intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Hải (1930-2015): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Hải (1930 - 2015) hoàn thành là nhờ kết quả nỗ lực của Đảng ủy xã trong công tác chỉ đạo biên soạn, đảm bảo đúng qui trình; nhờ sự nhiệt tình cung cấp nhiều tư liệu quý về sự kiện, nhân chứng… của các đồng chí lão thành cách mạng và các bậc cao niên; nhờ các ý kiến đóng góp với tinh thần trách nhiệm cao của các đồng chí lãnh đạo của huyện, xã qua các thời kỳ lịch sử và nhờ phương pháp, tư duy làm việc khoa học của các đồng chí trong Ban Biên soạn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Hải (1930-2015): Phần 1

  1. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ VINH HẢI LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ VINH HẢI (1930 - 2015) NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA HUẾ - 2019
  2. Chỉ đạo nội dung: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Vinh Hải nhiệm kỳ 2015 - 2020 Ban Chỉ đạo Biên soạn: Đồng chí Nguyễn Thanh Hải Bí thư Đảng ủy xã H Đồng chí Huỳnh Văn Dự Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Đồng chí Nguyễn Hữu Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đồng chí Cao Hoàng Nhân Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Ban Biên soạn: PGS.TS. Nguyễn Văn Đăng - Chủ biên ThS. Phạm Thị Minh Tâm ThS. Phạm Ngọc Bảo Liêm CN. Mai Văn Được Với sự tham gia sưu tầm tư liệu của các Cử nhân: Ung Thị Nho Linh, Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Trương Thị Minh Huyền, Nguyễn Thị Hường, Huỳnh Thị Niềm Vui,...
  3. LỜI NÓI ĐẦU Người dân Vinh Hải rất tự hào về lịch sử lâu đời và vẻ vang của xã nhà mà biết bao thế hệ đã ra sức tạo dựng, đặc biệt là truyền thống cách mạng kiên cường của địa phương trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chính vì vậy mà sau ngày quê hương giải phóng (24-3- 1975), nhân dân xã nhà có nguyện vọng ghi chép lại quá trình đấu tranh cách mạng vẻ vang của các thế hệ cha anh. Đảng bộ xã cũng đã có chủ trương chuẩn bị cho việc biên soạn lịch sử của Đảng bộ và nhân dân Vinh Hải nhưng chưa thực hiện được. Năm 2017, thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Lộc về biên soạn Lịch sử Đảng bộ xã, nhằm tổng kết thực tiễn lịch sử, nêu bật những thành tựu và cả những hạn chế của cách mạng trong đấu tranh và xây dựng của xã nhà; qua đó, rút ra bài học, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Lộc, Đảng ủy xã Vinh Hải tổ chức biên soạn Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Hải (1930 - 2015) để ghi nhận truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân qua các thời kỳ; đồng thời làm tài liệu tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, bồi dưỡng tình cảm đối với quê hương đất nước. Cuốn sách Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Hải (1930 - 2015) hoàn thành là nhờ kết quả nỗ lực của Đảng ủy xã trong công tác chỉ đạo biên soạn, đảm bảo đúng qui trình; nhờ sự nhiệt tình cung cấp nhiều tư liệu quý về sự kiện, nhân chứng… của các đồng chí lão thành cách mạng và các bậc cao niên; nhờ các ý kiến đóng góp với tinh thần trách nhiệm cao của các đồng chí lãnh đạo của huyện, xã qua các thời kỳ lịch sử và nhờ phương pháp, tư duy làm việc khoa học của các đồng chí trong Ban Biên soạn. Cuốn sách này ra mắt bạn đọc thực sự là một ấn phẩm quí giá cho các thế hệ trẻ của Vinh Hải hôm nay và mai sau. Đảng ủy xã Vinh Hải xin chân thành cảm ơn Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Lộc mà trực tiếp là sự chỉ đạo của đồng chí Bí thư Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy huyện Phú Lộc, các đồng chí lão thành cách mạng của huyện, xã qua các thời kỳ lịch sử, cán bộ, 1
