội xác định, nhiệm vụ chủ yếu của Đảng bộ trong nhiệm kỳ 1980 - 1981, trong đó chỉ rõ: Đẩy mạnh sản xuất kinh tế, phát triển văn hóa, củng cố quốc phòng, thực hiện tốt cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến một bước quản lý nông - lâm nghiệp từ cơ sở theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tự túc lương thực, phát triển trồng màu, chăn nuôi,vv… Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, củng cố xây dựng chính quyền và các đoàn thể ngày càng trong sạch, vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Kiên quyết đấu tranh khắc phục các biểu hiện tiêu cực trong xã hội. 2. Đảng bộ lãnh đạo nhân dân trong xã tích cực sản xuất, góp phần xây dựng và bảo vệ biên cương của Tổ quốc (1980 - 1985) Ngày 21/10/1980, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra thông báo số 22, cho phép các địa phương làm thử khoán sản phẩm đối với cây lúa. Sau đó, khoán sản phẩm cho xã viên được triển khai rộng rãi trong cả nước nói chung và xã Khuôn Lùng nói riêng. Quán triệt Nghị quyết lần thứ XII của huyện, Nghị quyết lần thứ V của Đảng bộ xã và Thông báo số 22 của Ban Bí thư, Đảng bộ đã phát động các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng sự thành công của Đại hội tới toàn thể cán bộ, đảng viên, các tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân 83
  13. dân trên địa bàn xã. Nhân dân trong xã đồng tình, hưởng ứng với tinh thần phấn khởi, nhiệt tình, quyết tâm cao. Do đó, kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội đã có bước phát triển tích cực; tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 407 tấn; bình quân lương thực đầu người 290 kg/người/năm; tổng đàn trâu 150 con; đàn lợn 680 con; đàn gia cầm 1.068 con; các lĩnh vực giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng, trật tự trị an được đảm bảo, năng suất các loại cây trồng, vật nuôi phát triển; trung đội dân quân và các đội tự vệ thường xuyên luyện tập, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Tháng 12/1980, Đại hội Đảng bộ xã lần thứ VI, nhiệm kỳ 1981 - 1982 được tổ chức. Đại hội đã kiểm điểm thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo của nhiệm kỳ trước và đề ra phương hướng, nhiệm vụ khóa VI, nhiệm kỳ 1981 - 1982; Đại hội đã bầu 7 đồng chí vào Ban Chấp hành, đồng chí Hoàng Kim Tấn được bầu giữ chức vụ Bí thư Đảng bộ. Đại hội cũng đã đề ra một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 1982, đó là: Tổng sản lượng lương thực quy thóc 420 tấn; bình quân lương thực đầu người 295 kg/người/năm; đàn trâu 184 con; đàn lợn 780 con; đàn gia cầm các loại 1.200 con. Trong bối cảnh cả nước còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế và trên thực tiễn tổng kết, đánh giá công tác khoán ở một số địa phương trong cả nước, để khai thác, phát huy tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt kinh tế nông nghiệp. Ngày 13/01/1981, Ban Bí thư Trung ương đã ra Chỉ thị 100/CT-TW về cải tiến công tác khoán và mở rộng “khoán 84
  14. sản phẩm đến nhóm và người lao động” trong HTX nông nghiệp. Chỉ thị 100 là mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển đổi cơ chế trong công tác quản lý nông nghiệp. Thực hiện sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy Bắc Quang, Đảng bộ xã Khuôn Lùng đã triển khai quán triệt Nghị quyết của Đảng bộ xã lần thứ VI và Chỉ thị 100/CT- TW tới toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Nhân dân phấn khởi, đồng tình, hưởng ứng thực hiện. Cơ chế khoán sản phẩm đến nhóm người lao động, đã tạo động lực mới trong lao động sản xuất, đem lại kết quả rõ rệt về các mặt, như: diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi đều tăng, khuyến khích được mọi người tích cực tận dụng tiềm năng sẵn có của gia đình để phát triển sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao cuộc sống, tăng thu nhập cho gia đình và xã hội. Tháng 12 năm 1982, Đại hội Đảng bộ xã lần thứ VIII, nhiệm kỳ 1982 - 1985 được tổ chức. Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá công tác lãnh đạo việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, trong đó thống nhất đánh giá, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy Bắc Quang, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Khuôn Lùng đã đoàn kết, thống nhất, khắc phục mọi khó khăn, phát động các phong trào thi đua, hoàn thành tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng đã đề ra. Tổng sản lượng lương thực quy thóc 475 tấn, đạt 113,09% KH, vượt 55 tấn so với kế hoạch; đàn trâu 192 con, đạt 104,3%; đàn gia cầm 1.300 85