  4. đảng viên và nhân dân trong xã, các đồng chí biên soạn, Nhà xuất bản Thuận Hóa,… đã giúp đỡ, tạo điều kiện để hoàn thành cuốn sách này. Về kết cấu, Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Hải (1930 - 2015), ngoài lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục; nội dung chính gồm 6 chương: Chương 1: Vinh Hải - vùng đất, con người và truyền thống kinh tế, văn hóa - xã hội Chương 2: Vinh Hải trong công cuộc vận động giải phóng dân tộc và khởi nghĩa giành chính quyền (1930-1945) Chương 3: Vinh Hải trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) Chương 4: Vinh Hải trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) Chương 5: Vinh Hải trong công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng quê hương, bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới (1975-1990) Chương 6: Vinh Hải tiếp tục công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương (1990-2015) Mặc dù công tác tổ chức, biên soạn có nhiều cố gắng, song chắc chắn cuốn sách Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Hải (1930 - 2015) không thể tránh khỏi thiếu sót bởi tư liệu thành văn hạn chế, một số nhân chứng tham gia kháng chiến lớn tuổi hoặc đã qua đời, hơn nữa thời gian biên soạn gấp rút. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng chí cán bộ, đảng viên và nhân dân để có sự bổ sung hoàn chỉnh hơn khi cuốn sách có điều kiện tái bản. Đảng ủy xã Vinh Hải xin trân trọng giới thiệu cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Hải (1930 - 2015) cùng đồng bào, đồng chí và bạn đọc. Vinh Hải, tháng 10 năm 2019 T/M ĐẢNG ỦY BÍ THƯ NGUYỄN THANH HẢI 2
  5. Chương 1 VINH HẢI - VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA - XÃ HỘI 1.1. Vinh Hải - vùng đất và con người 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên - Vị trí địa lý Xã Vinh Hải là xã đồng bằng ven biển, một trong năm xã Khu III (gồm Vinh Giang, Vinh Hải, Vinh Hiền, Vinh Hưng, Vinh Mỹ) thuộc huyện Phú Lộc. Vinh Hải nằm cách trung tâm huyện khoảng 17 km theo hướng Đông Bắc, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 46 km theo hướng Đông Nam. Xã Vinh Hải nằm trong khung tọa độ 16020’ đến 16023’ vĩ độ Bắc và 107051’ đến 107053’ kinh độ Đông. Ranh giới hành chính được xác định như sau: phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp xã Vinh Giang; phía Bắc giáp xã Vinh Mỹ; phía Nam giáp xã Vinh Hiền. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 565,66 ha; trong đó: đất nông nghiệp là 329,78 ha; đất phi nông nghiệp: 209,99 ha; đất chưa sử dụng: 25,89 ha1. Dưới thời chúa Nguyễn (1558-1774), vùng đất Vinh Hải có vị trí chiến lược quan trọng, bởi vùng này cùng các xã ven biển lân cận tạo thành hệ thống phòng thủ ven biển, bảo đảm cho sự an toàn của thủ phủ Phú Xuân. Hơn thế nữa, nơi đây có cửa biển Tư Hiền, là cửa biển quan trọng bậc nhất dưới thời chúa Nguyễn. Sang triều Nguyễn (1802-1945), vị trí này nằm trong hệ thống tổ chức phòng thủ ven biển của triều đại này. Đến thời chống thực 1 Ủy ban Nhân dân xã Vinh Hải (2016), Đề án xây dựng nông thôn mới xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, tr. 3. 3
  6. dân Pháp, chống đế quốc Mỹ cứu nước, vùng Vinh Hải xa trung tâm nên thuận lợi cho sự phát triển của lực lượng cách mạng, trở thành vùng căn cứ an toàn để lực lượng cách mạng hoạt động. Cũng chính vì vậy mà Vinh Hải chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến tranh bởi hàng loạt cuộc vây ráp, càn quét của quân thù. Sau ngày quê hương giải phóng, vị trí đó không còn phát huy thế mạnh khi đất nước vươn mình phát triển kinh tế, hướng tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Là vùng bãi ngang ven biển, nằm cách xa các vùng trung tâm; do đó Vinh Hải không có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng. Tuyến đường lớn nhất đi qua xã Vinh Hải là Tỉnh lộ 21 (tuyến đường Quốc phòng), chạy dọc theo bờ Biển Đông. Trục đường chính của xã Vinh Hải là đường liên xã nối liền các xã Vinh Mỹ, Vinh Hải, Vinh Hiền và một trục khác nối xã Vinh Hải với xã Vinh Giang. Mặc dù vậy, các con đường này đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối xã Vinh Hải với với các xã lân cận, phục vụ giao thông đi lại và phát triển kinh tế xã nhà trong giai đoạn hiện nay. Xã Vinh Hải hiện có 4 thôn, bao gồm: thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4 và chỉ có một làng duy nhất: làng Mỹ Á (nhất làng nhất xã). - Về địa hình, đất đai, thủy văn Vinh Hải là một xã ven biển miền Trung nên có các dạng địa hình đặc trưng là cồn cát, đồng bằng ven biển, bàu, rú. Nhìn chung, xã có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây sang Đông, có bờ biển dài khoảng 4 km thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, phát triển dịch vụ du lịch biển. Vùng đồng bằng trồng lúa nằm giữa hai động cát chạy song song nhau; một động cát chạy sát bờ biển và một động cát nằm trong đất liền. Động cát 4
  7. chạy sát ven biển là một bộ phận của dãy “Tiểu Trường Sa” từ cửa Thuận An kéo dài đến cửa Tư Hiền. Nguyên xưa kia, theo mô tả của Dương Văn An trong Ô châu cận lục thì động cát chạy từ cửa Việt (Quảng Trị) đến cửa Tư Hiền (cửa Tư Dung) gọi là “Đại Trường Sa”; năm 1403, cửa Eo vỡ, động cát bị cắt làm đôi, nhà Hồ cho quân lính đến đắp. Vào niên hiệu Cảnh Thống (1498 - 1504), cửa Eo bị vỡ to nên từ đó động cát từ cửa Eo đến Tư Hiền được gọi là “Tiểu Trường Sa”1. Vùng cát ở đây còn tương đối trẻ, được cấu tạo sau những động cát ở vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh. Động cát nằm trên địa bàn xã Vinh Hải có thể phân thành hai loại, một loại cao trên 4m (so với mực nước biển) nằm ở khu vực thôn 4 và một loại thấp khoảng 1m (so với mực nước biển) phân bố ở khu vực từ thôn 1 đến thôn 3. Động cát này thường xuyên bị tác động bởi các yếu tố thời tiết, tình trạng cát bay, cát chảy diễn ra liên tục. Đặc biệt, trong những năm trở lại đây, bờ biển xã Vinh Hải bị xâm thực nghiêm trọng, do đó khu vực động cát cao bị thu hẹp dần, động cát thấp cũng nhiều lần bị sóng đánh tràn. Động cát nằm trong khu vực đất liền nằm về phía Tây của xã, gồm hai loại cơ bản là đất cát xám pha đất thịt và đất cát trắng. Loại đất này có ít chất dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm thấp nên người dân thường chỉ dùng để trồng cây lâm nghiệp. Đồng bằng ở Vinh Hải tương đối hẹp, chiếm khoảng 1/3 tổng diện tích toàn xã, thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đây là khu vực thấp nhất của xã, về mùa mưa thường bị ngập lụt, gây ra những khó khăn nhất định trong sản xuất, thu hoạch mùa màng. Hiện nay, do biển xâm thực nên một bộ phận nhỏ vùng 1 Dương Văn An (2015), Ô châu cận lục, Trần Đại Vinh hiệu đính và dịch chú, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 29. 5
  8. đồng bằng bị xâm nhập mặn. Điều này đặt ra vấn đề cần phải thau chua rửa mặn trong quá trình gieo trồng các loại nông sản. Đầm Mỹ Á được Đại Nam nhất thống chí chép như sau: “ở phía Đông huyện [Phú Lộc] 20 dặm, nước đầm chu vi năm dặm, xưa tên là vịnh Ông Chú. Năm Minh Mạng thứ 11 (1830) đổi lại tên này”1. Ngày nay, đầm Mỹ Á đã cạn hơn so với trước. Người dân sử dụng để làm ruộng đầm và nuôi trồng thủy sản. Bàu là loại địa hình trủng thường xuyên ngập nước có thể cày cấy được song cũng không phải là hồ nước. Dạng địa hình này chiếm diện tích nhỏ và phân bố không đồng đều trên địa bàn xã. Nếu canh tác trên vùng đất này thì năng suất cao hơn vì đất đai ở đây có độ phì nhiêu và màu mỡ lớn. Ở Vinh Hải số lượng ruộng bàu (cày cấy trên các Bàu) không lớn, tuy nhiên mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các vùng ruộng đất còn lại. Rú là dạng địa hình gò đất cao, có nhiều cây cối um tùm, rậm rạp như tâm, dẻ, bù, bứa…và nhiều loại cây bụi khác. Ở Vinh Hải xưa có hai “địa hình” nổi bật với cảnh sắc đẹp và giàu có về tài nguyên, đó là một cái “thác” và một cái “vụng”. Hai địa điểm này được người dân lưu truyền là “chim lồng, cá chậu”. Thác nằm ở đội 7, thôn 3, phía trước nhà thờ Thập Nhị Tôn phái. Nguyên xưa, nơi đây có hệ thực vật phong phú, nhiều cây cối um tùm, do đó hội tụ chim chóc về trú ẩn, có dòng mương chảy qua tạo nên cảnh sắc đẹp. Còn vụng nằm ở đội 9, thôn 4, là một vụng nước tương đối sâu, không to lắm, có rất nhiều cá. Ngày nay, hai địa điểm này không còn được như xưa, cây cối ở thác bị 1 Quốc sử quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam nhất thống chí, Tập 1, Bản dịch của Hoàng Văn Lâu, Nxb Lao Động, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây Xb, Hà Nội, tr. 124. 6