  15. con, đạt 108,3%, v.v… Các công trình thủy lợi được thường xuyên tu bổ, đảm bảo nước tưới tiêu cho đồng ruộng. Trong quá trình sản xuất, nhân dân đã tích cực ứng dụng các giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất; đồng thời thực hiện tốt các biện pháp canh tác, kỹ thuật thâm canh, tăng vụ, sử dụng các loại phân bón. Do vậy, năng suất, sản lượng cây trồng tăng lên rõ rệt. Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, Đảng bộ đã triển khai, áp dụng một số chính sách khuyến khích theo sự chỉ đạo của cấp trên, như: Ổn định thuế nghĩa vụ, không thu thêm phần tăng năng suất; khuyến khích các hộ xã viên sử dụng đất hoang hóa để sản xuất và giao thêm đất sản xuất cho các hộ xã viên ngoài phần đất tập thể; hỗ trợ giống lúa mới, dành quỹ hàng hóa tiêu dùng bán thưởng cho các hộ nông dân hoàn thành thuế và nghĩa vụ đối với Nhà nước. Về lâm nghiệp, đã triển khai thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho các hộ dân quản lý, khai thác và sử dụng; do vậy, đã góp phần hạn chế việc phát rừng làm nương rẫy, bảo vệ tài nguyên, khoanh nuôi, bảo vệ rừng đầu nguồn, tạo điều kiện cho người dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống, thực hiện tốt công tác phủ xanh đất trống đồi trọc. Cùng với sự phát triển kinh tế, sự nghiệp giáo dục của xã cũng có nhiều tiến bộ mới. Hệ thống giáo dục phổ thông từ cấp I đến cấp II cơ bản được hoàn chỉnh, 100% các trẻ em trong độ tuổi đi học đều đến trường. Công tác y tế và phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng tiếp tục được duy trì và hoạt động sôi nổi, góp phần nâng cao sức khỏe và đời sống 86
  16. tinh thần của nhân dân; phong trào xây dựng nông thôn mới, con người mới xã hội chủ nghĩa trong xã được đẩy mạnh và phát triển. Công tác quốc phòng, an ninh thường xuyên được củng cố, Đảng bộ xã đã thường xuyên phát động các phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Các thôn bản đều xây dựng quy chế an ninh trật tự, công an xã được củng cố và hoạt động có hiệu quả, kiên quyết xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể xã hội được tăng cường lãnh đạo thường xuyên, nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại trong công tác. Đảng bộ xã đã tổ chức sinh hoạt đều đặn theo đúng Điều lệ Đảng, nhằm nâng cao tính kỷ luật, tính gương mẫu, tinh thần trách nhiệm của người đảng viên trước quần chúng nhân dân. Công tác phát triển đảng viên mới đã kết nạp thêm được 9 đồng chí, nâng tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ lên 79 đồng chí. Việc đánh giá, xếp loại đảng viên hàng năm đều được thực hiện nghiêm túc; năm 1982 qua kết quả xếp loại của Huyện ủy Bắc Quang, Đảng bộ xã được xếp loại khá. Điều đó đã khẳng định và ghi nhận sự đoàn kết, thống nhất, phấn đấu trong mọi lĩnh vực lãnh chỉ đạo của Đảng bộ để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Cùng với công tác xây dựng Đảng, bộ máy chính quyền cũng được củng cố và ngày càng vững mạnh, nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao. Hội đồng nhân dân 87
  17. và Ủy ban nhân dân xã đã thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, cụ thể hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, xây dựng kế hoạch cụ thể chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ xã, các tổ chức đoàn thể đã tổ chức Đại hội theo nhiệm kỳ để củng cố và kiện toàn tổ chức. Đồng thời, phát động các phong trào thi đua với nhiều hình thức phong phú, thiết thực, động viên kịp thời các thành viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Đoàn thanh niên xã đã phát động phong trào “Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo, tiết kiệm, vượt mức kế hoạch” và “Tổ quốc gọi thanh niên sẵn sàng”; Hội phụ nữ phát động phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Hội nông dân vận động nhân dân thực hiện tốt việc khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, phát triển kinh tế tập thể, kinh tế gia đình, nâng cao đời sống. Mặt trận Tổ quốc phát động phong trào “Toàn dân một ý chí, quân với dân một ý chí”. Thông qua các phong trào, các đoàn thể đã vận động nhân dân giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống, giúp đỡ các hộ gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình bộ đội, ủng hộ bộ đội lương thực, thực phẩm,vv… Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, thể hiện tình quân dân luôn gắn bó. Trên cơ sở đánh giá những kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VII. Đại hội cũng đã thống nhất, ra Nghị quyết về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc 88