  9. chặt phá, còn vụng thì nước cạn hơn và cá cũng không còn nhiều như trước. Xã Vinh Hải không có hệ thống sông mà chỉ có hệ thống hói, khe, mương nhỏ. Con hói lớn nhất làng chảy từ Ma Á về vịnh Hà Ông Chú (đầm Mỹ Á) rồi đổ ra đầm Cầu Hai, rộng khoảng 10m, nay đã bị thu hẹp. Khe Mồ Ồ ở thôn 3, chảy từ vùng trãng cát ra đầm Mỹ Á. Ngoài ra, còn có một số hồ, hói nhỏ nằm rải rác trên địa bàn xã. Đây chính là nơi cung cấp nguồn nước chủ yếu cho việc tưới tiêu trong nông nghiệp. Mạng lưới các khe, mương ở đây manh mún và nhỏ lẽ, nguồn nước vào mùa mưa thì dồi dào nhưng vào mùa nắng nóng thì khô cạn, chính vì thế số lượng vụ mùa gieo trồng đã giảm sút. Về đặc điểm thủy văn, là xã ven biển nên Vinh Hải chịu tác động bởi chế độ thủy triều, chế độ thủy triều ở khu vực là chế độ bán nhật triều đều, biên độ triều tùy theo mùa. Người xưa, sống bao đời gần biển nên họ tính theo con nước, theo chu kì của nó (nước triều lên và nước triều xuống) và vì thế họ đã biết được thời gian để ra khơi đánh cá hay đánh bắt ven bờ. Những tháng có nhiệt độ cao là những tháng ít mưa, độ ẩm không khí thấp, lượng bốc hơi nước lớn trong điều kiện nguồn nước tưới chưa chủ động nên việc sản xuất còn nhiều khó khăn; những năm ít mưa hạn nặng, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng làm năng suất thấp. Vào mùa mưa bão gây ngập úng, là xã ven biển nên chịu tác động của gió bão càng mạnh, không những ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống mà còn gây sạt lở bờ biển nghiêm trọng. - Về khí hậu Khí hậu ở Vinh Hải không khác lắm so với toàn bộ huyện Phú Lộc và cả Thừa Thiên Huế, đều nằm gọn trong vùng nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa). Mùa khô kéo 7
  10. dài từ tháng 3 đến tháng 8, thời tiết ở đây nắng nóng, oi bức và chịu tác động mạnh của gió Tây Nam khô nóng. Nhiệt độ trung bình khoảng 29 - 310C, tháng khô hạn nhất là tháng 5 đến tháng 7. Mùa mưa lệch pha so với hai miền Nam - Bắc, từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình khoảng 20 - 210C. Khác với mùa khô, mùa mưa chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc, trời nhiều mưa và lạnh. Trong các tháng 9, 10, 11 thường hay có bão, gây ra nhiều thiệt hại và khó khăn trong sản xuất cho người dân Vinh Hải. Nhiệt độ trung bình năm là 25,50C; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 280C (tháng 7), còn tháng thấp nhất là 200C (tháng 1). Nhiệt độ cao tuyệt đối có thể lên trên 390C và nhiệt độ thấp tuyệt đối vào mùa đông có thể xuống dưới 120C; độ ẩm trung bình 80%. Số giờ nắng trung bình từ 1.800 - 2.000 giờ/ năm, giờ nắng cao nhất là từ tháng 4 đến tháng 71. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.800 - 3.400mm, có năm lên trên 5.000mm, nhưng phân bố không đều. Vào mùa mưa, lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm, đây cũng chính là mùa bão lụt ở xã Vinh Hải; mùa nắng khô hạn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Xã Vinh Hải chịu ảnh hưởng của 02 loại gió chính: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 thường xuất hiện những cơn bão kèm theo mưa lớn gây lũ lụt; có nhiều trường hợp chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, lốc. Gió mùa Tây Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Như vậy, Vinh Hải có khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nhận được nhiệt lượng lớn từ bức xạ mặt trời, là địa phương có lượng mưa hằng năm cao. Kiểu khí hậu này đã góp phần tạo 1 Số liệu do Địa chính xã Vinh Hải cung cấp. 8
  11. nên sự đa dạng sinh thái cho địa phương. Bên cạnh đó, thời tiết nơi đây cũng khá khắc nghiệt, người dân Vinh Hải hằng năm cũng chịu nhiều thiên tai bão lụt do thiên nhiên gây ra. - Tài nguyên thiên nhiên Vinh Hải không phải là một vùng đất giàu có về tài nguyên thiên nhiên, chỉ có một số tài nguyên sau: Về tài nguyên khoáng sản: Có nguồn cát trắng, cát biển có thể khai thác phục vụ ngành công nghiệp xây dựng, trong cát có nguồn khoáng sản titan rất lớn phục vụ cho công nghiệp khai thác. Khoảng năm 1991, xí nghiệp tàu thuyền huyện Phú Lộc đã khai thác titan ở đây. Sau đó, khoảng năm 2004-2005 có xí nghiệp tiếp tục khai thác trong thời gian ngắn. Hiện nay, bờ biển Vinh Hải bị xâm thực nghiêm trọng, chính vì vậy chính quyền địa phương nghiêm cấm các hành vi khai thác titan cũng như cát biển trên địa bàn xã. Về tài nguyên đất: Nằm kẹp giữa khu dân cư và cồn cát ven biển là vùng đồng bằng, có đất cát pha bùn, mặc dù hàm lượng dinh dưỡng thấp nhưng người dân đã sử dụng loại đất này dành cho nuôi trồng thủy sản, trồng lúa, hoa màu, cây ngắn ngày có hiệu quả. Chạy song song với vùng đất cát ven biển là vùng trũng thấp, có đầm rất thuận tiện cho việc trồng lúa nước, các loại hoa màu. Về tài nguyên rừng: Toàn xã hiện có 27,84 ha đất rừng phòng hộ chủ yếu là cây phi lao nhằm mục đích bảo vệ và chống xâm thực biển, phục vụ sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Diện tích rừng phòng hộ này hiện do xã quản lý. Về tài nguyên nước: Tài nguyên nước của xã chủ yếu được cung cấp từ hai nguồn chính là nước mặt và nước ngầm. Nước mặt chủ yếu là do nước mưa chảy tràn về mặt sau đó tập trung vào các 9
  12. hồ, khe, mương. Còn nước ngầm thì khá phong phú, chỉ cần khoan sâu từ vài mét là đã có nguồn nước ngầm, chất lượng khá tốt. Về tài nguyên biển: Vinh Hải có chiều dài bờ biển 4km nhưng là bãi ngang nên chỉ thuận lợi cho việc khai thác và đánh bắt hải sản, kinh doanh du lịch biển. Biển có nhiều loại hải sản… Bao đời nay, người dân Vinh Hải đã dựa vào nguồn lợi này để khai thác, phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Về tài nguyên sinh vật: các loài động thực vật ở Vinh Hải không kém phần đa dạng. Về thực vật, mặc dù là vùng đất ven biển song có ao, hồ, khe, mương, hói… nên tạo điều kiện thuận lợi cho những thảm thực vật phát triển. Về động vật, các loại tôm, cá nước ngọt, cá nước lợ, nước mặn… rất phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, các loại chim chóc cũng tập trung nhiều như bìm bịp, le le, sâm cầm, sáo… và nhiều nhất là cò, vạc. Tóm lại, vùng đất Vinh Hải mặc dù không giàu có tài nguyên nhưng cũng có những thuận lợi nhất định trong việc phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do đất cát chiếm diện tích lớn, khí hậu khắc nghiệp, đất dễ nhiễm chua phèn, mặn và nhất là sự xâm thực của biển nên công tác trị thủy - thủy lợi, ứng dụng khoa học vào sản xuất rất cần được chú trọng để phát triển một cách bền vững. 1.1.2. Dân cư và nguồn lao động Về nguồn gốc dân cư, từ thuở cha ông mở cõi về phía Nam, cư dân Vinh Hải cũng dần dần định cư. Trải qua quá trình di cư, khai khẩn và phát triển làng xã, các lớp cư dân Vinh Hải đã sinh cơ lập nghiệp trên mảnh đất này. Đa phần trong số họ có quê gốc từ vùng Thanh - Nghệ. Căn cứ vào nhiều nguồn sử liệu khác nhau, có thể khẳng định rằng những cư dân đầu tiên đến khai canh lập làng ở vùng 10
  13. đất Vinh Hải có nguồn gốc từ phía Bắc, mà chủ yếu là vùng Thanh - Nghệ; đó là những người lính, người dân… trong công cuộc Nam tiến của dân tộc vào phương Nam sinh sống trong khoảng cuối thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Các họ khai canh lập nên làng Mỹ Á là ba họ: Lê, Phạm, Nguyễn. Cùng góp sức vào công cuộc khai phá đất đai làng Mỹ Á là năm họ hậu khai khẩn: Huỳnh, Trương, Hồ, Trần, Cao. Trải qua thời gian, chiến tranh loạn lạc, hành trạng của các dòng họ khai canh làng Mỹ Á trở nên lu mờ trong lịch sử làng. Trong số ba họ khai canh thì họ Lê và Phạm hiện nay không còn ai sống trong làng, vì hai họ này chỉ nối truyền được 4 - 5 đời thì vô tự. Do đó, nguồn gốc và thủy tổ của hai họ này đều không rõ, các tư liệu hiện tồn ở làng Mỹ Á cũng không đề cập đến. Họ Nguyễn Văn có nguồn gốc từ Gia Miêu Ngoại Trang, huyện Tống Sơn, trấn Thanh Hoa (nay là thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa). Các họ Huỳnh, Trương, Hồ, Trần cũng có nguồn gốc từ vùng Thanh - Nghệ di dân vào. Trong đó, thủy tổ họ Huỳnh xuất thân là binh lính của chúa Nguyễn. Họ Cao gốc ở làng Thanh Lam (Thủy Phương - Hương Thủy), có thủy tổ là con nuôi của ông Huỳnh Hy (người họ Huỳnh). Mỹ Á là một vùng đất khắc nghiệt, nhưng từ khi đặt chân lên vùng đất này, các thế hệ cư dân nơi đây đã biết hợp sức lại với nhau hình thành cộng đồng bền vững để khai phá đất đai, lập nên làng xã ở Vinh Hải như ngày nay. Người dân Vinh Hải bằng ý chí, nghị lực và bản lĩnh, dù sống trong hoàn cảnh nào cũng tìm cách vươn lên, vượt qua mọi khó khăn để chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống. Họ đã bám theo vùng đất cạnh Biển Đông để 11