  18. phòng, an ninh giai đoạn 1982 - 1985. Đại hội đã bầu 9 đồng chí vào Ban Chấp hành, đồng chí Hoàng Kim Tấn được bầu giữ chức vụ Bí thư Đảng bộ nhiệm kỳ 1982 - 1985. Quán triệt Nghị quyết Đại hội huyện Bắc Quang lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ VIII, Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo nhân dân triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 1984 đạt 489 tấn, tăng 14 tấn so với năm 1982; về chăn nuôi: đàn trâu có 196 con, tăng 4 con so với năm 1982, đàn lợn có 1.126 con. Đặc biệt, trong việc củng cố và phát triển các HTX, công tác khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động đã được thực hiện trong toàn xã, khơi dậy tinh thần lao động tự giác và ý thức vươn lên của nhân dân, thực sự đã góp phần tăng diện tích, năng suất, sản lượng của các loại cây trồng, vật nuôi, nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho người dân, ổn định chính trị xã hội. Toàn xã có 9 HTX nông nghiệp. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được hình thành và phát triển, song còn hạn chế, kinh tế tập thể chưa phát triển mạnh; công tác quản lý, điều hành còn lúng túng do trình độ, năng lực của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu mới. Lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế được quan tâm; chất lượng dạy và học được nâng lên; tỷ lệ thi tốt nghiệp các cấp đạt 80 - 85%; công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em, vệ sinh môi trường và các phong trào văn nghệ, thể thao được đẩy mạnh và phát triển. 89
  19. Nhiệm vụ an ninh, quốc phòng thường xuyên được quan tâm củng cố. Công tác xây dựng phương án phòng thủ và huấn luyện luôn được bảo đảm về số lượng, chất lượng sẵn sàng chiến đấu; hàng năm, các đợt tuyển quân đều đạt 100% quân số thanh niên, đoàn viên sẵn sàng lên đường bảo vệ Tổ quốc. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh được phát động sâu rộng tại các thôn bản, công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu, vũ khí được triển khai chặt chẽ, đã góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội. Công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường; trong nhiệm kỳ đã đề nghị và tổ chức kết nạp được 12 quần chúng ưu tú vào Đảng, nâng tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ lên 89 đồng chí. Ngày 18/11/1983, thi hành quyết định số 136-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, xã Khuôn Lùng cùng với các xã Quảng Nguyên và Nà Chì của huyện Bắc Quang đã được chia tách và sát nhập về huyện Xín Mần, nhằm củng cố và tăng thêm phần diện tích nội địa cho huyện Biên giới, phía Tây của Tỉnh. Ngay sau khi được điều chuyển về huyện Xín Mần, Đảng bộ đã xác định: là một địa bàn xa trung tâm huyện, đường đi lại khó khăn; cùng với đó là cuộc khủng hoảng kinh tế tại thời điểm này đang diễn ra trên phạm vi cả nước và ngày càng gay gắt, đồng tiền ngày càng mất giá, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn; mặt khác, do điều kiện tự nhiên phức tạp, khí hậu, thời tiết không thuận lợi; cơ sở vật chất, kỹ thuật thô sơ, thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, 90
  20. năng lực quản lý yếu, kinh tế chậm phát triển, năng suất cây trồng chưa cao,vv… đã trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển mọi mặt trong thời điểm đầu khi xã chuyển về huyện Xín Mần. Song, được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Huyện ủy Xín Mần, cùng với sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Khuôn Lùng, đặc biệt là với nhận thức chính trị sâu sắc là một trong những xã hậu phương vững chắc của huyện, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo nhân dân phát huy những kết quả đạt được của năm 1982, để tích cực thi đua lao động sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, nhất là chi viện kịp thời cho tiền tuyến biên giới của huyện cả về sức người, sức của phục vụ chiến đấu. Tháng 3 năm 1985, thực hiện chủ trương của Đảng bộ huyện Xín Mần về tổ chức Đại hội chi, Đảng bộ trực thuộc, Đảng bộ xã Khuôn Lùng tổ chức Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 1985 - 1986. Đại hội đã đánh giá công tác chỉ đạo chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể xã hội trong nhiệm kỳ 1983 - 1984; đồng thời đề ra phương hướng nhiệm vụ, nhiệm kỳ 1985 - 1986. Đại hội đã bầu 9 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ, đồng chí Bùi Đức Chuân được bầu giữ chức vụ Bí thư Đảng bộ nhiệm kỳ 1985 - 1986. Tóm lại, kể từ khi kết thúc thắng lợi sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, Đảng bộ đảng và nhân dân các dân tộc xã Khuôn Lùng đã có một chặng đường 10 91
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2