  14. trồng lúa, khoai, môn; đánh cá ở Biển Đông, khai thác thủy sản ở hói, vụng; mở rộng dần đất đai để canh tác, phát triển sản xuất. Người dân Vinh Hải luôn cần cù, chịu thương, chịu khó, một nắng hai sương với ruộng vườn, đồng áng, biển giã để tạo lập cuộc sống. Nhiều con dân làng Mỹ Á có thành tích nổi bật như dưới thời phong kiến theo chúa Nguyễn có Huỳnh Văn Gộc, hiện nay vẫn còn miếu phụng thờ ở cửa Tư Hiền; Nguyễn Văn Mong là Võ sinh, giữ chức Ngoại ủy Đội trưởng đội Năm, vệ Nhì của Tả doanh Thủy sư Kinh kỳ dưới triều vua Tự Đức; Nguyễn Văn Đạt đỗ Tú tài; Huỳnh Văn Oanh làm trong Sở Địa chánh tỉnh Thừa Thiên thời vua Bảo Đại, tước bát phẩm… Thời hiện đại, xã nhà nổi bật với truyền thống đấu tranh cách mạng, được Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, có 14 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 136 liệt sĩ… Những nhân tài, những gia đình có công với quê hương trên đây cùng các vị Tiến sĩ ngày nay là niềm tự hào, là tấm gương sáng cho bao thế hệ trẻ học tập và noi theo. Dưới thời phong kiến, trước nạn cường hào áp bức, nhân dân nơi đây đã kiên cường đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình. Truyền thống ấy tiếp tục được phát huy cao độ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Vinh Hải tiếp nhận ánh sáng của Đảng, kiên cường, anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương. Con người nơi đây từ xưa đến nay, dù trải qua bao thăng trầm vẫn thể hiện phẩm chất hăng say lao động, đoàn kết khai phá ruộng đồng, đánh bắt trên biển, làm thủy lợi bảo vệ mùa màng, xây dựng làng xã, đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới làm thay da đổi thịt trên quê hương Vinh Hải. 12
  15. Về dân số, Vinh Hải là một xã có dân số tương đối ít. Năm 1993, dân số toàn xã là 2.640 người với 608 hộ. Đến tháng 12 năm 2010, dân số toàn xã là 3.121 người, tổng số hộ là 672 hộ; đến tháng 01 năm 2015 dân số xã Vinh Hải là 2.908 người, tổng số hộ là 689 hộ. Trên địa bàn xã vào năm 2015 có 481 em học sinh theo học các bậc. Trong đó, bậc mẫu giáo là 70 em, tiểu học 130 em, trung học cơ sở 162 em và trung học phổ thông là 119 em. Bên cạnh đó, số lượng sinh viên theo học các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là 43 sinh viên. Trong những năm gần đây, việc xúc tiến, khuyến khích con em trên địa bàn đi học (lập quỹ khuyến học, phát học bổng cấp thôn xã…) đang được chú trọng nhằm mang lại đội ngũ lao động trí thức, có tay nghề cao phục vụ cho quê hương. Trong số 2.908 khẩu, số lao động trong độ tuổi là 1.339 người, chiếm 46,04%. Hơn một nửa dân số không nằm trong độ tuổi lao động, rõ ràng là một khó khăn đối với một xã nghèo như Vinh Hải. Điều này gây ra những ảnh hưởng nhất định trong việc phát triển kinh tế cũng như đảm bảo an sinh xã hội của xã. Số lượng người trong độ tuổi lao động này chủ yếu là lao động nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản chiếm 80%, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là 7,6% và lao động khác: 12,4%1. Qua đó, nói lên thực trạng trình độ lao động của người dân nơi đây không cao, đó cũng là một thực trạng chung của nhiều vùng nông thôn nước ta. Bên cạnh đó, vì chủ yếu lực lượng lao động làm trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp với đặc thù làm việc theo mùa, thêm vào đó vẫn còn một bộ phận lao động chưa có việc làm ổn định nên lực lượng lao động nhàn rỗi lớn. 1 Các số liệu do Địa chính xã Vinh Hải cung cấp. 13
  16. Nhờ đẩy mạnh giáo dục, phát triển khoa học - kỹ thuật, những năm gần đây chất lượng nguồn lao động của xã Vinh Hải có sự chuyển biến tích cực, xuất hiện nhiều lao động có trình độ cao. Cùng với đó, xã cũng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp - nông thôn, phát triển nhiều ngành nghề khác nhau, du nhập một số ngành nghề mới hợp lý với địa phương để tạo việc làm cho số lao động nông nhàn, nâng cao thu nhập cho người dân đã góp phần khắc phục tình trạng nhàn rỗi, thiếu việc làm. Một thực trạng đáng chú ý là nguồn nhân lực địa phương (nhất là lao động trong độ tuổi thanh niên) đang có xu hướng đi những thành phố lớn hay ngoại tỉnh để làm ăn, hằng năm có đến 450 lao động đi vào các tỉnh phía Nam làm ăn. Do đó, nghề nông - ngư nghiệp của địa phương ngày càng thiếu đi nhiều nguồn nhân lực bổ sung, thay thế các thế hệ lớn tuổi. Mặc dù vậy, người dân xã Vinh Hải luôn có tinh thần yêu lao động, cần cù, chịu khó trong nghề nông, chài lưới; luôn khát khao xây dựng cuộc sống phồn vinh hạnh phúc. Đó là những đức tính hết sức quý báu, góp phần quan trọng trong thành công của lao động. 1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển làng xã Nguyên xưa, vùng đất Thuận Hóa nói chung, Vinh Hải nói riêng thuộc bộ Việt Thường. Năm 179, Triệu Đà xâm lược Âu Lạc, sáp nhập vào Nam Việt. Năm 111 trước Công nguyên, nhà xâm chiếm Nam Việt và mở rộng đánh chiếm vào phía Nam Hoành Sơn, lập nên quận Nhật Nam. Quận này gồm 5 thành là Tây Quyển, Tỷ Cảnh, Châu Ngô, Lư Dung và Tượng Lâm. Năm 192, Khu Liên cùng nhân dân Champa nổi dậy đánh đuổi quân Hán ra khỏi quận Nhật Nam, giành nền độc lập; từ đó quận Nhật Nam trở thành lãnh thổ nước Lâm Ấp. Khoảng từ thế kỷ III, Vinh 14
  17. Hải nằm trong địa bàn của vương quốc này mà về sau là một phần của châu Lý (hay Rí). Những cư dân người Chăm sinh sống tại đây đã để lại nhiều dấu ấn, nhất là các di tích, di vật như tháp Champa trên núi Linh Thái (Vinh Hiền), Miếu Quán (Vinh Hải)1, phù điêu tu sĩ Champa lưu giữ tại chùa làng Phụ An (Vinh Hiền) hay xa hơn một chút nằm trên dải cát ven biển là tháp Mỹ Khánh (xã Phú Diên, huyện Phú Vang), tháp Bình An (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc)… Năm 1306, vua Champa là Chế Mân đem hai châu Ô và Lý làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân nhà Trần. Từ đấy, hai châu Ô và Lý thuộc về Đại Việt, được nhà Trần cho đổi tên thành Thuận Châu và Hóa Châu năm 1307. Từ đây cho đến đầu thời Lê Sơ, nhiều làng mạc được lập ra. Các làng được thành lập sớm có thể kể đến là Đa Cảm (Mỹ Xuyên), Đàm Bổng (Ưu Điềm), Phò Trạch, La Vân, La Chử (La Chữ), Triều Sơn, Thụy Lôi (Phú Xuân)...; trong đó trên dải cát ven biển có làng Hòa Duân… Tiếp đó, năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành thành công chiến dịch bình định Đồ Bàn đã tạo thế vững chắc, ổn định để các lớp cư dân vào khai phá vùng đất Thừa Thiên Huế. Một số làng xã ven biển được thành lập sau sự kiện này, đó là Đông Dương, Kế Sung, Cự Lại và một số làng lân cận vùng đất Vinh Hải như Diêm Trường, Phụng Chánh… Đến năm 1558, chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào trấn thủ xứ Thuận Hóa. Từ đây, nhiều nhóm cư dân khác tiếp tục vào khai phá 1 Theo truyền khẩu của các vị cao niên ở làng Mỹ Á thì việc lập nên Miếu Quán có liên quan đến người Chăm, tuy vậy lời kể của họ rất mơ hồ, chúng tôi chỉ phỏng đoán đây là ngôi miếu liên quan đến việc thờ cúng cư dân bản địa. Trong quá trình Nam tiến đến đây, những người dân Mỹ Á vì sợ cư dân Chăm sống trước đó mà lập miếu thờ “người chủ vùng đất” trước đây. 15
  18. những vùng đất mới còn trống hay cùng chung sống với những lớp cư dân trước đó. Thời điểm này, trên vùng đất ven biển từ Thuận An đến Tư Hiền các làng xã đều được thành lập, như Hà Thanh, Hà Úc, An Đôi (An Bằng), Mỹ Toàn (Mỹ Lợi), Trị Lũy (Phụ An)…; Trong xu thế đó, làng Mỹ Á cũng ra đời. Về thời điểm ra đời, làng được thành lập vào nửa sau thế kỷ XVI; gần đồng thời với làng Mỹ Lợi. Công lao khai phá lập làng lớn nhất thuộc về họ Huỳnh. Theo các bậc cao niên kể lại, ngài thủy tổ họ Huỳnh là Huỳnh Văn Gộc nguyên là lính của chúa Nguyễn Hoàng, được cử đi trấn thủ cửa Tư Dung; sau đó ngài về khai phá vùng đất Mỹ Á1. Đối chiếu lại trong tư liệu thì tuy chưa thấy cái tên Huỳnh Văn Gộc được nhắc đến trong sử sách nhưng sự kiện được nhắc đến rất trùng hợp. Theo đó, chúng tôi phỏng đoán rằng, ngài Huỳnh Văn Gộc là lính vào Nam cùng chúa Tiên Nguyễn Hoàng, được chúa sai trấn thủ cửa Tư Dung cùng với các họ khai canh phường Mỹ Toàn trấn thủ vùng ven biển để đề phòng sự tấn công của nhà Mạc khi nhà Mạc theo đường biển tấn công vào vùng Thanh - Nghệ năm 15602. Sau khi giải ngũ hoặc không còn nguy cơ uy hiếp cao của nhà Mạc, ngài đã khai phá vùng Mỹ Á, cùng với đó 8 họ Lê, Trương, Nguyễn (anh), Nguyễn (em), Đỗ, Sào, Đoàn, Trần khai phá lập phường Mỹ Toàn. Nhìn chung, dải đất ven biển - ven phá gần cửa Tư Dung có một vị trí địa - chính trị, địa - quân sự đặc biệt quan trọng. Do đó, khu vực này tập trung nhiều dòng họ thân tín của chúa Nguyễn 1 Theo lời kể của các ông Nguyễn Văn Doãn (85 tuổi), nguyên Trưởng làng Mỹ Á; ông Trần Huấn (81 tuổi), Trưởng làng Mỹ Á; ông Huỳnh Văn Lan (85 tuổi), nguyên trưởng làng Mỹ Á, xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2 Lê Nguyễn Lưu (2006), Văn hóa Huế xưa - Đời sống văn hóa gia tộc, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 121. 16
  19. nhằm đảm bảo sự an toàn cho chúa Nguyễn trong buổi đầu xây dựng cơ nghiệp ở Đàng Trong. Và, làng Mỹ Á là một mắc xích trong đó. Về nghĩa của địa danh Mỹ Á, mỹ (美) có nghĩa là “đẹp, cái gì có vẻ đẹp khiến cho mình thấy lấy làm thích đều gọi là mỹ”, còn á (亞) có nghĩa là thứ hai. Như thế, Mỹ Á có nghĩa là đẹp thứ hai. Vậy, điều gì là đẹp nhất, trước Mỹ Á? Điều này thật khó giải thích nhưng qua ý nghĩa cái tên đó cũng cho thấy ước vọng của người dân nơi đây là xây dựng một làng quê xinh đẹp. Như đã nói, họ đến sớm nhất là họ Huỳnh. Ngài thủy tổ Huỳnh Văn Gộc quê gốc ở Thanh Hóa, theo chúa Tiên Nguyễn Hoàng Nam tiến. Ngài được cử làm trấn thủ ở cửa biển Tư Hiền. Tương truyền, khi cửa Tư Dung bị cát bồi lấp, ngài đã dùng trâu cày để khơi thông cửa biển. Chính công trạng đó mà ngài được lập miếu phụng thờ ngay bên cạnh vị trí cửa biển được khơi thông đó. Ngôi miếu này mang tên miếu Công Thần đã phản ánh công lao đó của ngài1. Tuy đến sớm nhưng khi nhận sắc phong của triều đình, họ Huỳnh chỉ nhận hậu khai khẩn. Chính điều này đã tạo ra một điểm hết sức đặc biệt trong văn hóa làng xã ở Mỹ Á, đó là “tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai canh”, khác với các làng khác - “tiền hiền khai canh, hậu hiền khai khẩn”. Mỹ tự vua Khải Định phong cho ngài Huỳnh Văn Gộc vào năm 1925 là “Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Tôn Thần”. 1 Nguyên trước đây, làng Phụ An (xã Vinh Hiền) có nhiệm vụ chăm lo cúng tế ngài. Đặc biệt, vào dịp Thu tế, làng phải dùng kiệu rước ngài từ Miếu lên đình làng để tế lễ. Hiện nay, miếu còn tồn tại uy nghi, linh thiêng và được người dân xã Lộc Bình lo hương khói. Miếu được xây bằng gạch và vôi vữa, có bình đồ hình chữ nhật nằm ngang với kích thước 4m20 x 3m55, một cửa ở giữa đi vào cao 1m54, rộng 1m. 17
  20. Đến tiếp sau họ Huỳnh là ba họ Lê, Phạm, Nguyễn. Ba họ này cùng với họ Huỳnh khai phá vùng đồng bằng ven biển, vùng lâm lộc ở trảng cát để lập nên làng Mỹ Á. Ghi nhận công lao đó, triều Nguyễn đã có sắc phong khai canh cho bốn ngài đứng đầu ba họ này (họ Lê một ngài, họ Phạm hai ngài và họ Nguyễn một ngài). Tuy nhiên, trải qua chiến tranh bom đạn loạn lạc, các sắc phong này đã bị mất. Tư liệu hiện tồn trong làng Mỹ Á chỉ còn phản ánh mỹ tự được phong là “Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Đoan Túc Tôn Thần”. Dòng họ Lê và họ Phạm “vắn số”, chỉ tồn tại 4 - 5 đời thì không còn con cháu truyền nối. Do đó, hành trạng, quê hương cũng như công lao của hai họ này đối với vùng đất Mỹ Á cũng thất tường. Hiện nay, chỉ còn lại ba ngôi mộ khai canh (một của họ Lê, hai của họ Phạm) nằm trên trảng cát thuộc đội 8, thôn 4. Các thế hệ con dân làng Mỹ Á nối tiếp lo cúng kỵ, tế lễ các vị này. Trong số ba họ khai canh thì chỉ còn lại họ Nguyễn truyền nối trải đến nay 16 đời, trở thành một họ lớn trong làng. Theo Nguyễn tộc phổ hệ (阮族譜系), ngài thủy tổ Nguyễn Văn Lợi vào khai phá vùng Mỹ Á, quê gốc Gia Miêu Ngoại Trang, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa1. Sau khi ổn định cuộc sống ở Mỹ Á, ngài ra quê gốc đưa mộ cha và mẹ vào chôn cất trong làng, cha ngài là ngài Nguyễn Văn Khán. Nguyên trước đây, họ Nguyễn vẫn dùng chữ Phước/ Phúc (福) để làm chữ lót. Về sau, 1 Nguyễn tộc phổ hệ (阮族譜系), lưu tại Nhà thờ họ Nguyễn, làng Mỹ Á, xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (bản chữ Hán). 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2